SKKN Sử dụng mạng xã hội vào đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học và định hướng thế giới quan cho học sinh (Đổi mới phương pháp dạy học)
Công cuộc đổi mới giáo dục, bao gồm: đổi mới nội dung sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng trong hệ thống giáo dục nước ta. Tuy nhiên ngoài hai nội dung lớn trên thì đổi mới thời gian, địa điểm hay hình thức học tập cũng cần được chú trọng. Nếu như ngày xưa, học sinh chỉ có thể học hỏi kiến thức ở gia đình, nhà trường, xã hội thì học sinh trong thời đại văn minh, hiện đại bây giờ việc học trên internet, mạng xã hội lại hết sức phổ biến.
Hiện nay có rất nhiều mạng xã hội như Facebook, Google+, Twitter, Zalo,. và một số trang wed trình chiếu tất cả các loại video như Youtube.com , Việc sử dụng các mạng xã hội vô cùng dễ dàng và phổ biến. Có thể sử dụng các loại điện thoại thông minh Smartphone như Iphone, Samsung Galaxy, HTC, Oppo, hoặc sử dụng máy tính xách tay, máy tính để bàn hoặc máy tính bảng. Đơn giản chỉ cần các dụng cụ này có thể kết nối internet thì việc tham gia mạng xã hội có thể tiến hành mọi lúc, mọi nơi trên thế giới. Chính vì sự tiện ích, dễ dàng sử dụng như vậy mà hầu hết giới trẻ hiện đại đều tham gia vào mạng xã hội. Lợi dụng xu thế này, chúng ta nên vận dụng nó vào phục vụ dạy và học nhằm giúp học sinh nâng cao hiệu quả việc học, cũng như giáo viên có thể linh động và mở rộng tầm ảnh hưởng hơn với học sinh hiện nay.
Bên cạnh các lợi ích mà nó mang lại, thì việc học sinh cũng như giới trẻ không được định hướng về lượng thông tin mà chúng đọc hoặc xem được trên mạng dẫn đến suy nghĩ lệch lạc, sai lầm và xa rời thực tế. Vì vậy, người giáo viên nếu có thể, cần phải có những định hướng giúp học sinh tiếp thu kiến thức đúng đắn, khoa học nhằm làm lành mạnh thế giới quan và thông qua đó gián tiếp giáo dục học sinh.
Với các mong muốn tốt đẹp, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, tôi, một giáo viên trẻ mong muốn góp chút sức lực nhỏ bé vào giáo dục học sinh về kiến thức và mở rộng thế giới quan giúp học sinh đi những con đường đúng đắn khi sử dụng mạng xã hội. Trong quá trình dạy học thời gian qua, khi tiến hành sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý, tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học.
iện tử sẽ đánh lừa não của bạn làm bạn khó ngủ hơn. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ hiện nay sẵn sàng thức thâu đêm chỉ vì đam mê các game online. Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần. - Thiếu riêng tư: đã có nhiều thông tin cho rằng các trang mạng xã hội bán thông tin cá nhân của người sử dụng, lại thêm nhiều nguy cơ từ hacker, virus. Những điều này đều cảnh báo rằng sự riêng tư cá nhân đang dần mất đi trong khi mạng xã hội càng phát triển. 