SKKN Phương pháp sử dung và xây dựng các loại biểu đồ trong dạy học Địa lí kinh tế - xã hội Lớp 12 ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo

1.1. Quan niệm và các loại biểu đồ thường sử dụng trong dạy học Địa lý kinh tế - xã hội

1.1.1. Quan niệm về biểu đồ

Trước hết, theo từ điển Toán học thì “Biểu đồ là một phương tiện biểu diễn sự phụ thuộc giữa các đối tượng”. Theo từ điển của Pháp thì “Biểu đồ là một loại đồ hoạ hoặc sơ đồ cho phép diễn tả quá trình phát triển của một hiện tượng, sự so sánh hai yếu tố hoặc sự sắp xếp tương đối của các bộ phận trong một tổng thể.”

Trong một số giáo trình Bản đồ học của nước ngoài và trong nước cũng có đề cập đến biểu đồ và coi biểu đồ như là một phương tiện, một loại kí hiệu để biểu hiện trên bản đồ. Đồ thị và biểu đồ phản ánh các số liệu thống kê khác nhau như dân số, diện tích đất canh tác, sản lượng lúa, trên một lãnh thổ cụ thể. Bởi vậy chúng thường được sử dụng trên Bản đồ kinh tế - xã hội, trong các tập Át lát hoặc sách giáo khoa (SGK).

Từ những quan niệm trên có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản sau của biểu đồ:

- Biểu đồ là một hình vẽ hoặc một cấu trúc đồ hoạ (chủ yếu dùng các kí hiệu hình học) để biểu hiện về lượng của hiện tượng, trong đó mặt lượng có mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất.

- Biểu đồ biểu hiện mối quan hệ giữa các hiện tượng và các quá trình địa lý.

Trong dạy học địa lý nói chung và Địa lý kinh tế - xã hội nói riêng thường sử dụng rất nhiều số liệu thống kê về quá trình phát triển của hiện tượng, động lực và mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội. Do đó, việc trực quan hoá số liệu thống kê thành các loại biểu đồ trong dạy học địa lý là rất cần thiết để lĩnh hội kiến thức dễ hơn và làm tăng hứng thú học tập cho các em.

1.1.2. Ý nghĩa và vai trò của biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT

Biểu đồ trong giảng dạy Địa lí kinh tế xã hội THPT có vai trò to lớn đến việc nâng cao chất lượng dạy học địa lí. Biểu đồ là phương tiện trực quan các số liệu thống kê nên cần hướng dẫn cho học sinh khai thác nguồn kiến thức ẩn giấu trong biểu đồ. Đồng thời trong quá trình sử dụng ngoài việc học sinh dùng để khai thác kiến thức thì biểu đồ còn là phương tiện trực quan để HS rèn luyện kĩ năng: Xử lí và phân tích số liệu thống kê.

- Biểu đồ là phương tiện để học sinh khai thác tri thức

Trong quá trình giảng dạy địa lí kinh tế xã hội, nếu chỉ sử dụng các số liệu thống kê đơn thuần để minh họa thì bài học sẽ trở nên khô khan, khó nhớ, khó hiểu nhất là đối với bảng số liệu thống kê phức tạp. Chính vì vậy việc cụ thể hóa và trực quan hóa các số liệu thống kê thành các dạng biểu đồ rồi từ các biểu đồ giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích rồi rút ra các kiến thức địa lí. Do vậy biểu đồ đã trở thành nguồn tri thức, một phương tiện trực quan có tác dụng minh họa các hiện tượng địa lí về mặt số lượng.

- Biểu đồ là phương tiện để học sinh rèn luyện kĩ năng

Trong quá trình dạy học việc rèn luyện cho học sinh những kí năng, kĩ xảo là rất quan trọng. Việc hình thành và rèn luyên kĩ năng địa lí không tách rời mà gắn liền với việc hình thành kiến thức. Nếu học sinh tích cực tham gia vào làm việc với SGK, làm việc với các hình minh họa, các lược đồ, biểu đồ để từ đó khai thác các kiến thức khác nhau và như vậy các kĩ năng của học sinh được rèn luyện. Việc học sinh hoàn thiện các câu hỏi, bài tập ở nhà sẽ có tác dụng tốt để củng cố các kiến thức đã học trên lớp. Đồng thời có tác dụng tích cực củng cố, rèn luyện kĩ năng làm việc với biểu đồ của học sinh.

