SKKN Phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh và phát triển nhà trường
Với đặc điểm tình hình trên, các trường THPT trên địa bàn huyện Yên
Thành có những thuận lợi và khó khăn sau:
a) Thuận lợi:
- Sự nghiệp giáo dục bậc THPT luôn được sự quan tâm và chỉ đạo của Sở
GD&ĐT Nghệ An, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự phối hợp, kết hợp,
đồng tình của các ban nghành, đoàn thể, Tổ chức chính trị- xã hội, của nhân dân và
của phụ huynh học sinh. Đặc biệt “Tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân
lực chất lượng cao, gắn với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo” được
xem là một trong 10 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng bộ huyện Yên Thành lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
- Cơ sở vật chất lớp học, thiết bị dạy học ngày càng được tăng cường. Bằng
công tác xã hội hoá giáo dục của các cấp, các ngành, nhân dân, phụ huynh học sinh
đã tích cực hỗ trợ cho nhà trường xây dựng, nâng cấp thiết bị dạy học, tu bổ cảnh
quan môi trường giáo dục.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên đầy đủ, đạt chuẩn đào tạo, có trình độ chuyên
môn vững vàng, nhiệt tình công tác nên đã cùng với nhà trường thực hiện tốt công
tác phối hợp với các tổ chức, các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
- Đa số học sinh có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.
b) Khó khăn:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị có được bổ sung nhưng so với yêu cầu nhiệm
vụ vẫn còn thiếu thốn.
- Đội ngũ giáo viên nhiều người có điều kiện kinh tế khá khó khăn, thu nhập
hạn chế nên ảnh hưởng lớn đến công tác.
- Mặt trái của nền kinh tế thị trường đang hàng ngày tác động, lôi kéo học
sinh sa ngã.- Vẫn còn phụ huynh học sinh chưa quan tâm đầy đủ đến việc học tập và rèn
luyện của con em mình, còn có biểu hiện khoán trắng cho nhà trường, chưa phối
hợp tốt để cùng giáo dục học sinh. Nhận thức của một bộ phận nhân dân, phụ
huynh chưa cao, chưa có nhiều sự đồng tình, ủng hộ các chủ trương, kế hoạch phối
hợp của nhà trường với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương để phát triển nhà
trường và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Do phần đông cha mẹ học sinh là nông dân sinh sống ở địa bàn vùng
nông thôn còn nhiều khó khăn về kinh tế, nên thiếu quan tâm chăm sóc, giáo dục
con cái. Một bộ phận CMHS chưa có phương pháp quản lý, giáo dục tốt con em
trong việc thực hiện đúng nội quy trường lớp, thực hiện nghĩa vụ học sinh. Một số
thành viên của Ban đại diện CMHS chưa theo dõi cập nhật kịp thời các hoạt động
trong kế hoạch đã đề ra.
- Yên Thành là một huyện lớn gồm 39 xã thị trấn, dân cư đông, địa bàn
trải rộng, phức tạp về văn hóa và tôn giáo nên công tác tổ chức phối hợp giữa nhà
trường và các lực lượng giáo dục còn khó khăn.
