SKKN Phương pháp dạy học làm văn theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 11 tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách

Khảo sát giáo viên

Phát triển năng lực HS qua dạy – học là một hoạt động cần thiết trong xu thế dạy học ngày nay, phân môn làm văn không nằm ngoài xu thế đó. Hoạt động dạy – học này sẽ góp phân hình thành, phát triển và hoàn thiện những phẩm chất, năng lực cốt yếu nhất của con người thời đại. Đó là sự tự tin, năng động; khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng ứng phó và giải quyết những tình huống khác nhau của cuộc sống một cách linh hoạt. Đặc biệt là hướng tới rèn luyện cho học sinh kỹ năng tiếp nhận và tạo lập các loại văn bản trong cuộc sống.

Tuy nhiên, trong nhận thức tư tưởng cũng như trong thực tiễn dạy học của giáo viên (GV) vẫn chưa có sự đổi mới theo định hướng này. Dường như những quan điểm dạy học truyền thống và phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu bén rễ trong suy nghĩ của GV. Thêm vào đó là sức ì, tâm lý ngại đổi mới, ngại khó cũng là rào cản đối với GV trong việc đổi mới phương pháp dạy – học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.

Để có cái nhìn khách quan về tình hình dạy – học làm văn ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế việc dạy – học của GV qua việc dự giờ, trao đổi, phỏng vấn giáo viên.

Đối tượng khảo sát là GV dạy môn Ngữ văn trên địa bàn huyện Thanh Chương. Cụ thể là ở 3 trường: Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, THPT Đặng Thai Mai, THPT Đặng Thúc Hứa. Có 36 GV trả lời câu hỏi. Nội dung khảo sát xoay quanh vấn đề về nhận thức, quan niệm, phương pháp dạy học làm văn theo hướng phát triển năng lực Ngữ văn cho HS THPT. Kết quả khảo sát xin xem ở phần Phụ lục.

Trả lời câu hỏi về tính cần thiết của việc dạy học làm văn theo định hướng phát triển năng lực có 31/36 GV cho rằng điều này là cần thiết và có tính khả thi (chiếm tỉ lệ 86,1%). Trên thực tế một số GV rất có ý thức trong việc đổi mới dạy học nhằm hình thành và phát huy năng lực,phẩm chất HS bằng những phương pháp khác nhau, như thảo luận nhóm, dạy học nêu vấn đề, ra những đề văn có tính “mở”, gây nhiều tranh cãi, nhiều ý kiến trái chiều. Song, bên cạnh đó vẫn còn nhiều GV chưa chú ý hình thành và phát triển năng lực Ngữ văn cho HS trong dạy học Làm văn. Có 15/36 GV (chiếm tỉ lệ 41,7 % ) cho rằng khi dạy làm văn ít chú ý đến việc hình thành và phát triển năng lực Ngữ văn cho HS.

Thực tế dạy học giáo viên chỉ chú trọng dạy phần đọc văn, tức dạy đọc hiểu, dạy tiếp nhận văn bản mà chưa chú ý đúng mức đến việc dạy HS tạo lập văn bản, dạy học làm văn. Dựa trên thực tế dạy học và qua dự giờ, chúng tôi thấy việc dạy học làm văn ở nhà trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế.

Hạn chế thứ nhất là việc dạy học làm văn ở phổ thông hiện nay chưa chú ý dạy cho HS quá trình tạo lập văn bản, chưa chỉ ra được các bước tiến hành tạo lập văn bản mà chỉ chú trọng dạy lý thuyết, cho HS nhận diện các kiểu bài. Hạn chế này do GV luôn xem SGK là pháp lệnh, ngại thay đổi, rập khuôn theo những gì có sẵn. Hạn chế này dẫn đến việc HS không nắm được cách viết, chỉ có thể bắt chước theo những bài mẫu có sẵn.

