SKKN Tạo hứng thú cho học sinh khi cảm nhận những vần thơ hay trong chương trình Ngữ văn Lớp 9 thông qua một số biện pháp tiếp nhận tích cực

Nội dung sáng kiến

 Sáng kiến tập trung giới thiệu và hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách cảm thụ những vần thơ hay bằng phương pháp tiếp nhận tích cực. Đặc biệt là kết nối một cách tích cực giữa thế giới trong tác phẩm với hiện thực cuộc sống và kinh nghiệm cá nhân, giữa các yếu tố trong văn bản với các yếu tố ngoài văn bản.

Tính mới mẻ, sáng tạo của sáng kiến là ở chỗ: Sáng kiến đã tập hợp được những kiến thức khái quát về cách cảm thụ thơ đi từ thực tiễn cuộc sống, kinh nghiệm riêng cá nhân. Kết nối một cách tích cực giữa thế giới trong tác phẩm với hiện thực cuộc sống và kinh nghiệm cá nhân. Kết nối một cách tích cực giữa các yếu tố trong văn bản với các yếu tố ngoài văn bản. Cách cảm thụ thơ bằng hệ thống câu hỏi tích cực để hiểu những vần thơ hay trong chương trình Ngữ văn lớp 9 - điều mà học sinh không được học thành những đơn vị kiến thức riêng trong chương trình Ngữ văn THCS.

Sáng kiến lần đầu được nghiên cứu và áp dụng tại đơn vị đã kích thích tư duy sáng tạo, niềm hứng khởi của học sinh trong quá trình tiếp nhận thơ. Bước đầu tạo chuyển biến trong nhận thức và biến chuyển về chất lượng dạy học môn Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS.

 Nội dung sáng kiến là những điều tôi – giáo viên dạy trực tiếp – tìm tòi trong quá trình dạy Ngữ văn của mình.

 Sáng kiến có khả năng áp dụng cao vì ba lý do:

+ Thứ nhất: Nó phù hợp với học sinh trong quá trình viết văn nghị luận.

+ Thứ hai: Học sinh lớp 9 là đối tượng học sinh cuối cấp THCS đã được trang bị kiến thức Ngữ văn THCS gần trọn vẹn, hiểu biết của các em đã ở độ “chín” hơn so với các lớp dưới.

+ Thứ 3: Bên cạnh các giờ học Ngữ văn chính trên lớp, học sinh còn các tiết Ngữ văn tự chọn, các tiết ngoại khóa và các giờ học bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh đại trà hàng tuần.

 