3. Một số hệ lụy xấu từ mạng xã hội cho học sinh khi không được sự định hướng từ gia đình và nhà trường Đối với giới trẻ nối chung và học sinh nói riêng, việc sử dụng mạng xã hội là điều hết sức phổ biến, gần như là một thói quen. Chúng ta cũng khó có thể cấm đoán học sinh được, mà thay vì đó gia đình và nhà trường cần có sự định hướng, kiểm soát và giúp đỡ các em để có thể sử dụng mạng xã hội phục vụ công việc học tập, hình thành thế giới quan tốt đẹp cho học sinh. Bởi lẽ chúng ta thấy rằng, những thông tin được báo chí đăng hay được truyền tải từ mạng xã hội đã được lan tỏa rộng rãi và được dư luận hết sức quan tâm, mặc dù người đọc hay chia sẻ thông tin đó trên mạng xã hội, đều chưa biết thực hư sự chính xác của thông tin đó ra sao. Xét về góc độ này, chúng ta có thể thấy được mặt trái của mạng xã hội, mọi người đều có thể đọc và chia sẻ những thông tin mà không hiểu rõ về vấn đề, chính điều này đã vô tình gây ra những rắc rối, những ảnh hưởng xấu tới cuộc sống cá nhân của những người trong cuộc. Một số hệ lụy của mạng xã hội đối với học sinh là: - Sử dụng mạng xã hội quá nhiều sao nhãng thời gian học tập. - Lãng phí thời gian khi lên mạng chỉ chát chít, tán gẫu, bình luận lung tung trêu chọc nhau, thậm chí bới móc, xỉa xói và nói xấu người khác. - Không biết tận dụng và phát huy mạng xã hội để chia sẻ thông tin hữu ích, truy cập thông tin phục vụ học tập, trao đổi bài và nâng cao kiến thức ngoài giờ lên lớp. - Không biết tìm kiếm và xem các video, hình ảnh liên quan đến học tập, mở rộng hiểu biết và thế giới quan, - Chìm đắm trong thế giớ ảo, dần mất đi sự tự tin, năng động vốn có của giới trẻ, suy thoái đạo đức tinh thần khi thường xuyên xem các tin tức và hình ảnh xấu liên quan đến bạo lực, Do đó, bên cạnh phát huy được những mặt tích cực của mạng xã hội thì cần loại bỏ và ngăn chặn được những mặt tiêu cực của nó. Và có không có giải pháp nào hiệu quả và tối ưu hơn đó là từ chính công tác quản lý của cơ quan quản lý cũng như từ gia đình và nhà trường tác động đến sự nhận thức, mục đích của học sinh. Hãy giúp học sinh định hướng cách nhìn và sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. II. Sử dụng mạng xã hội để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học 1. Sử dụng mạng xã hội cho việc củng cố, nâng cao kiến thức bài học trên lớp Trước hết, cần có một tài khoản trên mạng xã hội phổ biến mà học sinh sử dụng. Phổ biến nhất hiện nay chính là Facebook. Tiếp theo cần làm công tác tư tưởng với học sinh để học sinh thấy rõ được những tác hại to lớn của mạng xã hội khi không biết cách sử dụng hợp lý, đồng thời cũng phân tích cho học sinh thấy rõ những lợi ích to lớn phục vụ công việc học tập mọi lúc mọi nơi của mạng xã hội. Sau khi đã định hướng cho học sinh cách sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả, giáo viên tiến hành cùng với học sinh kết bạn trên mạng xã hội. Sau đó giáo viên hoặc học sinh tiến hành thành lập nhóm theo đơn vị lớp hoặc khối để có thể chia sẻ hay thông báo các nội dung học tập cho các em một cách nhanh chóng và đồng bộ. Các học sinh khác có thể thêm các bạn trong lớp vào nhóm để tăng số lượng thành viên và hoạt động tích cực, hiệu quả hơn. Giáo viên thông báo với học sinh trên lớp và qua mạng xã hội để học sinh biết và đóng góp tích cực cho các hoạt động nhóm thêm hấp dẫn về hình thức và phong phú về nội dung. Từ đó khuyến khích tính tích cực tự giác của học sinh, vì đa số học sinh vẫn rất có tinh thần học tập và sáng tạo. Chúng ta có thể rất bất ngờ với những gì mà học sinh làm được bởi sức trẻ, và khả năng thích ứng và vận dụng công nghệ thông tin giỏi hơn chúng ta rất nhiều. Giáo viên có thể bầu một thành viên tích cực trong lớp làm