SKKN Sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động trong dạy học phần cân bằng và chuyển động của vật rắn Vật lí Lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông

CẤU TRÚC CỦA THÍ NGHIỆM VẬT LÍ

 Mỗi thí nghiệm vật lí được tạo bởi các thành phần sau:

1.2.1. Đối tượng thí nghiệm

 Khi xây dựng thí nghiệm, một vấn đề quan trọng phải được trả lời, đó là: thí nghiệm cần nghiên cứu cái gì? Trả lời câu hỏi này chính là xác định được đối tượng của thí nghiệm thí nghiệm vật lí.

1.2.2. Mục đích của thí nghiệm

 Mục đích là cái đặt ra phải đạt tới. Như vậy trong thí nghiệm vật lí sẽ phải phát hiện, chứng minh hay khẳng định vấn đề khoa học.

 Khi tiến hành thí nghiệm vật lí, người thực hiện thí nghiệm phải định rõ được mục đích đạt tới. Mục đích là cơ sở để lựa chọn được phương pháp cũng như các chỉ tiêu theo dõi phù hợp.

1.2.3. Phương pháp thí nghiệm

 Phương pháp là cách thức đạt tới mục đích, trong thí nghiệm phải định rõ được cách thức tiến hành thí nghiệm theo trình tự nào.

1.2.4. Chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm

 Kết quả thí nghiệm được hiểu là những biểu hiện của đối tượng thí nghiệm, người thực hiện thu thập được, theo các chỉ tiêu định trước và được xử lý nhằm tìm ra dấu hiệu, bản chất về khía cạnh đang nghiên cứu của đối tượng.

1.2.5. Nhận xét kết quả thí nghiệm

 Nhận xét kết quả thí nghiệm là nêu ra lời nhận xét về kết quả thu được và chỉ ra các mối liên hệ, những dấu hiệu bản chất, tính quy luật, từ đó khái quát hoá khoa học và được diễn đạt bằng kết luận khoa học. Điều này có ý nghĩa dạy học rất lớn đặc biệt về mặt phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp làm việc khoa học.

 Để hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm vật lí; xây dựng thí nghiệm vật lí hoặc giao cho học sinh tập dượt nghiên cứu, giáo viến cần phải chú ý quán triệt đến học sinh thành phần cấu của thí nghiệm.

 