 

doc47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp sử dung và xây dựng các loại biểu đồ trong dạy học Địa lí kinh tế - xã hội Lớp 12 ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học khác.
2.4.1. Sử dụng biểu đồ kết hợp với phương pháp đàm thoại
Để kết hợp với phương pháp này, GV cần nêu một số câu hỏi để HS tự suy nghĩ và giải đáp hoặc GV có thể đưa ra một số tình huống có vấn đề sau đó khéo léo dẫn dắt HS giải quyết vấn đề bằng cách đặt các câu hỏi gợi mở để đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng địa lý. 
2.4.2. Sử dụng biểu đồ kết hợp với phương pháp thảo luận
Việc sử dụng biểu đồ kết hợp với phương pháp thảo luận có tác dụng rõ rệt trong việc phát huy tính tích cực hoạt động của HS , tăng cường mối liên hệ hợp tác giữa các thành viên trong lớp, giúp GV nắm được hiệu quả giáo dục về mặt nhận thức, thái độ và hành vi của HS. Khi sử dụng, để đạt hiệu quả cao GV cần chú ý các điểm sau:
- Chọn bài hoặc vấn đề thích hợp 
- Thông báo cho HS chuẩn bị những ý kiến để phát biểu.
2.4.3. Sử dụng biểu đồ kết hợp với phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề là tạo nên “tình huống có vấn đề” – tình huống học tập trong đó GV khéo léo điều khiển HS giải quyết vấn đề, làm cho HS lĩnh hội kiến thức một cách vững chắc, phát triển được năng lực tư duy và hình thành thế giới quan khoa học.
Trong một tiết học, hoạt động của GV với phương pháp này như sau:
- Đưa ra cho HS vấn đề để HS giải đáp.
- Hướng dẫn HS tìm ra hướng giải quyết vấn đề.
- HS trình bày kết quả nghiên cứu.
- Kết luận vấn đề và đánh giá kết quả nghiên cứu.
Như vậy việc sử dụng biểu đồ kết hợp với phương pháp đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học, phát huy tính tích cực, tính tự lực nhận thức của HS đồng thời rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phát huy tính năng động, tính sáng tạo của HS.
Trong tình hình thực tế dạy và học địa lí kinh tế xã hội lớp 12 ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo hiện nay, đa số giáo viên và học sinh vẫn chỉ tiến hành, thậm chí khai thác chưa hết những biểu đồ đã có trong sách, chưa chú trọng nhiều đến việc cho học sinh nhận thức, lĩnh hội tri thức từ những bảng số liệu và biểu đồ mà còn nặng truyền thụ về kiến thức lý thuyết. Tình trạng trên dẫn đến học sinh học máy móc, thụ động, kiến thức thu nhận được mang tính giáo điều, dễ quên. Vì vậy, việc xây dựng biểu đồ và biết cách sử dụng sao cho đúng, hiệu quả là một việc làm quan trọng và cần thiết, đặc biệt với học sinh của Trung tâm GDTX&DN là những học sinh có trình độ nhận thức chậm.
CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HỘI LỚP 12
3.1. Các loại biểu đồ có ưu thế được sử dụng trong chương trình Địa lí lớp 12 THPT
- Biểu đồ đường: là loại biểu đồ được sử dụng để biểu hiện sự biểu diễn về mặt số lượng của hiện tượng theo thời gian. Qua đó trực quan hóa được quá trình phát triển của hiện tượng và tốc độ phát triển của hiện tượng.
- Biểu đồ cột: biểu hiện các đại lượng của hiện tượng bằng các cột hình chữ nhật (đứng hoặc nằm ngang) có chiều dài tương ứng với các số liệu thống kê. Loại biểu đồ này cũng được dùng để biểu hiện quá trình phát triển của hiện tượng theo thời gian. Mục đích chính của biểu đồ này không nhằm biểu hiện tốc độ phát triển mà nhấn mạnh vào sự so sánh, sự phát triển về mặt số lượng của các hiện tượng.
- Biểu đồ kết hợp hình cột và biểu đồ theo đường
