Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để có một bài giảng hay

1) Cách mở đầu bài giảng

1) Vấn đề đưa ra phải rõ ràng, sát thực với nội dung kiến thức người học cần tiếp thu.

Ví dụ 1): Mở đầu bài giảng “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất”(Sinh học 10, NXB GD, 2006)

- Hãy kể ra các dấu hiệu cơ bản và các cấp độ tổ chức của của sự sống?

- Trao đổi chất là một dấu hiệu cơ bản của sự sống, tế bào là một cấp độ tổ chức của sự sống. Vậy sự trao đổi chất ở tế bào diễn ra như thế nào? Giới vô sinh cũng có trao đổi chất. Nhưng sự trao đổi chất ở tế bào có gì khác biệt với sự trao đổi chất ở giới vô sinh?

 Cách mở đầu bài giảng này có tác dụng: + Giúp người học nhớ lại được 2 nội dung kiến thức cơ bản: dấu hiệu cơ bản của sự sống và các cấp độ tổ chức của sự sống. Gắn kết 2 nội dung đó với nhau trong một vấn đề (Trao đổi chất ở tế bào). + Hướng người học vào tìm hiểu sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào, từ đó có thể phân biệt với sự trao đổi chất ở giới vô sinh.

2) Vấn đề đưa ra phải gắn kết được với kiến thức cũ, chỉ ra được những điều cơ bản người học cần tập trung ở bài mới.

Ví dụ 2): Mở đầu bài giảng bài “Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất” (Sinh học 10, NXB GD, 2006)

 

