SKKN Sử dụng mô hình Lớp học đảo ngược với sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực học sinh thông qua chủ đề “Các lực cơ học”- Vật lí 10
1.1.2. Ưu điểm của mô hình lớp học đảo ngược
- GV có nhiều thời gian để theo dõi quan sát hoạt động của HS, có điều kiện
tập trung cho nhiều đối tượng HS khác nhau.
- HS có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình, chủ động, tự chủ học
tập.
- Tăng cường khả năng tương tác, tương tác ngang hàng giữa các HS với
nhau.
- HS có nhiều cơ hội học tập và trao đổi với giáo viên cũng như bạn bè.
- HS tự quyết định tốc độ học phù hợp, có thể xem nhanh hoặc xem lại nhiều
lần khi chưa hiểu, qua đó làm chủ việc học của mình.
- Hỗ trợ các HS vắng mặt nhờ các bài học luôn trực tuyến và được lưu trữ
lại.
- HS tiếp thu tốt hơn có thể được chuyển tiếp đến các chương trình học cao
hơn mà không ảnh hưởng gì đến các bạn còn lại.
- Phụ huynh có nhiều cơ hội hỗ trợ cho HS chuẩn bị bài tốt hơn trong thời
gian tự học ở nhà.
1.1.3. Hạn chế của mô hình lớp học đảo ngược
- Không phải mọi HS đều có đủ điều kiện về máy vi tính và kết nối Internet
để tự học trực tuyến.
- Việc tiếp cận với nguồn học liệu có thể khó khăn với một số em chưa có kĩ
năng về CNTT và mạng Internet. Tốc độ mạng không phải lúc nào cũng ổn định để
thuận lợi khi học tập.
- Để kích thích và tạo động lực cho HS thì GV phải có kiến thức về CNTT ở
một mức độ nhất định, phải đầu tư thời gian và công nghệ lớn.
- Hiệu quả mô hình phụ thuộc vào ý thức và thái độ học tập của học sinh.
Những phân tích trên có thể cho thấy chỉ phù hợp với một số bài học chứ
không thể áp dụng đại trà, chỉ thành công khi có các phương tiện học tập phù hợp.
Ngoài ra, vai trò của GV trong việc thiết kế, điều hướng, hỗ trợ HS trong các
hoạt động nhóm trên lớp cũng rất quan trọng, quyết định sự thành công của mô hình.
hiểu sâu hơn chủ đề được học so với khi học tập độc lập, đồng thời các kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự học cũng được nâng cao hơn. Đặc biệt, mô hình được áp dụng ở chủ đề liên quan đến thực tế, các em tự mình có thể làm thí nghiệm rút ra kết quả làm tăng tính thuyết phục có thể tìm hiểu sâu hơn thế giới tự nhiên.. để các em ngày càng đam mê học tập nói chung và bộ môn vật lí nói riêng. Đề tài đã tiến hành tổ chức thử nghiệm mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của CNTT chủ đề “ các lực cơ học” vật lí 10 tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn nơi tôi đang công tác. Qua thực tế đã khẳng định vận dụng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của CNTT đã tạo ra không khí học tập sôi nổi, học sinh hoạt động tích cực và kích thích được khả năng tìm tòi sáng tạo ở các em. Các em được tự làm thí nghiệm lực đàn hồi, lực ma sát, được tìm hiểu các vấn đề thực tế liên quan đến lực hấp dẫn, lực hướng tâm, được ứng dụng công nghệ 4.0 trong học tập giúp các rèn luyện nhiều kĩ năng và phát triển phẩm chất một cách toàn diện. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm, “sử dụng mô hình lớp học đảo ngược với sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm phát triển các phẩm chất năng lực của học sinh thông qua chủ đề “các lực cơ học” – vật lí 10, tôi cũng đã tự nâng cao kĩ năng công nghệ thông tin, học hỏi thêm được phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy. Đồng thời, là cơ hội tốt giúp tôi bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn. Không những thế, qua đây tôi cũng muốn trao đổi với đồng nghiệp để làm sao khơi dậy hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học. 