Hình thức này phổ biến trong dạy học địa lí do phải thể hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau hoặc các hiện tượng khác nhau nhưng có quan hệ với nhau thường dùng hai trục đứng để thể hiện các đơn vị. Trong một số trường hợp có thể sử dụng để thể hiện nhiều hơn hai đối tượng.
- Biểu đồ hình tròn: 
Là loại biểu đồ thường được dùng để biểu hiện cơ cấu của hiện tượng so sánh tổng thể, sự biến động của cơ cấu theo thời gian và không gian và không gian. Tỉ trọng của các thành phần này thường được biểu hiện bằng hình quạt mà diện tích của hình quạt tương ứng với số lượng tương đối của mỗi hiện tượng.
 - Biểu đồ miền: Loại biểu đồ này thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là một hình chữ nhật (hoặc hình vuông), trong đó được chia thành các miền khác nhau.
- Biểu đồ hình vuông: Loại biểu đồ này cũng được dùng để biểu hiện cơ cấu của hiện tượng. Hình vuông được chia thành 100 ô, mỗi ô tương ứng với 1%.
- Biểu đồ bản đồ: Để trực quan hóa quá trình phát triển cơ cấu và sự phân bố các hiện tượng địa lí kinh tế xã hội trên phạm vi một lãnh thổ cụ thể, người ta thường sử dụng bằng cách đặt các biểu đồ lên bản đồ. Đồng thời phương pháp này cũng chỉ mối quan hệ giữa các hiện tượng biểu hiện trên biểu đồ về mặt không gian lãnh thổ.
3.2. Nguyên tắc xây dựng biểu đồ
- Thu thập, phân tích số liệu thống kê có liên quan trong chương trình địa lí 12 THPT.
- Căn cứ vào mục đích, nội dung kiến thức bài học
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa bảng số liệu thống kê với các loại biểu đồ.
- Xây dựng biểu đồ phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
- Đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mĩ và tính giáo dục
3.3. Qui trình xây dựng các hình thức biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT.
3.3.1. Biểu đồ cột
Bước 1: Xác định mục đích vẽ 
Bước 2: Xử lí số liệu với dạng biểu đồ cần vẽ
Bước 3: Vẽ biểu đồ
+ Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, trục đứng thể hiện đơn vị của đối tượng cần vẽ( Triệu người, triệu tấn, %...), trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau
+ Xác định tỉ lệ: chiều dài của trục tung, trục hoành cần căn cứ vào chuỗi số liệu với số lớn nhất, số nhỏ nhất và nội dung thể hiện trên biểu đồ sao cho đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ, thể hiện rõ nhất hiện tượng.
Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi các số liệu tương ứng vào các cột
+ Vẽ kí hiệu vào cột (nếu cần) và lập bảng chú giải
+ Ghi tên biểu đồ
3.3.2. Biểu đồ đường biểu diễn
Khi vẽ biểu đồ dường ta tiến hành theo các bước sau:
- Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc. Trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng( số người, sản lượng, tỉ lệ phần trăm....). Trục nằm ngang thể hiện thời gian.
- Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục, chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật.
- Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định để tính toán và đánh dấu tọa độ của các điểm mốc trên hai trục.Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần lưu ý đến tỉ lệ( khoảng cách năm phải tương đối chính xác). Năm đầu tiên nằm trùng với gốc tọa độ.
- Xác định các điểm mốc và nối các điểm mốc bằng các đoạn thẳng để hình thành đườn biểu diễn.
- Hoàn thành biểu đồ:
+ Ghi số liệu vào biểu đồ
+ Nếu sử dụng kí hiệu thì cần có bảng chú giải
+ Ghi tên biểu đồ
- Nếu vẽ hai hoặc nhiều đường biểu diễn có chung một đơn vị thì mỗi đường cần có một kí hiệu riêng để phân biệt và có bảng chú giải kèm theo.
3.3.3. Biểu đồ kết hợp