doc72 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo hứng thú cho học sinh khi cảm nhận những vần thơ hay trong chương trình Ngữ văn Lớp 9 thông qua một số biện pháp tiếp nhận tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng hay một lời đề tặng.”
Khi thấu hiểu kĩ hoàn cảnh sáng tác bài thơ, với “Sang thu” ngoài nét đẹp của khoảnh khắc giao mùa giáo viên định hướng học sinh cảm nhận được rộng hơn, đó là:
+ Một bức tranh quê thanh bình yên ả.
+ Một nét thu Bắc bộ rất đặc trưng.
+ Sự thư thái, tĩnh tại quý giá trong tâm hồn những con người từng trải, từng đi qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh nay được trở về để tận hưởng không phải là cuộc sống giàu sang mà là cuộc sống chan hòa với thiên nhiên làng cảnh. 
* Lời tâm sự của tác giả
Nhà thơ trầm ngâm kể về thời khắc ông đặt bút viết bài thơ. Năm 1977, ông tham gia trại viết văn quân đội ở một làng ngoại ô Hà Nội (nay là Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội). Đất nước ta lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình đã trở lại. Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, nhà thơ đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn ở nơi này. Không có gì đặc hơn, sánh hơn cái màu, cái mùi ổi chín vàng nhuốm trong cái nắng vàng của mùa Thu. Không gian cao vút, sâu thăm, yên tĩnh. Bài thơ bật lên từ đó, ngay khi nhà thơ còn ngồi trên cây ổi, những vần thơ “được làm trong đầu” chứ chưa đụng chạm gì đến giấy bút. “Bài thơ hình thành rất nhanh và chính tôi cũng lấy rất làm tâm đắc nên thuộc lòng rồi “nhâm nhi” đọc suốt buổi không chán...”
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”
Nhà thơ đã đến với mùa Thu bằng cách ấy, bằng “hương ổi trong gió se” chứ không phải là bằng hình ảnh quen thuộc như vòm trời cao xanh, heo may phảng phất, hương cốm... Giải thích cho sự “khác thường” này, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết: “Mùa Thu biểu hiện rất nhiều hình ảnh khi chuyển mùa. Và tất cả những hình ảnh đẹp cũng đã được các nhà thơ cổ khai thác hết cả rồi. Tôi không muốn lặp lại nữa nên giữa trời đất mênh mang, giữa cái khoảng khắc giao mùa kỳ lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra đó chính là hương ổi. Với tôi, thậm chí là với nhiều người khác không làm thơ thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông... Nó giống như mùi bờ bãi, mùi con trẻ... Hương ổi tự nó xộc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hương đơn sơ ấy lại trở thành quý giá vì nó đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mở thẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ...”
Qua lời tâm sự này của tác giả giáo viên và học sinh cùng so sánh và nhận ra những đặc sắc nghệ thuật trong “Sang thu”:
+ Hữu Thỉnh viết về khoảnh khắc giao mùa – khoảnh khắc rất khó nắm bắt nhưng bằng sự tinh tế của mình, tác giả đã nắm bắt được những biến chuyển tinh vi của tạo vật trong khoảnh khắc đất trời mêng mang đó.
+ Hữu Thỉnh đã không đi lại lối mòn của thơ thu xưa (Nói đến thu phải là lá ngô đồng, rừng phong, lá vàng...) Hệ thống thi liệu trong “Sang thu” rất gần với cuộc sống đời thường, mang nét duyên riêng của thơ thu Bắc bộ. Đó là: hương ổi, gió se, sương chùng chình, ngõ nhỏ, dòng sông, cánh chim, đám mây...
+ Tác giả đã đóng góp cho thơ thu Việt Nam một nét thu mới, rất riêng từ những gì rất bình dị quen thuộc.
Và nếu không đọc những lời tâm tình của Hữu Thỉnh chắc khó có bạn đọc nào thấy được tác giả muốn gửi gắm nhiều điều sâu lắng...
“Bài thơ không chỉ báo cho người đọc biết thu đã trở về trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn ngay trong cuộc sống của con người, trong tâm hồn tôi và chắc với rất nhiều người yêu thu... 
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