quản trị viên, có nhiệm vụ theo dõi, giám sát các bài đăng lên và hoạt động của nhóm. Thành viên nào không phải của lớp hay tham gia nhóm với mục đích không tốt, quản trị viên có thể xóa tên khỏi nhóm. Để tăng hiệu quả hoạt động, nên thêm các giáo viên bộ môn vào nhóm, từ đó giáo viên chủ nhiệm cùng với giáo viên bộ môn thông qua nhóm lớp để truyền tải và hỗ trợ các thông tin quan trọng về học tập cũng như củng cố bài học và thêm vận dụng nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy học trên lớp. Điều này có thể khắc phục được những khó khăn khi thời gian học tập trên lớp quá ngắn, không có nhiều thời gian cho học sinh ôn tập, tự học và rèn luyện thêm. Giáo viên chủ nhiệm hoặc các giáo viên bộ môn có thể đăng các thông tin, kiến thức hỗ trợ bài học trên lớp, cấc bài tập củng cố, vận dụng thêm để các em tham khảo, góp phần làm giảm những thời gian vào mạng một cách vô ích, lãng phí của các em. Học sinh tham gia thảo luận và trao đổi, trình bày ý kiến của mỉnh bằng cách comment vào nội dung bài tập. 2. Sử dụng mạng xã hội hướng dẫn học sinh tự học ở nhà Ngoài các kiến thức và bài tập mà giáo viên cung cấp, các em hoàn toàn có thể tự học thêm ở nhà bằng cách sử dụng internet để tìm hiểu thêm các thông tin về kiến thức bài học có liên quan rất dễ dàng để làm sáng tỏ thêm phần bài học trên lớp. Thông qua mạng xã hội, giáo viên có thể gợi ý và đưa các đường dẫn phù hợp nhằm giúp học sinh có hướng đi rõ ràng. Đầu tiên, thông qua trang Youtube.com giáo viên có thể tìm kiếm các video có nội dung hay, ngắn gọn, hấp dẫn liên quan trực tiếp đến nội dung bài học. Sau đó giáo viên sao chép đường dẫn của video này và tiến hành đăng tải trên trang mạng xã hội của cá nhân học nhóm để cho học sinh có thể dễ dàng tham khảo thêm từ đó củng cố và nâng cao kiến thức về bài học. Ví dụ: Sau bài cấu tạo hạt nhân nguyên tử, giáo viên có thể giúp học sinh mở rộng thế giới quan bằng cách cho học sinh đường link tới những trang Wed có video khoa học về vấn đề hạt nhân nguyên tử giúp học sinh hiểu hơn về phần kiến thức này. Nếu như ngày trước, học sinh chỉ có thể tiếp thu kiến thức từ giáo viên hoặc sách tham khảo, thì bây giờ trong thời đại công nghệ thông tin, học sinh rất dễ dàng tiếp cận các tri thức và các tài liệu tham khảo trên mạng Internet. Tuy nhiên, trên vô vàn trang Internet không được kiểm chứng về nội dung, học sinh rất khó để tự tìm kiếm được các thông tin hữu ích và đảm bảo tính chính xác. Vì vậy cần có sự định hướng, hỗ trợ từ phía giáo viên. Giáo viên thông qua mạng xã hội giúp các em tiến hành các bước truy cập và tìm các thông tin hữu ích, thông tin tham khảo trên mạng một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Ví dụ: Giáo viên có thể hướng dẫn các bước thực hiện để dễ dàng tìm kiếm thông tin học tập, tài liệu tham khảo, các bài tập cơ bản và nâng cao thêm trên trang Violet.vn. Violet.vn là thư viện điện tử trực tuyến, trêm đó bao gồm đầy đủ các tài nguyên hữu ích cần thiết trong học tập từ bậc mầm non cho tới bậc đại học. Học sinh có thể tự tìm thêm tài liệu học tập trên trang thông tin điện tử này, từ tổng hợp kiến thức, lý thuyết bài học, tới bài tập vận dụng đơn giản tới nâng cao, hoặc các đề kiểm tra và thi thử. Việc này vô cùng hữu