Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề báo chí theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Phương pháp dạy học dự án

PPDH theo dự án là PPDH có tính hệ thống, trong đó người học tham gia vào toàn bộ quá trình học tập xung quanh nhiệm vụ có tính thách thức, xuất phát từ thực tiễn, đòi hỏi vận dụng kiến thức và kỹ năng cộng tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập bằng sản phẩm cụ thể.

Bản chất của DHDA là dạy học theo định hướng hành động, vì vậy việc vận dụng DHDA trong dạy học sẽ mở cơ hội hướng đến sự hình thành và phát triển năng lực ở người học, cụ thể là:

- HS có cơ hội trải nghiệm thực tế thông qua các chủ đề của dự án có tính thực tiễn như các vấn đề về môi trường và sử dụng tài nguyên, các hoạt động kinh tế, các vấn đề toàn cầu hóa, lao động và việc làm.

- Để giải quyết nhiệm vụ phức tạp, đồi hỏi HS phải vận dụng và phát triển tư duy bậc cao như phát hiện và GQVĐ, lựa chọn phương án tối ưu, ra quyết định.

- Thời gian thực hiện dự án và làm việc nhóm dự án giúp HS phát triển các năng lực uản lý tời gian, quản lý và hợp tác nhóm, tổ chứ tìm kiếm và xử lý thông tin, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ nói và viết, sử dụng CNTT.

- Quá trình thực hiện và tạo ra sản phẩm của dự án có thẻ làm thay đổi thái độ học tập, niềm tin và hứng thú học tập, thay đổi phong cách học tập ở HS

- Các bước tiến hành DHDA gồm:

+ Quyết định chủ đề dự án: (GV tạo điều kiện đề xuất chủ đề, xác định mục tiêu dự án). Để chủ đề dự án hấp dẫn, GV cần phải quan tâm tới tính địa phương, tính cộng đồng nhằm tọa cơ hội cho tất cả các HS được thực hiện nhiệm vụ của dự án. Một dự án tốt là dự án có thể khơi gợi nhu cầu tham gia thực hiện của chíh người học. Do vậy, dự án phải có tính mục đích và ý nghĩa rõ ràng. GV và học cần trao đổi để xác định cụ thẻ sảm phẩm của dự án.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện: HS lập kế hoạch làm việc, phân công lao động. GV tổ chức cho các nhóm HS thảo luận để lập kế hoạch, xác định mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu cho dự án và công việc cần thực hiện.

+ Thực hiện dự án: HS làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch, kết hợp lý thuyết va thực hành để tạo ra sản phẩm. Trong quá trình này, GV nên quan tâm quan sát và theo dõi các hoạt động của HS nhằm tánh lãng phí nguyên liệu, đảm bảo an toàn và tiến độ về thời gian.

+ Giới thiệu sản phẩm: HS thu thập sản phẩm, giới thiệu, công bố sản phẩm dự án.

+ Đánh giá: GV và HS đánh giá kết quả và quá trình. Cả HS và GV cùng tham gia vào bước này. HS tự đánh giá kết quả của mình trước bằng cách xác định xem mục tiêu có đạt hay không. HS có thể đưa ra những nhận xét, cảm nhận của mình về kết quả đạt được.

 