- Kẻ hệ tọa độ vuông góc. Hai trục đứng nằm ở hai bên biểu đồ. Xác định tỉ lệ thích hợp trên các trục
- Vẽ biểu đồ hình cột
- Vẽ đường biểu diễn 
- Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi số liệu vào biểu đồ
+ Lập bảng chú giải
+ Ghi tên biểu đồ
3.3.4. Biểu đồ dạng miền
- Vẽ khung biểu đồ (là một hình chữ nhật hoặc hình vuông), cạnh đứng thể hiện tỉ lệ phần trăm, cạnh nằm ngang thể hiện khoảng cách từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ
- Vẽ ranh giới của miền. Trong trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau thì ranh giới phía trên của miền thứ nhất được vẽ như khi vẽ đồ thị. Ranh giới phía trên của miền thứ nhất lại chính là ranh giới phía dưới của miền thứ hai và ranh giới phía trên của miền cuối cùng chính là đường nằm ngang thể hiện tỉ lệ phần trăm.
- Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi số liệu vào biểu đồ
+ Lập bảng chú giải
+ Ghi tên biểu đồ
3.3.5. Biểu đồ hình tròn
- Xử lí số liệu: Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô (tỉ đồng, triệu người...) thì việc đầu tiên là phải xử lí số liệu thô thành số liệu tinh (tỉ lệ phần trăm).
- Xác định bán kính hình tròn: bán kính hình tròn cấn phù hợp với khổ giấy, đảm bảo tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ.
Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau cần phải tính bán kính cho các hình tròn.
- Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần trong đầu bài.
Toàn bộ hình tròn là 3600, tương ứng với tỉ lệ phần trăm. Như vậy tỉ lệ 1% sẽ tương ứng với 3,60 trên hình tròn.
Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ. Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để thuận tiện cho việc so sánh.
- Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi tên của các thành phần lên biểu đồ
+ Chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải
+ Ghi tên biểu đồ
3.4. Sử dụng phần mềm Excel trong xây dựng biểu đồ
3.4.1. Vài nét cơ bản về Excel
	- Excel là phần mềm được sử dụng trong môi trường Windows có thể thực hiện được nhiều phép tính, xử lí các Bảng số liệu thống kê, đặc biệt là vẽ được nhiều loại biểu đồ thông dụng
	- Khởi động Excel: nháy đúp chuột vào biểu tượng Excel trên màn hình
	- Thoát Excel; dùng phím tổ hợp Alt + F4
3.4.2. Các loại biểu đồ có thể xây dựng được từ Excel 
Trong Excel có thể xây dựng được nhiều các dạng biểu dồ khác nhau tuỳ thuộc vào bảng số liệu và mục đích vẽ như: biểu đồ hình cột, biểu đồ hình tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền.
- Biểu đồ cột đứng:
- Biểu đồ đường
- Biểu đồ hình tròn
- Biểu đồ miền:
3.4.3. Ví dụ cụ thể
Trong chương trình địa lí lớp 12 có nhiều dạng biểu đồ có thể xây dựng được bằng phần mềm Excel. Trong khuôn khổ đề tài tôi xin đưa ra các bước vẽ biểu đồ hình cột trên Excel qua một bài tập cụ thể
 Bài tập: 
Cho bảng số liệu:
Sản lượng lương thực của thế giới thời kì 1950 – 2003
Năm
1950
1970
1980
1990
2000
2003
Sản lượng
(triệu tấn)
676
1213
1561
1950
2060
2021
- Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực qua các năm
- Bước1: Nhập bảng số liệu vào bảng tính Excel
- Bước 2: Chọn biểu đồ: 
 Chọn biểu đồ cột đứng
- Bước 3: Vẽ biểu đồ
+ Bôi đen toàn bộ bảng số liệu
+ Chọn Chart Wizard trên thanh Standard Toolbar, sau đó chon dạng biểu đồ cột đứng ở Standard Types, chon dạng đầu tiên ở cửa sổ Chart sub - type, xuất hiện hộp hội thoại:
+ Tiếp theo ta nháy chuột vào next/ next khi đó hộp thoại sau xuật hiện:
 * Category (X) axis: năm
* Value (Y) axis: triệu tấn
+ Tiếp theo nháy chuột vào nút Next/Finish ta được biểu đồ:
- Bước 4: Chỉnh sửa biểu đồ:
+ Phóng to, thu nhỏ theo ý muốn bằng cách: kích vào biểu đồ có thể kéo từng góc để phóng to, thu nhỏ biểu đồ
+ Thay đổi màu sắc, kí hiệu, cỡ chữ, front chữ bằng cách: kích chuột phải vào vùng biểu đồ, xuất hiện hộp thoại. Chọn:
. Format Chart Area: để xoá hoặc thay đổi khung viền của biểu đồ, thay đổi front chữ
. Chọn Chart Type; chọn lại dạng biểu đồ nếu cần
. Source Data: chuyển đổi giữa hàng và cột
. Chart Options: có thể thay đổi tên biể đồ, chú giải, giá trị trên biểu đồ
- Bước 5. Kết thúc quy trình vẽ biểu đồ như in ấn, chèn sang Word, trình chiếu Power point...
Như vậy việc xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy học địa lí kinh tế xã hội lớp 12 cần được tiến hành kết hợp với nhiều phương pháp và biện pháp xây dựng và sử dụng khác nhau. Để việc dạy và học địa lí kinh tế xã hội lớp 12 ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo nói riêng, các trường THPT nói chung, người giáo viên cần quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng biểu đồ, coi biểu đồ là một kênh thông tin bổ ích để khai thác lượng kiến thức cần thiết cung cung cho học sinh. Trong điều kiện giảng dạy ở hầu hết các nhà trường hiện nay, các phương tiện và thiết bị dạy học chưa đầy đủ hoặc còn thiếu đồng bộ giáo viên giảng dạy bộ môn địa lí nói chung, nhất là địa lí kinh tế xã hội lớp 12 cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc xây dựng các biểu đồ bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau - Đây là việc làm quan trọng và cần thiết để hướng đến chất lượng và hiệu quả dạy học cao nhất, tránh tình trạng giáo điều dạy học theo hướng thiên về truyền thụ kiến thức lí thuyết, một chiều cho người học.
3.5. Thực nghiệm
3.5.1. Thời gian thực nghiệm
Thực nghiệm được tiến hành trong 2 đợt tháng 12 năm 2014 và tháng 3 năm 2015 (cuối học kì I và cuối kì II năm học 2014-2015)
3.5.2. Phương pháp tiến hành
Thực nghiệm được tiến hành song song ở hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Hai lớp này có số lượng học sinh và chất lượng học tập tương đương nhau.
Lớp đối chứng dạy theo giáo án và khai thác kiến thức ở kênh hình và kênh chữ trong SGK. Lớp thực nghiệm, dạy theo giáo án thiết kế mới theo hướng khai thác kiến thức từ biểu đồ, bảng số liệu, Atlat. Các tiết dạy được thực hiện bình thường theo thời khoá biểu của nhà trường.
Sau mỗi đợt thực nghiệm giáo viên tiến hành kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của HS bằng các bài kiểm tra tự luận, thời gian kiểm tra khoảng 10 – 15 phút. Câu hỏi kiểm tra có nội dung giống nhau. Thang điểm của mỗi lớp là thang điểm 10.
3.5.3. Kết quả thực nghiệm
Sau quá trình kiểm tra về kiến thức của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi đã thu được kết quả sau:
Bảng 1: Điểm kiểm tra kết quả thực nghiệm của HS lớp 12 trong học kì I ( tháng 12 năm 2014)
Trường
Lớp
Số HS
Điểm số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trung tâm GDT&DN Tam Đảo
TN (12A)
35
0
1
2
4
7
8
6
4
3
0
ĐC (12B)
34
0
2
2
4
8
4
7
5
2
0
Bảng 2: Điểm kiểm tra kết quả thực nghiệm của HS lớp 12 trong học kì II ( tháng 3 năm 2015)
Trường
Lớp
Số HS
Điểm số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trung tâm GDT&DN Tam Đảo
TN (12A)
35
0
0
0
1
3
5
7
10
7
2
ĐC (12B)
34
0
0
1
4
7
8
7
5
2
0
Tiến hành xử lí bảng điểm của HS ra số liệu phần trăm để thấy rõ sự chênh lệch về kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, cũng như thấy vai trò của việc sử dụng biểu đồ để khai thác kiến thức trong quá trình học tập Địa lí.