 Hai câu thơ này không hẳn nói về hiện tượng giao mùa như một số người hiểu và phân tích. Khi tôi viết bài thơ này tôi đã liên tưởng đến những đám mây mùa Hạ. Đó là những đám mây tràn trọn vẹn vào mùa Thu. Thế nhưng có gì ngăn cảm xúc của tôi lại theo chiều hướng đấy... Mây mùa Hạ thường chứa nhiều màu sắc, thậm chí đầy giông bão tựa hồ những ước mơ khao khát của tuổi trẻ. Những ước mơ khao khát ấy thường lấy đi rất nhiều sức lực của tuổi trẻ. Tuy nhiên giữa mơ và thực là hai thế giới luôn đối lập nhau và chẳng phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực. Rất nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại ở tuổi còn rất trẻ ở ngưỡng mùa đẹp nhất của cuộc đời. Vì thế nên đám mây trong thơ ấy chỉ “vắt nửa mình sang Thu” thôi. Nửa còn lại đã trở thành ký ức”. 
	Bản chất của học sinh là ưa khám phá, ham thích trước những điều mới mẻ. Do vậy mà những tầng nghĩa khác nhau trong bài thơ luôn là những lời mời gọi đầy hấp dẫn đối với các em. Với bài thơ “Sang thu”, đọc lời tâm sự của nhà thơ, khi biết hai câu thơ: “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu” không chỉ viết về khoảnh khắc chuyển mùa mà tác giả còn viết về đồng đội ông, những người lính trẻ đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường, người đọc nói chung, học sinh nói riêng, không khỏi không xúc động. Yêu thơ hơn chính là từ những tìm tòi như thế. 
4.3.3.2 Văn bản “Ánh trăng” – Nguyễn Duy
	Được viết 1978, giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, bài thơ như một lời tự nhắc về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị mà hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
	Nếu chỉ biết bài thơ viết năm 1978, ba năm sau chiến tranh thì có lẽ là chưa đủ. Giáo viên cần nhấn mạnh với học sinh để các em ấn tượng hơn về khoảng thời gian ra đời này của tác phẩm. 
Trong chiến tranh hầu hết các tác phẩm tập trung vào đề tài chiến tranh, tình yêu quê hương đất nước... Hòa bình lập lại, Nguyễn Duy cùng với một số tác giả thời kỳ đó đi tiên phong trong phong trào tìm tòi khuynh hướng sáng tác mới. “Ánh trăng” đã mở ra một cuộc đấu tranh mới – không phải là đấu tranh vớ giặc ngoại xâm – mà là cuộc đấu tranh giữa hai mặt tốt – xấu trong mỗi con người. Điều này thực sự cần thiết trong hoàn cảnh xã hội lúc đó. Những điều nhà thơ nói trong “Ánh trăng” không chỉ có ý nghĩa lúc bấy giờ mà còn có ý nghĩa đến tận hôm nay và mai sau. Biết được điều đó chắc chắn học sinh sẽ cảm nhận tác phẩm dễ dàng hơn. 
4.3.3.3 Văn bản “Nói với con” – Y Phương
	Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với quê hương nguồn cội, gợi nhắc lẽ sống giàu ý chí vươn lên...
	Với bài thơ nếu giáo viên cung cấp thông tin hoặc hướng dẫn học sinh tìm thêm thông tin về hoàn cảnh sáng tác, chắc chắn các em học sinh sẽ hiểu sâu và thấm thía hơn những lời gợi nhắc trong bài.
Nhà thơ tâm sự: “Vợ chồng chúng tôi sinh cô con gái đầu lòng vào giữa năm 1979. Bài thơ “Nói với con” tôi viết năm 1980. Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kỳ cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ lâu dài và gian khổ. Giống như một người mới ốm dậy, xã hội khi ấy bắt đầu xuất hiện người tốt, kẻ xấu để tranh giành sự sống.”
Giữa những ngày tháng đó Y Phương trở về công tác tại quê nhà Cao Bằng. Ông chứng kiến cuộc sống gieo neo vất vả của gia đình, vợ con, dân bản. Nhiều người không chịu được cuộc sống gian khổ đã bỏ quê mà đi đến những vùng đất mới.
Bài thơ với nhan đề là “Nói với con”, đó là lời tâm sự của nhà với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình, với mọi người: Hãy thủy chung với quê hương dù quê hương nghèo khó. Hãy biết bằng đôi bàn tay tự lực tự cường xây dựng quê hương dân tộc mình. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, nhà thơ muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa.
Qua một số dẫn chứng và phân tích dẫn chứng như trên, ta thấy trong quá trình tìm hiểu những tác phâm văn chương nói chung, thơ nói riêng nếu ta không kết nối một cách tích cực giữa các giá trị nội dung nghệ thuật của văn bản với các yếu tố ngoài văn bản ta không thể hiểu sâu sắc nội dung văn bản. Để khắc phục tình trạng học sinh ngại học văn, học văn không hiểu... thì kết nối các yếu tố bên trong và bên ngoài tác phẩm sẽ làm con đường đi đến với văn chương của các em trở nên gần gũi và dễ dàng hơn.
4.4 Kết hợp với các hoạt động khác