doc42 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề báo chí theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h bày lí thuyết bản tin.
Bước 2: Nhóm 1 trình bày, nhóm 2 phản biện.
Bước 3: Các nhóm khác có nhận xét, bổ sung. (phân biệt quảng cáo, phóng sự điều tra và bản tin).
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. GV nêu câu hỏi thảo luận. HS phát biểu tự do.
Câu hỏi: Nhiểu bản tin hiện nay đưa tin theo kiểu “giật gân”, câu khách mà không chú ý đến sự chính xác của các thông tin đưa ra, gây bức xúc cho người dân, thậm chí gây thiệt hại cho những nhân vật được nhắc đến. Em có suy nghĩ gì về hiện tượng này?
7.Tìm hiểu về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
Bước 1. GV dẫn dắt và giới thiệu nhóm 3 trình bày lí thuyết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
Bước 2: Nhóm 3 trình bày, nhóm 4 phản biện.
 Bước 3: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. GV nêu câu hỏi gợi mở. HS phát biểu tự do.
Câu hỏi: Hãy nêu một số hiện tượng cho thấy hiện nay đôi khi phỏng vấn không mang mục đích của báo chí chân chính mà chỉ là một “chiêu trò” để nổi tiếng?
I. Ngôn ngữ báo chí
1. Một số thể loại của văn bản báo chí.
a. Bản tin
– Có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những thông tin mới cho người đọc.
– Ngôn ngữ: Từ ngữ phổ thông, giản dị, câu đơn giản, từ đơn nghĩa.
b. Phóng sự
– Phóng sự báo chí về thực chất cũng là bản tin nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn.
– Ngôn ngữ: chuẩn xác, có cá tính, có giá trị gợi hình gợi cảm.
c. Tiểu phẩm
Thể loại gọn nhẹ với giọng văn thân mật, dân dã, ngôn ngữ tự do, hóm hỉnh thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.
2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí
– Báo chí có nhiều thể loại: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, phỏng vấn, thư bạn đọc, quảng cáo..
– Báo chí tồn tại hai dạng: dạng nói và dạng viết.
– Mỗi thể loại có một yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức, thời sự, chính trị, xã hội cập nhật, phản ánh dư luận quần chúng và quan điểm chính kiến của tờ báo nhằm dẫn mọi người theo quan điểm tiến bộ, phê phán những quan điểm sai trái, lạc hậu
– Ngôn ngữ báo chí hết sức đa dạng. Ngôn ngữ báo chí có chức năng chung là cung cấp thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng, đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo. Nó có chức năng thông tin xã hội.
3. Các phương tiện diễn đạt
a. Về từ vựng: phong phú, được sử dụng tuỳ theo thể loại báo chí.
Báo nghe: phát thanh viên phải phát âm chuẩn, tôn trọng người nghe. Báo đọc: quy định về chính tả, viết tắt, dùng tiếng nước ngoài phải được tôn trọng triệt để.
b. Về ngữ pháp: câu văn có kết cấu đa dạng nhưng thường ngắn gọn, mạch lạc, tránh mơ hồ về ngữ nghĩa.
c. Về biện pháp tu từ: sử dụng các biện pháp tu từ về từ vựng, về cú pháp và các kiểu chữ, dáng chữ, nhất là ở các tít báo để tăng độ hấp dẫn, thu hút độc giả.
4. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
a. Tính thông tin thời sự:
– Ngôn ngữ báo chí luôn luôn đổi mới và sinh động.
– Thông tin cập nhật, cụ thể, chính xác và đầy đủ.
– Thông tin khách quan, có tác dụng hướng dẫn dư luận.
b. Tính ngắn gọn:
– Hạn định số chữ ở từng dòng, từng cột, từng bài báo
– Ngắn gọn ở lượng thông tin nghĩa là đưa thông tin cần thiết trong một lượng từ ít nhất.
