SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất ,năng lực học sinh thông qua dạy học chủ đề: “Các quy luật kinh tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa” môn Giáo dục công dân Lớp 11

Một số vấn đề chung về dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

2.1 Khái niệm năng lực:

- Năng lực :Là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ, niềm tin, giá trị

 vào việc thực hiện các nhiệm vụ trong những hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn.

- Năng lực chung: Là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi . . .làm nền

tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp.

Năng lực chung được hình thành và phát triển từ nhiều môn học.

- Năng lực chuyên biệt :Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ

sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt. Năng lực chuyên

biệt sẽ được hình thành và phát triển trong môn học hoạt động giáo dục.

2.2 Chương trình giáo dục định hướng năng lực.

Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy

học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất nhân cách, chú trọng năng

lực vận dụng tri thức trong những tình hướng thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con

người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương

trình này nhằm nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình

nhận thức.

Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định

hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là

“ sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lí chất lượng dạy học

chuyển từ việc điều khiển”đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học

tập của học sinh.

*Các năng lực mà môn GDCD hướng tới:

- Những năng lực chung

+ Năng lực tự chủ và tự học

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác

+Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

- Những năng lực đặc thù

+Năng lực ngôn ngữ,

+Năng lực tính toán,

+Năng lực khoa học,+ Năng lực công nghệ,

+Năng lực tin học,

+ Năng lực thẩm mĩ,

+ Năng lực thể chất.