doc5 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2453 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để có một bài giảng hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số kinh nghiệm để có một bài giảng hay
 TS. Nguyễn Thế Hưng 
 Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội
Đặt vấn đề
Có nhiều yếu tố tạo nên một bài giảng hay. Bài viết dưới đây chỉ đưa ra một số vấn đề cơ bản chúng tôi tổng kết được trong quá trình giảng dạy ở bậc THPT và quá trình giảng dạy cho sinh viên khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội bộ môn Phương pháp dạy học Sinh học.
Nội dung
1) Cách mở đầu bài giảng
1) Vấn đề đưa ra phải rõ ràng, sát thực với nội dung kiến thức người học cần tiếp thu.
Ví dụ 1): Mở đầu bài giảng “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất”(Sinh học 10, NXB GD, 2006)
- Hãy kể ra các dấu hiệu cơ bản và các cấp độ tổ chức của của sự sống?
- Trao đổi chất là một dấu hiệu cơ bản của sự sống, tế bào là một cấp độ tổ chức của sự sống. Vậy sự trao đổi chất ở tế bào diễn ra như thế nào? Giới vô sinh cũng có trao đổi chất. Nhưng sự trao đổi chất ở tế bào có gì khác biệt với sự trao đổi chất ở giới vô sinh?
 	Cách mở đầu bài giảng này có tác dụng: + Giúp người học nhớ lại được 2 nội dung kiến thức cơ bản: dấu hiệu cơ bản của sự sống và các cấp độ tổ chức của sự sống. Gắn kết 2 nội dung đó với nhau trong một vấn đề (Trao đổi chất ở tế bào). + Hướng người học vào tìm hiểu sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào, từ đó có thể phân biệt với sự trao đổi chất ở giới vô sinh.
2) Vấn đề đưa ra phải gắn kết được với kiến thức cũ, chỉ ra được những điều cơ bản người học cần tập trung ở bài mới.
Ví dụ 2): Mở đầu bài giảng bài “Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất” (Sinh học 10, NXB GD, 2006)
- Tại sao sau khi chúng ta nhai cơm lại thấy vị ngọt? (Đây là kiến thức cũ nên người học dễ dàng trả lời được: vì có sự chuyển hóa tinh bột thành đường maltôzơ dưới tác dụng của amilaza trong nước bọt). 
- Amilaza chỉ là một trong những loại hợp chất (có tên chung là enzim) có khả năng xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Vậy, Enzim là gì? Tại sao nó có thể có vai trò xúc tác? Những điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động của enzim?. Trên cơ sở đó mà có thể giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.
Cách mở đầu bài giảng đã có tác dụng: + Liên kết kiến thức cũ học ở lớp dưới về tiêu hóa hóa học với kiến thức mới cần tìm hiểu (Enzim) + Hướng người học vào 3 nội dung kiến thức cơ bản và giải quyết các vấn đề thực tiễn
3) Vấn đề đa ra phải phù hợp với trình độ của từng đối tượng và tạo được hứng thú cho người học
Ví dụ 3): Tuỳ theo đối tượng (lớp chuyên, phân ban hay không phân ban) và trình độ nhận thức của người học, mà có các cách mở đầu cho bài “Sự phát sinh sự sống trên Quả Đất” ( Sinh học 12, NXB Giáo dục, 2002 )
Cách 1) Chương V là “Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất”. Quá trình này được chia làm 2 giai đoạn lớn (quá trình phát sinh và quá trình phát triển). Trong giai đoạn phát sinh của sự sống, lại có 2 giai đoạn nhỏ: Giai đoạn Tiến hoá hoá học và giai đoạn Tiến hoá tiền sinh học (Sơ đồ 1):
Qúa trình phát sinh
Chất vô cơ SV đầu tiên Ngày nay
 Tiến hoá hoá học Tiến hoá tiền sinh học
Qúa trình phát triển
Sơ đồ 1
Tại sao lại có sự phân chia quá trình phát sinh sự sống như vậy? (Hai giai đoạn này có gì khác nhau). Để trả lời được câu hỏi đó, cần tìm hiểu diễn biến, điều kiện và kết quả của từng giai đoạn.
Cách 2) - Trình bày những điều kiện cho quá trình tổng hợp Protein trong tế bào. Tại sao gọi là quá trình sinh tổng hợp? Trong thực tế còn có con đường tổng hợp Protein nào khác?
 Trong thực tế còn có một con đường tổng hợp Protein bằng con đường hóa học. Thực chất của con đường này là quá trình phát sinh sự sống. Quá trình phát sinh sự sống diễn ra như thế nào? Ngày nay sự sống còn được hình thành bằng con đường này không?
Cách mở đầu này có tác dụng: + Liên kết được kiến thức cũ và kiến thức sẽ học. + Tạo cho người học nhu cầu tìm hiểu về sự khác biệt của 2 con đường tổng hợp Protein (con đường sinh học và con đường hóa học). + Tạo hứng thú cho người học vì hướng người học vào giải quyết câu hỏi lý thú: Ngày nay sự sống còn được hình thành bằng con đường hóa học không?
Cách 3) Giáo viên nêu lược sử các quan niệm về nguồn gốc sự sống: + Quan niệm duy tâm + Quan niệm duy vật thô sơ (Trung Hoa cổ đại, Thuyết tự sinh...) + Thí nghiệm của L. Pasteur đánh đổ Thuyết tự sinh
- Vậy quan niệm về nguồn gốc sự sống của Sinh học hiện đại như thế nào (Cơ sở vật chất? Bản chất của quá trình phát sinh sự sống? Diễn biến? Các dẫn liệu khoa học chứng minh?) 
Cách mở đầu này có tác dụng: + Tạo được sự hứng thú cho người học vì các quan niệm về nguồn gốc sự sống rất khác nhau. + Người học có nhu cầu so sánh và đánh giá các quan niệm về nguồn gốc sự sống. + Hướng người học tìm hiểu 3 vấn đề quan trọng: Cơ sở vật chất, bản chất quá trình hình thành sự sống và các dẫn liệu khoa học chứng minh
II) Chuyển vấn đề trừu tượng, khó tiếp thu thành vấn đề đơn giản thông qua các ví dụ minh hoạ để người học hiểu, vận dụng được.
Ví dụ 4): Học sinh THPT chưa được học Toán thống kê, chưa có khái niệm về xác suất nên rất khó khăn cho người dạy khi dạy các bài về quy luật di truyền. Tuy nhiên, người dạy có thể cung cấp những kiến thức cơ bản về Toán thống kê bằng việc cho người học hiểu rõ một số khái niệm cơ bản thông qua việc lấy ví dụ về việc gieo đồng tiền xu với 3 trường hợp: Gieo riêng từng đồng tiền xu; Gieo đồng thời hai đồng tiền xu (2 sự kiện độc lập); Gieo đồng thời hai đồng tiền xu đã được gắn với nhau (2 sự kiện không độc lập). Qua ví dụ trên, người học không những rõ được các khái niệm cơ bản (xác suất, sự kiện độc lập) về mà còn có thể tính được xác suất xuất hiện đồng thời các sự kiện độc lập và không độc lập với nhau.
III) Có thể thay đổi trật tự nội dung kiến thức trong sách giáo khoa cho phù hợp với thao tác tư duy
Ví dụ 5): Trong bài “Môi trường và các nhân tố sinh thái”(Sinh học 12, NXB GD, 2006), sách giáo khoa không làm rõ khái niệm “nhân tố sinh thái”. Khái niệm môi trường khó được người học hiểu đúng và người học cũng không thấy được tác động phức tạp của các nhân tố sinh thái đến sinh vật. Người dạy có thể giúp người học sáng tỏ các vấn đề trên thông qua hệ thống câu hỏi: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của một cây xanh? Khi giúp người học thiết lập được sơ đồ 2 thì người dạy có thể yêu cầu người học giải thích: Tại sao con người được xếp riêng với các nhân tố khác? Thế nào là nhân tố sinh thái và môi trường? ảnh hưởng của môi trường đến sinh vật như thế nào? Cách tiếp cận này không chỉ giúp người học hiểu được các khái niệm mà còn nhận thức được tác động phức tạp của môi trường đối với sinh vật (có lợi và có hại, trực tiếp và gián tiếp, tức thời và lâu dài) và các nhân tố có tác động qua lại với nhau.
Sơ đồ 2
iV) Sáng tạo trong thiết kế bài giảng
	Người dạy phải tìm ra những kiến thức khó chuyển tải đến người học, cũng như những hạn chế của tài liệu (nếu có) để tìm ra con đường ngắn nhất cho người học trong việc lĩnh hội kiến thức.
Ví dụ 6): Trong bài “Kỹ thuật di truyền” (Sinh học 12, NXB GD, 2002), sách giáo khoa trình bày theo trật tự: + Khái niệm về kỹ thuật di truyền. + Các khâu chủ yếu trong kỹ thuật di truyền. + Một vài ứng dụng kỹ thuật di truyền
Có thể nói, “Kỹ thuật di truyền” khái niệm trừu tượng nên người học rất khó tiếp thu khi chưa hiểu rõ mục đích của nó. Vì chưa hiểu rõ mục đích của “Kỹ thuật di truyền” nên người học không hiểu ý nghĩa của từng khâu trong kỹ thuật di truyền. Vì vậy, nếu không tìm ra con đường chuyển tải nội dung thích hợp, thì giáo viên chỉ có thể thông báo kiến thức còn người học thì công nhận kiến thức áp đặt đó.
 Để khắc phục khó khăn này, người dạy có thể phân tích một ứng dụng của “Kỹ thuật di truyền”, chẳng hạn quy trình sản xuất insulin (Sơ đồ 3). Qua đó, người học dễ dàng hiểu được khái niệm kỹ thuật di truyền cũng như mục đích của nó và chỉ trên cơ sở đó thì mới có thể hiểu được ý nghĩa của các khâu trong kỹ thuật di truyền.
Ví dụ 7) Bài tập: Từ 100 a xit amin, gồm 4 loại, với số lượng như sau: Liz = 45, Ala = 25, Val = 20, Leu =10, có thể tạo thành bao nhiêu kiểu chuỗi Polypeptit? 
Đây là vấn đề khó và trừu tượng, đòi hỏi người học phải có tư duy toán học tốt. Tuy nhiên, nếu chuyển thành bài tập tương tự nhưng đơn giản hơn, có thể sử dụng trực quan (Sơ đồ 4) kết hợp với hệ thống câu hỏi gợi mở, người học dễ dàng hiểu được thuật toán, trên cơ sở đó có thể tự xây dựng công thức.
Bài tập tương tự: Có bao nhiêu cách sắp xếp 5 học sinh theo màu áo (2 áo xanh, 2 áo đỏ, 1 áo vàng) vào một dãy ghế có 5 chỗ ngồi?
Sơ đồ 3 Sơ đồ 4
V) Cần phải hiểu các kiến thức liên quan để tích hợp kiến thức trong bài giảng, giúp cho người học hiểu bản chất các vấn đề và tạo hứng thú học tập cho
Ví dụ 8): Khi nói đến các dạng tồn tại của nước (H2O) và vai trò của nước đối với thực vật, người dạy phải hướng học sinh trả lời được các câu hỏi: - Vai trò của nước đối với thực vật? - Nước có đặc điểm và tính chất gì mà nó có thể đảm nhận vai trò quan trọng như vậy? - Thế nào là nước ở dạng tự do và nước liên kết? - Tại sao hai dạng tồn tại này có tính chất khác nhau?.
Muốn giải thích được các câu hỏi này, người dạy phải biết tích hợp kiến thức Hóa học, Vật lý trong bài giảng (Nước có cấu trúc phân tử đặc biệt nên có những tính chất vật lý, hóa đặc trưng: nhiệt dung riêng, nhiệt hóa hơi lớn, dẫn nhiệt tốt, là dung môi của nhiều chất. Nước có vai trò vận chuyển các chất trong cơ thể và giúp cơ thể lấy các chất từ môi trường, nước còn là môi trường phản ứng, tham gia các phản ứng sinh hoáSinh vật có các hình thức thích nghi với chế độ thiếu hoặc thừa nước). 
VI) Tăng cường gắn kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
 Bằng cách này, ngoài việc tạo ra cho người học sự hứng thú cũng như nhu cầu học tập, phát huy được tính tích cực ở người học, thì nó còn có ý nghĩa giúp người học hiểu bản chất vấn đề, ghi nhớ lâu.
Ví dụ 9): Để làm rõ được cơ chế và ý nghĩa của các hình thức vận chuyển các chất qua màng tế bào, người dạy có thể sử dụng hệ thống câu hỏi yêu cầu người học giải thích các vấn đề thực tiễn, chẳng hạn: 1) Khi ngâm rau sống vào nước muối (NaCl) đậm đặc, có hiện tượng gì? Tại sao? 2) Tại sao khi bị thương, không nên uống nước nhiều? 3) Tại sao khi tới cây với nước phân đặc, cây thường bị chết? 4) Sống ở môi trường đất mặn, cây có những đặc điểm thích nghi nào? 5) Một số chất trong đất có nồng độ thấp hơn trong tế bào lông hút, nhưng vẫn được vận chuyển ngược theo gradien nồng độ? Tại sao? ý nghĩa?
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đó, người học không chỉ nhận thức được sự khác biệt giữa sinh giới và giới vô sinh mà có thể giải thích và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
VII) Thiết lập các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ trong bài giảng
Nhìn chung, việc sử dụng các hình ảnh được thiết kế sẵn, nhất là các hình ảnh trên mạng Internet có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị do người dạy tự thiết kế lại mang tính khái quát rất cao mà tranh, ảnh không thể thay thế. Đặc biệt đối với những bài tổng kết, những bài có nội dung kiến thức trừu tượng. Hơn nữa, các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị đáp ứng rất tốt cho ý tưởng độc đáo của người dạy nên hiệu quả giảng dạy thường rất cao
Ví dụ 10): Dùng sơ đồ 5 để hình thành khái niệm “Thành phần kiểu gen” của quần thể thông qua việc giúp người học so sánh giữa các quần thể.
Ví dụ 11): Để bài giảng có hiệu quả cao, thay vì việc giảng giải, có thể dùng sơ đồ 6 hình thành khái niệm “Tần số alen và tần số tương đối của các alen” của quần thể thông qua việc cho học sinh giải bài tập: Quần thể một loài côn trùng ban đầu có tỷ lệ thành phần kiểu gen AA : Aa : aa = 0,36 : 0,48 : 0,16. Xác định thành phần kiểu gen của quần thể đó ở thế hệ thứ nhất, thứ hai, thứ ba..., thứ n?
Sơ đồ 5 Sơ đồ 6
Ví dụ 12): Dùng đồ thị kết hợp với câu hỏi gợi ý để hình thành các khái niệm cơ bản của toán thống kê: “Trị số trung bình cộng”, “Độ lệch trung bình” .
Ví dụ 13) Dùng sơ đồ để giúp người học phát hiện ra vai trò của quần thể (là đơn vị tổ chức của loài).
Tài liệu tham khảo
Edgar Morin, Phương pháp tri thức về tri thức, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
Sách giáo khoa Sinh học 10, 11, 12, NXB Giáo dục, 2002 - 2006.

File đính kèm:

  • docKinh_nghiem_de_co_bai_giang_hay.doc
Sáng Kiến Liên Quan