Những năm học gần đây phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống thực tiễn của cuộc sống. Dạy Ngữ văn nói chung, dạy tác phẩm trữ tình nói riêng không chỉ bó hẹp trong bốn bức tường lớp học. Các hoạt động bổ trợ khác sẽ giúp việc học tập Ngữ văn đạt kết quả cao hơn. Có thể kể đến một số hoạt động ngoại khóa văn học: Câu lạc bộ Ngữ văn, thi làm thơ, viết văn, làm báo tường nhân các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn; các hoạt động giao lưu, trò chuyện với các nhà văn, nhà thơ; hoạt động thăm quan, du lịch về nguồn, thăm quê hương các nhà thơ, nơi ở các danh nhân
Tại trường, chúng tôi thường tiến hành tổ chức hoạt động thi thơ nhân hai dịp kỷ niệm: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Hình thức tổ chức: Phát động cuộc thi, nêu rõ chủ đề, hình thức, thời gian, cơ cấu giải thưởng Giáo viên Ngữ văn kết hợp giáo viên Đoàn đội chấm chọn những bài đạt chất lượng. Tác giả (là học sinh) đọc tác phẩm của mình trước toàn trường nhân ngày lễ lớn. Đồng thời các tác phẩm được chọn sẽ được tập hợp in thành quyển thơ riêng của trường. Bài in được trả nhuận bút lấy từ nguồn quỹ Kế hoạch nhỏ.
Các hoạt động ngoại khóa đã phát huy tác dụng tích cực đến tinh thần học tập của học sinh. Cũng là một cách tích cực để học sinh học tốt kiến thức văn học trong chương. Có rất nhiều hình thức tổ chức khác nhau mà mỗi nhà trường tùy thuộc vào thực tế và điều kiện lại có những cách tổ chức khác nhau. Riêng với giáo viên Ngữ văn, đây là những hoạt động bổ ích cần được tiếp tực phát huy giúp việc dạy văn, học văn đạt hiệu quả.
5. Kết quả đạt được
Tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến này tại lớp 9C - lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy. Khảo sát kết quả áp dụng sáng kiến thông qua bài kiểm tra
Cho đoạn thơ sau:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”
 ( Trích Sang thu – Hữu Thỉnh – Ngữ văn 9 tập hai)
a. Em hãy lý giải tại sao khi thu sang “dòng sông”, “ cánh chim”, “đám mây” lại có trạng thái như vậy ?
b. Cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về khoảnh khắc chuyển mùa qua đoạn thơ trên.
Câu hỏi trên áp dụng cho 2 lớp: 9B ( không áp dụng sáng kiến) và 9C (lớp được áp dụng sáng kiến)
Lớp
Sĩ số
Kết quả điểm
8 - 10
 6,5 – 7,9
5 - 6,4
3,5 – 4,9
0 – 3,4
SL
%
SL
%
SL
 %
SL
%
SL
%
9B
31
0
0
2
6%
26
84%
3
10%
0
9C
35
11
31,4%
19
54,3%
5
14,3%
0
0
Căn cứ vào kết quả khảo sát và qua việc đối chiếu so sánh kết quả ở lớp (được thực hiện và lớp chưa được thực hiện đề tài này) để thấy việc áp dụng sáng kiến: “Tạo hứng thú cho học sinh khi cảm nhận những vần thơ hay trong chương trình Ngữ văn lớp 9 thông qua một số biện pháp tiếp nhận tích cực” đã thu được kết quả khả quan trong quá trình giảng dạy. Tinh thần, thái độ học tập trên lớp của các em học sinh lớp 9C sôi nổi, hăng hái. Bài tập về nhà được các em chủ động, tích cực hoàn thành. Mỗi học sinh đều có sổ tay văn học ghi lại những kiến thức mở rộng mà các em học được từ thầy cô hay tự sưu tầm được. 
Kết quả cụ thể: Chất lượng bài thi môn Ngữ văn học kỳ I năm học 2014 - 2015 của lớp 9C đạt 100% trên trung bình. Năm học 2014 – 2015 tôi ôn 3 học sinh giỏi Ngữ văn cấp Huyện đạt: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba. Tiếp tục ôn ba học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi cấp Tỉnh, kết quả đã đạt: 01 giải Nhì và 01 giải khuyến khích. 
	Kết quả trên một lần nữa khẳng định hướng đi đúng đắn của chúng tôi trên con đường tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học. Là động lực để thầy trò phấn đấu đạt kết quả tốt trong học tập và giảng dạy hàng ngày.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
6.1 Điều kiện về phía chương trình
	Sáng kiến: “Tạo hứng thú cho học sinh khi cảm nhận những vần thơ hay trong chương trình Ngữ văn lớp 9 thông qua một số biện pháp tiếp nhận tích cực” áp dụng không chỉ với học sinh lớp 9, các tác phẩm trữ tình Ngữ văn 9 mà còn áp dụng được rộng rãi với các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn THCS. Không chỉ vậy, lý thuyết dạy học tích cực thông qua những câu hỏi tích cực, thông qua kết nối giữa nội dung tác phẩm với hiện thực cuộc sống và kinh nghiệm cá nhân, kết nối các yếu tố bên trong với bên ngoài tác phẩm có thể áp dụng được cả với các tác phẩm thơ, truyện nói chung trong chương trình Ngữ văn THCS. Áp dụng trong cảm nhận các tác phẩm văn học nói chung trong cuộc sống.