docx27 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động trong dạy học phần cân bằng và chuyển động của vật rắn Vật lí Lớp 10 ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc momen lực để giải được các bài toán về điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định khi chịu tác dụng của hai lực.
- Xác định được trọng tâm của các vật phẳng đồng chất bằng thí nghiệm.
3.5.2. Phân tích một số nội dung kiến thức 
a) Nội dung “Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song”
Ở bài này, ta cần làm rõ thêm một số vấn đề sau:
Thông hiểu
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực :
Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song
+ Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy 
+ Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba
-Quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy : Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta trượt hai vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
- Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
- Để xác định trọng tâm của vật phẳng, đồng chất bằng phương pháp thực nghiệm, ta treo vật bằng sợi dây lần lượt ở hai vị trí khác nhau. Giao điểm của phương sợi dây kẻ trên vật giữa hai lần treo chính là trọng tâm của vật.
Đối với những vật rắn phẳng đồng tính có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm nằm ở tâm đối xứng của vật.
Vận dụng
- Biết cách xác định trọng tâm của một số vật mỏng,phẳng bằng phương
pháp thực nghiệm.
- Biết cách chỉ ra các lực và áp dụng điều kiện cân bằng, quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy
b) Nội dung “Cân bằng của vật rắn có trục quay cố đinh.Mô menlực”
Phần kiến thức về đòn bẩy và lực đẩy Ác –si –mét các em đã được học ở cấp 2. Tuy nhiên đòn bẩy chỉ là trường hợp riêng của vật rắn có trục quay cố định và quy tắc đòn bẩy chỉ là trường hợp riêng của một quy tắctổng quát hơn mà các em sẽ được học trong bài này. Ở bài này, ta cần làm rõ thêm một số vấn đề sau:
Thông hiểu
 Momen của lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác 
dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
Công thức tính momen của lực: M = F.d
trong đó, d là cánh tay đòn, là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực (nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay). 
Trong hệ SI, đơn vị của momen lực là niutơn mét (N.m). Quy tắc momen
lực:Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
M = M’
trong đó, M là tổng các momen lực có xu hướng làm cho vật quay theo chiều kim đồng hồ, M’ là tổng các momen lực có xu hướng làm cho vật quay ngược chiều kim đồng hồ
Vận dụng
Vận dụng khái niệm mô men lực để giải thích một số hiện tượng vật lí 
thường gặp trong đời sống và kĩ thuật.
Biết cách chỉ ra các lực, tính được momen của các lực tác dụng lên
vật và áp dụng quy tắc momen lực để giải bài tập.
c) Nội dung “Quy tắc hợp lực song song cùng chiều”
Thông hiểu
Quy tắc xác định hợp lực của hai lực song song cùng chiều :
- Hợp lực của hai lực và song song, cùng chiều, tác dụng vào vật rắn là một lực song song, cùng chiều với hai lực và có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực đó :
F = F1 + F2
- Giá của nằm trong mặt phẳng chứa, và chia khoảng cách giữa hai lực này thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực : 
trong đó, d1 và d2 là khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của lực và giá của lực .
Vận dụng
- Vận dụng được quy tắc và điều kiện cân bằng để giải một số bài tập định tính và định lượng liên quan; 
- Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản.
d) Nội dung “Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế”
Thông hiểu
Cân bằng của một vật có một điểm tựa hoặc một trục quay cố định:
Cân bằng không bền : Một vật bị lệch khỏi vị trí cân bằng không bền thì vật không thể tự trở về vị trí đó được, vì trọng lực làm cho vật lệch xa vị trí cân bằng.
 - Cân bằng bền : Một vật bị lệch khỏi vị trí cân bằng bền thì dưới tác dụng của trọng lực, vật lại trở về vị trí đó.