nhiệm về bảo vệ tổ quốc; phòng chống tham nhũng, lãng phí; phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội; bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, phòng chống mua bán người, bạo lực gia đình, bạo lực học đường; cải cách hành chính; Chỉ thị nhiệm vụ năm học, văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của ngành, nội quy, quy chế của đơn vị và các văn bản liên quan khác....Tăng cường tuyên truyền thực tiễn việc thi hành pháp luật gắn với những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, hoặc định hướng dư luận xã hội, nêu gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật. Để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nhà trường có hiệu quả, ngoài việc tích hợp và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn GDCD, lồng ghép và nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật qua các hoạt động tập thể như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp cuối tuần, các hoạt động ngoại khóa, các chương trình phát thanh, chúng tôi còn rất quan tâm đến việc phối hợp với bộ phận truyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của các Sở, ban ngành để tổ chức cuộc thi, các buổi nói chuyện chuyên đề, sân chơi RUNG CHUÔNG VÀNG để truyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh. Chẳng hạn, hàng năm đều tham gia nghiêm túc các cuộc thi ATGT trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử. Phối hợp với Công an huyện Yên Thành tổ chức Tuyên truyền phổ biến pháp luật về An ninh mạng, An ninh trật tự, An toàn giao thông, Phòng cháy chữa cháy,; Phối hợp với Chi cục dân số Sở Y tế tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về phòng tránh bị xâm hại và chăm sóc Sức khỏe sinh sản Vị thành niên, thanh niên; phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu Luật ATGT’; phối hợp với Đội an ninh Công an huyện Yên Thành tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về các đạo lạ, tình hình an ninh trên địa bàn và hiểu đúng về qui định của Chính phủ về pháo nổ Một số hình ảnh về các hoạt động do nhà trường phối hợp cùng bộ phận tuyên truyền của các Sở, Ban ngành tổ chức cho học sinh: Phối hợp cùng bộ phận Tuyên truyền của Sở tư pháp Nghệ An tổ chức Cuộc thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu pháp luật về ATGT. Cán bộ chi cục Dân số - Sở Y tế Nghệ An truyền thông về Chăm sóc Sức khỏe sinh sản và Kỹ năng phòng tranh bị xâm hại Phòng PX03 – Công An tỉnh Nghệ An tuyên truyền phòng chống các hành vi vi phạm về pháp, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ tại trường THPT Bắc Yên Thành. Nhờ phối hợp tốt với các Sở, ban nghành để tổ chức nhiều hoạt động về lĩnh vực giáo dục pháp luật gắn với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn minh thượng tôn pháp luật đã giúp các em nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi của bản thân phù hợp với các yêu cầu chuẩn mực xã hội. Trong 2 năm học 2019- 2020, 2020-2021, tỉ lệ học sinh vi phạm pháp luật, đặc biệt là Luật giao thông năm sau đã ít hơn năm trước, trong nhà trường không có tình trạng học sinh kéo bè phái để gây mâu thuẫn, đánh nhau, tình trạng bạo lực học đường ngày càng giảm. Các em còn rèn luyện được nhiều kỹ năng sống hữu ích như: kỹ năng phòng tránh bị xâm hại, kỹ năng tham gia giao thông an toàn, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và những kĩ năng khác trong công tác xã hội, như kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng hợp tác nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng hoạt động đoàn Chúng tôi cho rằng: nhờ yếu tố mới lạ và kiến thức chuyên sâu của đội ngũ làm công tác tuyên truyền ở cơ sở của các Sở, ban ngành đã để lại ấn tượng sâu sắc cho học sinh. Em Hoàng Thị Tú Anh– 11A1 chia sẻ: “Chúng em rất hào hứng với những buổi tuyên truyền của các anh chị và các chú công an tại trường. Những buổi tuyên truyền như thế này giúp chúng em hiểu hơn về pháp luật để phòng tránh vi phạm, đặc biệt là kỹ năng tham gia giao thông an toàn, kỹ năng sử dụng mạng xã hội, không