 

docx56 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp dạy học làm văn theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Lớp 11 tại trường THPT Nguyễn Sỹ Sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17), Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra, đánh giá, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Lương Duy Cán (2002), Rèn luyện kĩ năng làm văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Thị Hương Lan (2015), Đề mở và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí khoa học Giáo dục số 117.
 Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2009), Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 – tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
 Phan Trọng Luận (tổng chủ biên, 2009), Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1 – tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên – 2001), Muốn viết được bài văn hay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Đoàn Thị Kim Nhung (2007), Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
 Mai Thị Kiều Phượng (2009), Phương pháp dạy và học kĩ năng làm văn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
 Bảo Quyến (2001), Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
 Nguyễn Quốc Siêu (2003), Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Trần Đình Sử (chủ biên – 1999), Hướng dẫn làm văn 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
PHẦN PHỤ LỤC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 1 PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU 
- Nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận
- Biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận
II. TRỌNG TÂM 
1. Kiến thức
- Các nội dung cần tìm hiểu trong một đề văn nghị luận
- Cách xác lập luận điểm, luận cứ cho bài văn nghị luận
- Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn nghị luận
- Một số vấn đề xã hội, văn học
2. Kĩ năng
- Phân tích đề văn nghị luận
- Lập dàn ý bài văn nghị luận
3. Thái độ
- Có ý thức trau dồi năng lực phân tích đề, lập dàn ý văn nghị luận.
4. Phẩm chất, năng lực
- Hình thành các năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đề ra); năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin; năng lực hợp tác; năng lực sáng tạo; năng lực tự quản bản thân; năng lực giao tiếp; NL tạo lập VB nghị luận 
III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP 
1. Phương tiện
- Giáo viên:
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học.
+ Các phương tiện dạy học hỗ trợ: Máy tính, phiếu học tập, bảng phụ...
- Học sinh: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
2. Phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực
- Phương pháp tương tác theo nhóm
- Phương pháp quan sát và làm việc theo mẫu, kết hợp luyện tập, thực hành
- Phương pháp đàm thoại kết hợp kĩ thuật nêu câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Bước 1: Ổn định lớp
Bước 2: Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
Hãy kể tên các kiểu bài làm văn đã được học?
Để làm tốt một bài văn nghị luận cần những yếu tố nào?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
* Thao tác 1: Phân tích đề
Đề 1: Từ ý kiến dưới đây, anh/chị suy nghĩ gì về việc “chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”?
 “Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới  Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”
 (Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”)
Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình (bài II).
Đề 3: Về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.
? Đề nào cho biết nội dung nghị luận, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định nội dung nghị luận và cách triển khai?
I. Phân tích đề
1. Tìm hiểu dạng đề
- Đề 1 thuộc dạng có định hướng cụ thể, nêu rõ yêu cầu nội dung cần nghị luận 
- Dạng đề nghị luận xã hội
- Để 2 và 3 chỉ nêu vấn đề cần nghị luận, còn nội dung, phương pháp, thao tác nghị luận người viết tự xác định để triển khai -> dạng đề mở.
- Dạng đề nghị luận văn học
Năng lực nhận thức