 - Cân bằng phiếm định : Nếu trọng tâm của vật trùng với trục quay thì vật ở trạng thái cân bằng phiếm định. Trọng lực không còn tác dụng làm quay và vật đứng yên ở vị trí bất kì.
- Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay là trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế). 
Vận dụng
- Biết cách nhận biết và lấy được ví dụ về các dạng cân bằng của một vật có một điểm tựa hoặc một trục quay cố định trong trường trọng lực.
- Biết cách làm tăng mức vững của cân bằng trong thực tế.
- Giải thích một số hiện tượng cân bằng của các vật trong thực tiễn đời sống hàng ngày.
e) Nội dung “Chuyển động tịnh tiến. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.”
Thông hiểu
- Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường thẳng nối hai điểm bất kì của vật luôn luôn song song với chính nó.
- Trong chuyển động tịnh tiến, tất cả các điểm của vật đều chuyển động như nhau, đều có cùng một gia tốc.
- Đặc điểm của chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cốđịnh.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quán tính của vật.
Vận dụng
- Áp dụng định luật II Niu tơn cho chuyển động tịnh tiến thẳng.
 - Vận dụng được khái niệm mô men quán tính để giải thích sự thay đổi, chuyển động quay của các vật.
 - Giải thích chuyển động một số vật trong thực tế: chuyển động của chiếc đinh vít, chuyển động của bánh xe đang lăn trên đường, chuyển động của vận động viên nhảy cầu.
g) Nội dung “Ngẫu lực”
Thông hiểu
 - Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng
vào một vậtgọi là ngẫu lực.
 - Ngẫu lực tác dụng vào vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến. Nếu
chỉ có ngẫulực tác dụng và vật không có trục quay cố định, thì vật quay quanh trục đi qua trọng tâm. Momen của ngẫu lực là
M = Fd 
trong đó, F là độ lớn của mỗi lực : F = F1 = F2 , d là cánh tay đòn của ngẫu lực (khoảng cách giữa hai giá của hai lực).
Vận dụng
- Vận dụng khái niệm ngẫu lực để giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp trong đời sống và kỹ thuật.
- Vận dụng công thức tính mô men của ngẫu lực để làm các bài tập trong bài.
 - Nêu một số ứng dụng về ngẫu lực trong thực tế và trong kỹ thuật.
3.6. Giải pháp tiến hành và kết quả đạt được
Các thí nghiệm được giáo viên hướng dẫn cách tiến hành để học sinh tiến hành ở nhà trước khi học nội dung của bài học hoặc 1 số thí nghiệm học sinh chuẩn bị dụng cụ để tiến hành trong tiết học.
Trong mỗi thí nghiệm học sinh đều phải quan sát và giải thích hiện tượng để hình thành kiến thức mới hoặc dùng để chứng minh, củng cố nội dung trong bài học. Sau thí nghiệm, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận khoa học.
Trong chương “cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 có thể sử dụng các thí nghiệm nêu dưới đây, cụ thể như sau:
3.6.1. Thí nghiệm 1. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực
Nguyên tắc thí nghiệm: 
            - Tìm được điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực.
Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm
            - Vật là một tấm bìa cứng nhẹ có ba lỗ nhỏ A, B, C thẳng hàng
            - Hai lực kế.
Tiến hành thí nghiệm
            - Móc vào A và C hai đầu của hai sợi dây nằm ngang.
            - Hai sợi dây nằm ngang được nối với hai lực kế.
- Số chỉ của hai lực kế cho biết độ lớn của hai lực ,
- Giữ nguyên giá và độ lớn của nhưng đầu dây bên phải móc vào vật rắn ở điểm B
Vận dụng trong bài:Giáo viên vận dụng phương pháp tạo tình huống cho học sinh. 
Mở bài giáo viên có thể tiến hành hoặc gọi 1 học sinh nêu điều kiện cân bằng của chất điểm. Đặc điểm của cặp lực cân bằng
Nêu câu hỏi: vậy điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực là gì?
Kết luận khoa học: 
-Vật rắn cân bằng thì:
+ Hai dây móc vào A và C nằm trên cùng một đường thẳng.
+ Độ lớn của hai lực , bằng nhau.
- Tác dụng của một lực lên vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.
3.6.2. Thí nghiệm 2. Xác định trọng tâm của vật rắn
Nguyên tắc thí nghiệm
Xác định được trọng tâm của vật phẳng mỏng bằng phương pháp thực nghiệm.
