SKKN Phát triển năng lực tư duy và sáng tạo cho học sinh Trung học Phổ thông qua việc sử dụng các thí nghiệm tự thiết kế trong chủ đề “Sự ăn mòn kim loại” Hoá học 12

. Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy môn Hóa học

1.2.1.1. Về phía giáo viên

 Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học là một trong những cách tích cực hóa hoạt động dạy và học. Trong đó thí nghiệm là một trong các phương tiện trực quan quan trọng với môn hóa học (là một bộ môn khoa học thực nghiệm). Tuy nhiên, việc sử dụng thí nghiệm là tích cực hơn nếu giáo viên sử dụng chúng làm nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới. Tuy vậy, trong thực tế nhiều giáo viên phổ thông cho rằng cứ sử dụng thí nghiệm theo hướng nghiên cứu là tích cực nhất và thường sử dụng thí nghiệm theo cách: giáo viên tiến hành thí nghiệm, yêu cầu học sinh quan sát, nêu hiện tượng sau đó yêu cầu giải thích. Quan niệm và tiến trình dạy học như vậy chưa thực sự hiệu quả và không phù hợp với mọi thí nghiệm. Phương pháp nghiên cứu là một phương pháp tích cực nhưng chỉ nên sử dụng với các kiến thức mới, học sinh không có khả năng suy luận chắc chắn theo các lí thuyết chung đã học, những trường hợp học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã có để dự đoán thì nên dùng thí nghiệm để kiểm chứng sẽ có tác dụng củng cố đồng thời dạy cho học sinh phương pháp suy diễn, hoặc có những thí nghiệm có hiện tượng khác so với kiến thức đã học có thể dùng để đặt vấn đề tạo hứng thú học tập cho học sinh. Sở dĩ nhiều học sinh có quan niệm sai lầm và cách sử dụng thí nghiệm chưa hợp lí đó là do chưa thực sự hiểu rõ tác dụng, tiến trình dạy học của mỗi cách sử dụng thí nghiệm cũng như chưa biết cách lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm cho phù hợp.

Mặt khác, giáo viên thường áp dụng các hình thức tổ chức một giờ thực hành Hóa học theo cách: Nghiên cứu nội dung thí nghiệm trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi; quan sát hình ảnh, tranh vẽ, mô hình, sơ đồ.; quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn. Giờ thực hành bị xem nhẹ, kết quả thu được chỉ là một bản tường trình đơn giản. Như vậy hiệu quả của thí nghiệm chưa được phát huy tối đa trong dạy học.

1.2.1.2. Về phía học sinh

 Môn Hóa học là một môn học rất nhiều lý thuyết về công thức, tên gọi, tính chất của các chất, phương pháp điều chế. Vì vậy nếu không sử dụng thí nghiệm trong dạy học thì học sinh sẽ khó mà nhớ hết kiến thức được.

 Mặt khác, nhiều học sinh còn ngại đọc sách, không nắm vững được tính chất hóa học của các chất, còn rụt rè khi tiếp xúc với dụng cụ hóa chất, không có kỹ năng thực hành. Đa số học sinh học môn Hóa học một cách máy móc, rập khuôn theo kiểu truyền thống. Học sinh học thuộc bài song không hiểu bản chất các kiến thức trọng tâm của bài, không nắm vững yêu cầu cơ bản của bài học (học vẹt, học để đáp ứng yêu cầu kiểm tra của giáo viên), không vận dụng được kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng hóa học trong tự nhiên và cuộc sống hàng ngày, đó là do các em ít làm bài tập trên lớp và ở nhà. Đa số các em bị mất căn bản ngay từ lớp dưới vì đây là môn học không phải là môn thi thường xuyên trong quá trình thi chuyển cấp. Học sinh chưa được làm quen nhiều với thiết bị thí nghiệm, hóa chất ở các lớp dưới, chủ yếu các em chỉ được học thông qua sách vở. Sự yêu thích môn Hóa học của các em còn ít, đa số các em chỉ học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.