ích đặc biệt đối với học sinh lớp 12 sắp bước vào kỳ thi lớn là THPT Quốc gia. Sau đây là các bước tiến hành đăng ký thành viên và tìm kiếm tài nguyên trên trang thư viện trực tuyến này. Giáo viên đăng tải các bước hướng dẫn học sinh thực hiện trên trang cá nhân hoặc nhóm để các em học sinh viết cách thực hiện theo. Bước 1: Vào trang violet.vn Bước 2: Đăng ký làm thành viên như hướng dẫn Bước 3: Điền các thông tin vào bảng theo hướng dẫn khi đăng ký làm thành viên. Bước 4: Thực hiện đăng nhập như hướng dẫn Bước 5: Tìm kiếm tài nguyên theo môn học, cấp học, hay khối học theo các hướng dẫn trên trang wed. Hình ảnh đăng bài hướng dẫn đăng ký và tìm kiếm tài nguyên học tập trên trang thư viện trực tuyến Violet.vn trên trang mạng Facebook. Ngoài ra giáo viên có thể tìm kiếm các nội dung thông tin khác nhau trên các trang wed khác nhau rồi cung cấp các đường link đến các trang đó bằng cách đăng tải trên trang cá nhân hoặc nhóm giúp học sinh dễ dàng tiếp cận các thông tin có định hướng và chọn lọc. Ví dụ: Cô Nguyễn Thị Loan, giáo viên bộ môn chia sẻ bài thơ lục bát tên gọi của các địa phương trong nước mình rất thú vị và dễ nhớ. Hay Cô chia sẻ đề thi thử đại học Môn Sinh học cho học sinh lớp 12. Nếu tận dụng tốt được mạng xã hội thì người giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự học theo nhiều cách rất thú vị mà không gây nhàm chán. Tuy nhiên giáo viên cũng cần phải tâm huyết, giành nhiều thời gian đầu tư chuyên môn và tìm kiếm thông tin chính thống, hữu ích, tự làm mới mình một cách liên tục, có như vậy mới bắt kịp được xu thế của xã hội và nâng cao chất lượng dạy và học. 3. Sử dụng mạng xã hội để thông báo các thông tin liên quan đến học tập, giao lưu tăng tinh thần đoàn kết trong lớp. Có một số thông báo quan trọng liên quan đến lịch học, thời khóa biểu, ... mà giáo viên có việc đột xuất chưa thông báo được, hoặc việc đổi một cách đột xuất thì chúng ta có thể thông báo qua mạng xã hội thông qua tổ chức nhóm. Việc sử dụng nhóm trong mạng xã hội vô cùng tiện ích khi các thông tin được thay đổi một cách bất ngờ, hoặc dành cho một số học sinh vì ốm hoặc có lý do không đi học thì vẫn cập nhật được các thông báo về hoạt động học tập. Lưu ý rằng, không phải tất cả học sinh đều sử dụng mạng xã hội, nên những nội dung thông báo quan trọng vẫn cần phải phổ biến trước tập thể lớp, tránh trường hợp quá lạm dụng mạng xã hội mà quên mất hoạt động thực tế bên ngoài vẫn là số một. Mạng xã hội chỉ là công cụ hỗ trợ mà thôi. Các em học sinh cũng rất dễ dàng chia sẽ cho nhau các thông tin liên quan đến học tập và các bí quyết để học tập tốt. Ví dụ, sắp tới thi học kỳ II, lớp 10 năm học 2015 – 2016, thi đề chung môn Lịch sử, là một môn khá khó học đối với học sinh. Với môn này, các em dễ thấy ám ảnh vì nhớ các mốc lịch sử. Vì vậy các em chia sẻ cho nhau bí quyết học mau thuộc. Bài viết này do bạn Mai Văn Du, quản trị viên nhóm học tập 10G – học tập vì ngày mai lập nghiệp chia sẻ. Các bạn học sinh cùng nhau chia sẻ các bài viết hay liên quan đến môn Ngữ văn, Ngoại ngữ, ... rất bổ ích, đặc biệt là với học sinh khối 12 đang trong thời gian học tập rèn luyện cho kỳ thi THPT Quốc gia. Trên đây là chia sẻ của bạn Ly lớp 12D cho cả lớp và các bạn đang học khối 