SKKN Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương qua chủ đề “Lực ma sát” phần Cơ học – Vật lí 10 Trung học Phổ thông

 Khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh để tiến hành bài học

a) Mô tả hình thức

Theo phương án này, việc dạy học môn Vật lí với định hướng gắn với hoạt

động giáo dục kinh doanh tại địa phương được thực hiện hoàn toàn trên lớp học. Ở

đây chủ yếu khai thác và sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh trong quá trình

thực hiện nội dung dạy học trên lớp.

b) Tiến trình

- Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề/

bài học để lựa chọn nội dung dạy học, lập kế hoạch dạy học. Ở đây, mục đích

chính là sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của ngành nghề sản

xuất kinh doanh của địa phương tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Giáo

viên có thể thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh và giao cho một số nhóm thực hiện

để báo cáo kết quả trên lớp.

- Tổ chức dạy học trên lớp, chú ý đến hoạt động học để học sinh được tiếp

thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến sản xuất và kinh doanh của

địa phương.6

- Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản xuất

kinh doanh tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác.

- Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học.

c) Ưu điểm và hạn chế

Phương án này có tính khả thi là thực hiện dễ dàng trên lớp do việc kết hợp

dạy lồng ghép các nội dung liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Hạn chế là khó đạt hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng

và trong quá trình thực hiện phải thường xuyên chú ý tới nhiệm vụ gắn nội dung

dạy học với hoạt động sản xuất kinh doanh.

d) Một số lưu ý

Giáo viên cần xác định mức độ liên hệ, sử dụng tư liệu trong bài học để lựa

chọn thích hợp. Vì thời gian trên lớp có hạn nên giáo viên và học sinh phải chủ

động chuẩn bị trước các tư liệu về sản xuất kinh doanh của cơ sở địa phương.

pdf60 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương qua chủ đề “Lực ma sát” phần Cơ học – Vật lí 10 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể báo cáo) 
2.3. Các câu hỏi đặt ra để nghiên cứu học tập kiến thức vật lí liên quan và những 
trăn trở băn khoăn với nghề nghiệp liên quan. 
.. 
2.4. Cảm nhận của bản thân trong quá trình tìm hiểu thực tế nghề mộc, nề tại cơ sở. 
(Về: + Kiến thức của người lao động, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc học 
ở nhà trường với nghề nghiệp 
 + ô nhiễm mt của nghề, từ đó ý thức được tầm quan trọng của xử lí chất thải 
của các ngành nghề đối với mt sống, đối với bản thân 
 + Nhu cầu lao động của ngành nghề, từ đó liên hệ đến bản thân muốn làm 
gì, là ai trong xã hội ) 
... 
Yêu cầu: Hoàn thành phiếu cá nhân sau buổi trải nghiệm, sau đó làm việc nhóm tại 
nhà để xây dựng báo cáo sản phẩm nhóm trình bày tại lớp vào giờ học về nghề 
mộc, nề.(trình bày từ 4 đến 5 phút). 
 Phiếu học tập số 1.3 
*Nhóm 3: Tìm hiểu nghề vật lí trị liệu (Massage) 
I. Chuẩn bị 
1. Tìm kiếm thông tin về nghề vật lí trị liệu: 
- Nguồn : Internet 
2. Khảo sát thực địa 
- Tìm kiếm thông tin về nghề vật lí trị liệu và một số cơ sở Spa trên địa phương. 
- Liên hệ với cơ sở Spa phù hợp để thực hiện quá trình tìm hiểu 
42 
II. Tiến hành tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch 
BẢN THU HOẠCH TRẢI NGHIỆM 
(Tại sơ sở sản xuất kinh doanh  
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) 
A. Chú ý an toàn 
Tuân thủ các quy định của cơ sở .. và người hướng dẫn 
B. Yêu cầu quan sát 
1. Các yêu cầu khi tìm hiểu về vật lí trị liệu 
Tiến hành quan sát và nghe giới thiệu của người hướng dẫn, ghi âm, ghi 
hình và ghi vào tập theo những định hướng các vấn đề sau: 
+ Vật lí trị liệu Massage, xoa bóp có những hình thức nào? dựa trên ứng dụng kiến 
thức vật lí nào? 
+ Vật lí trị liệu Massage, xoa bóp của cơ sở áp dụng trong những trường hợp nào? 
+ Mô tả quy trình trị liệu. 
+ Ưu điểm và nhược điểm của công việc vật lí trị liệu? 
+ Những yêu cầu về lao động khi thực hiện công việc vật lí trị liệu? Chi phí đầu tư 
các thiết bị máy móc? Mức thu nhập trung bình của chủ cơ sở và công nhân? 
2. Báo cáo kết quả tìm hiểu thực tế của nhóm học sinh: 
2.1. Liệt kê các thông tin tìm hiểu được theo yêu cầu định hướng: 
.. 
2.2. Trình chiếu video, hình ảnh, ghi âm ghi hình quá trình tìm hiểu phỏng vấn . 
(Có tư liệu kèm theo để báo cáo) 
2.3. Các câu hỏi đặt ra để nghiên cứu học tập kiến thức vật lí liên quan và những 
trăn trở băn khoăn với nghề nghiệp liên quan. 
.. 
.. 
2.4. Cảm nhận của bản thân trong quá trình tìm hiểu thực tế nghề vật lí trị liệu tại 
cơ sở.(Về: + Kiến thức của người lao động, từ đó thấy được tầm quan trọng của 
việc học ở nhà trường với nghề nghiệp 
 + ô nhiễm mt của nghề, từ đó ý thức được tầm quan trọng của xử lí chất thải 
của các ngành nghề đối với mt sống, đối với bản thân 
 + Nhu cầu lao động của ngành nghề, từ đó liên hệ đến bản thân muốn làm 
gì, là ai trong xã hội ) 
43 
.. 
Yêu cầu: Hoàn thành phiếu cá nhân sau buổi trải nghiệm, sau đó làm việc nhóm tại 
nhà để xây dựng báo cáo sản phẩm nhóm trình bày tại lớp vào giờ học về nghề vật 
lí trị liệu.(trình bày từ 4 đến 5 phút). 
 Phiếu học tập số 1.4 
*Nhóm 4: Tìm hiểu về phanh ô tô 
I. Chuẩn bị 
1. Tìm kiếm thông tin về hệ thống phanh ô tô. 
- Nguồn : sách báo, Internet 
2. Khảo sát thực địa 
- Tìm kiếm thông tin về phanh ô tô, nghề sửa chữa bảo dưỡng ô tô và một số cơ sở 
gara ô tô tại địa phương. 
- Liên hệ với cơ sở gara ô tô phù hợp để thực hiện quá trình tìm hiểu 
II. Tiến hành tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch 
BẢN THU HOẠCH TRẢI NGHIỆM 
(Tại sơ sở sản xuất kinh doanh:  huyện 
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) 
A. Chú ý an toàn 
Tuân thủ các quy định của cơ sở .. và người hướng dẫn 
B. Yêu cầu quan sát 
1. Các yêu cầu khi tìm hiểu về phanh ô tô 
Tiến hành quan sát và nghe giới thiệu của người hướng dẫn, ghi âm, ghi 
hình và ghi vào tập theo những định hướng các vấn đề sau: 
+ Có những loại phanh ô tô nào? Nêu nguyên lí hoạt động của mỗi loại? 
+ Loại phanh nào hoạt động dựa vào lực ma sát trượt để giảm tốc ô tô? Nêu cấu 
tạo, nguyên tắc hoạt động, ưu và nhược điểm của các loại phanh đó? 
+ Những sự cố thường gặp của hệ thống phanh? Làm thế nào để đảm bảo an toàn 
khi tham gia giao thông? 
+ Những yêu cầu về lao động khi thực hiện công việc này? Chi phí đầu tư các thiết 
bị máy móc, nhà xưởng? Mức thu nhập trung bình của chủ cơ sở và công nhân? 
44 
+ Thực trạng và nhu cầu sử dụng nhân lực, triển vọng phát triển của ngành kinh 
doanh dịch vụ sửa chữa ô tô ở Nghệ An. 
Yêu cầu sản phẩm: Báo cáo dưới dạng tư liệu, video cận cảnh quá trình thay phanh 
xe, video ghi hình, phỏng vấn tìm hiểu quy trình công nghệ, vận hành qua chủ cơ 
sở, công nhân, khách hàng,... 
2. Báo cáo kết quả tìm hiểu thực tế của nhóm học sinh: 
2.1. Liệt kê các thông tin tìm hiểu được theo yêu cầu định hướng: 
.. 
.. 
2.2. Trình chiếu video, hình ảnh, ghi âm ghi hình quá trình tìm hiểu phỏng vấn . 
(Có tư liệu kèm theo để báo cáo) 
2.3. Các câu hỏi đặt ra để nghiên cứu học tập kiến thức vật lí liên quan và những 
trăn trở băn khoăn với nghề nghiệp liên quan. 
2.4. Cảm nhận của bản thân trong quá trình tìm hiểu thực tế tại cơ sở. 
(Về: + Kiến thức của người lao động, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc học 
ở nhà trường với nghề nghiệp 
 + ô nhiễm mt của nghề, từ đó ý thức được tầm quan trọng của xử lí chất thải 
của các ngành nghề đối với mt sống, đối với bản thân 
 + Nhu cầu lao động của ngành nghề, từ đó liên hệ đến bản thân muốn làm 
gì, là ai trong xã hội ) 
..
Yêu cầu: Hoàn thành phiếu cá nhân sau buổi trải nghiệm, sau đó làm việc nhóm tại 
nhà để xây dựng báo cáo sản phẩm nhóm trình bày tại lớp vào giờ học (trình bày từ 
4 đến 5 phút). 
 Phiếu học tập số 1.5 
*Nhóm 5: Tìm hiểu về bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phanh xe máy, xe điện, 
xe đạp 
I. Chuẩn bị 
1. Tìm kiếm thông tin về hệ thống phanh xe máy, xe điện và xe đạp. 
- Nguồn : sách báo, Internet 
45 
2. Khảo sát thực địa 
- Tìm kiếm thông tin về nghề sửa chữa bảo dưỡng xe máy, xe điện và một số cơ sở 
sửa chữa xe đạp xe máy tại địa phương. 
- Liên hệ với cơ sở sửa chữa xe đạp xe máy phù hợp để thực hiện quá trình tìm 
hiểu 
II. Tiến hành tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch 
BẢN THU HOẠCH TRẢI NGHIỆM 
(Tại sơ sở sản xuất kinh doanh:  huyện 
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) 
A. Chú ý an toàn 
Tuân thủ các quy định của cơ sở .. và người hướng dẫn 
B. Yêu cầu quan sát 
1. Các yêu cầu khi tìm hiểu về phanh xe máy, xe điện 
Tiến hành quan sát và nghe giới thiệu của người hướng dẫn, ghi âm, ghi 
hình và ghi vào tập theo những định hướng các vấn đề sau: 
+ Xe máy, xe điện, xe đạp có những loại phanh nào? Nêu nguyên lí hoạt động của 
các loại đó? 
+ Loại phanh nào hoạt động dựa vào lực ma sát trượt để giảm tốc xe? 
+ Vai trò của hệ thống phanh xe? Những sự cố thường gặp của hệ thống phanh? 
Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông? 
+ Những yêu cầu về lao động khi thực hiện công việc này? Chi phí đầu tư các thiết 
bị máy móc, nhà xưởng? Mức thu nhập trung bình của chủ cơ sở và công nhân? 
+ Thực trạng và nhu cầu sử dụng nhân lực, triển vọng phát triển của ngành kinh 
doanh dịch vụ sửa chữa xe máy, xe điện, xe đạp ở Nghệ An. 
Yêu cầu sản phẩm: Báo cáo dưới dạng tư liệu, video cận cảnh quá trình thay phanh 
xe, video ghi hình, phỏng vấn tìm hiểu quy trình công nghệ, vận hành qua chủ cơ 
sở, công nhân, khách hàng,... 
2. Báo cáo kết quả tìm hiểu thực tế của nhóm học sinh: 
2.1. Liệt kê các thông tin tìm hiểu được theo yêu cầu định hướng: 
.. 
.. 
2.2. Trình chiếu video, hình ảnh, ghi âm ghi hình quá trình tìm hiểu phỏng vấn . 
(Có tư liệu kèm theo để báo cáo) 
46 
2.3. Các câu hỏi đặt ra để nghiên cứu học tập kiến thức vật lí liên quan và những 
trăn trở băn khoăn với nghề nghiệp liên quan. 
2.4. Cảm nhận của bản thân trong quá trình tìm hiểu thực tế tại cơ sở. 
(Về: + Kiến thức của người lao động, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc học 
ở nhà trường với nghề nghiệp 
 + ô nhiễm mt của nghề, từ đó ý thức được tầm quan trọng của xử lí chất thải 
của các ngành nghề đối với mt sống, đối với bản thân 
 + Nhu cầu lao động của ngành nghề, từ đó liên hệ đến bản thân muốn làm 
gì, là ai trong xã hội ) 
.. 
Yêu cầu: Hoàn thành phiếu cá nhân sau buổi trải nghiệm, sau đó làm việc nhóm tại 
nhà để xây dựng báo cáo sản phẩm nhóm trình bày tại lớp vào giờ học (trình bày từ 
4 đến 5 phút). 
47 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Hướng dẫn các nhóm học sinh nghiên cứu bài học 
tại lớp 
Phiếu học tập số 2.1 
Trường THPT:. Lớp: 
Họ và tên:. Nhóm.. 
Tìm hiểu SGK, thực hiện thí nghiệm thu thập thông tin để hoàn thành 
các vấn đề sau: 
1. Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? Có tác dụng gì? 
2. Xác định phương, chiều của lực ma sát trượt tác dụng lên vật trong quá trình vật 
chuyển động. 
3. Làm cách nào có thể đo được độ lớn lực ma sát trượt? 
Phiếu học tập số 2.2 
Trường THPT:. Lớp: 
Họ và tên:. Nhóm.. 
 Tìm hiểu SGK, thu thập thông tin để hoàn thành các vấn đề sau: 
1. Tìm hiểu độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ 
thuộc như thế nào? Em hãy thử nêu các phương án thí nghiệm kiểm chứng? 
2. Hệ số ma sát trượt giữa vật và bề mặt xác định bằng biểu thức nào? . 
3. Hãy viết công thức tính độ lớn lực ma sát trượt. 
48 
PHỤ LỤC 2: XÂY DỰNG CÁC PHIẾU ĐÁNH GIÁ 
2.1. Phiếu tự đánh giá của cá nhân trong nhóm (do nhóm trưởng phụ trách) 
Họ tên. Nhóm 
TT 
Tiêu chí đánh giá 
Điểm 
(100 đ) 
1 
Tham gia vào các buổi họp nhóm 20đ 
- Đầy đủ 
- Thường xuyên 
- Một vài buổi 
- Không buổi nào 
2 
Tham gia đóng góp ý kiến 20đ 
- Tích cực 
- Thường xuyên 
- Thỉnh thoảng 
- Không bao giờ 
3 
Hoàn thành công việc của nhóm đúng thời hạn 20đ 
- Luôn luôn 
- Thường xuyên 
- Thỉnh thoảng 
- Không bao giờ 
4 
Hoàn thành công việc của nhóm giao có chất lượng 20đ 
- Đầy đủ, chất lượng tốt 
- Đầy đủ, chất lượng chưa tốt 
- Không hoàn thành 
5 
Hợp tác tốt với các thành viên khác trong nhóm 20đ 
- Tốt 
- Bình thường 
49 
- Không tốt 
- Không hợp tác 
Tổng 
2.2. Phiếu đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm (do giáo viên và các nhóm 
trưởng phụ trách): 
Nhóm: .. Nhóm trưởng . 
TT 
Tiêu chí đánh giá 
Điểm 
(100đ) 
1 
Ý tưởng xây dựng sản phẩm 15đ 
- Có ý tưởng độc đáo, sáng tạo, sắp xếp trật tự, khoa học và logic. 
- Có ý tưởng hay, sáng tạo nhưng sắp xếp chưa khoa học và logic. 
- Thiếu ý tưởng sáng tạo, sắp xếp rời rạc, chưa khoa học và logic. 
2 
Nội dung sản phẩm 30đ 
- Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục và thuyết phục. 
- Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục nhưng chưa thuyết phục 
- Thiếu chính xác, chưa đầy đủ, chưa có tính giáo dục, thiếu 
thuyết phục 
3 
Tài nguyên (Tài liệu) 15đ 
- Đầy đủ, phù hợp, đa dạng, xử lý thông tin tốt 
- Đầy đủ, phù hợp, thiếu sự đa dạng, hạn chế khi xử lý thông tin 
- Chưa đầy đủ, thiếu sự đa dạng, xử lý kém 
4 
Hình thức trình bày sản phẩm 20đ 
- Cấu trúc hợp lí, đề mục trình bày khoa học, font chữ, hình ảnh, 
video phù hợp 
- Cấu trúc hợp lí, đề mục trình bày chưa khoa học, font chữ, hình 
ảnh, video phù hợp 
- Cấu trúc chưa hợp lí, đề mục trình bày chưa khoa học, font chữ, 
hình ảnh, video chất lượng kém 
50 
5 
Cách thức trình bày/ giới thiệu sản phẩm 10đ 
- Cả nhóm cùng trình bày sản phẩm, có tính thuyết phục, hấp dẫn 
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm, có tính thuyết phục, hấp dẫn 
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm, ít có tính thuyết phục, hấp 
dẫn 
6 
Thời gian hoàn thành sản phẩm/ thời gian trình bày sản phẩm 10đ 
- Đúng và trước thời hạn, trình bày sản phẩm đúng thời gian 
- Chậm hơn so với thời hạn, trình bày sản phẩm thiếu /thừa thời 
gian 
- Không hoàn thành sản phẩm 
 Tổng 
2.3. Phiếu tổng hợp đánh giá học sinh (do giáo viên phụ trách) 
 Nhóm ................ Tìm hiểu về ............ 
TT Họ tên 
Tổng hợp điểm đánh giá 
Tổng 
điểm 
Điểm 
TB 
Tự 
đánh 
giá 
Nhóm 
đánh 
giá 
Các nhóm 
đánh giá 
sản phẩm 
nhóm 
Giáo viên 
đánh giá sản 
phẩm nhóm 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
51 
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM CỦA HỌC SINH 
3.1. Một số hình ảnh đi thực tế của học sinh hai trường. 
*Nhóm 1: tìm hiểu mài cơ khí, mài đá mỹ nghệ 
 THPT Quỳnh lưu 1 tìm hiểu tại cơ sở cơ khí Thế Kiểm – Khối 9 – Cầu Giát 
– Quỳnh Lưu – Nghệ An; Ngày 8/11/2020 
THPT Quỳnh lưu 1 tìm hiểu tại cơ sở đá ốp lát Sỹ Thuỳ – Xóm 8 – Quỳnh 
Hậu – Quỳnh Lưu – Nghệ An; Ngày 10/11/2020 
THPT Nguyễn Đức Mậu tìm hiểu tại cơ sở cơ khí Vang Dương – Xóm 10 – 
Sơn Hải – Quỳnh Lưu – Nghệ An; Ngày 8/11/2020 
*Nhóm 2: tìm hiểu mài gỗ, mài bê tông – đánh nhám 
 THPT Quỳnh lưu 1 tìm hiểu tại cơ sở đồ mộc Tuấn Hoa – Xóm 1 – Quỳnh 
Hưng – Quỳnh Lưu – Nghệ An; Ngày 8/11/2020 
THPT Nguyễn Đức Mậu tìm hiểu tại cơ sở nội thất Nghệ Tĩnh – Xóm 3 – 
Sơn Hải – Quỳnh Lưu – Nghệ An; Ngày 8/11/2020 
52 
*Nhóm 3: tìm hiểu massage 
 THPT Quỳnh lưu 1 tìm hiểu tại cơ sở Quỳnh Spa – Xóm 6 – xã Quỳnh Hồng 
– Quỳnh Lưu – Nghệ An; Ngày 8/11/2020 
 THPT Nguyễn Đức Mậu tìm hiểu tại cơ sở Xinh Spa – Xóm 13 – xã Quỳnh 
Ngọc – Quỳnh Lưu – Nghệ An; Ngày 10/11/2020 
*Nhóm 4: tìm hiểu phanh ô tô 
 THPT Quỳnh lưu 1 tìm hiểu tại gara ô tô Thắng Hương – AH1 - xã Quỳnh 
Giang – Quỳnh Lưu – Nghệ An; Ngày 8/11/2020 
53 
THPT Nguyễn Đức Mậu tìm hiểu tại gara ô tô Xuân Hoà – xóm 13 - xã 
Sơn Hải – Quỳnh Lưu – Nghệ An; Ngày10/11/2020 
*Nhóm 5: tìm hiểu phanh xe máy, xe điện 
 THPT Quỳnh lưu 1 tìm hiểu tại cơ sở sửa chữa xe máy Sơn Thuỷ – Khối 6 – 
Cầu Giát – Quỳnh Lưu – Nghệ An; Ngày 8/11/2020 
THPT Nguyễn Đức Mậu tìm hiểu tại cơ sở sửa chữa xe máy Hoa Long – 
xóm 13 – xã Sơn Hải – Quỳnh Lưu – Nghệ An; Ngày 10/11/2020 
54 
3.2. Một số hình ảnh thực nghiệm của học sinh tại lớp 
3.2.1. Học sinh THPT Quỳnh Lưu 1 báo cáo tại lớp 
55 
3.2.2. Học sinh THPT Nguyễn Đức Mậu báo cáo tại lớp 
56 
PHỤ LỤC 4: TỔNG HỢP BÀI THU HOẠCH TÌM TÒI MỞ RỘNG CỦA 
HỌC SINH 
 Sau khi thubài thu hoạch tìm tòi mở rộng của các nhóm, chúng tôi đã tiến 
hành đánh giá, nhận xét và bổ sung, trả lại cho học sinh xem xét, thể chế hoá 
kiến thức. Chúng tôi tổng hợp các bài thu hoạch của các nhóm để có những nội 
dung kiến thức cốt lõi như sau: 
4.1. Lực ma sát nghỉ 
Lực ma sát nghỉ là lực xuất hiện giữa hai vật tiếp xúc mà vật này có xu 
hướng chuyển động so với vật còn lại nhưng vị trí tương đối của chúng chưa thay 
đổi. 
Đặc điểm: Lực ma sát nghỉ có hướng ngược hướng với xu hướng trượt của 
vật. Xu hướng trượt của vật càng tăng, độ lớn lực ma sát nghỉ càng tăng, khi vật 
bắt đầu chuyển sang trạng thái trượt thì độ lớn lực ma sát nghỉ đạt giá trị cực đại: 
 max .msn nF N 
Hệ số của ma sát nghỉ cực đại μn thường lớn hơn so với hệ số μt của ma sát trượt. 
Ví dụ: Một vật lực nằm yên trên mặt phẳng nghiêng có dốc nghiêng nhỏ, thành 
phần trọng lực theo phương mặt phẳng nghiêng Px gây ra tác dụng làm cho vật có 
xu hướng trượt xuống dọc theo mặt phẳng nghiêng, ma sát nghỉ cản lại xu hướng 
trượt của vật. Tăng dần góc nghiêng, Px tăng; khi góc nghiêng đủ lớn thì vật bắt 
đầu trượt xuống. 
 Vai trò: Lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực phát động làm cho các vật 
chuyển động được. 
4.2. Lực ma sát lăn 
Lực ma sát lăn là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác, để 
ngăn cản chuyển động lăn của vật. Thí nghiệm cho thấy lực ma sát lăn rất nhỏ so 
với lực ma sát trượt (Hệ số ma sát lăn thường có giá trị là 0,001). Ví dụ điển hình 
nhất của lực ma sát lăn là sự di chuyển của bánh xe các loại xe cộ trên đường 
*Ảnh hưởng của ma sát 
Lực ma sát gây nhiều ảnh hưởng đôi khi ngược với mong muốn. Nó ngăn 
trở chuyển động, gây thất thoát năng lượng. Nó mài mòn các hệ thống cơ học cho 
đến lúc các hệ thống này bị biến dạng vượt qua ngưỡng cho phép của thiết kế. 
Nhiệt năng sinh ra bởi lực ma sát có thể gây nóng chảy hoặc biến chất vật liệu, 
thay đổi hệ số ma sát. Trong các trường hợp như vậy, có thể áp dụng các phương 
pháp làm giảm ma sát sau đây: 
- Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn: 
 Dùng các ổ bi, chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn, giúp giảm đáng kể ma 
sát trong các hệ thống cơ học 
57 
- Thay đổi bề mặt: 
 Việc sử dụng các chất bôi trơn như dầu mỡ hay bột than chì, giữa các bề mặt 
rắn có tác dụng giảm hệ số ma sát. 
 Hiện tượng siêu trơn vừa được khám phá đối với than chì: một lượng rất nhỏ 
động năng bị chuyển thành nhiệt năng nhờ vào tương tác giữa các điện tử hoặc dao 
động mạng nguyên tử. 
Bôi trơn âm học dùng âm thanh để tạo ra tương tác giảm ma sát. 
4.3. Lực cản môi trường (ma sát nhớt) 
Ma sát nhớt là sự tương tác giữa một vật thể rắn và một chất lỏng hoặc một 
chất khí. Ví dụ như một vật thể di chuyển qua môi trường lỏng (cá, người thợ lặn, 
tàu ngầm,) hoặc khí (máy bay, tên lửa, sao băng,). Lực ma sát của không khí 
tác dụng lên máy bay hay của nước tác dụng lên người thợ lặn đều là các ví dụ về 
lực ma sát nhớt. Loại lực ma sát này không chỉ xuất hiện do sự cọ xát - trường hợp 
này tạo ra lực ma sát có phương trùng với tiếp tuyến của bề mặt tiếp xúc giống như 
lực ma sát trượt, mà nó còn xuất hiện khi có lực vuông góc với bề mặt tiếp xúc. 
Lực này góp một phần đáng kể (là một phần quan trọng khi vận tốc của vật thể đủ 
lớn) tạo nên ma sát nhớt. Chú ý rằng trong một số trường hợp, lực này sẽ nâng vật 
thể lên cao. 
Biểu thức lực cản môi trường: 
- Vật chuyển động với tốc độ v nhỏ: . .cF k S v ( cá, tàu ngầm, thợ lặn,) 
- Vật chuyển động với tốc độ v lớn: 
2. .cF k S v (sao băng, tên lửa,) 
Trong đó: + S là diện tích tiết diện dòng chất lưu trong môi trường do vật chuyển 
động tạo ra 
 + k là hệ số tỉ lệ, phụ thuộc vào bản chất của môi trường 
4.4. Vấn đề ô nhiễm môi trường của các ngành nghề sản xuất kinh liên quan 
đến bài học 
4.4.1. Sửa chữa, bảo dưỡng phanh xe ô tô, xe máy. 
Nhớt thải được chính phủ quy định là chất thải độc hại, không được xả thải 
trực tiếp ra môi trường, 1 lít nhớt có thể làm ô nhiêm 1 triệu lít nước, nếu như đổ ra 
đất thì sẽ thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm làm ảnh hưởng nguy 
hiểm đến cuộc sống chúng ta. Do đó không được đổ chất thải trực tiếp ra môi 
trường, chúng ta nên tích trữ lại và bán lại cho những người thu gom. 
4.4.2. Sản xuất đá mĩ nghệ. 
Nghề đá mỹ nghệ đã có từ bao đời nay, không chỉ thể hiện được sự tài ba từ 
bàn tay, khối óc con người Việt Nam mà hoạt động sản xuất đá mỹ nghệ đã tạo ra 
sản phẩm đặc trưng có tính nghệ thuật cao. Tuy nhiên, từ quy trình sản xuất, điêu 
khắc các loại sản phẩm đã phát sinh tiếng ồn, bụi, đặc biệt là tình trạng nước thải 
58 
làm ô nhiễm nước ngầm do sử dụng acid HCl đậm đặc (hay pha loãng, nóng) trong 
quá trình mài, làm bóng sản phẩm 
Phần lớn lượng nước thải từ khu vực sản xuất đều cho tự chảy tràn lan trên 
mặt đất hoặc có cơ sở thu gom về hố thu nhưng cũng không qua bất kỳ biện pháp 
xử lý nào gây hại đến sức khỏe cộng đồng và môi trường trong khu vực. Nguyên 
nhân của việc này có thể là vì nhà sản xuất chưa hiểu được mức độ nguy hại từ các 
chất ô nhiễm có trong nước thải. Hoặc do chi phí xử lý lượng nước thải này khá 
cao gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. 
4.4.2. Sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ, xưởng cơ khí 
 Vấn đề chung của xưởng sản xuất đồ gỗ và xưởng cơ khí là ô nhiễm tiếng 
ồn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân xung quanh. 
Ngoài ra, với xưởng sản xuất đồ gỗ, mỗi ngày lượng bụi gỗ và bụi sơn PU 
độc hại thải ra môi trường là rất lớn, nhất là các làng nghề mộc. Đáng nói là gụi gỗ 
mịn và bụi sơn khuếch tán trong không khí, mắt thường không nhìn thấy được nên 
người dân rất chủ quan trong việc phòng hộ và xử lí chất thải. Lượng bụi gỗ, bụi 
sơn này làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, lâu dài dẫn đến tỉ lệ các 
bệnh hiểm nghèo gia tăng 
Dầu nhớt thải 
Dầu nhớt thải ra môi trường 
Bụi đá 
Bụi đá 
59 
Nước thải đá 
Hệ thống xử lí nước thải 
Bụi bê tông 
Bụi sơn gỗ 
Bụi gỗ 
Bụi sơn gỗ 
 Sản phẩm báo cáo PowePoint của các nhóm, của học sinh hai trường sau 
khi nhận xét, đánh giá và bổ sung; chúng tôi đã tổng hợp thành sản phẩm 
chung của các nhóm, trình bày bằng bản powepoint, cùng với các video thực 
nghiệm được đưa vào đĩa DVD kèm theo. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_day_hoc_gan_lien_voi_san_xuat_kinh_doanh_tai_dia_phuong.pdf
Sáng Kiến Liên Quan