– Tránh lối dùng từ trùng lặp, tránh lối nói vòng.
c. Tính sinh động hấp dẫn:
– Ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phải linh hoạt, phong phú, hấp dẫn thậm chí ngay từ cách đặt đề mục
– Hấp dẫn ở loại thông tin, thu hút được người nghe, đọc, là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống cộng đồng.
– Hình thức: HS làm việc theo cặp đôi
– Kĩ thuật DH: đặt câu hỏi, làm việc nhóm
PP quan sát có định trước và không được định trước (tình huống mới của HS trong đọc)
Hình thức: Hoạt động nhóm.
Kĩ thuật dạy học: hoạt động nhóm, công não
Hình thức: cá nhân.
Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi.
Hình thức: cá nhân
Kĩ thuật: KT công não
Phiếu học tập đã hoàn thành
5. Một số thể loại báo chí tiêu biểu
5.1. Bản tin
5.1.1Mục đích của bản tin.
– Bản tin là một thể loại báo chí nhằm đưa tin kịp thời, chính xác những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội.
– Phân loại:
+ Tin vắn: là loại tin không có nhan đề, dung lượng ngắn (chỉ gồm từ 1 đến 2 câu), chỉ thông báo vắn tắt về các sự kiện.
+ Tin thường: có độ dài trên dưới 300 chữ, có nhan đề, thông báo ngắn gọn nhưng tương đối đầy đủ về một sự  kiện. Đây là loại tin chiếm tỉ lệ cao nhất trong lĩnh vực báo chí.
+ Tin tường thuật: là loại tin phản ánh từ đầu đến cuối sự kiện một cách chi tiết, cụ thể.
+ Tin tổng hợp: là loại tin nhằm mục đích thông tin tổng hợp nhiều sự kiện xung quanh một hiện tượng nào đó có vấn đề đáng quan tâm với sự tường thuật, mô tả cụ thể, chi tiết các sự kiện kèm theo sự phân tích, lí giải nguyên nhân – kết quả và ý nghĩa của chúng.
b. Yêu cầu cơ bản của bản tin:
– Phải có ý nghĩa xã hội
– Phải bảo đảm tính thời sự (đưa tin kịp thời, nhanh chóng).
– Phải ngắn gọn, súc tích.
– Nội dung thông tin phải chân thực, chính xác
5.1.2. Cách viết bản tin
a. Khai thác và lựa chọn tin
– Phải chọn những sự kiện có ý nghĩa xã hội
– Một bản tin cần phải có các thông tin đầy đủ, chính xác về các mặt: thời gian, không gian, chủ thể của hành động hoặc sự kiện, diễn biến, kết quả
b. Viết bản tin
– Cách đặt tiêu đề bản tin: Tiêu đề ngắn gọn song phải nêu khái quát nội dung của tin một cách ấn tượng.
– Cách mở đầu bản tin: Phần mở đầu bản tin thường thông báo khái quát về sự kiện và kết quả.
– Triển khai chi tiết bản tin: Nhằm chi tiết hóa, giải thích nguyên nhân hoặc kết quả tường thuật chi tiết sự kiện.
5.2.Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
5.2.1. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
a. Khái niệm:
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là một cuộc hỏi đáp có mục đích, nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề được quan tâm.
b. Mục đích.
– Để biết một quan điểm của một người nào đó.
– Để thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của vấn đề đang được phỏng vấn.
– Để tạo lập quan hệ xã hội nhất định
c.Vai trò: Biểu hiện một xã hội văn minh, dân chủ tôn trọng các ý kiến khác nhau 
5.2.2. Những yêu cầu cơ bản của hoạt động phỏng vấn.
a. Công việc chuẩn bị phỏng vấn.
– Phải xác định mục đích, chủ đề, đối tượng phỏng vấn
– Phương tiện phỏng vấn: giấy bút, máy ghi âm, ghi hình
– Hệ thống câu hỏi: Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, hướng đến chủ đề và và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
b. Thực hiện phỏng vấn.