12 năm học 2015 – 2016. Như vậy, thông qua mạng xã hội, các em có thể giúp đỡ nhau rất tốt trong học tập để giúp nhau tiến bộ. Qua đó, các em cũng có thể trau dồi thêm các kỹ năng công nghệ thông tin, tự hoàn thiện bản thân mình. 4. Sử dụng mạng xã hội nhằm định hướng các nội dung bổ ích, lý thú giúp học sinh mở rộng thế giới quan và nâng cao hiểu biết. Để hạn chế hoặc tránh được các tác hại do mạng xã hội gây ra như đã nêu ở trên, thì cần có sự giám sát định hướng từ gia đình và nhà trường. Đầu tiên, khi chúng ta (giáo viên) có tham gia mạng xã hội cùng các em, kết bạn với các em thì sẽ nắm bắt kịp thời được các suy nghĩ, tư tưởng của các em. Nếu có gì sai lệch, sai trái chúng ta sẽ kịp thời uốn nắn và nhắc nhở, định hướng cho các em biết thế nào là đúng, là sai để từ đó các em tiến bộ hơn trong tư tưởng và nhận thức. Tránh trường hợp hành động và lời nói trên mạng của các em thiếu sự kiểm soát, dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng. Nếu trong trường hợp mà các em gặp khó khăn hay trở ngại trong cuộc sống thì chúng ta có thể kịp thời động viên, giúp đỡ để các em mạnh mẽ hơn vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Tiếp đến, học tập bây giờ đã khác xưa rất nhiều. Nếu như ngày xưa chỉ chú trọng kiến thức, còn bây giờ ngoài kiến thức thì chúng ta cần trang bị cho học sinh những kỹ năng sống làm hành trang vào đời. Thông qua mạng xã hội, chúng ta cho học sinh thấy được nên cư xử thế nào cho đúng với cha mẹ, thầy cô, bạn bè hay cộng đồng trong xã hội thông qua các video về giáo dục nhân cách. Hay những lời động viên kịp thời từ giáo viên chủ nhiệm, giúp các em lấy lại tinh thần, cố gắng hơn nữa trong học tập và cuộc sống, để các em biết mình là tương lai, là thế hệ tiếp theo giúp đất nước tiến bước trong quá trình hội nhập. Ngoài ra, giáo viên chúng ta còn có thể thông qua mạng xã hội, giúp các em tìm hiểu thêm về văn hóa địa phương, từ đó gớp phần giúp các em yêu thêm quê hương đất nước. Hay đăng tải các video hướng dẫn nấu ăn để các bạn nữ có thể tập tành nữ công gia chánh, dần dần rèn luyện cho bản thân những kỹ năng sống. Hoặc đăng tải các nội dung về thể thao, xe, siêu xe mà các bạn học sinh nam thấy hứng thú, từ đó thấy vui vẻ, yêu đời hơn, tránh căng thẳng và nhàm chán trong cuộc sống. Để hoàn thiện nhân cách của các em, chúng ta có thể thực hiện theo rất nhiều cách khác nhau. Tùy thuộc vào từng lớp, hay nhóm học sinh cụ thể. Từ đó, vừa dạy học sinh kiến thức, vừa dạy học sinh nên người. Học sinh có thể bày tỏ quan điểm, nguyện vọng của bản thân, chia sẻ các hoạt động tình nguyện nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng. Học sinh vừa học vừa chơi nhưng vô cùng hiệu quả. Đó chính là mục đích cao cả và cuối cùng mà giáo dục đang hướng tới. 5. Một số lưu ý và thận trọng khi sử dụng mạng xã hội trong dạy học a. Lưu ý khi sử dụng mạng xã hội trong dạy học Để thật sự nâng cao hiệu quả của dạy học khi sử dụng mạng xã hội cần phải lưu ý một vài điểm sau đây. - Việc đăng tải các thông tin cần có sựu chọn lọc kỹ càng, nên đăng những thông tin chính xác, có nguồn dẫn đáng tin cậy. - Mỗi ngày chỉ nên đăng tải số lượng vừa phải, nội dung tóm tắt, ngắn gọn nhưng đầy đủ tránh quá nặng nề dẫn đến sự ngại ngùng hoặc không muốn khi tiếp cận của học sinh. - Cần đa dạng hóa các hình thức thông báo hay triển khai nhiệm vụ học tập để tránh sự nhàm chán, tạo sự hứng thú từ học sinh. - Nên để học sinh cùng tham gia hoạt động bằng cách giao nhiệm vụ, hoặc động viên, kêu gọi từ các học sinh để học sinh thấy được những lợi ích to lớn của mạng xã hội vào phục vụ học tập, đồng thời các em có thêm trách nhiệm và lòng say mê. Cũng qua đó, học sinh có thể chứng tỏ khả năng của mình. - Hoàn toàn có thể làm mới nội dung hay tăng cường tính đoàn kết bằng cách chia sẻ các hoạt động của lớp, nhóm, qua đó lưu giữ các kỷ niệm đáng nhớ của tuổi học trò. b. Thận trọng khi sử dụng mạng xã hội trong dạy học Việc sử dụng mạng xã hội rất dễ gây ra hội chứng nghiện mạng xã hội và sống ảo. Vậy nên cần thận trong khi sử dụng, cụ thể như sau: - Không quá lạm dụng mạng xã hội, đó chỉ là một công cụ hỗ trợ cho các hoạt động ở nhà của học sinh. Chủ yếu các hoạt động học tập phải diễn ra trên lớp. Các hoạt động tập thể phải diễn ra nhiều, vui vẻ và thiết thực tránh sự sống ảo hay lạm dụng mạng xã hội của học sinh. - Nên có hẳn một buổi trao đổi về những hữu ích hay mặt xấu của mạng xã hội khi sử dụng không đúng cách. - Nội dung đăng tải hằng ngày không quá nhiều, qui định giờ giấc hoạt động của các nhóm. Ngôn ngữ sử dụng một cách có văn hóa, văn minh, lịch sự, tránh quá suồng sã hay cợt nhả quá trớn của học sinh. - Trao đổi, thống nhất với phụ huynh để giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội của học sinh, chỉ sử dụng mỗi ngày một khoảng thời gian nhỏ xác định. - Sự tham gia của giáo viên dưới hình thức theo dõi kín đáo, chỉ lên tiếng khi những sự việc có dấu hiệu đi xa và có khả năng gây nên hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên khi giải quyết nên nhẹ nhàng phân tích cho học sinh thấy rõ những mặt tốt và xấu, nên và không nên một cách kín đáo và tế nhị. Tránh trường hợp làm cho học sinh thấy tù túng và ngột ngạt khi bị theo dõi, giám sát quá nhiều gây mất tự do, dẫn đến thiếu hợp tác và phản tác dụng. 6. Một số kết quả đạt được sau khi sử dụng mạng xã hội nâng cao chất lượng dạy và học Tuy không thể khẳng định hoàn toàn là bản thân tôi làm rất tốt, nhưng sau một quá trình sử dụng mạng xã hội vào đổi mới phương pháp dạy học, tôi nhận thấy mình đã thu được một vài kết quả khả quan như sau: - Thấu hiểu hơn những suy nghĩ, tâm tư tình cảm và các mối quan tâm của học sinh. - Tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò, tạo nên sự thẳng thắn và tin tưởng lẫn nhau. - Hỗ trợ thêm vào công việc dạy học và hướng dẫn tự học ở nhà để nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy. - Kịp thời phát hiện những sai phạm, ví dụ học sinh trốn học bỏ đi chơi, chụp ảnh tung lên Facebook, ... để có biện pháp nhắc nhở, uốn nắn kịp thời. - Động viên, giúp đỡ các em kịp thời khi gặp bi quan, khó khăn hay chán nản. - Ngoài dạy về kiến thức, còn giúp các em mở rộng thế giới quan, biết yêu thương và quý trọng thầy cô, ông bà cha mẹ, nâng cao kỹ năng sống và ứng xử trong xã hội. - Giám sát và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả xấu khi sử dụng mạng xã hội không dúng cách gây ra. PHẦN BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong nghiên cứu này, tác giả đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã: 1: Hệ thống lại tầm quan trọng và tính cấp thiết của đổi mới giáo dục về kiến thức, đạo đức tư cách và kỹ năng sống cho học sinh hiện nay. 2: Khái quát về mạng xã hội, vai trò, vị trí trong đời sống đặc biệt trong giới trẻ hiện nay. Những lợi ích và hậu quả xấu khôn lường khi giới trẻ sử dụng mạng xã hội thiếu định hướng từ gia đình và nhà trường. 