Nội dung dạy cảm thụ thơ không được khung phân phối chương trình chuẩn hình thành trong một bài giảng cụ thể nên giáo viên giảng dạy phải linh hoạt đưa kiến thức trên vào các bài ôn tập, các bài dạy tự chọn, chương trình ngoại khóa Ngữ văn, khi phụ đạo học sinh yếu, khi bồi dưỡng học sinh đại trà,bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn thi vào các trường phổ thông trung học
6.2 Về phía giáo viên giảng dạy
* Đối với giáo viên trực tiếp viết sáng kiến
+ Tiếp tục áp dụng sáng kiến trong thực tiễn giảng dạy của bản thân đối với học sinh. Kiên trì các biện pháp đã nêu để không chỉ truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn hình thành ở học sinh pương pháp cảm nhận các tác phẩm trữ tình bằng các phương pháp cảm nhận tích cực. Với mỗi học sinh áp dụng thành công các biện pháp cảm nhận tích cực nêu trong sáng kiến là một lần sáng kiến được nhân rộng.
+ Phối hợp với đồng nghiệp để cùng áp dụng sáng kiến trong thực tế giảng dạy ở đơn vị. Hỗ trợ với đồng nghiệp (nếu cần) về các nội dung nêu trong sáng kiến để việc áp dụng sáng kiến của đồng nghiệp được thuận tiện.
+ Chủ động đề xuất trong Hội đồng sư phạm nhà trường, trong tổ Khoa học xã hội, trong nhóm Ngữ văn các cách thức áp dụng sáng kiến.
* Với các đồng nghiệp dạy Ngữ văn
	+ Nội dung nêu trong sáng kiến phù hợp với nội đặc trưng môn Ngữ văn THCS, phù hợp với nhận thức của học sinh, dễ áp dụng trong thực tiễn. 
+ Nội dung thiết thực đi đúng định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của Đảng và Nhà nước, đúng định hướng dạy học phát triển năng lực của Bộ GD & ĐT năm học 2014 – 2015. Việc áp dụng sáng kiến rất hữu ích với đồng nghiệp giảng dạy môn Ngữ văn trong đơn vị và ngoài đơn vị.
6.3 Về phía nhà trường và tổ chuyên môn
	+ Căn cứ điều kiện cụ thể của từng trường, từng lớp và đối tượng học sinh để vận dụng linh hoạt, bổ sung, phát triển tron điều kiện cụ thể.
 	+ Khuyến khích áp dụng sáng kiến. Có hình thức biểu dương khích lệ người dạy và người áp dụng hiệu quả. Biểu dương kết quả học tập của học sinh.
	+ Tạo điều kiện trong việc xếp thời khóa biểu, tổ chức bố trí các chương trình ngoại khóa, dạy học tự chọn, dạy phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh đại trà, học sinh giỏi phù hợp để giáo viên có điều kiện áp dụng sáng kiến.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
	Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện sáng kiến này vào thực tế giảng dạy ở môn Ngữ văn lớp 9, tôi thấy, đây là một việc làm thiết thực, dễ áp dụng đối với mỗi học sinh. Trong quá trình tìm hiểu, cảm nhận các văn bản thơ khi được sự gợi mở của thầy cô, học sinh rất hào hứng, say mê học tập. Các câu hỏi tìm hiểu thơ qua kết nối với thực tiễn và kinh nghiệm cá nhân khiến học sinh hiểu thơ nhanh, thấy những tư tưởng, tình cảm trong thơ không còn lạ, không còn khó hiểu với các em. Khi được cung cấp kiến thức về văn học sử, được nghe kể những mẩu chuyện về nhà thơ các em rất thích thú. 
Trong quá trình thực nghiệm sáng kiến này, bản thân chúng tôi nhận thức rất rõ:
- Đối với giáo viên:
+ Cần phải phân loại đối tượng học sinh để có cách rèn luyện phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Việc làm này, giúp cho học sinh không cảm thấy nhàm chán khi học tập. Không được yêu cầu quá cao với học sinh. Chỉ cần các em tự nói ra, tự cảm nhận được một ý thôi cũng quý vì đó là “văn” là kiến thức, là trải nghiệm của các em. 
+ Thường xuyên động viên, khuyến khích để tạo hứng khởi cho học sinh khi học tập.
+ Sử dụng phù hợp các câu hỏi, các bài tập phát triển năng lực học sinh không chỉ trong các bài kiểm tra mà cần sử dụng thường xuyên trong các giờ dạy trên lớp.
- Đối với học sinh: 
 	+ Các em phải là những người thật say mê với môn học.
 	+ Mỗi học sinh cần phải sưu tầm những tài liệu để tham khảo, đọc nhiều, nghe nhiều, xem nhiều để tăng cường vốn sống, làm giàu cho bản thân những kiến thức cần thiết.
2. Khuyến nghị
Với nhà trường: Tạo điều kiện đầu tư về thời gian, thời khóa biểu để sáng kiến dễ dàng được vận dụng. Có sự chỉ đạo thống nhất trong nhóm Ngữ văn, trong tổ KHXH để tạo tinh thần đồng thuận của giáo viên. Tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa về môn văn, phương pháp dạy văn, học văn để trao đổi phương pháp giảng dạy, học tập giữa thầy với thầy, thầy với trò và giữa trò vời trò. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận quản lý chuyên môn, thành viên trong tổ khoa học xã hội, thành viên nhóm Ngữ văn, các giáo viên chủ nhiệm, nhân viên thư viện
Với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo: Tăng cường hoạt động giao lưu, trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy để giáo viên có cơ hội được học hỏi đồng nghiệp. Có chính sách khuyến khích động viên kịp thời với những sáng kiến được nảy sinh trực tiếp trong giảng dạy của giáo viên. Từ đó thúc đẩy phong trào viết và áp dụng sáng kiến sôi nổi hơn.
Với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cần quán triệt sâu rộng hơn nữa tình thần đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực. Đổi mới kiểm tra đánh giá không chỉ với học sinh mà còn với cả giáo viên nhằm kích thích được tinh thần của giáo viên tâm huyết, đánh động tư tưởng với một bộ phận giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp 
Xin chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để sáng kiến hoàn thiện hơn, để chúng tôi có thêm cơ hội học hỏi hoàn thiện bản thân mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông – Trần Đình Sử - Nguồn Internet.
 Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn – Trần Đình Sử - Nguồn Internet.
 Giảng dạy thơ trữ tình hiện đại trong nhà trương – Trần Thị Thanh Hương - Nguồn Internet.
“Thực trạng việc dạy văn học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay”- TS Trịnh Thu Tuyết – Nguồn Internet
Nguồn tham khảo về phương pháp dạy học trong các tài liệu khác và trên mạng thông tin internet.
Lý luận văn học, tác giả: Phương Lưu,Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam. Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình, NXB Giáo dục, 2006.
Hiểu văn dạy văn, tác giả: Nguyễn Thanh Hùng NXB Giáo dục, 2001
Ngôn ngữ thơ, tác giả: Nuyễn Phan Cảnh, NXB Văn hóa thông tin, 2001
Một số vấn đề về phương pháp dạy- học văn trong nhà trường NXB Giáo dục, 2001
Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 9, tác giả Cao Bích Xuân, NXB Giáo dục, 2007
 Tư liệu Ngữ văn 9, tác giả Đỗ Ngọc Thống, NXB Giáo dục, 2006
 Bộ sách: “Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông”, NXB Giáo dục, 1998
 Tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn Ngữ văn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1
HS
Học sinh
2
GV
Giáo viên
3
THCS
Trung học cơ sở
4
THPT
Trung học phổ thông
5
SK
Sáng kiến
6
VB
Văn bản
7
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
8
GDĐT
Giáo dục đào tạo
9
HKXH
Khoa học xã hội
MỤC LỤC
PHẦN
NỘI DUNG
TRANG
Phần I
Tóm tắt sáng kiến
3
1
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
3
2
Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
4
3
Nội dung sáng kiến
4
4
Giá trị, kết quả SK
5
5
Đè xuất, kiến nghị để thực hiện áp dụng SK
6
Phần II
Mô tả SK
7
1
Hoàn cảnh nảy sinh SK
7
2
Cơ sở lý luận của vấn đề
8
3
Thực trạng của vấn đề
13
4
Các giải pháp thực hiện
21
4.1
Một số khái niệm cơ sở
21
4.2
Tạo hứng thú cho HS qua dạy đọc hiểu VB thơ theo hướng tích cực
29
4.3
Kết nối thế giới trong tác phẩm với hiện thực cuộc sống và kinh nghiệm cá nhân
35
4.4
Kết nối tích cực yếu tố trong văn bản và các yếu tố ngoài văn bản
42
5
Kết quả đạt được
55
6
Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
57
Phần III
Kết luận và khuyến nghị
58

File đính kèm:

  • docskkn_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_khi_cam_nhan_nhung_van_tho_ha.doc
Sáng Kiến Liên Quan