– Ngoài câu hỏi đã chuẩn bị có thể sử dụng thêm một số câu hỏi đưa đẩy, điều chỉnh để cuộc phỏng vấn không bị khô khan.
– Người phỏng vấn phải có thái độ thân tình, đồng cảm lắng nghe, chia sẻ
– Kết thúc buổi phỏng vấn phải cảm ơn.
c. Biên tập sau khi phỏng vấn.
– Người phỏng vấn không được thay đổi nội dung thông tin nhưng có thể sửa chữa, sắp xếp lại cho dễ hiểu..
– Có thể ghi lại điệu bộ cử chỉ
5.2..3. Yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn.
Người trả lời phỏng vấn cần:
– Thẳng thắn trung thực, dám chịu trách nhiệm với lời nói của mình.
– Trả lời đúng chủ đề, ngắn gọn, sâu sắc, hấp dẫn.
– Có thể dùng lối nói ví von, so sánh mới lạ
Hình thức: Học tập theo nhóm.
Phương pháp/Kĩ thuật DH: vấn đáp, phản biện, thuyết trình, hợp tác, KT Công não
Hình thức: Học tập theo nhóm.
Phương pháp/Kĩ thuật DH: vấn đáp, phản biện, thuyết trình, hợp tác, công não
Hoạt động 3:
Luyện tập
Bài tập 1:
Câu 1: Điền vào chỗ trống:
“..nêu thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc”.
A.Phóng sự
B.Tiểu phẩm
C.Bản tin
D.Quảng cáo
Câu 2: “Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng hổi hằng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội” là đặc trưng nào của ngôn ngữ báo chí?
A.Tính ngắn gọn
B.Tính thông tin thời sự
C.Tính sinh động, hấp dẫn
Câu 3: Loại tin thông báo ngắn gọn nhưng tương đối đầy đủ về một sự kiện, là loại tin chiếm tỉ lệ cao nhất trong lĩnh vực báo chí?
A.Tin vắn
B.Tin thường
C.Tin tổng hợp
D.Tin tường thuật
Câu 4: Khi biên tập bài phỏng vấn, người phỏng vấn được phép:
A.Sửa lại nội dung bài phỏng vấn
B.Ghi lại nét mặt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn
C.Thêm ý kiến của mình vào câu trả lời của người được phỏng vấn.
Bài tập 2: GV đưa ra một số văn bản báo chí.Yêu cầu học sinh nhận diện thể loại ( Phụ lục 1)
- PP vấn đáp liên hệ
Hs trao đổi, thảo luận
- Trình bày của HS
- Phiếu đã điền câu trả lời.
 VIẾT (2 TIẾT)
Lưu ý: kết thúc phần ĐỌC, Gv chia lớp thành ba nhóm,giao việc về nhà:
-Nhóm 1: Tìm hiểu, thu thập hình ảnh, số liệuhoạt động ủng hộ đồng bào Miền Trung bị lũ lụt năm 2020 của gv-hs trường THPT Diễn Châu 2.
-Nhóm 2: Chuẩn bị nội dung phỏng vấn Tổng lãnh sự Nhật Bản về vấn đề du học sinh .
-Nhóm 3: Tìm hiểu, thu thập hình ảnh, số liệuvề món bánh mướt Diễn Châu.
Hoạt động
Yêu cầu cần đạt của hoạt động
Nội dung (hoạt động)
Phương tiện/ PP, KT hoạt động
Sản phẩm cần đạt
1. KHỞI ĐỘNG
1.Kết nối trải nghiệm đọc (5 phút)
- Huy động, kích hoạt tri thức đọc hiểu các VBBC đã học trong phần hoạt động ĐỌC:
Nhận diện chính xác tên thể loại báo chí.
GV trình chiếu slide  gồm 3 văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.Yêu cầu học sinh huy động, kết nối trải nghiệm đọc, nhận diện và gọi tên thể loại báo chí
PP nhóm, thuyết trình 
2. 
2.1. Đọc và phân tích VB mẫu
(10 phút)
- Xác định được nội dung và cấu trúc của VB mẫu
 - Đề xuất được quy trình tạo lập VB báo chí: bản tin, phóng sự, kịch bản phỏng vấn
 Lấy VB mẫu là VBBC đã học ở phần Đọc hoặc văn bản mới thuộc ba thể loại:
-Bản tin
-Phóng sự
-Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV yêu cầu HS đọc lại VB và tìm hiểu quy trình viết một bản tin, một phóng sự, một kịch bản phỏng vấn. Từ đó, đề xuất quy trình viết bản tin, phóng sự, kịch bản phỏng vấn.
Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- HS đọc VB và tìm hiểu quy trình viết các thể loại báo chí 