Bảng 3: Phần trăm kết quả thực nghiệm của học sinh lớp 12 (học kì I)
Trường
Lớp
Số HS
Điểm số (%)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trung tâm GDT&DN Tam Đảo
TN
35
0
2.9
5.7
11.4
20.0
22.9
17.1
11.4
8.6
0
ĐC
34
0
5.9
5.9
11.8
23.5
11.8
20.6
14.6
5.9
0
Bảng 4: Phần trăm kết quả thực nghiệm của học sinh lớp 12 (Học kì II)
Trường
Lớp
Số HS
Điểm số (%)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trung tâm GDT&DN Tam Đảo
TN
35
0
0
0
2.9
8.6
14.3
20.0
28.6
20.0
5.6
ĐC
34
0
0
2.9
11.8
20.6
23.5
20.6
14.7
5.9
0
Qua số liệu trên chúng ta có thể thấy rõ sự chênh lệch điểm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm tỉ lệ học sinh đạt điểm từ 7 trở lên chiếm 74,3% do việc học của các em không cần phải ghi nhớ số liệu một cách máy móc mà dựa vào biểu đồ có trong Atlat các em sẽ nhận xét, đưa ra dẫn chứng và giải thích. Kết quả khảo sát ở kì II của lớp thực nghiệm cũng đã cao hơn đáng kể so với học kì I. Còn ở lớp đối chứng tỉ lệ học sinh đạt từ 7 trở lên chỉ đạt 41,2% do khi học các em không được hướng dẫn khai thác kiến thức từ các biểu đồ trong Atlat nên các em thường học theo cách ghi nhớ, số liệu thường không chính xác và nhiều em còn bỏ xót ý. Kết quả khảo sát ở kì II kết quả không thay đổi nhiều so với kết quả khảo sát kì I
Qua kết quả thực nghiệm cho phép chúng ta khẳng định tính đúng đắn và khả thi của đề tài nghiên cứu. Việc hướng dẫn học sinh vẽ và nhận xét thành thạo các loại biểu đồ, cách phân biệt các loại biểu đồ, cách khai thác kiến thức Địa lí từ các biểu đồ sẽ giúp việc học tập bộ môn trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ hiểu hơn, khả năng ghi nhớ kiến thức một cách logic sẽ tốt hơn. Đồng thời việc hướng dẫn học sinh xây dựng và khai thác kiến thức từ biểu đồ sẽ khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học cũ, thay đổi cách nhìn nhận đối với môn Địa lí – môn học trước đây từng bị coi là môn học phụ nhàm chán.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đối với môn Địa lí ở nhà trường phổ thông nói chung, Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo nói riêng việc hướng dẫn học sinh sử dụng và xây dựng các dạng biểu đồ khác nhau là công việc quan trọng của người giáo viên địa lí. Hiện nay, trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học thì nội dung sách giáo khoa cũng có những thay đổi, giảm bớt những thông tin buộc học sinh phải thừa nhận và ghi nhớ một cách máy móc. Thay vào đó là sự tăng cường các dữ kiện, các bài tập nhận thức để học sinh tự giải, giảm bớt những câu trả lời sẵn có về các hiện tượng nêu ra bằng những hướng dẫn tìm tòi, tra cứu, cùng với hệ thống kênh hình như bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh. Các câu hỏi và bài tập rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức nói chung và biểu đồ nói riêng ngày càng được tăng cường và chú trọng.
Trong đề tài, tác giả đã đưa ra các dạng biểu đồ được dùng phổ biến trong SGK Địa lí lớp 12 (có hình minh họa). Các phương pháp sử dụng biểu đồ đồng thời đưa ra các quy trình xây dựng các dạng biểu đồ, hướng dẫn các bước vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel nhằm giúp cho học sinh học tập, nghiên cứu và khai thác các kiến thức trên biểu đồ một cách có hiệu quả khi học nội dung Địa lí kinh tế xã hội ở nhà trường phổ thông đặc biệt trong chương trình Địa lí lớp 12.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Có cơ chế khuyến khích thúc đẩy giáo viên giảng dạy bộ môn địa lí trong việc xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy học địa lí nói chung và địa lí kinh tế xã hội lớp 12 nói riêng.