Dụng cụ thí nghiệm
- Một vật mỏng.
- Các dây treo.
- Lực kế.
Tiến hành thí nghiệm
Buộc dây vào lỗ nhỏ A ở mép của vật rồi treo vật lên như hình vẽ
Vật đứng yên dưới tác dụng của trọng lực và lực căng dây tại A. Do đó
trọng tâm của vật phải nằm trên đường kéo dài của dây treo tức là đường thẳng AB trên vật.
Sau đó lại buộc vật vào một điểm khác C ở mép vật rồi treo vật lên. Khi
đó vật đứng yên dưới tác dụng của trọng lực và lực căng dây tại C. Do đó
trọng tâm của vật phải nằm trên đường kéo dài của dây treo tức là đường thẳng CD trên vật.
Vận dụng trong bài:Giáo viên vận dụng phương pháp tạo tình huống cho học sinh. 
Mở bài giáo viên nói như các em đã biết, trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực của vật.
Nêu câu hỏi: Dựa vào điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực, hãy nêu cho cô cách xác định trọng tâm của vật phẳng mỏng.
Kết luận khoa học: 
-Trọng tâm của vật G là giao điểm của hai đường thẳng AB và CD
- Trọng tâm G của các vật phẳng mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật.
3.6.3. Thí nghiệm 3. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song
Nguyên tắc thí nghiệm
Dướitác động của ba lực không song song mà vật rắn cân bằng thì hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
Dụng cụ thí nghiệm
- Một vật mỏng.
- Các dây treo.
- Hai lực kế.
Tiến hành thí nghiệm 
- Dùng hai lực kế (gắn vào bảng sắt) treo một vật phẳng nhỏ, có trọng lượng P và trọng tâm G đã biết.
- Hai lực kế cho biết độ lớn hai lực căng dây và hai dây cho biết giá của hai lực đó.
- Dùng một dây dọi đi qua trọng tâm để cụ thể hóa giá của trọng lực.
Vận dụng vào bài: Giáo viên vận dụng phương pháp tạo tình huống cho học sinh. 
- Các em đã biết điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực vậy nếu vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song thì điều kiện cân bằng của vật là gì?
- Dựa vào kết quả thí nghiệm quan sát được có nhận xét gì về giá của ba lực?
- Hãy so sánh độ lớn hợp lực của hai lực căng dây với trọng lượng P?
Kết luận khoa học: Muốn vật rắn chịu tác dụng của ba , ,,lực không song song ở trạng thái cân bằng thì:
+ Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy.
+ Hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ 3.
3.6.4. Thí nghiệm 4. Cân bằng của một vật có trục quay cố định
Nguyên tắc thí nghiệm
Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định.
Dụng cụ thí nghiệm
- Một đĩa tròn có trục quay đi qua O, trên đĩa có những lỗ nhỏ dùng để treo quả cân gắn trên giá thí nghiệm như hình 18.1 SGK.
- Các dây treo.
- Các quả cân đã biết khối lượng.
Tiến hành thí nghiệm 
Tác dụng vào đĩa hai lực, nằm trong mặt phẳng đĩa, sao cho đĩa vẫn nằm yên
Vận dụng vào bài: Giáo viên vận dụng phương pháp tạo tình huống cho học sinh. 
Hãy so sánh độ lớn của hai lực, 
Em có nhận xét gì về giá và chiều củahai lực đó?
Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực?
Tại sao dưới tác dụng của hai lực, vào đĩa nằm trong mặt phẳng đĩa,
thì đĩa nằm cân bằng.
Kết luận khoa học: Sở dĩ đĩa nằm cân bằng là do tác dụng làm quay của lực cân bằng với tác dụng làm quay của lực 
3.6.5. Thí nghiệm 5. Hợp hai lực song song cùng chiều
Nguyên tắc thí nghiệm
	Chỉ ra đặc điểm của hợp hai lực song song cùng chiều.
Dụng cụ thí nghiệm
- Một thước dài cứng và nhẹ, có trọng tâm tại O.
- Các dây treo.
- Lực kế.
- Các các quả cân có khối lượng đã biết.
- Miếng chất dẻo
Tiến hành thí nghiệm
Treo hai chùm quả cân có khối lượng P1 và P2 khác nhau vào hai phía của thước
- Thay đổi khoảng cách d1, d2 từ hai điểm treo O1, O2 đến O để cho thước nằm ngang. 
Tháo hai chùm quả cân đem treo chung vào trọng tâm O của thước thì thấy thấy thước vẫn nằm ngang. Xác định giá trị của lực kế khi đó.
Vận dụng vào bài: Giáo viên vận dụng phương pháp tạo tình huống cho học sinh. 
Nêu quy tắc hợp hai lực đồng quy, ?
Nếu vật chịu tác dụng của hai lực song song cùng chiều thì hợp lực được
xác định theo quy tắc nào?
+ Xác định độ lớn của P1 và P2 và hợp lực P của nó
+ Có nhận xét gì về 