pdf36 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất ,năng lực học sinh thông qua dạy học chủ đề: “Các quy luật kinh tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa” môn Giáo dục công dân Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âng haøng hoaù.
 *Muïc tieâu : 
 Veà kieán thöùc: 
 - Hieåu ñöôïc moái quan heä cung - caàu,nội dung cuûa quan heä cung -
caàu trong saûn xuaát vaø löu thoâng haøng hoaù.
 Veà kyõ naêng 
 Bieát giaûi thích aûnh höôûng cuûa giaù caû thò tröôøng ñeán
cung - caàu cuûa moät loaïi saûn phaåm ôû ñòa phöông. 
 C¸c kÜ n¨ng sèng ®îc gi¸o dôc :
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
Kỹ năng giải quyết vấn đề
 Kỹ năng hợp tác, 
 Veà thaùi ñoä : Coù yù thöùc tìm hieåu moái quan heä cung - caàu
caàu trong saûn xuaát vaø löu thoâng haøng hoaù.
Định hướng phát triển năng lực:
 Năng lực hợp tác
Năng lực tư duy
 Năng lực phân tích so sánh
Năng lực xử lý tình huống. 
*Nội dung hoạt động: Hoạt động nhóm tìm hiểu nội dung quan hệ cung cầu.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, giao cho các nhóm các câu hỏi,yêu cầu học sinh
trả lời các câu hỏi để tìm hiểu về nội dung quan hệ cung cầu:
 Nhóm 1: Cung – cầu tác động lẫn nhau như thế nào? Cho ví vụ minh họa?
 Nhóm 2: Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả như thế nào? Cho ví vụ minh họa?
 Nhóm 3: Giá cả ảnh hưởng đến cung như thế nào? Cho ví vụ minh họa?
 Nhóm 4: Giá cả ảnh hưởng đến cầu như thế nào? Cho ví vụ minh họa?
- HS:+ Làm việc cá nhân 2 phút, thảo luận theo câu hỏi đã cho trong nhóm từ 3-4 phút
 + Cử đại diện nhóm lên trình bày nội dung đã thảo luận.
 + Nhóm khác bổ sung, nêu câu hỏi làm rõ vấn đề.
- GV: Theo dõi quá trình thảo luận của HS, nhận xét, bổ sung và kết luận.
 + Cung – Cầu tác động lẫn nhau
 Khi cầu tăng => mở rộng SX => cung tăng
 Khi cầu giảm => SX giảm => cung giảm
 + Cung – Cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường
 Khi Cung = Cầu thì giá cả = giá trị
 Khi Cung > Cầu thì giá cả < giá trị
 Khi Cung giá trị
 + Giá cả ảnh hưởng đến Cung – Cầu
 Giá cả tăng => mở rộng SX => cung tăng và cầu giảm khi thu nhập không tăng
 Giá cả giảm => sản xuất giảm => cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không
tăng
4.2.2.5: Hiệu quả khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.
 - Dạy học theo nhóm giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học 
tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghệm, giải quyết vấn đề có 
liên quan đến bài học. Tương tác tốt sẽ làm cho hiệu quả của việc giáo dục cảu giáo viên
được tăng cường, hình thành được phẩm chất năng lực cho học sinh những người công 
dân trong tương lai.
 - Kĩ năng làm việc theo nhóm giúp ích đắc lực cho việc hình thành năng lực hợp tác 
– một trong những năng lực cơ bản cần xác lập cho học sinh theo chương trình giáo dục 
phổ thông mới. Khi có được kĩ năng làm việc theo nhóm giúp các em khai thác thế mạnh
theo nhóm, vừa có khả năng suy nghĩ làm việc độc lập và đưa ra ý kiến dựa trên tinh 
thần đồng đội.
 - Bài giảng GDCD trở nên sâu sắc, bền vững, dễ hiểu và nhớ nhanh hơn nhờ được 
giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.
 - Trong hợp tác gữa học sinh với nhau tạo được không khí cởi mở giúp học sinh thoải
mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe ý kiến của thành 
viên khác, từ đó việc tiếp nhận tri thức từ bài giảng nhanh hơn, hiệu quả hơn.
 4.2.3:Kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp đóng vai.
 4.2.3.1: Thế nào là phương pháp đóng vai 
 Là phương pháp tổ chức cho người học thực hành “ thử” một cách ứng xử nào đó 
trong một tình huống giả định đây là phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh suy nghĩ 
sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kện cụ thể mà họ quan sát được. 
Việc “ diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự 
thảo luận sau phần diễn ấy.
4.2.3.2 Quy trình thực hiện:
Bước 1:Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm giao tình huống yêu cầu đóng vai cho 
nhóm.
Trong đó qui định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
Bước 2: Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
Bước 3: Thể hiện kịch bản
Bước 4:Lớp thảo luận nhận xét
 Bước 5: Giáo viên kết luận
 4.2.3.3 Ưu điểm và hạn chế
*Ưu điểm: 
Học sinh được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong 
môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, gây hứng thú và chú ý cho học 
sinh, tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh, khích lệ sự thay đổi thái độ, 
hành vi của học sinh theo hướng tích cực, có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời 
nói hoặc việc làm của các vai diễn.
*Hạn chế:
Nếu học sinh đóng vai không hiểu rõ vai trò của mình thì sẽ không thu được kết 
quả như mong muốn, có khi kết quả ngược lại, nếu không có yếu tố hóa trang hoặc đạo 
cụ thì sẽ giảm hiểu quả của giờ học, không tạo được hứng thú của học sinh. Người đóng 
vai ít có kinh nghiệm và khả năng diễn đạt sẽ làm cho lớp học không tập trung hoặc rối 
nhiễu.
 4.2.3.4: Ví dụ minh họa. 
Giáo viên sử dụng phương pháp đóng vai để tiến hành hoạt động khởi động khi dạy
phần Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa 
* Mục tiêu:
 Kiến thức: 
Kích thích học sinh tìm hiểu vấn đề cạnh tranh trong saûn xuaát vaø löu thoâng
haøng hoaù.
 Kĩ năng:
 - Nhaän xeùt ñöôïc vaøi neùt veà tình hình caïnh tranh trong saûn
xuaát vaø löu thoâng haøng hoaù ôû ñòa phöông.
 Thái độ: 
 - UÛng hoä caùc bieåu hieän tích cöïc, pheâ phaùn caùc bieåu hieän
tieâu cöïc cuûa caïnh tranh trong saûn xuaát vaø löu thoâng haøng
hoaù.
 Định hướng năng lực cần hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề.
 NL tự điều chỉnh hành vi phù hợp với PL và chuẩn mực đạo đức.
 NL hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: NL tư duy phê phán, NL thu thập và xử lí thông tin
*Cách tiên hành:
 Giáo viên cho 3 học sinh trong đó 2 em đóng người bán hàng và 1 em đóng người 
mua hàng diễn ra cạnh tranh nhau trong quá trình bán hàng.
Giáo viên nên chọn 3 học sinh có khả năng diễn đạt tốt và mạnh dạn trước đông người
Để phương pháp đóng vai có hiệu quả, giáo viên nên cho học sinh chuẩn bị trước 1 tuần 
và yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị phong thái có thể đóng luôn trên lớp, chuẩn bị một số 
đạo cụ,lời thoại để đóng vai.
Chỉ trong 2-3 phút các em thể hiện khá thành công.
Giáo viên dẫn dắt vào nội dung cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. 
 4.2.3.5: Hiệu quả khi sử dụng phương pháp đóng vai.
 - Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn GDCD làm cho tiết học sinh 
động, học sinh hứng thú. Qua đóng vai phát triển cho các em kĩ năng giải quyết một tình 
huống trong thực tiễn liên quan đến bài học. 
- Phương pháp đóng vai gây được hứng thú và sự chú ý cho người học 
- Rèn luyện cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đông người
- Đóng vai khích lệ thay đổi thái độ hành vi của người học theo hướng định trước. 
Ta có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai 
diễn.
- Phương pháp đóng vai buộc giáo viên và học sinh phải dành thời gian để chuẩn bị 
bài trên lớp, điều đó sẽ nâng cao được hiệu quả dạy học bộ môn.
 4.2.4: Kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp trò chơi. 
 4.2.4.1: Thế nào là phương pháp thảo trò chơi ? 
Là phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ tổ chức cho các em học sinh tìm hiểu về 
một vấn đề nào đó thông qua chơi trò chơi. Và phương pháp này thuộc danh sách các 
phương pháp dạy học mới giúp tăng sự kích thích, hứng thú tìm hiểu vấn đề của học 
sinh.
4.2.4.2 Quy trình thực hiện:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), 
quản trò, trọng tài.
- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ)
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những 
điều người chơi không được làm
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có)
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, 
những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt 
giải.
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. 
4.2.4.3 Ưu điểm và hạn chế.
* Ưu điểm
- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt
hơn sự chú ý của các em với bài học.
- Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó giảm tính 
chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.
- Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác 
cho HS.
* Hạn chế:
- Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.
- Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi.
*Một số điều cần lưu ý
Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học môm GDCD ở tất 
cả các lớp của bậc học phổ thông.
Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau:
- Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:
+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương 
trình.
+ Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS
phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
+ Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS 
tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ.
- Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú 
học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một 
cách có hiệu quả.
4.2.4.4: Ví dụ minh họa.
Giáo viên sử dụng phương pháp trò chơi khi dạy nội dung tính hai mặt của cạnh
tranh. 
*Mục tiêu:
 Kiến thức: 
Học sinh hiểu được mặt tích cực và hạn chế cuûa caïnh tranh.
 Kĩ năng:
 - Phaân bieät maët tích cöïc vaø maët haïn cheá cuûa caïnh tranh
trong saûn xuaát vaø löu thoâng haøng hoaù.
 - Nhaän xeùt ñöôïc vaøi neùt veà tình hình caïnh tranh trong saûn
xuaát vaø löu thoâng haøng hoaù ôû ñòa phöông.
Thái độ: 
 - UÛng hoä caùc bieåu hieän tích cöïc, pheâ phaùn caùc bieåu hieän
tieâu cöïc cuûa caïnh tranh trong saûn xuaát vaø löu thoâng haøng
hoaù.
Định hướng năng lực cần hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề.
 NL tự điều chỉnh hành vi phù hợp với PL và chuẩn mực đạo đức.
 NL hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: NL tư duy phê phán, NL thu thập và xử lí thông tin
* Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành 2 đội chơi và công bố thể lệ trò chơi: 
 + Hai đội rút thăm lựa chọn vấn đề mà đội mình sẽ bảo vệ: Mặt tích cực hoặc mặt tiêu
cực của cạnh tranh; 
 + Mỗi đội thảo luận thảo luận theo bàn trong 2 phút sau đó chuyển kết quả thảo luận
cho 1 bạn đại diện, bạn đại diện cùng 2-3 bạn khác tổng hợp ý kiến cả đội trong 2 phút.
 + Đại diện từng đội lần lượt đưa ra ý kiến của mình để bảo vệ vấn đề của đội; 2 đội có
5 phút để chuẩn bị; các thành viên của đội có thể bổ sung ý kiến cho bạn đại diện đội
mình trong quá trình trò chơi diễn ra. 
- Hai đội tiến hành thảo luận và thực hiện trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
- GV nhận xét hiệu quả của hai đội chơi.
- GV kết luận: Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất và lưu
thông hàng hóa vừa có mặt tích cực, vừa có mặt hạn chế nhưng mặt tích cực là cơ bản,
mang tính trội, còn mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được Nhà nước điều tiết thông qua
giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội thích hợp. 
+ Mặt tích cực của cạnh tranh.
 Kích thích LLSX, KH-KT phát triển và NSLĐ xã hội tăng.
 Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào phát triển kinh tế.
 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong hội
nhập kinh tế quốc tế.
+. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
 Làm cho môi trường sinh thái bị mất cân bằng.
 Xuất hiện những thủ đoạn phi pháp bất lương.
 Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.
4.2.4.5: Hiệu quả khi sử dụng phương pháp trò chơi.
 Qua trò chơi, người chơi còn có thể được rèn luyện về thể lực, rèn luyện về các giác 
quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè đồng đội trong nhóm, 
tổ. . .