* Bước 1: GV làm mẫu các bước phân tích đề: Trong quá trình làm mẫu, GV có thể sử dụng kĩ thuật nêu câu hỏi để hướng sự chú ý của HS vào các bước cần tiến hành:
+ Vấn đề cần nghị luận 
+ Nội dung cần triển khai
+ Các thao tác lập luận
+ Giới hạn dẫn chứng
2. Phân tích đề
a. Tìm hiểu mẫu
- Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Nội dung cần triển khai: Từ ý kiến của Vũ Khoan, có thể suy ra:
+ Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới.
+ Người Việt Nam cũng không ít điểm yếu: thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế.
+ Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là thiết thực để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Thao tác lập luận: Sử dụng thao tác tổng hợp: phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi dẫn chứng: Dùng dẫn chứng thực tế trong đời sống xã hội là chủ yếu.
Năng lực nhận thức, năng lực giao tiếp
* Bước 2: GV tổ chức HS thảo luận rút ra các bước phân tích đề
Nêu trình tự các bước phân tích đề?
Phân tích đề cần xác định được những nội dung chính nào?
Nhận xét vai trò, tác dụng của việc phân tích đề khi viết một bài văn nghị luận? 
b. Kết luận
- Phân tích đề là công việc đầu tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận
- Khi phân tích đề cần: đọc kĩ đề bài; chú ý những từ ngữ theo chốt; mối quan hệ giữa các vế trong câu, 
- Xác định vấn đề nghị luận, yêu cầu nội dung, sử dụng thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng
- Xác định đúng vấn đề nghị luận, tránh hiện tượng lạc đề, sai đề. Lựa chọn đúng nội dung bài viết cũng như phương pháp nghị luận.
Năng lực nhận thức; năng lực giao tiếp
* Bước 3: GV hướng dẫn, tổ chức thực hành làm theo mẫu.
Kết hợp phương pháp dạy học tương tác theo nhóm và luyện tập, thực hành
* GV phân lớp thành 6 nhóm nhỏ (tùy vào số học sinh của lớp) và tổ chức hoạt động theo nhóm. 
Nhóm 1,3,5: phân tích đề
 Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình (bài II).
Nhóm 2,4,6: phân tích đề
 Về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.
* Yêu cầu các nhóm cần:
- Xác định vấn đề nghị luận
- Nội dung cần triển khai
- Thao tác lập luận
- Phạm vi dẫn chứng
* Giới hạn thời gian: 5-7p: làm vào bảng phụ hoặc phiếu học tập
* Nhóm nào xong trước cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
* Sau khi thảo luận xong, GV tổ chức HS rút kinh nghiệm.
c. Luyện tập – thực hành
- Hình thành được kĩ năng phân tích đề.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Lựa chọn nội dung nghị luận và thao tác lập luận phù hợp với yêu cầu của đề
- Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu và đa dạng
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác và giao tiếp
Thao tác 2: Lập dàn ý
* GV sử dụng bảng phụ hoặc trình chiếu một dàn ý mẫu
Đề bài: Từ ý kiến dưới đây, anh/chị suy nghĩ gì về việc “chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”?
 “Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới  Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”
 (Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”)
* Dàn ý mẫu:
Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Giới thiệu vấn đề: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Thân bài
I. NGƯỜI VIỆT NAM CÓ NHIỀU ĐIỂM MẠNH
 1. Người Việt Nam thông minh 
 2. Người Việt Nam nhạy bén với cái mới
II. NGƯỜI VIỆT NAM CŨNG CÓ NHIỀU ĐIỂM YẾU
 1. Người Việt Nam thiếu hụt về kiến thức cơ bản
 2. Khả năng thực hành của người Việt Nam kém
 3. Sự sáng tạo của người Việt Nam hạn chế
III. PHÁT HUY ĐIỂM MẠNH, KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU LÀ THIẾT THỰC CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ XXI
 1. Phát huy điểm mạnh bằng cách nào?
 2. Làm thế nào để khắc phục điểm yếu?
 3. Hiệu quả sẽ ra sao
Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề hoặc mở rộng vấn đề.
* Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ dàn ý mẫu
* Bước 2: GV tổ chức thảo luận bằng kĩ thuật nêu câu hỏi nhận xét về dàn ý mẫu, trên cơ sở đó rút ra kết luận.