- HS đề xuất quy trình viết bản tin, phóng sự, kịch bản phỏng vấn.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 
- GV gọi đại diện 4 nhóm cặp đôi lên bảng ghi kết quả đề xuất quy trình và thuyết trình lí do đề xuất quy trình ấy
- GV tổ chức thảo luận góp ý từ các nhóm khác và định hướng chốt ý quy trình viết.
PP nhóm 
PP trình bày ý kiến
PP nhóm cặp đôi
- Bản báo cáo của nhóm
- Trình bày ý kiến cá nhân về quy trình viết các thể loại báo chí 
2.2. Áp dụng quy trình viết (30 phút)
2.2.1. Khám phá ý nghĩa từng bước của quy trình viết 
2.2.2. Thực hành viết 
- Giải thích được nội dung, ý nghĩa của từng bước quy trình viết 
- Vận dụng được các bước của quy trình viết bản tin, phóng sự, kịch bản phỏng vấn)
- Viết được một văn bản theo phong cách ngôn ngữ báo chí.
* HĐ 1. Khám phá ý nghĩa từng bước của quy trình viết văn bản báo chí
 GV chia nhóm, giao nhiệm vụ
Nhóm 1. Sự kiện được đưa tin phải là sự kiện như thế nào?Nội dung của bản tin gồm những vấn đề gì?
Nhóm 2. Phóng sự giống và khác bản tin ở điểm nào?
Nhóm 3. Để thực hiện một hoạt động phỏng vấn, cần chuẩn bị gì?
Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc nhóm - thảo luận chốt ý trên “khăn trải bàn”
Báo cáo nhiệm vụ: GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm và nhận xét
* HĐ 2. Thực hành viết một số thể loại báo chí theo chủ đề đã chọn
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS sử dụng tư liệu, hình ảnhđã thu thập được, thực hành viết bản tin, phóng sự và kịch bản phỏng vấn.
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS làm việc đôc lập, viết bài theo thể loại, chủ đề nhóm đã được phân công.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- HS nạp bài đã hoàn thiện vào cuối tiết học.
- GV thu lại và đánh giá nhận xét theo Rubric
KT Khăn trải bàn
PP làm việc độc lập.
PP trực quan hóa 
PP Webquest/ Phương tiện – smart phone, laptop kết nối internet
- PP làm việc độc lập
Khăn trải bàn
Bài viết( bản tin, phóng sự và kịch bản phỏng vấn và trả lời phỏng vấn) ( Phụ lục 1)
3.1.Đánh giá bài viết
 (1 tiết)
- HS tự đánh giá bài viết của bản thân và đánh giá được bài viết của bạn theo Rubric
 ( Phụ lục 2)
Phương án 1. Chấm bài tại lớp:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV rút bất kì 2 bài làm của 2 HS, yêu cả lớp chấm chung theo Rubric. 
- GV rút 5 bài bất kì tiếp theo để chính GV chấm đánh giá
- Số bài còn lại GV yêu cầu nhóm cặp đôi tiến hành chấm chéo ( trong số này sẽ có 5 nhóm cặp đôi chỉ có 5 bài do GV đã rút chấm nên tiến hành chấm chung)
- GV phát Rubric đánh giá kĩ năng viết .
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Đối với 2 bài chấm chung trước lớp:
HS đọc to bài làm của mình, cả lớp dựa vào Rubric và đánh giá số điểm.
- Đối với các bài chấm chéo theo nhóm cặp đôi: HS dựa vào Rubric đánh giá bài làm chéo, cả nhóm cùng thảo luận đi đến điểm số cuối cùng
Báo cáo kết quả làm việc học tập:
- Đại diện nhóm đọc bản nhận xét đánh giá về bài của cả nhóm, báo cáo điểm số
- GV nhận xét, đánh giá 5 bài chấm mà GV rút bất kì ở đầu tiết học
Phương án 2. GV thu bài về nhà từ tiết trước đó, tiết trả bài/ sửa phải cách quãng với tiết viết.
- GV thu bài về nhà, nhận xét, đánh dấu lỗi theo Rubric, chưa cho điểm, phát lại cho HS
- HS tự đánh giá bài mình theo nhận xét của GV và Rubric GV cung cấp.
- PP làm việc theo lớp
- PP nhóm cặp đôi
- Nhóm pp làm việc độc lập