 Trò chơi là một hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí.Thông qua trò 
chơi học sinh có điều kiện "Học mà chơi, chơi và học". Khi tham gia vào các trò chơi 
học sinh sẽ được tưởng tượng và suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống, cách lập luận để 
đạt kết quả cao. 
 Thông qua trò chơi tạo được không khí vui tươi hồn nhiên, nhẹ nhàng sinh động 
trong giờ học. Giúp cho khía cạnh khô khan của vấn đề học tập được giảm nhẹ và ghi 
nhớ của học sinh trở nên vững chắc hơn. Giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách tích 
cực và tự giác.Việc kết hợp sử dụng hình thức trò chơi trong học tập sẽ đưa lại hiệu quả 
cao trong dạy học. 
 Phương pháp trò chơi được sử dụng sẽ có tác dụng tích cực nhằm thay đổi hình thức
học tập và thông qua trò chơi không khí lớp học sẽ trở nên thoải mái, dễ chịu, việc tiếp 
thu kiến thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
5. Thực nghiệm sư phạm. 
 5.1. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm: 
+Thực hiện dạy ở 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng có năng lực tương đương .
+ Lớp đối chứng:11A1 và 11A2: Lớp thực nghiệm: 11T1 và 11T2.
+ Cách tiến hành:
 - Lớp 11A1 và 11A2 dạy không sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
 - Lớp 11T1 và 11T2 dạy sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
 5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm. 
 Qua những lá phiếu thăm dò hai lớp 11T1 và 11T2 với 85 học sinh và câu hỏi kiểm 
tra giống nội dung câu hỏi ở 2 lớp 11A1 và 11A2 đã thu được kết quả như sau:
 Bảng 1: 
Nội dung Lớp 11 A1 – 11 A2
Số học sinh yêu thích môn GDCD 65%
Số học sinh nắm vững kiến thức 76%
Số học sinh biết cách vận dụng thực tiễn 55%
Số học sinh biết cách xử lí các tình huống 30%
Bảng 2
Lớp
Tổng số
bài
Số bài
giỏi
Số bài
khá
Số bài
TB
Số bài
yếu
Số bài
kém
Thực nghiệm 85 4 66 15 0 0
Đối chứng 88 2 44 38 4 0
Tỉ lệ (%)
Thực nghiệm 100 4,7 77,6 17,7 0 0
Đối chứng 100 2,27 50 43,18 4,55 0
* Nhận xét
Thông qua kết quả này ta thấy, kết quả thực nghiệm ở lớp thực nghiệm cao hơn
lớp đối chứng :
- Tỉ lệ học sinh đạt khá giỏi ở lớp thực nghiệm (82,3%) cao hơn tỉ lệ học sinh đạt
khá giỏi ở lớp đối chứng (52,27%).
- Tỉ lệ học sinh yếu ở lớp thực nghiệm là không có nhưng ở lớp đối chứng vẫn còn
và chiếm 4,55%.
- Còn tỉ lệ học sinh TB ở lớp thực nghiệm (17,7%) thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ
học sinh TB ở lớp đối chứng (43,18%)
5.3. Kết luận thực nghiệm
Qua thực nghiệm, ta thấy rõ hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học tích
cực ở lớp thực nghiệm nên tỉ lệ bài khá giỏi chiếm phần lớp. Ngược lại ở lớp đối chứng,
chất lượng thấp hơn rất nhiều và chiếm tỉ lệ TB tương đối lớn.
Ngoài ra, khi quan sát học sinh ở các lớp trong các tiết dự giờ cũng thấy rõ sự
khác biệt giữa hai lớp này. Lớp thực nghiệm, mức độ hoạt động tích cực của học sinh
trong giờ học biểu hiện khá rõ, không khí học tập sôi nổi, học sinh thực sự cuốn hút vào
các hoạt động học tập. Lớp đối chứng, giáo viên chủ yếu đưa ra hệ thống câu hỏi theo
dạng vấn đáp với nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Học sinh thụ động ngồi nghe
và rất ít có ý kiến xây dựng bài nên giảm tính sôi nổi trong các giờ học. Kết quả đáng ghi
nhận là sau gần 1 năm học tổ chức thực nghiệm phần lớn học sinh đã mạnh dạn hơn rất
nhiều, kể cả những em rụt rè nhất trong lớp.
Đứng trước kết quả đầy khả quan ấy, cho phép chúng ta có cơ sở để áp dụng rộng 
rãi hơn nữa phương pháp này vào thực tiễn
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
 Phát huy tính tích cực ở học sinh trong học tập môn GDCD là một yêu cầu đối với giáo
viên và và mong muốn của các em học sinh.
Môn GDCD có một vị trí quan trọng trong hệ thống các môn học ở trường phổ
thông bởi nó góp phần hình thành thế giới quan lành mạnh ở học sinh, giúp học sinh biết
phân biệt lẽ phải, trái; biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác; biết sống trung