phải bạn nào cũng hiểu hết được những quy định của pháp luật trong việc sử dụng mạng xã hội. Chúng em mong nhà trường phối hợp với các tổ chức, đoàn thể của các Sở, ban ngành để tổ chức nhiều hoạt động hay và bổ ích như thế này”. Điều thuận lợi là lãnh đạo tỉnh và các ban nghành luôn quan tâm chú trọng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học. Hàng năm Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh đã phối hợp với Sở giáo dục và Đào tạo đưa ra những đề án, chương trình phối hợp để tổ chức thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học. Nhờ đó, việc phối hợp giữa nhà trường và các Sở, ban ngành rất thuận lợi và đạt được kết quả giáo dục tốt. 3.6. Phối hợp giữa nhà trường với Cựu học sinh. Hội cựu học sinh là một tổ chức rất đặc biệt, bao gồm các thế hệ học sinh của nhà trường qua các thời kỳ, họ tập hợp lại theo lớp, khóa và được tổ chức, kết nối dưới sự chủ động liên hệ của nhà trường. Tính tích cực và hiệu quả trong các hoạt động của Hội cựu học sinh phụ thuốc rất lớn đến vai trò kết nối của Lãnh đạo và giáo viên nhà trường. Với gần 40 năm xây dựng và phát triển, trường THPT Bắc Yên Thành đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh ra trường và thành đạt trên nhiều lĩnh vực, nhiều người trong số họ là những nhà quản lý thành công, những nhà khoa học, sỹ quan, bác sỹ, những doanh nghiệp thành đạt... Để công tác phối hợp giữa nhà trường với các thế hệ học sinh được bền chặt, gắn kết, nhà trường đã chủ động thành lập Ban liên lạc cựu học sinh các thế hệ, các vùng miền trong nước cũng như ở nước ngoài. Hiện nay Ban liên lạc hội cựu học sinh của trường vẫn thường xuyên liên hệ với nhà trường và có nhiều hoạt động hướng về nhà trường và các thế hệ học sinh đàn em. Với đặc thù của mình, Hội cựu học sinh đặc biệt có tác dụng trong các hoạt động giáo dục truyền thống, truyền cảm hứng cho học sinh, nên sẽ rất hiệu quả khi cùng phối hợp với mục đích giáo dục lý tưởng cũng như góp phần xây dựng cơ sở vật chất, môi trường sư phạm nhà trường. Trong những năm qua, cùng với sự chủ động của Ban giám hiệu, Ban chấp hành đoàn trường, hội cựu học sinh đã phối hợp rất hiệu quả với nhà trường trong các hoạt động. Tiêu biểu như: + Phối hợp tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp vào dịp Tết nguyên đán hàng năm. Đã nhiều năm nay, vào dịp cuối năm âm lịch Hội cựu học sinh của nhà trường phối hợp với Ban tư vấn học sinh, Ban hướng nghiệp Tuyển sinh tổ chức hoạt động giao lưu Học sinh – Sinh viên. Tại các buổi tư vấn này, các anh, chị học sinh khóa trước đã trực tiếp tư vấn cũng như hỗ trợ, cung cấp các thông tin cần thiết về các ngôi trường mà anh, chị đang theo học, đồng thời giải đáp những thắc mắc cho các em trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai... Có thể nói đây là hoạt động có hiệu quả rất cao trong công tác hướng nghiệp cho học sinh. Giúp cho các em học sinh lớp 11, 12 hiểu rõ hơn về các ngành nghề, các trường Đại học. Đồng thời thông qua hoạt động giao lưu học sinh – sinh viên sẽ khơi dậy trong các em học sinh ý chí vươn lên để đạt được những thành tích như các thế hệ đi trước, cũng như tạo được sợi dây liên kết giữa các thế hệ học sinh nhằm giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. Ảnh: Phối hợp cùng hội cựu học sinh tổ chức hoạt động giao lưu học sinh – sinh viên Ảnh: Hội Cựu học sinh tổ chức các hoạt động giao lưu cùng học sinh Ảnh: Hoạt động ngoại khóa Y – Học đường, một sản phẩm của sự phối hợp giữa nhà trường với Hội đồng hương Yên Thành tại Đại học Y Hà Nội năm 2020. + Với tư cách là những người đi trước, cũng đã từng nhận được những sự hỗ trợ về cả vật chất và tinh thần của nhà trường và xã hội. Đến lượt mình, các thế hệ cựu học sinh lại quy trở lại hỗ trợ các thế hệ sau mình đang có những khó khăn trong cuộc sống, nhằm giúp các em có thêm động lực để vượt khó vươn lên, thông qua các hoạt động thiện nguyện. Đại diện gia đình cựu học sinh trao quà cho học sinh nghèo trong chương trình “Tết cho em – Xuân Canh tý 2020”. Hội cựu học