Kết luận khoa học: Hợp của hai lực song song cùng chiều
+ Là một lực song song cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy. F = F1+F2
+ Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.
Lưu ý: Đối với tổng hợp hai lực song song cùng chiều cần cố định vị trí của nam châm, khi gắn các quả nặng lên thanh chờ cho các quả nặng cân bằng không lung lay mới đọc kết quả, khi đặt thanh nhựa lên bảng sắt để đánh dấu vị trí của thanh cần quan sát dịch chuyển thanh nhựa sao cho trùng khít với vị trí của thanh. Không tỳ vào bàn hoặc tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình thí nghiệm.
3.6.6. Thí nghiệm 6. Tổng hợp hai lực đồng quy
Nguyên tắc thí nghiệm
	Xác định hợp của hai lực đồng quy là đường chéo kẻ từ điểm đồng quy của hình bình hành có hai cạch là hai lực đồng quy đó.
Dụng cụ thí nghiệm
 Một bàn sắt có chân đế. 
 Hai lực kế.
 Hai vòng kim loại có đế nam châm để lòng lực kế.
 Một dây chỉ bền.
 Một bảng từ dùng để đo góc.
 Một đế nam châm có gắn lò xo.
Tiến hành thí nghiệm
Gắn một đầu của lò xo vào 1 đế nam châm được đặt gần điểm giữa cánh dưới của bảng sắt, còn đầu kia của lò xo được thắt vào điểm giữa của dây chỉ bền. Hai đầu của dây chỉ bền được móc vào hai lực kế có gắn nam châm trên bảng.
Đặt hai lực kế theo hai phương tạo với nhau một góc α nào đó sao cho dây 
cao su nằm song song với mặt phẳng bảng.
Đọc ghi số liệu của lực kế
Biểu diễn , trên bảng
Vẽ trên bảng hình bình hành có hai cạnh là , Và vẽ đường chéo của 
hình bình hình kẻ từ điểm đồng quy của , 
Vận dụng vào bài: Giáo viên vận dụng phương pháp tạo tình huống cho học sinh. 
Nêu quy tắc hợp hai lực đồng quy, ?
- Nếu phương án thực hành để kiểm tra kết quả đó?
- Xác định độ lớn của , và và hợp lực F của nó nhờ vào phương án thực nghiệm.
- Có nhận xét gì về 
Kết luận khoa học: Hợp của hai lực đồng quy
+ Là đường chéo của hình bình hành kẻ từ điểm đồng quy của hai lực với hai lực đó làm thành hai cạnh của hình bình hành.
+ Đo độ lớn của hợp lực F và tính sai só ΔF so sánh kết quả đo với công thức tính hợp lực F2 = F12 +F22 + 2F1F2cosα trong các lần thí nghiệm. 
Lưu ý Đối với tổng hợp hai lực đồng quy cần dữ nguyên vị trí của nam châm trong những lần đo. Điều chỉnh lực kế sao cho vị trí điểm nối giữa lò xo gắn với nam châm và lực kế trùng với tâm của thước đo góc. Không tỳ vào bàn hoặc tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình thí nghiệm
Một số hình ảnh học sinh tiến hành thí nghiệm
B. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Kết quả đạt được như sau:
Lớp
Điểm dưới 5
Điểm 5-6
Điểm 7-8
Điểm 9-10
10A2(đối chứng)
10%
40%
45%
5%
10A4 (thực nghiệm)
0%
17%
53%
30%
 Như vậy kết quả thu được có thể kết luận rằng: 
- Học sinh rất hứng thú vì được làm việc với các thiết bị thí nghiệm vật lí.
- Học sinh sẵn sàng nhận và thực hiện nhiệm vụ ở các bài tập thí nghiệm, chủ động trao đổi với giáo viên nếu gặp những khó khăn trong quá trình thực hiện thí nghiệm.
- Học sinh tích cực tham gia thảo luận để đưa ra cơ sở lí thuyết phù hợp, để thiết kế phương án thí nghiệm hợp lí, tiến hành thí nghiệm theo đúng quy trình đã đề ra, cách xử lí số liệu hiệu quả. 
- Phần lớn học sinh thực hiện đầy đủ các yêu cầu của bài tập thực nghiệm được GV giao cho (thể hiện trong báo cáo thu hoạch); đồng thời ở giai đoạn 2 của quá trình thực nghiệm thì ý thức, tính tích cực chủ động và hiệu quả thực hiện các yêu cầu của bài tập thực nghiệm ngày càng cao. 
- Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi để xây dựng và tổ chức một số bài tập thí nghiệm khác ở các tiết học khác trong trương trình Vật lí THPT.
VI. Những thông tin cần được bảo mật : Không
VII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Đối với giáo viên :
+ Giáo viên cần được trang bị những kiến thức về xây dựng bài tập thí nghiệm trong việc phát triển năng lực cho học sinh.
+ Được tạo điều kiện về mặt thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất để tiến hành thí nghiệm.
+ Có sự hợp tác của các giáo viên trong tổ bộ môn; giáo viên của những môn cần liên môn.
Đối với học sinh : 
+ Chuẩn bị những kiến thức cơ bản, học đi đôi với hành.
+ Cần tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập đặc biệt kỹ năng tiến hành thí nghiệm vật lí.
VIII. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. 
+ Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản hơn khi được định hướng tự lực tìm kiếm kiến thức.
+ Phát triển năng lực của học sinh, giảm bớt cách học thụ động.
+ Đánh giá được đa chiều về năng lực của từng học sinh thông qua hoạt động nhóm, thông qua hoạt động của từng cá nhân, năng lực tiến hành thí nghiệm vật lí.
+ Đặc biệt phát triển năng lực sáng tạo, chủ động giải quyết các nhiệm vụ. Thiết kếđược các thí nghiệm, mô hình, có thể tạo ra được những sản phẩm cụ thể.
+ Khả năng thuyết trình được nâng lên rõ rệt.
Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm thì tôi thấy năng lực của học sinh được phát triển. Kết quả thể hiện khi so sánh:
 + Giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .
 + Giữa các cá nhân trong lớp thực nghiệm.
 + Giữa chính từng em học sinh trước khi thực hiện dự án và sau khi thực hiện dự án. 
Khi thực hiện làm bài tập thí nghiệm vật lí, các em được bộc lộ hết những khả năng mình có để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có sự biến đổi thực sự trong cách học, các em hết sức hứng thú mặc dù có những lúc các em gặp khó khăn. Nhưng sau khi được định hướng, giúp đỡ kịp thời các em có thể hoàn thành nhiệm vụ của mính. Ở đó cũng bộc lộ được những cá nhân chưa thực sự tích cực, còn thụ động. 
Đề tài của tôi tuy không đem lại hiệu quả kinh tế một cách cụ thể, nhưng bước đầu đã tạo ra được sản phẩm vô cùng quan trọng, đó là những con người đáp ứng được những yêu cầu mới, có năng lực thực sự và được phát huy năng lực của mình, từng bước hội nhập với thế giới. Mặt khác, khi hoạt động, các em học sinh thể hiện được những năng lực còn yếu, còn thiếu từ đó định hướng, giúp đỡ các em ngày càng tiến bộ.
IX Đánh giá lợi ích hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
+ Sử dụng thí nghiệm trong tổ chức dạy học giúp giáo viên tích cực sử dụng thiết bị dạy học và có sự tích hợp liên môn.
+ Dạy học có sử dụng thí nghiệm đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kĩ kế hoạch dạy học thiết kế được thí nghiệm giúp các hoạt động giúp học sinh lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất.
+ Học sinh phải luôn có ý thức rèn luyện bản thân, nỗ lực và tích cực tham gia các hoạt động học tập.
+ Trong các giờ học có thí nghiệm học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, hào hứng làm thí nghiệm và thêm yêu thích môn học.
+ Việc áp dụng thí nghiệm trong tổ chức hoạt động dạy học đã có ảnh hưởng rất rõ rệt đến kết quả và thái độ học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm thông qua bài kiểm tra đánh giá đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng . Điều đó chứng minh rằng, việc áp dụng phương pháp Hoạt động nhóm đã nâng cao kết quả học tập và thái độ của học sinh khi học xong chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” môn Vật lí 10 - cơ bản.
X. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu 
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Lớp 10A4
Trường THPT Nguyễn Thái Học
Giảng dạy 3 bài
1.Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực của ba lực không song song.
2.Cân bằng của vật rắn có trục quay cố định. Mô men lực.
3. Quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều.
2
Lớp 10A7
Trường THPT Nguyễn Thái Học
Giảng dạy 3 bài
1.Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực của ba lực không song song.
2.Cân bằng của vật rắn có trục quay cố định. Mô men lực.
3. Quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều.
Vĩnh Yên, ngày 22 tháng 12 năm 2018
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Vĩnh Yên, ngày 20 tháng 12 năm 2018
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Lê Thị Thanh Bình

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_thi_nghiem_de_to_chuc_hoat_dong_trong_day_hoc_p.docx
Sáng Kiến Liên Quan