SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
Ý nghĩa của HĐKĐ đối với dạy học theo hướng phát triển năng
lực HS.
Ở mỗi bài học, HĐKĐ chỉ chiếm khoảng vài phút đầu giờ, nhưng lại đóng vai
trò rất quan trọng đối với việc phát triển tính tích cực học tập của HS.
Thứ nhất, một bài học với cách KĐ thú vị, hấp dẫn sẽ có tác dụng kích thích
hứng thú học tập. Bởi sự say mê, yêu thích đối với mỗi môn học không phải em
nào cũng sẵn có. Phần nhiều nhờ sự sáng tạo của GV biết cách dẫn dắt HS vào
từng hoạt động học tập - trước tiên là HĐKĐ mà các em có được sự thích thú.
Theo kết quả nghiên cứu của Xlôvaytrich (1975), có việc gì người ta không làm
được dưới ảnh hưởng của hứng thú. Điều đó cho thấy, khi đã có hứng thú, HS sẽ tự
nguyện tham gia vào các hoạt động học tập một cách tự nhiên, sáng tạo.
Thứ hai, HĐKĐ có tác dụng nối liền kiến thức cũ với kiến thức mới, tạo nền
tảng cho việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của bài học. Bởi kiến thức sinh học
có tính kế thừa, cái này liên quan đến cái kia. Vì vậy, khi thiết kế HĐKĐ, GV cần
tạo cơ hội cho HS tự làm sống lại các kiến thức nền đã học, cần thiết cho việc lĩnh
hội nhiệm vụ mới. Như vậy, vừa giúp các em ghi nhớ chắc chắn hơn kiến thức cũ,
vừa giúp hình thành các kĩ năng kĩ xảo cần thiết trong học tập và trong cuộc sống.
Thứ ba, HĐKĐ giúp tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học. Bởi học tập
là một quá trình khám phá. Quá trình ấy phát huy được nội lực của HS, tư duy tích
cực - độc lập - sáng tạo với mong muốn được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn
giữa những điều đã biết và chưa biết. Có thể thấy, HĐKĐ chứa đựng mâu thuẫn về
mặt nhận thức sẽ kích thích sự tò mò của HS, khiến các em có mong muốn tìm
được câu trả lời thỏa đáng cho các vấn đề còn thắc mắc, thậm chí còn biết tự đặt ra
những vấn đề nghiên cứu tiếp theo.
Thứ tư, HĐKĐ giúp khái quát nội dung cơ bản của bài học, hướng sự suy
nghĩ, tư duy của HS vào nội dung chính ngay từ đầu, bởi có một thực tế là khi bắt
đầu bài học, nếu GV không có sự định hướng, HS sẽ loay hoay với rất nhiều câu
hỏi như: “Hôm nay không biết học bài gì? Nội dung có khó (hoặc hấp dẫn) hay
không? Chúng ta sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ nào?” Như vậy, tư duy HS bị
phân tán sẽ ảnh hưởng đến việc lĩnh hội kiến thức của bài. Do đó, trong HĐKĐ cần
thiết GV phải có những cách thức chuyển giao nhiệm vụ linh hoạt để khái quát nội
dung cơ bản của bài.
Thứ năm, HĐKĐ giúp GV và HS có cơ hội hiểu nhau hơn; thậm chí, theo
Nguyễn Thị Minh Phượng và cộng sự (2016), HĐKĐ giúp phá tan sự lo lắng, e
ngại ban đầu của người học đối với GV, thu hút HS vào việc học chủ động, tích
cực, tạo tâm thế và kiến thức cần thiết cho bài mới. Như vậy, KĐ tốt của mỗi tiết
học giúp HS hứng thú, hăng hái trong học tập, thuận lợi cho hoạt động hình thành
kiến thức ở phần sau. Nhưng GV cần lưu ý, kết thúc hoạt động này, GV không
“chốt” về nội dung kiến thức của bài mà chỉ giúp HS phát biểu được vấn đề học
tập để chuyển sang các hoạt động tiếp theo. Qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời
hoặc giải quyết được vấn đề trong suốt quá trình dạy học.
của tim theo tìm hiểu của nhóm, trả lòi được các câu hỏi do GV nêu ra. Sản phẩm: - Tính tự động: là khả năng co dãn tự động theo chu kỳ của tim . - Tính tự động của tim là do hệ dẫn truyền tim, hệ dẫn truyền tim bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó his và mạng puôckin. - Hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ (tự phát xung điện sau một khoảng thời gian nhất định) → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm thất, tâm thất co. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 1. Tính tự động của tim - GV chiếu hình ảnh hệ dẫn truyền tim nhưng bị che mất thành phần. Yêu cầu HS điền 1,2,3,4 là thành phần gì. - HS: 1- Nút xong nhĩ, 2- Nút nhĩ thất, 3- Bó His, 4- Mạng Puôckin I. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM: 1. Tính tự động của tim: - Tính tự động: là khả năng co dãn tự động theo chu kỳ của tim . - Tính tự động của tim là do hệ dẫn truyền tim, hệ dẫn truyền tim bao gồm: Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó his và mạng puôckin. - Hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ (tự phát xung điện sau một khoảng thời gian nhất định) → hai tâm nhĩ tâm nhĩ co nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm thất tâm thất co. 1 2 3 4 62 “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” - Gv cho HS xem hình ảnh động về cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim. Vậy hệ dẫn truyền tim hoạt động như thế nào? - HS: nút xoang nhĩ (tự phát xung điện sau một khoảng thời gian nhất định) → hai tâm nhĩ tâm nhĩ co nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm thất tâm thất co. - GV: Vậy Người ta sử dụng tính tự động của tim vào y học để làm gi? - HS: tạo máy tạo nhịp tim và sốc điện tim, ghép tim 2. Chu kỳ hoạt động của tim - GV cho HS xem hình 19.1 SGK Chu kỳ hoạt động của tim gồm mấy pha và nhứng pha nào? - HS: Mỗi chu kì tim gồm ba pha: pha co tâm nhĩ→ pha co tâm thất → pha dãn chung. - GV: Một chu kỳ tim của người trưởng thành là bao nhiêu? - HS: Chu kì tim ở người trưởng thành: Pha co tâm nhĩ (0,1s) → pha co tâm thất (0,3s) → pha giãn chung (0,4s) - GV: Cho HS trả lời câu hỏi lệnh trong SGK - HS: Nghiên cứu và trả lời 2 câu hỏi - GV: chốt lại kiến thức cần thiết. 2. Chu kỳ hoạt động của tim: - Mỗi chu kì tim gồm ba pha: pha co tâm nhĩ→ pha co tâm thất → pha dãn chung. VD: Chu kì tim ở người trưởng thành: Pha co tâm nhĩ (0,1s) → pha co tâm thất (0,3s) → pha giãn chung (0,4s) Hoạt động 2.2: HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH Mục tiêu: - Trình bày được cấu trúc của hệ mạch, và quy luật vận chuyển máu trong hệ mạch. - Giải thích được các trị số của huyết áp, huyết áp giảm dần trong hệ mạch, sự biến động của vận tốc máu. - Biết được một số bệnh lý về tim mạch, cách phòng tránh và bảo vệ hệ tim mạch trong cơ thể. 63 “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Nội dung: Hoạt động nhóm kết hợp giảng giải. Sản phẩm: - Hệ mạch bao gồm hệ thống động mạch, hệ thống tĩnh mạch, hệ thống mao mạch. Tiêu chí Đặc điểm Tại sao có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương? Huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co), huyết áp tâm trương (ứng với lúc tim giãn). Huyết áp là gì? Là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Theo em huyết áp có thay đổi không, lấy ví dụ? Có thay đổi, vd khi tập thể dục huyết áp tăng lên. Những tác nhân làm thay đổi huyết áp? Trọng lực,nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu. Quan sát hình 19.2,19.3, Huyết áp thay đổi như nào trong hệ mạch? Huyết áp giảm dần trong hệ mạch, cao nhất ở động mạch chủ→ động mạch lớn → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch →tĩnh mạch chủ. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * GV: Chiếu slide về cấu trúc của hệ thống mạch, vấn đáp HS để tìm hiểu cấu trúc của hệ mạch. HS: nghiên cứu thông tin SGK, quan sát slide để trả lời GV: nhấn mạnh thêm về thành của các loại mạch, vị trí, vai trò của từng loại hệ mạch *Giới thiệu một số con số lý thú về chiều dài của hệ mạch. II. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH 1. Cấu trúc của hệ mạch: - Hệ mạch bao gồm hệ thống động mạch, hệ thống tĩnh mạch, hệ thống mao mạch 64 “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” GV: Giới thiệu về huyết áp của GV và yêu cầu HS điền vào phiếu học tập. Bước 1: Quan sát ví dụ của GV Bước 2: Giới thiệu - GV phát phiếu học tập, HS tìm hiểu trang 83,84 SGK kết hợp với kiến thức thực tế hoàn thành phiếu học tập. - Thời gian thực hiện 7 phút. Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ - GV phát phiếu học tập (bảng 1), quan sát hỗ trợ các nhóm làm việc. - Gọi 1 nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét và bổ xung ý kiến. Bước 4: Đánh giá - GV công bố đáp án - HS chốt nhanh các đáp án, báo cáo kết quả. - GV nhận xét. *Sản phẩm: - Bảng 2 - GV yêu cầu HS trả lời lệnh SGK * GV giảng giải thêm bệnh huyết áp cao và huyết áp thấp - Giải thích tại sao huyết áp được đo chủ yếu ở cánh tay. 3. Vân tốc máu: GV: Yêu cầu HS xem clip máu chảy trong mạc treo ruột và nghiên cứu thông tin phần 3.SGK tr84 trả lời câu hỏi: - Vận tốc máu là gì - Vân tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch 2. Huyết áp: (bảng 2) 3. Vân tốc máu: - Là tốc độ máu chảy trong 1 giây - Vận tốc máu phụ thuộc vào tiết diện 65 “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” - So sánh tổng tiếc diện các loại mạch - Mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiếc diện mạch. mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch - Vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch, đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu với tế bào. Bảng 1 Tiêu chí Đặc điểm Tại sao có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương Huyết áp là gì Theo em huyết áp có thay đổi không, lấy ví dụ Những tác nhân làm thay đổi huyết áp QS hình 19.2,19.3, Huyết áp thay đổi như nào trong hệ mạch Bảng 2 Tiêu chí Đặc điểm Tại sao có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co), huyết áp tâm trương (ứng với lúc tim giãn). Huyết áp là gì? Là áp lực của máu tác động lên thành mạch Theo em huyết áp có thay đổi không, lấy ví dụ. Có thay đổi, ví dụ khi tập thể dục huyết áp tăng lên. Những tác nhân làm thay đổi huyết áp. Trọng lực, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu. Quan sát hình 19.2,19.3, Huyết áp thay đổi như nào trong hệ mạch. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch, cao nhất ở Động mạch chủ → Động mạch lớn → tiểu động mạch → Mao mạch → tiểu tĩnh mạch →Tĩnh mạch chủ. 3. Hoạt động luyện tập (4 phút) Mục tiêu: - Vẽ sơ đồ tư duy về hoạt động của tim và hệ mạch 66 “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Nội dung: HS hoạt động nhóm tự vẽ hình trên giấy A0 Sản phẩm: Sơ đồ hệ thống kiến thức về hoạt động của tim và hệ mạch của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: yêu cầu hs hệ thống bài bằng sơ đồ tư duy chú ý nhấn mạnh phần bệnh lý về huyết áp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Đánh giá nhanh 4. Vận dụng tìm tòi, mở rộng (bài tập theo nhóm) (3 phút) - Dựa vào clip máu chảy trong màng treo ruột, phân biệt động mạch, tĩnh mạch, mao mạch về độ dày của thành mạch, chiều dài, vận tốc máu, huyết áp (nhóm 1 và 2 cùng nghiên cứu) - Tại sao nói tăng huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng? (nhóm 3) - Cần phải làm gì để huyết áp ổn định? (nhóm 4) 5. Hướng dẫn tự học (1 phút) - Học bài, đọc phần em có biết. - Hệ thống kiến thức toàn bộ bài tuần hoàn máu tiết 1,2 bằng sơ đồ tư duy - Trả lời vào vở các câu hỏi lệnh SGK và câu hỏi phần vận dụng tìm tòi 6. Rút kinh nghiệm .. Hoạt động khởi động Tiết dạy thực nghiệm 67 “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” PHỤ LỤC 4: ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM ĐỀ 1: KIỂM TRA 15 PHÚT BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY Câu 1. Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác A. Trọng lực của trái đất. B. Áp suất của lá. C. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan rễ với môi trường đất. D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. Câu 2. Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và A. tế bào nội bì. B. tế bào lông hút. C. mạch ống. D. tế bào biểu bì. Câu 3. Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là A. fructôzơ. B. glucôzơ. C. saccarôzơ. D. ion khoáng. Câu 4. Dòng mạch gỗ được vận chuyên nhờ (1). Lực đẩy (áp suất rễ) (2). Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất (3). Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ (4). Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ) (5). Lực hút do thoát hơi nước ở lá A. (1)-(3)-(5) B. (1)-(2)-(4) C. (1)-(2)-(3) D. (1)-(3)-(4) Câu 5. Cơ chế của sự vận chuyển nước ở thân là: A. khuếch tán, do chênh lệch áp suất thẩm thấu. B. thẩm thấu, do chênh lệch áp suất thẩm thấu. C. thẩm tách, do chênh lệch áp suất thẩm thấu. D. theo chiều trọng lực của trái đất. Câu 6. Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là A. nước. B. ion khoáng. C. nước và ion khoáng D. Saccarôza và axit amin. Câu 7. Lực không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước). B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước). C. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch. 68 “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” D. lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ. Câu 8. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu: A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. từ mạch gỗ sang mạch rây. C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. qua mạch gỗ. Câu 9. Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước). B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước). C. lực liên kết giữa các phân tử nước. D. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. Câu 10. Áp suất rễ là: A. áp suất thẩm thấu của tế bào rễ. B. lực đẩy nước từ rễ lên thân. C. lực hút nước từ đất vào tế bào lông hút. D. độ chênh lệch áp suát thẩm thấu tế bào lông hút với nồng độ dung dịch đất. Câu 11. Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau một đêm, ta thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá. Đây là hiện tượng: A. rỉ nhựa và ứ giọt. B. thoát hợi nước. C. rỉ nhựa D. ứ giọt. Câu 12. Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng: A. rỉ nhựa. B. ứ giọt. C. rỉ nhựa và ứ giọt. D. thoát hơi nước. Câu 13. Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do: (1). Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra (2). Có sự bão hòa hơi nước trong không khí (3). Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá (4). Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (2), (4). Câu 14. Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm 69 “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày? A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng. B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ. C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ. D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng. Câu 15: Khi nói về nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1). Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra. (2). Có sự bão hòa hơi nước trong không khí. (3). Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá. (4). Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá. Phương án trả lời đúng là: A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D C C A A D D D B B D C D C D 70 “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” ĐỀ 2: KIỂM TRA 15 PHÚT BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU Câu 1: Ở người trưởng thành, nhịp tim thường vào khoảng A. 95 lần/phút B. 85 lần/phút C. 75 lần/phút D. 65 lần/phút Câu 2: Lượng hemoglopin trong máu của động vật có xương sống ở nước phụ thuộc vào nhiệt độ của nước nơi chúng sống. Đường cong nào của đồ thị dưới đây mô tả đúng sự biến đổi này? A. Đường cong a B. Đường cong b C. Đường cong c D. Đường cong d Câu 3: Động mạch là những mạch máu A. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan. B. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan. C. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan. D. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan. Câu 4: Mao mạch là những A. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào. B. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào. C. Mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào. 71 “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” D. Điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào. Câu 5: Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất (van nối giữa tâm nhĩ với tâm thất) sẽ dễ bị suy tim. Nguyên nhân chính là do A. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ, làm cho lượng máu chảy vào động mạch vành giảm nên lượng máu nuôi tim giảm B. Khi bị hở van tim thì sẽ dẫn tới làm tăng nhịp tim rút ngắn thời gian nghỉ của tim. C. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ làm cho lượng máu cung cấp trực tiếp cho thành tâm thất giảm, nên tâm thất bị thiếu dinh dưỡng và oxi D. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ ngăn cản tâm nhĩ nhận máu từ tĩnh mạch về phổi làm cho tim thiếu oxi để hoạt động Câu 6: Tĩnh mạch là những mạch máu từ A. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim. B. Động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim. C. Mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim. D. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim. Câu 7: Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài A. 0,1 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây. B. 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây. C. 0,12 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây. D. 0,6 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây. Câu 8: Điều không đúng khi nói về đặc tính của huyết áp là A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn. B. Tim đập nhanh và mạch làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ. C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm. 72 “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau khi vận chuyển. Câu 9: Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây sai? A. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện mạch tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch nên vận tốc máu giảm. B. Mao mạch có tổng tiết diện mạch lớn nhất nên huyết áp thấp nhất. C. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện mạch giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ nên vận tốc máu tăng dần. D. Vận tốc máu phụ thuộc sự chênh lệch huyết áp và tổng tiết diện mạch máu. Câu 10: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co. B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co. C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → các tâm nhĩ, tâm thất co. D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co. Câu 11: Huyết áp là lực co bóp của A. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch. B. Tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch. C. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch. D. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch. Câu 12: Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 13: Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì 73 “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” A. Tổng tiết diện của mao mạch lớn. B. Mao mạch thường ở gần tim. C. Số lượng mao mạch ít hơn. D. Áp lực co bóp của tim tăng. Câu 14: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây? 1. Lực co tim. 2. Nhịp tim. 3. Độ quánh của máu. 4. Khối lượng máu. 5. Số lượng hồng cầu. 6. Sự đàn hồi của mạch máu. Phương án trả lời đúng là: A. (1), (2), (3), (4) và (5) B. (1), (2), (3), (4) và (6) C. (2), (3), (4), (5) và (6) D. (1), (2), (3), (5) và (6) Câu 15: Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ A. Động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch B. Tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch C. Động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch D. Mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C B B B B D B D B A C B A B A 74 “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH Khảo sát HS Kiểm tra 15 phút lần 2 Kiểm tra 15 phút lần 1 Khảo sát GV 75 “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động khởi động trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng - sinh học 11” Hoạt động nhóm sôi nổi Hoạt động nhóm sôi nổi Học sinh tích cực Tiết học có HĐKĐ gây hứng thú, hấp dẫn
File đính kèm:
- skkn_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_thong_qua_viec_to_chu.pdf