- Quan tâm và coi trọng việc ra đề, kiểm tra chất lượng giảng dạy bộ môn địa lí thông qua việc khai thác biểu đồ, Atlats để tạo điều kiện cho giáo viên thay đổi phương pháp dạy và học phù hợp với yêu cầu dạy học theo hướng đổi mới.
2.2. Đối với Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo
- Khuyến khích giáo viên giảng dạy môn địa lí xây dựng các loại biểu đồ, bản đồ trong giảng dạy.
- Có chế độ đãi ngộ đối với giáo viên trong việc tự xây dựng bản đồ, biểu đồ phục vụ cho việc giảng dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn dạy học Địa lí lớp 12. Nhà xuất bản Giáo dục – 2009
2. Nguyễn Trọng Phúc. Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí kinh tế - xã hội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 1997.
3. Sách giáo khoa địa lí lớp 12 (Ban cơ bản). Nhà xuất bản Giáo dục – 2009.
4. Hướng dẫn ôn tập môn Địa lí lớp 12. Nhà xuất bản Giáo dục – 2014.
5. Đỗ Ngọc Tiến, Phí Công Việt. Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kĩ năng vào đại học, cao đẳng môn Địa lí. NXB Giáo dục, 2000.
6. Lê Thông. Hướng dẫn cách làm bài tuyển sinh môn Địa lí. NXB Giáo dục, 2005.
7. Lê Thông (Chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Minh Tuệ. Bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí. NXB Giáo dục, 2009.
8. Phạm Thị Sen (Chủ biên), Đỗ Thị Bày, Nguyễn Trọng Đức. Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn Địa lí lớp 12. NXB Giáo dục, 2008.
MỤC LỤC
PHỤ LỤC 1
BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1
Họ và tên:.............................................................................................
Lớp........................Trường:..................................................................
Câu hỏi:
 	Dựa At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy trình bày đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta. Giải thích vì sao Trung du miền núi Bắc bộ lại có mật độ dân số thấp nhất cả nước?
Trả lời:
PHỤ LỤC 2
BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 2
Họ và tên:.............................................................................................
Lớp........................Trường:..................................................................
Câu hỏi:
Dựa At lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy trình bày tình hình phát triển, sự phân bố và kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
Trả lời:
Vấn đề mới, cải tiến sáng kiến kinh nghiệm đặt ra và giải quyết so với SKKN trước đấy
(ở trong nhà trường, trong tỉnh)
- Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sơ lí luận và phân tích, đánh giá được thực trạng xây dựng và sử dụng biểu đồ trong dạy học địa lí kinh tế xã hội lớp 12 ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo.
- Đề xuất được một số phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học địa lí kinh tế xã hội lớp 12 ở Trung tâm GDTX&DN Tam Đảo, từ đó giúp cho việc dạy và học môn địa lí đạt hiệu quả cao hơn, tránh được tình trạng dạy học theo hướng truyền thụ kiến thức một cách máy móc, giáo điều.
- Là tư liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên giảng dạy môn địa lí ở các nhà trường phổ thông.
Ngày.......tháng......năm 2015
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_su_dung_va_xay_dung_cac_loai_bieu_do_trong.doc
Sáng Kiến Liên Quan