 

doc53 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực tư duy và sáng tạo cho học sinh Trung học Phổ thông qua việc sử dụng các thí nghiệm tự thiết kế trong chủ đề “Sự ăn mòn kim loại” Hoá học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính, gây mâu thuẫn, mang tính hấp dẫn học sinh cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo Dục - Đào Tạo,“Tài liệu đổi mới PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC môn HÓA HỌC THPT”.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), “Sách giáo viên lớp 12”, NXB Giáo dục
3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), “Sách HÓA HỌC lớp 12”, NXB Giáo dục
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2007), “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 Trung học Phổ thông môn HÓA HỌC”, NXB Giáo dục 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2014), Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Môn hóa học cấp THPT
6. Nguyến Xuân Trường ( 1995), THÍ NGHIỆM vui và ảo thuật hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyến Xuân Trường ( 2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống, NXB Giáo Dục
8. Vũ Anh Tuấn ( 2008), Giới thiệu giáo án hóa học 12, NXB Hà Nội.
9. Vũ Ngọc Tuấn ( 1998), Nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài sản xuất hóa học bằng dạy học nêu vấn đề, Luận án tiến sĩ.
10. Nguyễn Hữu Tú ( 2006), “ Dùng thí nghiệm để tạo tình huống có vấn đề nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh”, Tạp chí hóa học và ứng dụng, ( số 2), Trang 4-6.
11. Dương Xuân Trinh, Nguyễn Cương và Nguyễn Đức Chuy ( 1995), Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Cương (1999), Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Đặng Thị Oanh - Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình SGK hoá học phổ thông, Hà Nội.
PHỤ LỤC
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
 Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1: Nhận dạng ăn mòn kim loại
Học sinh nắm vững khái niệm ĂMKLvà phân loại được 
HS hiểu được vì 
sao kim loại bị ăn mòn
Số câu
Số điểm
Số câu: 4
Số điểm: 1,0 
Số câu:7
Số điểm: 1,75
Số câu: 11
Số điểm: 2,75
Chủ đề 2: Phân loại các dạng ăn mòn KL
HS nhận dạng được các loại ĂKL
HS vận dụng lý thuyết để tính được toán lượng KL bị ăn mòn
HS vận dụng lý thuyết để tính được toán lượng KL bị ăn mòn
Số câu
Số điểm
Số câu: 4
Số điểm: 1,0 
Số câu:4
Số điểm:
1,0
Số câu:1
Số điểm: 2,0
Số câu:9
Số điểm: 4,0
Chủ đề 3: Vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống
HS vận dụng kiến thức để nhận dạng các loại ĂMKL trong thực tế
HS hiểu được vì sao các vật dụng bị ăn mòn và cách bảo vệ 
HS vận dụng cách bảo vệ kim loại 
Xác định được cơ chế ăn mòn
Xác định được cơ chế của ăn mòn và giải thích
Số câu 
Số điểm
Số câu: 1
Số điểm: 0,25 
Số câu:3
Số điểm: 0,75
Số câu:3
Số điểm: 0,75
Số câu: 2
Số điểm:
0,5
Số câu: 1
Số điểm: 1,0
Số câu:10
Số điểm: 3,25
Tổng số câu
Tổng số điểm
Số câu: 9
Tổng số điểm: 2,25
Số câu: 10
Tổng số điểm: 2,5
Số câu: 7
Tổng số điểm:1,75
Số câu: 1
Tổng số điểm: 2,0
Số câu:2
Tổng số điểm:0,5
Số câu: 1
Tổng số điểm: 1,0
Tổng Số câu: 30
Tổng số điểm: 10
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT- Đề 1
I. Trắc nghiệm khách quan (7 điểm)
Mức độ biết
Câu 1. (Mức độ biết) Trường hợp nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
	A. Đốt dây sắt trong khí oxi 	
B. Nhúng lá Zn vào dung dịch CuCl2
	C. Cho miếng gang vào dung dịch HCl
	D. Cho đinh sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuCl2
Câu 2. (Mức độ biết) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học.
A. Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện .
B. Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
C. Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học.
D. Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.
Câu 3. (Mức độ biết) Tôn là hợp kim của sắt với kim loại nào sau đây?
	A. Cu	B. Zn	C. Al	D. Mg
Câu 4. (Mức độ biết) Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và IV.	B. I, III và IV.	C. I, II và III.	D. II, III và IV.