Nhận xét về dàn ý mẫu? (Bố cục của dàn ý? Lựa chọn hệ thống các luận điểm, luận cứ? Cách sắp xếp trình tự các luận điểm, luận cứ? Nếu đảo ngược vị trí sắp xếp các luận điểm, luận cứ có phù hợp không? Vì sao?
* HS lần lượt trả lời các câu hỏi thảo luận. GV tổ chức nhận xét, bổ sung.
* GV nêu câu hỏi rút ra kĩ năng lập dàn ý
Thế nào là lập dàn ý bài văn nghị luận?
Nêu các bước lập dàn ý?
Trong quá trình lập dàn ý, việc sắp xếp các luận điểm, luận cứ phải tuân theo những nguyên tắc nào?
* Bước 3: Tổ chức thực hành, làm theo mẫu. Kết hợp phương pháp dạy học tương tác theo nhóm
* GV phân lớp thành 6 nhóm nhỏ (tùy vào số học sinh của lớp) và tổ chức hoạt động theo nhóm. 
Nhóm 1,3,5: lập dàn ý cho đề bài
 Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình (bài II).
Nhóm 2,4,6: lập dàn ý cho đề bài
 Về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.
* Yêu cầu các nhóm thảo luận thống nhất hệ thống luận điểm, luận cứ. Sắp xếp thành dàn ý khoa học, chính xác.
* Giới hạn thời gian: 5-7p: làm vào bảng phụ 
* Nhóm nào xong trước cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
* Sau khi thảo luận xong, GV tổ chức HS rút kinh nghiệm về cách lập dàn ý
II. Lập dàn ý
 1. Quan sát mẫu
 2. Kết luận 
- Lập dàn ý là quá trình người viết tìm và sắp xếp các ý cơ bản của bài văn theo trình tự hợp lí, logic.
- Các bước lập dàn ý:
+ Xác định luận điểm
+ Xác định luận cứ
+ Sắp xếp luận điểm, luận cứ thành một hệ thống khoa học, hợp lí, chặt chẽ.
- Luận điểm, luận cứ phải chính xác, đầy đủ và tiêu biểu
- Việc sắp xếp các ý phải tuân theo nguyên tắc:
+ Hợp lôgic, khoa học (các ý ngang bậc phải tương đương nhau, điều cần giải quyết trước đặt trước, điều cần giải quyết sau đặt sau).
+ Hợp tâm lí người tiếp nhận (đi từ dễ đến khó, từ thấp đến cao)
3. Luyện tập – thực hành 
- Dàn ý được trình bày ngắn gọn, khoa học
- Luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc, logic và tập trung làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Sử dụng hệ thống kí hiệu thống nhất, làm rõ được mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ
Năng lực nhận thức, năng lực giao tiếp
Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, tự chủ, giao tiếp
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
* GV tổ chức HS làm việc cá nhân
Bài tập 1:
Yêu cầu HS phân tích đề cho đề bài bên
HS phân tích đề, GV theo dõi, hướng dẫn
Bài tập 2: Lập dàn ý cho đề bài bên
HS lên bảng trình bày kết quả bài làm của mình, GV tổ chức thảo luận và nhận xét về dàn ý:
Cách lựa chọn luận điểm, luận cứ đã chính xác chưa?
Cách sắp xếp hệ thống luận điểm và luận cứ có làm sáng tỏ cho luận đề cần nghị luận không?
Bài tập 1:
 Đề bài: 
Cảm nghĩ của anh/chị về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của LHT)
- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
- Yêu cầu về nội dung:
+ Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của phủ chúa Trịnh.
+ Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía, cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê – Trịnh.
- Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích + bình luận, chứng minh
- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
Bài tập 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm?
- HS tự chọn một bài thơ Nôm bất kì của Hồ Xuân Hương và lập dàn ý cho đề bài trên.
- Dàn ý trình bày rõ ràng, khoa học, hợp lý
Năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động 4: Vận dụng
Phân tích đề và lập dàn ý cho các đề bài sau:
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh trích Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác
Đề 2: Tài thơ Nguyễn Khuyến qua bài Câu cá mùa thu.
Đề 3: Tuổi thanh xuân hôm nay?
Bước 3: Củng cố - dặn dò
- Nắm vững các kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Lập dàn ý cho hai đề bài của phần luyện tập
- Chuẩn bị kĩ bài “Thao tác lập luận phân tích”.
V. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY:	
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 2 LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
I. MỨC ĐỘ 
- Nắm được mục đích, yêu cầu viết tiểu sử tóm tắt
- Có kĩ năng viết tiểu sử tóm tắt