3: Trình bày rõ ràng cách thức một giáo viên sử dụng mạng xã hội để đổi mới phương pháp dạy học về hình thức, về nội dung, về thời gian, địa điểm. Giúp học sinh học tập kiến thức, trau dồi kỹ năng sống, rèn luyện đạo đức, ý thức với cộng đồng. Giúp học sinh học tập mọi lúc, mọi nơi giúp đào tạo những học sinh hoàn thiện về chân thể mỹ. 2. Kiến nghị - Với người viết đề tài cần có kế hoạch cho việc chuẩn bị viết một đề tài, phải đặt ra được vấn đề nghiên cứu và thời gian cần thiết để nghiên cứu, sau đó phác thảo nội dung và trình bày trước tổ chuyên môn để có sự góp ý cần thiết của các đồng nghiệp. Khi đã có tính khả thi nội dung đề tài cần phải có áp dụng thử nghiệm trong thực tế đối với bản thân và đồng nghiệp, nếu thực sự có tác dụng thì mới nên triển khai viết thành nội dung hoàn chỉnh. - Đối với người giáo viên trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, phải luôn luôn năng động, làm mới mình có như vậy mới bắt kịp được xu thế của thời đại, và góp phần giúp học sinh thích nghi cao độ với nhịp sống hiện đại ngày nay. Nếu bản thân chúng ta không thay đổi, thì khác nào con ốc chỉ nằm trong cái vỏ của mình và tự hào về bản thân trong khi xã hội thay đổi không ngừng nghỉ. - Về phía nhà trường cần có kế hoạch lâu dài trong việc khuyến khích các giáo viên tham gia viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm chuyên sâu cho từng phần, từng chương của môn học, từ đó có thể nâng cao được chất lượng dạy học cho các bộ môn. Ngoài ra, cần phải góp phần thay đổi tư duy của các giáo viên để họ có thể thay đổi và hoàn thiện bản thân hơn nữa. Tích cực giúp đỡ các giáo viên còn yếu kém vè công nghệ thông tin để có thể tiếp cận tốt hơn các công nghệ mới tiên tiến trên thế giới mà không bị lạc hậu. - Về phía sở Giáo Dục và Đào Tạo, hàng năm nên có chuyên đề báo cáo các đề tài mà hội đồng khoa học đánh giá là có chất lượng sau đó cho áp dụng vào thực tiễn ở các trường trong quá trình dạy học. Tích cực đôn đốc các nhà trường mạnh mẽ hơn nữa trong đổi mới phương pháp dạy học. Tạo điều kiện thuận lợi để các giáo viên cũng như nhà trường có thể phát huy hết khả năng và sức sáng tạo của bản thân. - Xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thiện đề tài này. - Đề tài có sử dụng một số thông tin trên mạng Internet và một số trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, - Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà đề tài còn nhiều thiếu sót, mong sự góp ý và hoàn thiện từ các đồng chí đồng nghiệp và quý độc giả để hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Bình Minh, ngày 25 tháng 4 năm 2016 Người thực hiện Vũ Văn Chức Nguyễn Thị Hoa Xác nhận của lãnh đạo đơn vị
File đính kèm:
- 1. BM QLGD Sử dụng mạng xã hội vào đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học và định hướng t.doc