thực, khiêm tốn, dũng cảm, biết yêu thương và vị tha.
Đặc biệt, những kiến thức của môn giáo dục công dân giúp học sinh hình thành
những kỹ năng sống cơ bản để vững vàng bước vào đời: ý thức tổ chức kỷ luật, có thái
độ đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành pháp luật. Mặc dầu có tầm quan trọng
như vậy, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, chất lương dạy và học môn học này trong thời
gian qua còn có nhiều bất cập. 
Lựa chọn phương pháp phù hợp, mềm hóa kiến thức và sinh động tiết dạy, tăng
cường khả năng tự học cho học sinh là một trong những yêu cầu thường xuyên trong các
giờ học GDCD tại trường THPT Đô Lương 1. Để làm được điều đó giáo viên và học
sinh đã và đang nỗ lực hết mình cùng hợp tác, điều chỉnh để dần trở thành một trong
những dạng hoạt động tiêu biểu đặc trưng của bộ môn. Qua cách học trên học sinh đã tự
tin, mạnh dạn, sáng tạo hơn rất nhiều. Thông qua đó các em hiểu hơn về tinh thần hợp
tác, tính tập thể, rèn luyện tính chủ động và giải quyết các nhiệm vụ học tập. 
Về phía giáo viên, khi áp dụng các kinh nghiệm trên sẽ bớt đi áp lực kiến thức
trong mỗi bài, chúng ta cũng không phải tiến hành nhiều phương pháp trong một lúc,
không cần nói nhiều, không cần ghi nhiều mà chỉ cần quan sát, theo dõi, nhận xét bổ
sung để hướng các em vào nội dung trọng tâm. Có lúc chúng ta cũng sẽ học hỏi được
nhiều từ sự sáng tạo, trong các sơ đồ bài học và bản đồ tư duy vì các em có kiến thức
tổng hợp các môn khoa học rất tốt. Có một điều thú vị nữa là, với những tiết học như thế
này ta dễ dàng bắt gặp tâm lý thoải mái, sự hào hứng, háo hức của những người làm chủ
giờ học đó là các em học sinh và có lẽ như thế này chúng ta mới phát huy được tính
tích cực theo đúng nghĩa của đổi mới phương pháp dạy học.
Qua việc áp dụng các kinh nghiệm trên chúng tôi đã khẳng định được vai trò, vị
trí bộ môn trong nhà trường, thay đổi được những nhận thức chưa đúng của học sinh
trước đây về bộ môn và với những thành công như đã nêu chúng tôi mong muốn rằng
kinh nghiệm sẽ được nhân rộng và triển khai ở các trường THPT trên địa bàn.
2. Kiến nghị:
a. Đối với Sở GD – ĐT.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động chuyên môn sâu rộng để tạo điều kiện cho giáo
viên được giao lưu học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
- Giới thiệu một số nguồn tư liệu tham khảo.
- Động viên, khuyến khích giáo viên làm đồ dung dạy học.
b. Đối với BGH nhà trường.
- Có quan điểm nhìn nhận đúng vai trò môn học GDCD trong nhà trường.
- Khuyến khích, động viên và có chính sách hỗ trợ nhất định trong việc làm đồ
dùng dạy học.
- Với đội ngũ giáo viên ít, giảng dạy nhiều lớp nên kính mong BGH tạo điều kiện
phù hợp để giáo viên GDCD hoàn thành tốt nhiệm vụ.
c. Đối với giáo viên.
- Phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
- Thường xuyên cập nhật thông tin để đảm bảo tính mới, tính thực tiễn của bộ
môn.
- Đầu tư trong soạn giáo án, nhiệt tình trong giảng dạy.
- Mạnh dạn thay đổi cách dạy, cách học cho phù hợp đối tượng và đảm bảo sinh
động, hiệu quả sau mỗi tiết dạy.
- Tích cực dự giờ, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học..
Trên đây là một số kinh nghiệm nhằm phát huy tính tích cực ở học sinh trong học
tập môn GDCD tại trường THPT Đô Lương 1 - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An, chắc
chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô,
các anh, chị, các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa GDCD 11- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Sách giáo khoa GDCD 11- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD trường THPT-
Bộ GD & ĐT.
Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK môn GDCD 11 - Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam.
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh – Bộ GD & ĐT.
Một số thông tin, tài liệu từ mạng Internet

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_nham_phat_t.pdf
Sáng Kiến Liên Quan