sinh tại Nghệ An tổ chức Giải bóng đá Tứ hùng quyên góp ủng hộ chương trình “Tết cho em xuân Tân Sửu” + Cùng với các hoạt động giáo dục, thiện nguyện các cựu học sinh cũng đã có nhiều hoạt động tri ân các thầy cô giáo và nhà trường, góp phần ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất. Học sinh lớp C khóa 14 (1996-1999) tặng quà nhân kỷ niệm 20 năm ra trường Ảnh Cựu hs khóa 4 (1986-1989) tặng quà nhân Hội khóa 30 năm ra trường Cựu học sinh về thăm trường và trồng cây lưu niệm 3.7. Một số kết quả đạt được: 3.7.1. Về xây dựng nhà trường: Nhờ tổ chức tốt các hoạt động phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường mà trong những năm qua đơn vị chúng tôi đang công tác nói riêng, các nhà trường THPT trên địa bàn Yên Thành nói chung đã nhận được sự ủng hộ to lớn của các cấp chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp, các thế hệ cựu học sinh và đặc biệt là các bậc phụ huynh của nhà trường. Nhờ vậy cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng được bổ sung, cải tiến theo hướng hiện đại. Các nhà trường đều khang trang, sạch, đẹp; có đầy đủ các thiết bị dạy học tiên tiến, Phòng Lab học tiếng Anh, hệ thống các phòng thí nghiệm thực hành, hệ thống sân chơi bãi tập hiện đại. Tại trường THPT Bắc Yên Thành, những năm qua các thế hệ Cựu học sinh đã tổ chức trồng cây lưu niệm, trồng cây cảnh trong khuôn viên trường; Mua sắm tặng trường các thiết bị hiện đại như: Điều hòa, Ti vi màn hình lớn, Máy chiếu, Hàng năm, thông qua việc vận động tài trợ giáo dục; nhà trường đã nhận được sự ủng hộ lớn về tiền bạc để tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa thiết bị. Cụ thể: Năm học 2018-2019: Số tiền vận động được là 611.024.000 đồng Năm học 2019-2020: Số tiền vận động được là 692.260.000 đồng Năm học 2020-2021: Số tiền vận động được là 732.465.000 đồng (số liệu đăng ký ủng hộ, chưa nạp hết về quỹ trường) Cùng với xây dựng nhà trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cảnh quan thì việc phối hơp tốt các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường đặc biệt có tác dụng trong công tác xây dựng thương hiệu, uy tín, xây dựng hình ảnh nhà trường. Thông qua các hoạt động phối hợp, quần chúng nhân dân, học sinh biết đến nhà trường nhiều hơn. Các em học sinh học tốt đăng ký tuyển sinh vào học tập tại trường ngày càng nhiều. Và cũng từ đó từng bước phát triển nhà trường xứng đáng là trung tâm văn hóa, giáo dục của khu vực. 3.7.2. Về chất lượng giáo dục văn hóa: Bảng thống kê kết quả xếp loại học lực của học sinh trường THPT Bắc Yên Thành Kết quả xếp loại học lựcNăm học Số học sinh Giỏi Khá TB Yếu 2018-2019 1581 225 (14,23%) 893 (56,48%) 454 (28,72%) 9 (0,57%) 2019-2020 1645 245 (14.89%) 944 (57,39%) 448 (27,23%) 8 (0,49%) HK 1. 2020-2021 1731 259 (14.96%) 1015 (58,63%) 499 (25,93%) 8 (0,46%) Qua bảng và biểu đồ thống kê chất lượng học sinh trong 2 năm học 2018- 2019, 2019-2020 và Học kỳ I năm học 2020-2021 chúng ta thấy rằng, chất lượng văn hóa của học sinh đã được tăng lên, số học sinh đạt học lực giỏi, khá của năm học sau tăng hơn năm học trước. Cùng với kết quả xếp loại học lực, các chỉ số về học sinh giỏi tỉnh và học sinh thi THPT quốc gia cũng được nâng lên rõ rệt. Năm học 2018-2019: Trường có học sinh giỏi tỉnh văn hóa lớp 11 là 16 học sinh (01 giải Nhì, 08 giải Ba và 07 giải Khuyến khích). Năm học 2019-2020: Do dịch covid-19 nên không tổ chức thi. Năm học 2020-2021: Số học sinh giỏi tỉnh văn hóa lớp 12 là 19 em (02 giải Nhất; 05 giải Nhì; 05 giải Ba và 07 giải Khuyến khích). Năm học 2018-2019 thi THPT quốc gia: Điểm trung bình tổng 3 môn thi theo 5 khối thi truyền thống là 18,59 điểm (Riêng lớp 12A1 đạt 24.21 điểm; 12A2 đạt 21,34 điểm). Tỉ lệ đậu TN THPT là 99,42% học sinh dự thi. Có 01 em học sinh đạt điểm cao được UBND tỉnh khen thưởng. Năm học 2019-2020: Điểm trung bình tổng 3 môn thi theo 5 khối thi truyền thống là 20,98 điểm (Riêng lớp 12A1 đạt 26.66 điểm; 12A2 đạt 25,32 điểm), có 21 em đạt từ 27.0 điểm, trong đó có 7 em đạt trên 28.0 điểm, có 01 điểm 10 