3.2. Chỉnh sửa, hoàn thiện, công bố
- Nhận ra và sửa chữa được các lỗi của bài viết khi được GV và bạn bé góp ý; chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn trong lớp khi gặp khó khăn trong sửa chữa
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
HS đọc lại bài viết của mình, tự sửa chữa theo nhận xét và định hướng sửa của GV; chia sẻ bài viết của mình với những bạn khác, nhóm khác; bàn luận về kinh nghiệm viết
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Nhận bài và tự đánh giá bài theo Rubric
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS báo cáo những lỗi đã tự sửa, những khó khăn cần trợ giúp.; rút kinh nghiệm .
- GV hỗ trợ sửa chữa
Bài viết hoàn chỉnh
NÓI – NGHE (2 TIẾT)
Hoạt động 1: Chuẩn bị
Bản tin 
( giọng rõ ràng, khách quan)
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuyển bài viết của mình thành bài phát biểu và xây dựng kịch bản phát biểu để luyện tập. Ví dụ:
Phỏng vấn
( giọng đối thoại)
Phóng sự
( giọng truyền cảm)
Hoạt động 2: Nói-nghe
Hoạt động 3:
Đánh giá
- Biết trình bày một bản tin, phóng sự, tiến hành một hoạt động phỏng vấn.
- Nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình. 
Nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình. Đặt được câu hỏi về những điểm cần làm rõ và trao đổi về những điểm có ý kiến khác biệt.
( Phụ lục 3)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày. Mỗi nhóm cử đại diện diễn thuyết, diễn xuất trước lớp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nghe và nắm 
bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói .
Giáo viên đưa ra các tiêu chí nhận xét nội dung và hình thức thuyết trình .
Phương pháp thuyết trình.
2.4. Kết quả thực hiện đề tài
2.4.1.Từ quan sát thực tế
Năm học 2020-2021,tôi đã áp dụng kế hoạch dạy học chủ đề “ Phong cách ngôn ngữ báo chí”theo định hướng phát triển năng lực cho hai lớp 11C và 11Q trường THPT Diễn Châu 2.Qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy : áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như dạy học nhóm, dạy học dự án, dạy học đóng vai, dạy học trải nghiệm , giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn, đặc biệt, học sinh được tạo điều kiện thể hiện và phát triển năng lực của bản thân.
2.4.2.Từ các Rubric đánh giá
Thông qua các Rubric đánh giá năng lực, thu được kết quả như sau:
 Bảng thống kê mức năng lực đọc
 Mức
 Lớp 11Q
 Lớp 11C
 1
 30/42 (71%)
 35/42 ( 83%)
 2
 12/42 ( 29%)
 7/42 (17%)
 3
 0 (0%)
 0 (0%)
 4
 0 (0%)
 0 (0%)
 Bảng thống kê mức độ năng lực viết 
 Mức
 Lớp 11Q
 Lớp 11C
 1
 20/42 ( 48%)
 30/42 (71%)
 2
 15/42 ( 36%)
 10/42(24%) 
 3
 7/42 (16%)
 2/42 (5%)
 4
 0 ( 0%)
 0 (0%)
 Bảng thống kê mức độ năng lực nói- nghe
 Mức
 Lớp 11Q
 Lớp 11C
 1
 25/42 (60%)
 28/42 (66%)
 2
 15/42 (35%)
 10/42 (24%)
 3
 2 /42 (5%)
 4/42 (10%)
 4
 0 (0%)
 0 (0%)
	Như vậy , qua bảng thống kê mức độ năng lực , học sinh đều đạt mức 3 trở lên trong các năng lực đặc thù đọc- viết- nói- nghe. 
Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là yêu cầu cấp thiết của giáo dục nước ta. Nó được Đảng và Nhà nước ta quan tâm trú trọng. Đó cũng là cơ sở, là tiền đề, yêu cầu, động lực tạo nên một sự đổi thay toàn diện, cả về chiều sâu và chiều rộng; đổi mới từ nội dung đến phương pháp giảng dạy Vấn đề nghiên cứu của đề tài này này chính là hệ quả tất yếu của quá trình ấy.