50 Tuy nhiên, phạm vi đề tài chỉ thực hiện trong dạy học chủ đề “các lực cơ học” - vật lí 10 cũng như chỉ tìm hiểu 2 công cụ hỗ trợ dạy học là Youtube và Kahoot!. Vì vậy, hướng phát triển tiếp tục của đề tài sẽ là tìm hiểu thêm các công cụ hỗ trợ dạy học hiệu quả hơn nữa và nhân rộng mô hình lớp học đảo ngược với sự trợ giúp của CNTT trong nhiều chủ đề vật lí 10,11,12. Đối chiếu với nhiệm vụ của đề tài đặt ra, nội dung nghiên cứu đã giải quyết trọn vẹn các nhiệm vụ của đề tài. 2. Đề xuất, kiến nghị khả năng áp dụng 2.1. Đối với học sinh - Thay đổi phương pháp tự học tại lớp và tự học ở nhà là phương pháp tối ưu nhất để làm chủ kiến thức, làm chủ bản thân. Các em phải rèn ý thức đó khi còn ngồi trên ghế nhà trường có như vậy mới giúp các em thành công trong cuộc sống. - Các em cần tăng khả năng tìm kiếm thông tin cũng như ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập để rèn luyện những kĩ năng, phẩm chất cần thiết cho việc học tập hiện tạo cũng như trong tương lai. 2.2. Đối với giáo viên - Mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của CNTT có thể sử dụng để giảng dạy nhiều nội dung chương trình vật lí phổ thông vì vậy nên tiếp tục triển khai mô hình ở những nội dung kiến thức vật lí khác. - Cần xây dựng nền tảng CNTT và triển khai bồi dưỡng, nâng cao trình độ CNTT cho GV, tạo điều kiện để đáp ứng tốt hơn cho quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực như hiện nay. Bên cạnh đó, tự bản thân mỗi giáo viên cũng không ngừng nâng cao trình độ CNTT của mình. - Giáo viên nên linh hoạt trong việc ứng dụng CNTT để tổ chức hoạt động luyện tập cho học sinh. - Giáo viên nên biết khắc phục khó khăn như phòng học, thiết bị, sĩ số, trình độ học sinh,...tại cơ sở đơn vị mình để có thể đạt được hiệu quả về phương pháp dạy học mới. - Trong các sản phẩm học tập như bài thuyết trình Power –point hay các video thí nghiệm giáo viên không nên áp đặt học sinh phải làm theo ý cá nhân mình, mà khuyến khích sự sáng tạo miễn là đúng qui trình và bản chất vật lí. Giáo viên có thể thay đổi cách kiểm tra đánh giá cho điểm thường xuyên bằng cách chấm điểm đối với các sản phẩm học tập của các em, hay đánh giá hiệu quả làm việc nhóm... để khuyến khích các em có động lực học tập. 2.3. Đối với nhà trường - Tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất như máy chiếu, mạng wifi, các dụng cụ thiết bị thí nghiệm để giáo viên và học sinh có thể áp dụng mô hình lớp học đảo ngược với sự trợ giúp của CNTT. 51 - Khuyến khích giáo viên, học sinh ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy. - Có thể tập huấn nội bộ những phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT hiệu quả, có tính mới trong nhà trường để mô hình được nhân rộng. 2.4. Đối với các sở giáo dục và đào tạo: - Tổ chức các chuyên đề trao đổi về đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là những chuyên đề có ứng dụng CNTT để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học. - Bổ sung các tài liệu tham khảo về các phương pháp dạy học mới tới các phân môn trong nhà trường. Trong quá trình thực hiện đề tài, do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân tôi là giáo viên dạy bộ môn Vật lí nhưng là giáo viên nữ nên trình độ CNTT, truyền thông cũng hạn chế. Việc chọn, chia sẻ cho học sinh video, biên soạn các phiếu học tập và bộ câu hỏi trên Kahoot có thể chưa hợp lí rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để đề tài hoàn thiện hơn và hữu ích hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành sáng kiến này. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên vật lý 10 của Bộ giáo dục và đào tạo. 2. Hoàng Giang Quỳnh Anh (2014), Làm thế nào để đảo ngược lớp học. Tạp chí công nghệ giáo dục, chuyên đề Học tập Thời đại số. Đại học FPT, tháng 9, tr.50-53 3. Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 . NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TW 8 KHÓA XI VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. 4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn vật lí. 5. Đinh Quang Báo (1998), Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược trong phát triển giáo dục Việt Nam (Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của tự học trong đào tạo ở bậc đại học), NXB Giáo dục, Hà Nôi, tr. 160-166. 6. Mai văn Trinh (2001), Nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông nhờ việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Đại học Vinh. 7. Rubakin N.A (1982), Tự học như thế nào? (Nguyễn Đình Côi dịch ), NXB Thanh niên, Hà Nội. 8. Nguyễn Đình Thúc (2013), Dạy học tương tác trên nền IT- Một môi trường triển khai minh họa, Kỷ yếu Hội thảo về kiến trúc và công nghệ e-Learning - Lần thứ 5, ĐH Sư Phạm TPHCM. 9. Đặng Thị Thuy Thùy (2014), Xu hướng phát triển giáo dục E-Learning trong Kỷ nguyên Online tại Viêt Nam và các xu thế E-Learning trên thế giới (Topica), Hội thảo “Internet Day 2014: Kỷ nguyên Online”, TP. Hồ Chí Minh. 10. Nguồn Youtube. 11. Nguồn Google. 53 PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG VÀ GỢI Ý ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 1.Bài lực hấp dẫn Giáo viên cung cấp linhk học tập và nhóm trưởng phân công nhiệm vụ. Ảnh nhóm 1 báo cáo bài lực hấp dẫn. Hình ảnh lưu trên kahoot 54 Hình ảnh học sinh có kết quả luyện tập cao nhất Gợi ý đáp án phiếu học tập *Định luật vạn vật hấp dẫn Lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích 2 khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoản cách giữa chúng. 1hdF 2hdF m2 m1 r *Hệ thức 1 2 2hd m m F G r Trong đó: m1; m2 là khối lượng của 2 chất điểm. (kg) r: khoảng cách giữa chúng (m) 2 11 2 . 6,67.10 N m G kg : Gọi là hằng số hấp dẫn *Trọng lực của một vật là lực hấp dẫn giữa trái đất và vật đó. Trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực của vật. 55 Biểu thức của trọng lực theo ĐLVVHD: 2 .m M P G R h (1) Trong đó: m: là khối lượng của vật h: độ cao của vật so với mặt đất M: Khối lượng trái đất R: Bán kính trái đât. Theo ĐL II Niu-tơn: P = m.g (2) Suy ra: 2 .GM g R h Nếu vật ở gần mặt đất 2 .G M h R g R 2. Bài lực đàn hồi Ảnh giáo viên cung cấp link video học tập cho lớp và video thí nghiệm của nhóm. Ảnh học sinh báo cáo kết quả 56 Hình ảnh lưu trên Kahoot Hình ảnh học sinh có điểm số cao nhất trong hoạt động luyện tập Gợi ý đáp án phiếu học tập bài lực đàn hồi *Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo - Đặt ở 2 đầu lò xo, nơi tiếp xúc với vật làm lò xo biến dạng. - Phương trùng với phương của trục lò xo. - Chiều ngược chiều của ngoại lực gây biến dạng hay ngược chiều biến dạng. Cụ thể: + Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào phía trong. + Khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài. * Định luật Hook(Huc): Nội dung: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. Biểu thức: lkFdh 57 Trong đó: k: độ cứng của lò xo (hệ số đàn hồi): N/m l: độ biến dạng của lò xo *Chú ý: - Đối với dây cao su hay dây thép, lực đàn hồi xuất hiện khi bị ngoại lực kéo dãn: Fdh T (Điểm đặt và hướng giống lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn) - Đối với mặt tiếp xúc bị biến dạng khi bị ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc 3. Bài lực ma sát Ảnh giáo viên cung cấp link video bài lực ma sát và video làm thí nghiệm của nhóm Ảnh học sinh báo cáo kết quả học tập Ảnh lưu trên kahoot 58 Gợi ý đáp án phiếu học tập * Đặc điểm của lực ma sát trượt. - Điểm đặt: tại chỗ tiếp xúc giữa hai bề mặt. - Phương: song song với bề mặt tiếp xúc. - Chiều: ngược chiều với vận tốc tương đối của vật chuyển động. * Độ lớn của lực ma sát trợt. - Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật - Tỉ lệ với độ lớn của áp lực - Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng hai mặt tiếp xúc - Công thức tính độ lớn lực ma sát trượt: = . Trong đó: Fmst Là lực ma sát trượt (N); N là Là áp lực (N) . Là hệ số ma sát trượt Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc . Được dùng để tính độ lớn của lực ma sát trượt. * Ứng dụng của lực ma sát trượt Vừa có lợi, vừa có hại: Ma sát trượt có hại khi cản trở chuyển động, làm mòn các chi tiết máy. Biện pháp: tra dầu mỡ công nghiệp. 59 4. Lực hướng tâm Ảnh giáo viên cung cấp link video học tập và sản phẩm của học sinh. Hình ảnh học sinh báo cáo cáo sản phẩm học tập. Ảnh lưu trên Kahoot 60 Hình ảnh học sinh giải thích đáp án Gợi ý đáp án phiếu học tập *Định nghĩa Lực (hay hợp của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm. *Công thức 2 2 ht ht v F ma m m r r *Ví dụ a. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh nhân tạo đóng vai trò lực hướng tâm. b. Lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm. c. Hợp lực của trọng lực P và lực căngT đóng vai trò lực hướng tâm TĐ 61 PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ NHƯỢC ĐIỂM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC KHI SỬ DỤNG KAHOOT 1. Nhược điểm của kahoot - Chỉ làm việc với các câu hỏi trắc nghiệm - Vì đây là một trò chơi trực tiếp nên người chơi phải ở cùng một phòng trong cùng thời điểm (trên lớp hặc trong phòng học nào đó) - Có tối đa 95 ký tự cho các câu hỏi và 60 ký tự cho các câu trả lời. - Thời gian cài đặt tối đa cho mỗi câu hỏi chỉ là 240s. - Mạng kết nối Internet mà yếu hoặc gián đoạn người chơi sẽ bị thoát ra và khi kết nối lại mất hết điểm trước đó. - Các câu hỏi cùng lúc được dùng chung cho tất cả học sinh, nên trong tiết kiểm tra nếu ý thức tự giác của học sinh không cao thì khó tránh được kết quả đưa ra chưa thật sự khách quan lắm khi học sinh nhìn bài nhau. 2. Mẹo để sử dụng Kahoot tốt hơn - Để khắc phục cho nhược điểm “Có tối đa 95 ký tự cho các câu hỏi và 60 ký tự cho các câu trả lời” chúng ta có giải pháp như sau: có thể khắc phục bằng cách nhập các câu hỏi dưới dạng văn bản và chụp ảnh để đăng tải lên. - Mỗi câu hỏi chỉ có thời gian suy nghĩ tối đa là 4 phút nên tùy mức độ nhận thức của học sinh ở các lớp khác nhau, làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm mà lựa chọn độ khó của các câu hỏi đưa ra. Để đảm bảo thời gian suy nghĩ, suy luận, hoặc tính toán của học sinh là phù hợp và đưa ra đáp án trong thời gian cho phép, tránh trường hợp quá khó để học sinh không có thời gian suy nghĩ. - Trường hợp vẫn cần thiết đưa ra các câu hỏi có độ khó và cần nhiều thời gian để suy nghĩ, khi đó giáo viên có thể chuyển đề bài đó dưới dạng một video, thời gian video chạy thì chưa tính thời gian làm bài, trong lúc đó học sinh có thêm thời gian để suy luận, tính toán. Thời lượng video có thể dài ngắn theo độ khó của bài tập. 62 PHỤ LỤC 3 BẢNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (DÀNH CHO HỌC SINH) Họ và tên : .. Nhóm:.. Đánh giá sản phẩm học tập của nhóm. Nội dung đánh giá sản phẩm học tập Tiêu chí chất lượng/ điểm số Điểm đạt được M1 0 - 4 M2 5 - 7 M3 8 - 10 Nêu được đúng đặc điểm của lực (Điểm đặt phương, chiều độ lớn) Tiến hành thí nghiệm khoa học, độ chính xác cao Liên hệ thực tế Phong thái thuyết trình Tinh thần đồng đội Tính thẩm mỹ Tính sáng tạo Đóng góp ý kiến : Ưu điểm . Khắc phục... 63 PHỤ LỤC 4 BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN VỀ SẢN PHẨM HỌC TẬP CỦA HỌC SINH VÀ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (DÀNH CHO GIÁO VIÊN) Họ và tên giáo viên : . Đánh giá sản phẩm học tập nhóm. 1.Đánh giá sản phẩm học tập của học sinh Nội dung đánh giá sản phẩm học tập Tiêu chí chất lượng/ điểm số Điểm đạt được M1 0 - 4 M2 5 - 7 M3 8 - 10 Nêu được đúng đặc điểm của lực (Điểm đặt phương, chiều độ lớn) Tiến hành thí nghiệm khoa học, độ chính xác cao Liên hệ thực tế Phong thái thuyết trình Tinh thần đồng đội Tính thẩm mỹ Tính sáng tạo 2. Đánh giá hoạt động luyện tập của các nhóm Tiêu chí đánh giá Tiêu chí chất lượng Điểm đạt được M1 0 - 4 M2 5 - 7 M3 8 - 10 Tham gia phân công nhiệm vụ Chấp nhận nhiệm vụ được phân công Chú tâm thực hiện nhiệm vụ Khuyến khích các thành viên khác trong nhóm Chấp nhận quyết định của nhóm 64 PHỤ LỤC 5 PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH VÀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ (Dành cho học sinh các trường THPT) Các nội dung trong phiếu chỉ nhằm mục đích khảo sát thực tế, thuần túy khoa học. Rất mong được sự hợp tác nhiệt tình của các em. (Đánh chéo vào ô được chọn) Xin các em vui lòng điền các thông tin sau : Họ và tên: Lớp 1. Theo em, học tập vật lí như thế nào là hiệu quả? □ Chỉ học trên lớp là đủ. □ Chỉ có hiệu quả khi tự nghiên cứu SGK. □ Phải nghiên cứu và tìm thêm tài liệu ngoài SGK. □ Phải nghiên cứu SGK, tìm thêm tài liệu tham khảo, có GV hướng dẫn. 2. Em tự đánh giá kỹ năng nghe giảng và ghi chép của bản thân ở mức độ: □ Tốt □ Khá □ Chưa tốt 3. Em tự đánh giá kỹ năng hoạt động nhóm của bản thân ở mức độ: □ Tốt □ Khá □ Chưa tốt 4. Em tự đánh giá kỹ năng trình bày, phát biểu ý kiến trước lớp của bản thân ở mức độ: □ Tốt □ Khá □ Chưa tốt 5. Em tự đánh giá kỹ năng sử dụng CNTT trao đổi với bạn bè và giáo viên của bản thân ở mức độ: □ Tốt □ Khá □ Chưa tốt 6. Em sử dụng internet để 65 PHỤ LỤC 6 PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH VÀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ (Dành cho giáo viên các trường THPT) Các nội dung trong phiếu chỉ nhằm mục đích khảo sát thực tế, phục vụ cho công tác làm sáng kiến. Rất mong được sự hợp tác nhiệt tình của các đồng chí. Xin vui lòng điền các thông tin sau : Họ và tên: . Giáo viên trường THPT .. Câu 1. Hiện nay trong giờ học Vật lí các đồng chí thực hiện ứng dụng CNTT để giảng dạy ở mức độ nào? (Thường xuyên [+]; thỉnh thoảng [-]; không dùng [0]) Thường xuyên sử dụng Thỉnh thoảng sử dụng Không sử dụng Câu 2 Công cụ hỗ trợ giảng dạy mà đồng chí hay dùng nhất là: (Thường xuyên [+]; thỉnh thoảng [-]; không dùng [0]) Youtobe Power-point Kahoot Công cụ khác Câu 3: Các đồng chí bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong các bài học như thế nào. (Thường xuyên [+]; thỉnh thoảng [-]; không dùng [0]) Cho học sinh tự đọc và nghiên cứu SGK ở trên lớp Ra bài tập về nhà cho học sinh Cung cấp các bài giảng cho học sinh tự học ở nhà. Câu 4. Các đồng chí có ứng dụng CNTT trong hoạt động tổ chức luyện tập cho học sinh không? Thường xuyên sử dụng Thỉnh thoảng sử dụng Không sử dụng 66 PHỤ LỤC 7 ĐỀ KIỂM TRA SAU CHỦ ĐỀ Câu 1: Hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn là: A. 2 21. r mm GFhd . B. 2 21 r mm Fhd . C. r mm GFhd 21. . D. r mm Fhd 21 Câu 2: Công thức của định luật Húc là: A. maF . B. 2 21 r mm GF . C. lkF . D. NF . Câu 3: Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi. A. Xuất hiện khi vật bị biến dạng. B. Luôn là lực kéo. C. Tỉ lệ với độ biến dạng. D. Luôn ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng. Câu 4: Biểu thức tính độ lớn của lực hướng tâm là: A. lkFht . B. mgFht . C. rmFht 2 .D. mgFht . Câu 5: Chọn đáp án đúng Giới hạn đàn hồi của vật là giới hạn trong đó vật A. còn giữ được tính đàn hồi. B. không còn giữ được tính đàn hồi. C. bị mất tính đàn hồi. D. bị biến dạng dẻo. Câu 6: Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích: A. tăng lực ma sát. B. giới hạn vận tốc của xe. C. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường. D. giảm lực ma sát. Câu 7: Các vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất vì : A. Lực hấp dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm. B. Lực đàn hồi đóng vai trò là lực hướng tâm. C. Lực ma sát đóng vai trò là lực hướng tâm. D. Lực điện đóng vai trò là lực hướng tâm.. Câu 8: Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc sẽ thay đổi như thế nào nếu lực ép hai mặt đó tăng lên. A. Tăng lên. B. Giảm đi. C. Không thay đổi.D. Không biết được Câu 9: Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng 67 k =100N/m để nó dãn ra được 10 cm? A. 1000N. B. 100N. C. 10N. D. 1N. Câu 10: Một cái thùng có khối lượng 50 kg chuyển động theo phương ngang dưới tác dụng của một lực 150 N. Gia tốc của thùng là bao nhiêu?Biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. A. 1 m/s2. B. 1,01 m/s 2. C. 1,02m/s2. D. 1,04 m/s2. Câu 11: Một lo xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lo xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N, thì chiều dài của nó bằng : A. 28cm. B. 48cm. C. 40cm. D. 22 cm. Câu 12: Một ô tô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt ( coi là cung tròn) với tốc độ 36 km/h. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất bằng bao nhiêu? Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g = 10 m/s2. A. 11 760N . B. 11950N. C. 14400N. D. 9600N. Câu 13: Một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất ở độ cao h = 6400km . Tốc độ dài của vệ tinh nhân tạo là ? Cho bán kính của Trái Đất R = 6400km.Lấy g = 10 m/s2 A. 5 km/h. B. 5,5 km/h . C. 5,66 km/h. D. 6km/h Câu 14: Chọn đáp án đúng. Trọng lượng của vật bằng trọng lực của vật A. bất kỳ lúc nào. B. khi vật chuyển động có gia tốc so với Trái đất. C. khi vât đứng yên hoặc chuyển động đều so với Trái Đất. D. không bao giờ. Câu 15: Một người có khối lượng 50kg hút Trái Đất với một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8m/s2 A. 4,905N. B. 49,05N. C. 490,05N. D. 500N. Câu 16.Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. không đổi. Câu 17 :Chọn biểu thức đúng về lực ma sát trượt? A. NμF tmst . B. NμF tmst . C. NμF tmst . D. NμF tmst . 68 Câu 18.Một vật có khối lượng 200g đặt tên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Vật bắt đầu kéo bằng lực F= 2N có phương nằm ngang.Lấy g=10 m/s2. Quãng đường vật đi được sau 2s bằng A. 7m. B. 14cm. C. 14m. D. 7cm ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A C B C A C A C C A 11 12 13 14 15 16 17 18 A D C A C D C A 69 PHỤ LỤC 8: SƠ ĐỒ TƯ DUY
File đính kèm:
- skkn_su_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_voi_su_tro_giup_cua_c.pdf