môn Toán và 01 điểm 10 môn Hóa học. Tỉ lệ đậu TN THPT là 100% học sinh dự thi. Có 01 em học sinh đạt điểm cao được UBND tỉnh khen thưởng. Những con số thống kê kết quả xếp loại học lực cũng như thành tích thi chọn học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT góp phần khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường của trường THPT Bắc Yên Thành trong những năm qua. 3.7.3. Về kết quả giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị: Bảng thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trường THPT Bắc Yên Thành Kết quả xếp loại hạn kiểmNăm học Số học sinh Tốt Khá TB Yếu 2018-2019 1581 1276 (80,71%) 211 (16,57%) 38 (2,4%) 5 (0,32%) 2019-2020 1645 1340 (81,46%) 243 (14,77%) 57 (3,47%) 5 (0,3%) HK 1. 2020-2021 1731 1429 (82,55%) 244 (14,10%) 53 (3,06%) 5 (0,29%) Qua bảng thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh trong 2 năm học 2018- 2019, 2019-2020 và học kỳ I năm học 2020-2021 chúng ta thấy rằng: số học sinh xếp hạnh kiểm tốt, khá của năm học sau tăng hơn năm học trước. Đây là một kênh thông tin chuẩn mực giúp chứng minh tính hiệu quả thiết thực trong các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương để giáo dục đạo đức học sinh. Những năm qua, các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương đã tạo điều kiện cho các em học sinh được tham gia nhiều hoạt động tập thể. Đây là những hoạt động bổ ích góp phần giáo dục các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc như: lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, ý thức cộng đồng, đạo lý thương người như thể thương thân, đức tính cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động, tinh thần lạc quan, tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, lòng nhân ái, tính khoan dung. Để qua đó giúp các em biết trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân trước tập thể và cộng đồng, từ đó biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc, đồng thời biết phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ, những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức... Trong 2 năm học 2018- 2019, 2019-2020 và học kỳ I năm học 2020- 2021, số học sinh lệch lạc về đạo đức lối sống, bị xếp hạnh kiểm yếu, phải rèn luyện hè cũng ngày càng giảm. 3.7.4. Về giáo dục kỹ năng sống: Nhờ sự phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, nhiều chuyến trải nghiệm thực tế về nguồn, nhiều buổi tuyên truyền, nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật, văn nghệ, thể dục, thể thao những năm qua đã góp phần không nhỏ giáo dục các em ý thức và kĩ năng khi tham gia giao thông, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, kĩ năng phòng cháy chữa cháy, kỹ năng phòng chống đuối nước; những ứng xử văn hóa trong tình bạn, tình yêu, văn hóa khi sử dụng các trang mạng xã hội... Thông qua các hoạt động này, đồng thời, rèn luyện cho các em những kĩ năng khác trong công tác xã hội, như kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng hợp tác nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng hoạt động đoàn Các trò chơi, hoạt động trong hội trại, văn nghệ, thể thao cũng giúp các em biết thêm các kĩ năng mềm khác, giúp các em có thêm định hướng nghề nghiệp trong tương lai Có thể nói các hoạt động phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường. Phần III: KẾT LUẬN 1. Kết luận. Là cán bộ quản lý của trường THPT trên địa bàn Yên Thành, qua quá trình gần làm công tác quản lý nhà trường, bằng kiến thức lý luận đã được học và bồi dưỡng, bằng trải nghiệm thực tế những công việc đã tham gia cũng như những hiểu biết, kinh nghiệm của các đồng nghiệp. Chúng tôi nhận thấy, để giáo dục toàn diện học sinh, để phát triển nhà trường, thì các nhà trường ngoài sự phát huy nội lực vốn có của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường, thì cần phải hết sức coi trọng sự phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương (các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường). Sau một thời gian nghiên cứu, đưa vào