Sau khi thực hiện đề tài: “Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề báo chí theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, tuy gặp nhiều khó khăn về thời gian, kinh nghiệm tổ chức thực hiện nghiên cứu nhưng so với mục đích và nhiệm vụ của đề tài đặt ra, về cơ bản đề tài cũng đã giải quyết được một số nhiệm vụ sau:
– Bước đầu xác định được các bước tiến hành dạy học chủ đề theo định hướng phát triển năng lực( đặc biệt là năng lực đặc thù: đọc- viết – nói- nghe).
– Góp phần xây dựng hệ thống lí luận về dạy học chủ đề.
– Xây dựng tìm hiểu và vận dụng được một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
Đó là những kinh nghiệm của cá nhân, những vấn đề của đề tài đặt ra cũng mới chỉ là bước khởi đầu có tính định hướng, gợi ý; việc thực hiện nó như thế nào, hiệu quả ra sao còn tùy thuộc rất nhiều vào nghệ thuật vận dụng của thầy cô giáo và môi trường, cũng như hoàn cảnh, đối tượng học sinh.
Tôi mong rằng, những kinh nghiệm này góp phần giúp giáo viên cũng như học sinh có được sự hứng thú trong việc học tập môn Ngữ văn. Từ đó hình thành năng lực cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy học.
3.2. Kiến nghị
3.2.1..Đối với nhà trường
- Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, nhất là phương pháp giảng dạy theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018.
– Thay đổi hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn sao cho đa dạng hơn không đơn thuần chỉ là dự giờ – góp ý, mà tổ chức hội thảo bằng những chuyên đề cụ thể.
3.2.2. Đối với giáo viên
– Ngoài việc nắm vững chuyên môn còn phải rèn luyện, nghiên cứu thêm về nghệ thuật sư phạm, tìm tòi các biện pháp gây hứng thú học tập, tạo một không khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp học sinh ngày càng yêu thích bộ môn Ngữ văn.
– Bên cạnh đó, phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, học tập, bồi dưỡng các chuyên đề, môđun để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình và sgk mới. 
Trong quá trình xây dựng, thực hiện đề tài, do sự hạn chế về năng lực, tư liệu và kinh nghiệm, dù tác giả đã đầu tư, tìm tòi song không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế ; người viết rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để đề tài có tính thực tiễn, có thể áp dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Diễn Châu, tháng 3 năm 2021
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 1, Nxb Giáo dục, 2006. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên Ngữ văn lớp 11 tập 1, Nxb Giáo dục, 2006
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11, Nxb giáo dục Việt Nam, 2010.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ yếu hội thảo “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện Việt Nam”, Hà Nội ngày 10 - 12, tháng 12 năm 2012.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Nxb Giáo dục, 2015.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Nxb Giáo dục, 2015.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018.
Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng, Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo dục, 1998.
Một số trang web có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012 (Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_ke_hoach_day_hoc_chu_de_bao_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan