SKKN Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy Địa lí Lớp 10 - Chương Môi trường và sự phát triển bền vững
. Tác dụng của dạy học dự án
a. Dạy học dự án làm cho nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn
- Trong dạy học dự án, nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn bởi vì nó được tích hợp với các vấn đề của đời sống thực, từ đó kích thích hứng thú học tập của người học.
- Dạy học dự án gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tập trong thế giới thật.
- Người học có cơ hội thực hành và phát triển khả năng của mình để hoạt động trong một môi trường phức tạp giống như sau này họ sẽ gặp phải trong cuộc sống.
b. Dạy học dự án góp phần đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi phương thức đào tạo
- Học tập dự án chuyển giảng dạy từ "giáo viên nói" thành "học viên làm". Người học trở thành người giải quyết vấn đề, ra quyết định chứ không phải là người nghe thụ động. Họ hợp tác theo nhóm, tổ chức hoạt động, tiến hành nghiên cứu, giải quyết vấn đề, tổng hợp thông tin, tổ chức thời gian và phản ánh về việc học của mình.
- Dạy học dự án tạo điều kiện cho nhiều phong cách học tập khác nhau, sử dụng thông tin của những môn học khác nhau. Nó giúp người học với cùng một nội dung nhưng có thể thực hiện theo những cách khác nhau.
- Dạy học dự án yêu cầu học viên sự tư duy tích cực để giải quyết vần đề, kích thích động cơ, hứng thú học tập.
- Dạy học dự án khuyến khích việc sử dụng các kỹ năng tư duy bậc cao, giúp cho người học hiểu biết sâu sắc hơn nội dung học tập.
- Dạy học dự án là hình thức quan trọng để thực hiện phương thức đào tạo con người phát triển toàn diện, học đi đôi với hành, kết hợp giữa học tập và nghiên cứu khoa học.
c. Dạy học dự án tạo ra môi trường thuận lợi cho người học rèn luyện và phát triển
- Dạy học dự án giúp người học học được nhiều hơn vì trong hầu hết các dự án, học viên phải làm những bài tập liên quan đến nhiều lĩnh vực.
- Học viên nào cũng có cơ hội để hoạt động vì nhiệm vụ học tập đến được với tất cả mọi người. Học viên có cơ hội để thử các năng lực khác nhau của bản thân khi tham gia vào một dự án.
- Học viên được rèn khả năng tư duy, suy nghĩ sâu sắc khi gặp những vấn đề phức tạp. Học viên có điều kiện để khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin.
- Học viên được rèn khả năng vận dụng những gì đã học, đặc biệt các kiến thức về khoa học, công nghệ.
- Khi lập đề cương cho dự án, người học phải tưởng tượng, phác họa những dự kiến, kế hoạch hành động, vì vậy trí tưởng tượng cùng với tính tích cực, sáng tạo của họ được rèn luyện và phát triển.
- Phát triển năng lực đánh giá. Dạy học dự án đòi hỏi nhiều dạng đánh giá khác nhau và thường xuyên, bao gồm đánh giá của giáo viên, đánh giá lẫn nhau của học viên, tự đánh giá và phản hồi.
- Học viên có cơ hội lựa chọn và kiểm soát việc học của chính mình, cũng như cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp làm tăng hứng thú học tập.
- Dạy học dự án giúp học viên tự tin hơn khi ra trường do họ được phát triển những kỹ năng sống cần thiết: khả năng đưa ra những quyết định chính xác; khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp; khả năng làm việc tốt với người khác; sự chủ động, linh hoạt và sáng tạo.
d. Dạy học dự án phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học
Người học là trung tâm của dạy học dự án, từ vị trí thụ động chuyển sang chủ động, vì vậy dạy học dự án vừa tạo điều kiện, vừa buộc người học phải làm việc tích cực hơn. Dạy học dự án cho phép người học tự chủ nhiều hơn trong công việc, từ xây dựng kế hoạch đến việc thực hiện dự án, tạo ra các sản phẩm. Nhờ thế dạy học dự án phát huy tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề của người học.
hác nhau của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo 3. Phân tích chức năng và vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người. 4. Nêu thực trạng một số vấn đề nổi bật của môi trường trên thế giới hiện nay. Đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề trên. 5. Liên hệ những vấn đề nổi bật của môi trường thế giới ở Việt Nam. Theo em, để giải quyết những vấn đề trên, Việt Nam cần làm gì? Chủ đề 2 6. Tài nguyên thiên nhiên là gì? Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên được phân loại như thế nào? 7. Phân tích vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 8. Nêu một số vấn đề nổi bật trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở các nhóm nước phát triển và đang phát triển hiện nay. Đề xuất các giải pháp để khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở các nhóm nước. 9. Phân tích mối quan hệ giữa việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên với môi trường. Giả sử được trở thành một loại tài nguyên thiên nhiên, em sẽ nói gì với con người? 10. Liên hệ việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam. Chủ đề 3 11. Phát triển bền vững là gì? Con người đang phải đối mặt với những vấn đề gì trong phát triển kinh tế. Đề xuất những giải pháp để hướng tới phát triển bền vững hiện nay. 12. Phân tích mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển bền vững. 13. Trình bày vấn đề môi trường ở nhóm nước phát triển: nguyên nhân, biểu hiện, giải pháp. 14. Chỉ ra sự khác nhau cơ bản nhất về vấn đề môi trường ở nhóm nước phát triển và đang phát triển. 15. Giả sử, em là một công dân của một đất nước trong nhóm nước phát triển, em sẽ làm những gì để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Chủ đề 4 16. Phát triển bền vững là gì? Con người đang phải đối mặt với những vấn đề gì trong phát triển kinh tế. Đề xuất những giải pháp để hướng tới phát triển bền vững hiện nay. 17. Phân tích mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển bền vững. 18. Trình bày vấn đề môi trường ở nhóm nước đang phát triển: nguyên nhân, biểu hiện, giải pháp. 19. Chỉ ra sự khác nhau cơ bản nhất về vấn đề môi trường ở nhóm nước phát triển và đang phát triển. 20. Liên hệ thực tế các vấn đề môi trường ở nhóm nước đang phát triển đang diễn ra như thế nào ở Việt Nam. Ngoài những vấn đề trên, Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu, ... Với tài liệu là sách, báo in cần ghi rõ: tên, tác giả, nơi xuất bản, năm xuất bản của tài liệu. Với các tài liệu khai thác trên Internet cần ghi rõ ngày của bài báo, ... Giáo viên cung cấp cho học sinh một số địa chỉ trang web có thể khai thác nội dung liên quan như: https://vi.wikipedia.org, ... - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên: có thể phân công theo hai cách: + Phân công nhiệm vụ nghiên cứu và tập hợp tư liệu theo từng loại (văn bản, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, ...). + Phân công nhiệm vụ nghiên cứu và tổng hợp thông tin theo nội dung của đề cương. 3. Hoạt động 3: Thực hiện dự án Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. Dự kiến kế hoạch thực hiện: 3 tuần. Cụ thể: Ban tổ chức: - Nhóm 1: Lên kịch bản chương trình và thiết kế giấy mời. - Nhóm 2: Viết 1 bài báo cáo hoặc xây dựng 1 video thể hiện được nội dung chính của chủ đề, sưu tầm các đoạn video clip hoặc hình ảnh về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển bền vững. - Nhóm 3: Viết lời dẫn, xây dựng các câu hỏi giữa các bài báo cáo có liên quan đến nội dung của các nhóm trình bày. Ban chuyên môn: Công việc Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tìm kiếm và thu thập tài liệu phân tích và xử lí thông tin X Viết báo cáo X Trình bày sản phẩm X - Thu thập tài liệu: Việc thu thập tài liệu sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Các hoạt động thu thập tài liệu: tìm tài liệu, khảo sát thực tế, ... Giáo viên hỗ trợ để học sinh khai thác tài liệu có hiệu quả. Yêu cầu của việc thu thập tài liệu là phải giúp làm rõ được nội dung của chủ đề của nhóm. - Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. - Viết báo cáo của nhóm bằng văn bản và chuẩn bị bài trình bày trước lớp. Viết báo cáo theo cấu trúc đề cương đã thảo luận (có thể chỉnh sửa), bổ sung lược đồ, bảng biểu, tranh ảnh, ghi âm, ... để bản báo cáo phong phú. 4. Hoạt động 4: Giới thiệu sản phẩm trước lớp - Sản phẩm gồm có: báo cáo bằng văn bản và bài thuyết trình của nhóm. Khuyến khích học sinh trình bày vấn đề một cách sáng tạo. - Mỗi nhóm cử các báo cáo viên (trình bày 5 - 7 phút). - Các nhóm cùng thảo luận, đóng góp ý kiến để xây dựng một bản báo cáo tổng hợp về vấn đề môi trường và sự phát triển bền vững. - Khách mời: Giáo viên bộ môn trong tổ, giáo viên chủ nhiệm lớp. 5. Hoạt động 5: Đánh giá - Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về sản phẩm của dự án. - Giáo viên tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, thái độ làm việc, nội dung và kết quả của các vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra và trình bày của từng nhóm. Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH (Trước khi thực hiện dự án) Họ và tên: Lớp: Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em. 1. Em quan tâm đến nội dung nào về vấn đề Môi trường và sự phát triển bền vững? Nội dung Có Không Mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Phát triển bền vững là gì? Con người cần làm gì để phát triển bền vững. Vấn đề môi trường ở nhóm nước phát triển: nguyên nhân, biểu hiện, giải pháp. Vấn đề môi trường ở nhóm nước phát triển: nguyên nhân, biểu hiện, giải pháp. Vấn đề môi trường ở Việt Nam: nguyên nhân, biểu hiện, giải pháp. 2. Em muốn thực hiện nhiệm vụ học tập nào trong dự án? Nhiệm vụ Có Không Đóng vai thành viên Ban tổ chức, thiết kế chương trình, giấy mời đại biểu Đóng vai thành viên Ban chuyên môn xây dựng nội dung Đóng vai người dẫn chương trình, viết lời dẫn và xây dựng câu hỏi giao lưu với khán giả Đóng vai thành viên Ban tuyên truyền thiết kế ấn phẩm, phóng sự ngắn hoặc video clip quảng cáo trong chương trình Viết 1 tiểu phẩm giới thiệu về vấn đề môi trường và sự phát triển bền vững trong vai trò một lãnh đạo cấp cao của một quốc gia trong nhóm nước phát triển hoặc đang phát triển Đóng vai người tham gia hoạt động ngoại khóa Phụ lục 2: NHẬT KÍ CÁ NHÂN Họ và tên: Lớp: Chức vụ: Thời gian thực hiện dự án: Ghi lại những hiểu biết của em về vấn đề môi trường và sự phát triển bền vững? Những điều em muốn tìm hiểu (hoặc còn thắc mắc) về vấn đề môi trường và sự phát triển bền vững? Những điều em hiểu được sau khi thực hiện dự án? Em cảm thấy hứng thú nhất với nội dung nào trong dự án? Tại sao? Theo em, mục đích (ý nghĩa) của dự án này là gì? Những ý kiến đề xuất? Chữ kí Phụ lục 3.1: PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG (1) Môi trường và vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội I. Tên nhóm: II. Các thành viên: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. III. Nhiệm vụ: Sưu tầm tài liệu, kết hợp với sách giáo khoa bài 41 và những kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi Nội dung 1 Môi trường được hiểu như thế nào? Nêu những cách phân loại môi trường. Phân tích mối quan hệ giữa môi trường và con người. 2 So sánh sự giống và khác nhau của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo 3 Phân tích chức năng và vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người. 4 Nêu thực trạng một số vấn đề nổi bật của môi trường trên thế giới hiện nay. Đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề trên. 5 Liên hệ những vấn đề nổi bật của môi trường thế giới ở Việt Nam. Theo em, để giải quyết những vấn đề trên, Việt Nam cần làm gì? Phụ lục 3.2: PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG (2) Tài nguyên thiên nhiên và vài trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. I. Tên nhóm: II. Các thành viên: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. III. Nhiệm vụ: Sưu tầm tài liệu, kết hợp với sách giáo khoa bài 41 và những kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi Nội dung 1 Tài nguyên thiên nhiên là gì? Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên được phân loại như thế nào? 2 Phân tích vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 3 Nêu một số vấn đề nổi bật trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở các nhóm nước phát triển và đang phát triển hiện nay. Đề xuất các giải pháp để khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở các nhóm nước. 4 Phân tích mối quan hệ giữa việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên với môi trường. Giả sử được trở thành một loại tài nguyên thiên nhiên, em sẽ nói gì với con người? 5 Liên hệ việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam. Phụ lục 3.3: PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG (3) Phát triển bền vững và vấn đề môi trường ở các nước phát triển. I. Tên nhóm: II. Các thành viên: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. III. Nhiệm vụ: Sưu tầm tài liệu, kết hợp với sách giáo khoa bài 42 và những kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi Nội dung 1 Phát triển bền vững là gì? Con người đang phải đối mặt với những vấn đề gì trong phát triển kinh tế. Đề xuất những giải pháp để hướng tới phát triển bền vững hiện nay. 2 Phân tích mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển bền vững. 3 Trình bày vấn đề môi trường ở nhóm nước phát triển: nguyên nhân, biểu hiện, giải pháp. 4 Chỉ ra sự khác nhau cơ bản nhất về vấn đề môi trường ở nhóm nước phát triển và đang phát triển. 5 Giả sử, em là một công dân của một đất nước trong nhóm nước phát triển, em sẽ làm những gì để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Phụ lục 3.4: PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG (4) Môi trường và vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội I. Tên nhóm: II. Các thành viên: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. III. Nhiệm vụ: Sưu tầm tài liệu, kết hợp với sách giáo khoa bài 42 và những kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi Nội dung 1 Phát triển bền vững là gì? Con người đang phải đối mặt với những vấn đề gì trong phát triển kinh tế. Đề xuất những giải pháp để hướng tới phát triển bền vững hiện nay. 2 Phân tích mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển bền vững. 3 Trình bày vấn đề môi trường ở nhóm nước đang phát triển: nguyên nhân, biểu hiện, giải pháp. 4 Chỉ ra sự khác nhau cơ bản nhất về vấn đề môi trường ở nhóm nước phát triển và đang phát triển. 5 Liên hệ thực tế các vấn đề môi trường ở nhóm nước đang phát triển đang diễn ra như thế nào ở Việt Nam. Ngoài những vấn đề trên, Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề gì? Phụ lục 4: KẾ HOẠCH LÀM VIỆC NHÓM I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên nhóm: 2. Chủ đề nghiên cứu của nhóm: 3. Nhóm trưởng: 4. Thư kí: II. CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM STT Họ và tên Chức vụ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... III. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Tên Công việc được giao Thời gian hoàn thành Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... IV. QUY ĐỊNH LÀM VIỆC NHÓM Quy định về giờ giấc Quy định về tiến độ Quy định về trách nhiệm của cá nhân Quy định về trách nhiệm của tập thể Chữ kí của các thành viên trong nhóm Phụ lục 5: BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 1. Tên nhóm: 2. Thời gian: Địa điểm: 3. Thành viên có mặt: Thành viên vắng mặt: 4. Người điều hành: 5. Thư kí: Những việc đã làm được Những việc chưa làm được Cách giải quyết Ý kiến đề xuất Người điều hành Thư kí Phụ lục 6: PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO CÁO Nội dung trình bày: Tên nhóm: Các thành viên: Thang điểm: 1 = Kém, 2 = Yếu, 3 = Khá, 4 = Tốt, 5 = Xuất sắc (Khoanh tròn điểm cho từng mục) Tiêu chí Yêu cầu Điểm Bố cục 1 Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem 1 2 3 4 5 2 Giới thiệu được cấu trúc của phần trình bày 1 2 3 4 5 3 Cấu trúc mạch lạc, lôgic 1 2 3 4 5 4 Nội dung phù hợp với tiêu đề 1 2 3 4 5 Nội dung 5 Nội dung chính rõ ràng, khoa học 1 2 3 4 5 6 Các ý chính có sự liên kết rõ ràng 1 2 3 4 5 7 Có liên hệ với thực tiễn 1 2 3 4 5 8 Có sự kết nối với kiến thức đã học 1 2 3 4 5 9 Sử dụng kiến thức của nhiều môn học 1 2 3 4 5 Lời nói, cử chỉ 10 Ngôn ngữ diễn đạt dễ hiểu, phù hợp lứa tuổi 1 2 3 4 5 11 Phát âm rõ ràng 1 2 3 4 5 12 Người trình bày thể hiện được cảm hứng 1 2 3 4 5 13 Giọng nói to, rõ ràng, khúc chiết 1 2 3 4 5 14 Âm lượng vừa phải,đủ nghe 1 2 3 4 5 15 Tốc độ trình bày vừa phải, hợp lí 1 2 3 4 5 16 Có giao tiếp bằng ánh mắt với người tham dự 1 2 3 4 5 17 Thể hiện được sự tự tin, nhiệt tình khi trình bày 1 2 3 4 5 Sử dụng công nghệ 18 Thiết kế sáng tạo, màu sắc hài hòa, thẩm mĩ cao 1 2 3 4 5 19 Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lí 1 2 3 4 5 20 Hiệu ứng hình ảnh dễ nhìn, dễ đọc 1 2 3 4 5 Tổ chức, tương tác 21 Cách dẫn dắt vấn đề thu hút sự chú ý của người dự 1 2 3 4 5 22 Có nhiều học sinh trong nhóm tham gia trình bày 1 2 3 4 5 23 Không bị lệ thuộc vào phương tiện, phối hợp nhịp nhàng giữa diễn giảng và trình chiếu 1 2 3 4 5 24 Trả lời được hết các câu hỏi của người đi dự 1 2 3 4 5 25 Phân bố thời gian hợp lí 1 2 3 4 5 Điểm trung bình: (Cộng tổng điểm chia cho 25 nếu sử dụng công nghệ, chia cho 22 nếu không sử dụng công nghệ) Chữ kí người đánh giá Phụ lục 7: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH HƯỚNG Họ và tên: Thuộc nhóm: Thang điểm: 1 = Kém, 2 = Yếu, 3 = Khá, 4 = Tốt, 5 = Xuất sắc (Khoanh tròn điểm cho từng mục) Tiêu chí Yêu cầu Điểm Ghi chép 1 Có ghi chép cá nhân 1 2 3 4 5 2 Nội dung ghi chép hợp lí 1 2 3 4 5 Tổ chức tương tác 3 Có phân công công việc cụ thể cho từng thành viên 1 2 3 4 5 4 Có ý kiến để nhận được phân công hợp lí trong nhóm 1 2 3 4 5 5 Có tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ thành viên khác 1 2 3 4 5 6 Thực hiện đúng các quy định do nhóm đề ra 1 2 3 4 5 Sưu tầm tài liệu 7 Hoàn thành nhiệm vụ được giao 1 2 3 4 5 8 Nguồn tài liệu phong phú, gắn với thực tế 1 2 3 4 5 9 Tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực bổ sung cho nhiệm vụ của bản thân 1 2 3 4 5 Điểm trung bình: (Cộng tổng điểm và chia cho 9) Chữ kí của người đánh giá Phụ lục 8: PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN KHI LÀM VIỆC NHÓM Nội dung tham gia: Tên nhóm: Tên các thành viên: Thang điểm: 1 = Kém, 2 = Yếu, 3 = Khá, 4 = Tốt, 5 = Xuất sắc (Khoanh tròn điểm cho từng mục) Tiêu chí Yêu cầu Điểm Thái độ học tập 1 Tuân thủ theo sự điều hành của giáo viên 1 2 3 4 5 2 Thể hiện sự hứng thú đối với nhiệm vụ được giao 1 2 3 4 5 3 Tích cực, tự giác trong học tập 1 2 3 4 5 4 Thể hiện sự ham hiểu biết, nếu có câu hỏi với giáo viên phải là câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề 1 2 3 4 5 Tổ chức, tương tác 5 Thể hiện được vai trò của thành viên trong nhóm 1 2 3 4 5 6 Các thành viên trong nhóm đều đóng góp ý kiến 1 2 3 4 5 7 Có sự sáng tạo trong hoạt động 1 2 3 4 5 8 Có những điểm mới để nhóm khác học tập 1 2 3 4 5 Kết quả 9 Sản phẩm đạt yêu cầu, có chất lượng 1 2 3 4 5 10 Các thành viên đều thể hiện được tất cả các giai đoạn 1 2 3 4 5 Điểm trung bình: (Cộng tổng điểm và chia cho 10) Chữ kí người đánh giá 8. Những thông tin cần được bảo mật Không có 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Đồ dùng dạy học trực quan môn Địa lí: Bản đồ, Atlat, phiếu học tập, ... - Phòng học bộ môn, máy tính, máy chiếu. - Học sinh lớp 10A1. 