áp dụng, bản thân tôi đã mạnh dạn chia sẻ đề tài: “PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC NGOÀI NHÀ TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC HỌC SINH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG”. Đề tài này không chỉ được áp dụng có hiệu quả tại trường chúng tôi mà còn được chia sẻ, áp dụng tại các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Yên Thành. Thiết nghĩ, đề tài này có thể phổ biến, triển khai, ứng dụng rộng rãi cho tất cả các trường học, tùy vào tình hình thực tế từng trường, từng cấp học, từng địa phương để ứng dụng một cách linh hoạt, hiệu quả. Trải qua hơn 2,5 năm học áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi thấy rằng, sáng kiến kinh nghiệm này thực sự có hiệu quả thiết thực trong quá trình phối hợp để giáo dục toàn diện học sinh và góp phần phát triển nhà trường. Tham gia các hoạt động phối hợp, học sinh ngoài việc được học kiến thức, học văn hóa trong nhà trường, thì đã có thêm nhiều thời gian, cơ hội được tham gia các lớp bồi dưỡng, tuyên truyền, ngoại khóa, dã ngoại, trải nghiệm thực tế, hội trại, văn nghệ, thể dục, thể thao, khám sức khỏe định kỳ, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, tham gia nhiều hội thi bổ ích, nhiều chương trình tri ân, thiện nguyện, về nguồn Các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể tại địa phương đã góp phần không nhỏ giáo dục các em ý thức tuân thủ pháp luật, giúp các em nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực của xã hội. Đồng thời, giúp các em có thêm định hướng nghề nghiệp, rèn luyện cho các em những kĩ năng cơ bản, cần thiết trong cuộc sống để các em xứng đáng là những học sinh trong thời đại mới, thời đại mà con người cần trang bị nhiều kỹ năng mềm để giúp các em tự tin hòa nhập với cộng đồng, trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai Việc nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương còn góp phần giúp nhà trường thu hút được nhiều hơn sự đầu tư, ủng hộ về cơ sở vật chất, về kinh phí của các tổ chức, doanh nghiệp, phụ huynh, cựu học sinh, các nhà hảo tâm để có được một nguồn lực nhất định xây dựng, sửa sang, mua sắm những hạng mục cần thiết nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động dạy và học, làm cho cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang hơn, hiện đại hơn, góp phần thúc đẩy nhà trường ngày càng phát triển. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Chi ủy, BGH nhà trường. Đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường trong mọi hoạt động của nhà trường. Thường xuyên tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường để xây dựng cơ sở vật chất, nguồn lực, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh. Tập trung xây dựng, bổ sung hoàn thiện hệ thống các quy chế, kế hoạch, nội dung hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện của nhà trường trong từng thời điểm khác nhau. Phát huy thường xuyên, mạnh mẽ vai trò, tiềm lực của các lực lượng trong xã hội để đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Huy động nhiều tiềm lực ở địa phương tham gia vào các hoạt động giáo dục nhiều hơn, đa dạng hơn. 2.2. Đối với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương Cần tạo điều kiện tối đa trong công tác phối hợp với nhà trường, giúp nhà trường có điều kiện thuận lợi tổ chức các hoạt động tập thể, phát huy cơ hội giáo dục, rèn luyện kỹ năng cho học sinh và có nguồn lực để phát triển nhà trường. Với một số kinh nghiệm trong quá trình công tác, chúng tôi xin trình bày, chia sẻ một số vấn đề tâm đắc trong việc tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục tại địa phương. Đề tài chắc chắn còn có những thiếu sót, kính mong các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp đóng góp và xây dựng để đề tài được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình ứng dụng thực tiễn. Xin chân thành cảm ơn! ---------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- skkn_phoi_hop_cac_luc_luong_giao_duc_ngoai_nha_truong_nham_n.pdf