II. TRỌNG TÂM 
 1. Kiến thức
- Hiểu được mục đích, yêu cầu việc viết tiểu sử tóm tắt
- Yêu cầu viết tiểu sử tóm tắt
- Cách viết bản tiểu sử tóm tắt	
 2. Kĩ năng
- Tìm hiểu tiểu sử của một nhân vật
- Viết tiểu sử tóm tắt về một nhân vật
 3. Thái độ
- Thái độ trung thực, thận trọng khi viết tiểu sử tóm tắt
4. Phẩm chất, năng lực
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tiểu sử nhân vật;
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến tiểu sử tóm tắt;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về nhân vật được viết;
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của văn thuyết minh về tác giả văn học với dạng bài Tiểu sử tóm tắt;
- Năng lực tạo lập văn bản.
- Hình thành các phẩm chất: trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ
III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP 
1. Phương tiện
- Giáo viên:
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học.
+ Các phương tiện dạy học hỗ trợ: máy tính, bảng phụ...
+ Phiếu học tập hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ở nhà
+ Thiết kế phiếu đánh giá thuyết trình và phiếu đánh giá quá trình hoạt động nhóm
- Học sinh: Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
2. Phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực
- Dạy học trải nghiệm: Trải nghiệm thực tế, thuyết trình
- Luyện tập, thực hành
- Phương pháp tương tác theo nhóm
- Phương pháp đàm thoại kết hợp kĩ thuật nêu câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
 Bước 1: Ổn định lớp
 Bước 2: Tổ chức các hoạt động dạy học
* GV phân nhóm và giao nhiệm vụ làm việc ở nhà:Phương pháp chủ yếu: Hoạt động tương tác theo nhóm + trải nghiệm
- GV chia lớp thành 4 nhóm/ Mỗi nhóm gồm 10 HS. 
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm
+ Nhóm 1: Viết tiểu sử về nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Sỹ Sách
+ Nhóm 2: Viết tiểu sử tóm tắt về thầy hiệu trưởng của trường (thầy Nguyễn Khắc Điệp)
+ Nhóm 3: Viết tiểu sử tóm tắt nhà thơ Xuân Diệu
+ Nhóm 4: Viết tiểu sử tóm tắt một đoàn viên ưu tú, tiêu biểu của lớp để giới thiệu vào BCH Huyện đoàn.
- Hướng dẫn các nhóm làm việc
+ Bầu nhóm trưởng, thư ký nhóm
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
+ Trước khi viết tiểu sử tóm tắt cần xác định mục đích, yêu cầu viết tiểu sử tóm tắt
+ Xác định nội dung sẽ trình bày trong bản tiểu sử tóm tắt
+ Thu thập thông tin về nhân vật được viết: phỏng vấn trực tiếp, hỏi người thân, sách vở.
- Yêu cầu sản phẩm: Bản tiểu sử tóm tắt hoàn chỉnh, ngắn gọn, cô đọng, chân thực, chính xác; Minh chứng các nguồn thông tin thu thập được: video, hình ảnh
- Thời gian: 1 tuần
- Nhiệm vụ HS: Thu thập thông tin và viết bản tiểu sử tóm tắt
(Phát triển năng lực thu thập thông tin; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng ngôn ngữ)
* Hoạt động trên lớp: Báo cáo sản phẩm đã hoàn thành – Phương pháp dạy học chủ yếu trải nghiệm bằng hình thức thuyết trình 
Hoạt động 1: Khởi động
Cách 1: GV trình chiếu hình ảnh hoặc video minh chứng quá trình HS thu thập thông tin và hoàn thiện sản phẩm để kích thích hứng thú của HS.
	Cách 2: GV trình chiếu một văn bản tiểu sử tóm tắt bị sai một số nội dung và cho HS phát hiện điểm chưa đúng của bản tiểu sử tóm tắt
(Giúp HS củng cố lại kiến thức lí thuyết về yêu cầu, nội dung, bố cục của một bản tiểu sử tóm tắt)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
* Thao tác 1: Củng cố lí thuyết
Trên cơ sở của phần khởi động, GV dẫn dắt vào bài học
Các bước tiến hành một bản tiểu sử tóm tắt?
HS trả lời
I. Củng cố lí thuyết
- Xác định mục đích, yêu cầu của một bản tiểu sử tóm tắt.
- Xác định các nội dung sẽ trình bày. (Lưu ý viết phần những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu của người được giới thiệu và lời đánh giá chung).
- Tìm hiểu tài liệu.
- Hoàn thành bản tiểu sử tóm tắt.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
* Thao tác 2: Thuyết trình sản phẩm
GV tổ chức cho HS thuyết trình
Các tổ cử đại diện thuyết trình. Các bạn trong lớp lắng nghe.