10. Đánh giá lợi ích thu được và dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Giáo viên dạy với 2 giáo án khác nhau ở hai lớp 10 có trình độ tương đương nhau: ở nhóm thực nghiệm giáo viên dạy theo giáo án sử dụng phương pháp dạy học dự án, còn ở nhóm đối chứng giáo viên dạy theo các phương pháp từ trước đến nay vẫn sử dụng. Qua quá trình thực nghiệm áp dụng phương pháp dạy học dự án tại các lớp tôi phụ trách giảng dạy có thể rút ra một số nhận xét như sau: Về mức độ tập trung chú ý của học sinh: - Ở nhóm thực nghiệm học sinh chú ý theo dõi, quan sát, luôn bị cuốn hút và lôi cuốn vào nội dung bài học và tích cực suy nghĩ, tìm tòi, giải quyết các tình huống học tập. Các em tích cực, chủ động và tự lực làm việc theo sự hướng dẫn của giáo viên, từ đó rút ra những kiến thức cần thiết cho mình, đồng thời rèn luyện được những kĩ năng cũng như phát triển được tư duy địa lí. - Còn ở nhóm đối chứng các em cũng tập trung, chú ý lắng nghe bài giảng của giáo viên nhưng chủ yếu thụ động lĩnh hội kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Trong nhóm lớp chỉ có một số học sinh khá, giỏi tích cực tham gia xây dựng bài. Về khả năng ghi nhớ kiến thức: Với phương pháp học và lĩnh hội kiến thức như trên, học sinh trong nhóm thực nghiệm sẽ ghi nhớ kiến thức chắc chắn và bền vững hơn học sinh nhóm đối chứng. Việc ghi nhớ của các em không phải ghi nhớ máy móc mà dựa trên hiểu biết và đi sâu tìm tòi, khám phá bản chất các sự vật, hiện tượng trên cơ sở tư duy liên hệ, so sánh và phân tích, tổng hợp. Về hứng thú học tập: Qua quan sát các giờ dạy cũng như kết quả điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến của giáo viên cho thấy học sinh nhóm thực nghiệm học tập sôi nổi hơn, rất hăng hái và có nhu cầu phát biểu ý kiến tham gia xây dựng bài, các em tìm kiếm kiến thức mới qua trao đổi, thảo luận, hợp tác, có sự cộng tác, tư vấn của giáo viên trong quá trình học tập. Về kết quả học tập: Sau quá trình dạy học, học sinh nhóm thực nghiệm đề đảm bảo lĩnh hội được kiến thức phổ thông cơ bản, ngoài ra còn có nhiều học sinh có khả năng giải thích, chứng minh, biết liên hệ, so sánh cũng như áp dụng vào các vấn đề thực tiễn. Về hiệu quả dạy học: - Với phương pháp dự án quá trình dạy học đảm bảo vừa đạt được mục tiêu bài học, giáo viên vừa tinh giản được nhiều khâu trong quá trình dạy học, giúp giờ học diễn ra nhẹ nhàng, sôi nổi, không đơn điệu. - Bài học thu hút được sự chú ý và phân hoá được học sinh. Cấu trúc bài học rõ ràng giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức. Tóm lại, kết quả thực nghiệm cho thấy việc áp dụng phương pháp dự án trong giảng dạy địa lí lớp 10 - Chương “Môi trường và sự phát triển bền vững” đã mang lại hiệu quả nhất định trong quá trình dạy và học. Để có thể áp dụng hiệu quả phương pháp này, giáo viên cần phải được trang bị những hiểu biết về lý luận cũng như thực tế của phương pháp để có thể ứng dụng linh hoạt trong việc dạy học của mình, vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại, vừa đáp ứng được yếu cầu mới của đất nước. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Thông qua các tiết dự giờ có áp dụng phương pháp dự án, các giáo viên trong nhóm, tổ chuyên môn cũng như trong tập thể nhà trường cũng đã thấy được hiệu quả của phương pháp mang lại về mặt kiến thức cũng như các kĩ năng, năng lực mà học sinh được hình thành qua giờ học. Bản thân các giáo viên dự giờ cũng hào hứng với những nội dung học sinh mang tới cũng như khả năng sáng tạo của các em cách thể hiện vấn đề. Nhiều giáo viên đã rút ra được những bài học kinh nghiệm nhất định cho việc giảng dạy của cá nhân khi thực hiện. Có thể khẳng định, phương pháp dự án là phương pháp rất phù hợp cho việc giảng dạy môn Địa lí lớp 10 - Chương “Môi trường và sự phát triển bền vững”. Đồng thời, cũng có thể áp dụng nhân rộng phương pháp này với các nội dung khác trong chương trình và các lớp khối học khác để thu được những hiệu quả nhất định và mang tới sự hứng thú của học sinh đối môn học trong điều kiện khối học xã hội đang mất đi “chỗ đứng” như hiện nay. 11. Danh sách các tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử STT Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 10A1 Trường THPT Nguyễn Thái Học - Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Chương “Môi trường và sự phát triển bền vững” - Môn Địa lí lớp 10 , ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị , ngày tháng năm Tác giả sáng kiến Đào Thị Thúy Hoa
File đính kèm:
- skkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_trong_giang_day_dia_l.docx