Sau khi thuyết trình xong, Gv tổ chức cho các bạn trong lớp nhận xét, đánh giá bài thuyết trình của các tổ
GV định hướng HS nhận xét phong thái, thái độ của người thuyết trình; nhận xét nội dung của bản tiểu sử tóm tắt, các thông tin, các nguồn tư liệu có đảm bảo chính xác, trung thực không.
* Đánh giá bài thuyết trình
- GV hướng dẫn HS đánh giá bài thuyết trình của các nhóm vào phiếu đánh giá mà GV đã thiết kế
* Rút kinh nghiệm
Từ đó, em rút được những kinh nghiệm gì trong công việc viết tiểu sử tóm tắt?
HS trả lời cá nhân
Tùy vào thực tế, GV nhận xét sản phẩm của HS. Đánh giá cao những gì các em làm được, giúp HS rút kinh nghiệm khi viết tiểu sử tóm tắt:
- Trình bày bố cục và nội dung của bài tiểu sử
- Ngôn ngữ diễn đạt
- Cách thu thập và lựa chọn thông để viết tiểu sử
- Phần đánh giá như thế nào cho hợp lí.
II. Thuyết trình
* Yêu cầu bản tiểu sử tóm tắt
- Trình bày ngắn gọn, cô đọng; ngôn ngữ trong sáng, đơn nghĩa, dễ hiểu.
- Các thông tin đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan.
- Nội dung: có 4 phần chính
+ Giới thiệu khái quát về nhân thân
+ Hoạt động của người được giới thiệu hoặc cuộc đời của người được giới thiệu
+ Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu
+ Đánh giá chung: cần phù hợp với đối tượng và những đóng góp của họ.
* Trình bày:
- Rõ ràng, đẹp, hấp dẫn
- Phong thái tự tin, thu hút người nghe
Năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực giao tiếp; năng lực làm chủ bản thân
Hoạt động 3: Vận dụng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
- GV giao nhiệm vụ: Viết tiểu sử tóm tắt nhà văn Nam Cao
- HS thực hiện nhiệm vụ: Thu thập thông tin và viết tiểu sử tóm tắt nhà văn Nam Cao
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915 quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam trong một gia đình nông dân có pha buồn bán nhỏ
- Học hết THPT, Nam Cao theo một người họ vào Nam kiếm sống. Do sức khoẻ, Nam Cao lại ra Bắc sống bằng nghề dạy học tư và viết văn. Năm 1940, Nhật vào Đông Dương, Nam Cao phải về quê dạy học. Ông tham gia cướp chính quyền ở quê hương năm 1945 và được bầu làm Chủ tịch xã lâm thời. Năm 1946, ông tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, hi sinh tháng 11/ 1951 trên đường vận động thuế nông nghiệp ở khu ba.
- Sự nghiệp văn chương ông để lại trên hai mươi truyện ngắn viết về đề tài nông dân, một cuốn tiểu thuyết Sống mòn viết về đội ngũ trí thức tiểu tư sản. Nhật ký Ở rừng và Đôi mắt là những tác phẩm viết trong kháng chiến chống Pháp.
- Trong tác phẩm của mình, Nam Cao quan tâm tới số phận bất hạnh của con người ở nhiều cảnh ngộ khác nhau. Nhà văn luôn luôn tâm niệm “Sống rồi hãy viết” và có những khi “làm những việt không nghệ thuật để có một nghệ thuật cao hơn”. Nam Cao xứng đáng là ngọn cờ đầu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
Năng lực thu thập thông tin, năng lực giải quyết vấn đề
Dặn dò – củng cố
- Nắm vững kĩ năng viết tiểu sử tóm tắt và ý nghĩa của việc viết và nắm tiểu sử tóm tắt của một người nào đó trong đời sống.
- Viết tiểu sử một nhà văn yêu thích hoặc một nhân vật lịch sử yêu thích
V. Rút kinh nghiệm
Tiêu chí đánh giá sản phẩm và thuyết trình
Tiêu chí
Thang điểm
Bố cục bài thuyết trình
Có đủ 4 phần; trình bày rõ ràng, mạch lạc
5
Sự chuyển tiếp giữa các phần tự nhiên và phù hợp
5
Nội dung bài thuyết trình
Các thông tin được trình bày đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan; đảm bảo đủ và đúng nội dung của bài tiểu sử tóm tắt
20
Phù hợp yêu cầu, mục đích viết tiểu sử tóm tắt
10
Phần đánh giá hợp lí, phù hợp với đối tượng được viết
10
Sự sáng tạo/Kĩ năng thuyết trình
Trả lời câu hỏi của người nghe một cách thuyết phục
10
Bài thuyết trình sáng tạo, đẹp, hấp dẫn
5
Có kết hợp hình ảnh hỗ trợ phù hợp
5
Rõ ràng, dễ nhìn, dễ nghe, dễ hiểu
10
Phong thái thuyết trình
Phong thái thuyết trình tự tin
5
Giọng nói rõ ràng, truyền cảm
5
Diễn đạt lưu loát, tự nhiên
5
Kết hợp cử chỉ, điệu bộ phù hợp, có sự tương tác tốt với khán giả
5

File đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_day_hoc_lam_van_theo_dinh_huong_phat_trien.docx
Sáng Kiến Liên Quan