Câu 5. (Mức độ biết) Có các thí nghiệm sau:
(I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. 
(II) Sục khí SO2 vào nước brom.
(III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.
(IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. 
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là
	A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Câu 6. (Mức độ biết) Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
	A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1.
Câu 7. (Mức độ biết) Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.	
B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.	
D. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.
Câu 8. (Mức độ biết) Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra
	A. Sự oxi hóa ở cực dương	B. Sự khử ở cực âm
	C. Sự oxi hóa ở cực âm	D. Sự khử kim loại
Câu 9. (Mức độ biết) Phản ứng hóa học xảy ra trong sự ăn mòn kim loại là
	A. Phản ứng thế	B. Phản ứng trao đổi
	C. Phản ứng oxi hóa- khử	D. Phản ứng axit- bazo
Mức độ hiểu
Câu 10. (Mức độ hiểu) Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 11. (Mức độ hiểu) Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là
A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 12. (Mức độ hiểu) Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì
A. Chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá.	
B. Chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.
C. Cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.
D. Cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.
Câu 13. (Mức độ hiểu) Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn 
A. Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.	
B. Sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
C. Sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa.	
D. Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
Câu 14. (Mức độ hiểu) Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng; 	
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3; 	
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 1.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 15. (Mức độ hiểu) Một lá Al được nối với một lá Zn ở một đầu, đầu còn lại của 2 thanh kim loại đều được nhúng trong dịch muối ăn. Tại chỗ nối của 2 thanh kim loại sẽ xảy ra quá trình nào:
Ion Zn2+ thu thêm 2e để tạo Zn B. Ion Al3+ thu thêm 3e để tạo Al.
C. Electron di chuyển từ Al sang Zn. D. Electron di chuyển từ Zn sang Al.
Câu 16. (Mức độ hiểu) Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Sau một thời gian tại chỗ nối xảy ra hiện tượng ?
	A. Sắt bị ăn mòn	B. Đồng bị ăn mòn
	C. Sắt và đồng bị ăn mòn	D. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn
Câu 17. (Mức độ hiểu) Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây?
Ngâm trong dung dịch HCl
Ngâm trong dung dịch H2SO4
Ngâm trong dung dịch CuSO4
Ngâm trong hỗn hợp dung dịch H2SO4 loãng và CuSO4
Câu 18. (Mức độ hiểu) Sự ăn mòn kim loại không phải là
Sự biến đơn chất kim loại thành hợp chất
Sự khử kim loại
Sự oxi hóa kim loại
Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các chất trong môi trường tác dụng
Câu 19. (Mức độ hiểu) Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại nào bị ăn mòn trước ?
Thiếc
Sắt
Không kim loại nào bị ăn mòn
Cả thiếc và sắt đều bị ăn mòn như nhau
Mức độ vận dụng thấp
Câu 20. (Mức độ vận dụng thấp) Để bảo vệ vỏ tàu đi biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu thanh kim loại nào sau đây?
	A. Zn	B. Cu	C. Ni	D. Pb
Câu 21. (Mức độ vận dụng thấp) Để bảo vệ vỏ tàu đi biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu ( phần chìm dưới nước) các khối kẽm . Đó là cách chống ăn mòn kim loại theo phương pháp nào ?
	A. Phương pháp vật lý	B. Phương pháp bảo vệ bề mặt
	C. Phương pháp điện hóa	D. Phương pháp phủ
Câu 22. (Mức độ vận dụng thấp) Trường hợp nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học ?
Các chi tiết máy của động cơ đốt trong bị ăn mòn
Con dao làm bằng thép cắt chanh 
Dây phơi quần áo làm bằng thép để lâu ngày trong không khí ẩm
Song cửa lớp học làm bằng thép để lâu ngày trong không khí ẩm
Câu 23. (Mức độ vận dụng thấp) Nhúng dây đồng vào 500 ml dung dịch AgNO3 aM. Kết thúc phản ứng lấy dây đồng ra rửa sạch, làm khô cân nặng thấy khối lượng dây đồng tăng 60,8 gam. Tính a?
	A. 1,6	B. 0,8	C. 3,2	D. 0,4
Câu 24. (Mức độ vận dụng thấp) Nhúng dây kẽm vào dung dịch CuSO4, sau thời gian lấy dây kẽm ra rửa sạch, làm khô cân nặng thấy khối lượng dây kẽm giảm 0,75 gam. Tính khối lượng kẽm đã tham gia phản ứng?
	A. 24,375 g	B. 48,750 g	C. 36,560 g	D. 54,840g
Câu 25. (Mức độ vận dụng thấp) Tron g phòng thí nghiệm khi điều chế khí H2 bằng phản ứng giữa Zn với H2SO4 loãng, người ta thường cho thêm lượng nhỏ chất nào vào để phản ứng xảy ra nhanh và thu được nhiều H2 hơn?
A. dung dịch NaNO3 	B. dung dịch CuSO4	
C. dung dịch HNO3	D. dung dịch ZnSO4
Câu 26. (Mức độ vận dụng thấp) Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl, FeCl3, AgNO3, CuSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa học là:
A. 4	B. 2	C. 1	D. 3
Mức độ vận dụng cao 
Câu 27. (Mức độ vận dụng cao) Khi cho thanh đồng và thanh kẽm (nối với nhau bằng dây dẫn và cho đi qua một điện kế hoặc bóng đèn) cùng nhúng trong cốc đựng dung dịch HCl. Nếu không dựa vào dấu hiệu ở điện kế hoặc bóng đèn thì có thể nhận ra hiện tượng ăn mòn điện hóa trong thí nghiệm trên dựa vào hiện tượng nào?
	A. Thanh kẽm bị ăn mòn	B. Thanh đồng bị ăn mòn
	C. Bọt khí thoát ra ở thanh kẽm	D. Bọt khí thoát ra ở thanh đồng
Câu 28. (Mức độ vận dụng cao) Trong các chất sau: Cu, Mg, Al, hợp kim Al-Ag, chất nào khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng bọt khí H2 nhiều nhất:
A. Al. 	 B. Mg và Al. C. Hợp kim Al-Ag. 	D. Hợp kim Al-Cu.
II. Tự luận ( 3 điểm)
Mức độ vận dụng thấp 
Câu 1. (2 điểm) Cho thanh Zn vào 600 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng lấy thanh Zn ra, rửa sạch, làm khô cân nặng thấy khối lượng thanh Zn tăng 5,285g. 
a. Tính khối lượng bạc bám vào thanh Zn. 
b. Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng.
Mức độ vận dụng cao
Câu 2. (1 điểm) Nêu hiện tượng xảy ra khi cho đinh sắt vào dung dịch HCl, sau đó nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuCl2 vào hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? Em kết luận gì tốc độ ăn mòn điện hóa học và ăn mòn hóa học?
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
II. Tự luận (3 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
	Zn + 2AgNO3 Zn(NO3)2 + 2Ag 	(0,25đ)
Giải ra: Zn pư = 0,035 mol. Ag = 0,07 mol.	(0,25đ)
a. Khối lượng Ag bám = 7,56 gam.	(0,5đ)
b. Nồng độ: Zn(NO3)2 = 0,05833M. AgNO3 dư = 0,8333M.	(1đ)
Câu 2. ( 1 điểm)
Khi cho đinh sắt vào dung dịch HCl sẽ xảy ra phản ứng sau: 	
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Vì vậy xuất hiện bọt khí thoát ra trên bề mặt đinh sắt, sau thời gian bọt khí ít dần do khí bám trên bề mặt đinh sắt sẽ ngăn cản sự tiếp xúc của sắt với dung dịch axit. Kết quả là sắt bị ăn mòn hóa học.
Khi nhỏ dung dịch CuCl2 vào lúc này xảy ra phương trình phản ứng sau: 	 Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu
Đồng sinh ra bám trên bề mặt của đinh sắt tạo thành cặp điện cực (pin điện) trong đó sắt là cực âm còn đồng là cực dương. Bọt khí thoát ra nhanh hơn, kết quả là sắt bị ăn mòn điện hóa học 
Kết luận: Tốc độ ăn mòn điện hóa học nhanh hơn tốc độ ăn mòn hóa học.
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT- Đề 2
I. Trắc nghiệm khách quan (7 điểm)
Mức độ biết
Câu 1. (Mức độ biết) Trường hợp nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
	A. Cho miếng gang vào dung dịch H2SO4 loãng.	
B. Nhúng lá Zn vào dung dịch Fe(NO3)2.
	C. Đốt dây sắt trong khí oxi.
	D. Cho đinh sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuCl2.
Câu 2. (Mức độ biết) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học.
A. Về bản chất, ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá là giống nhau.
B. Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
C. Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học.
D. Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện.
Câu 3. (Mức độ biết) Sắt tây là hợp kim của sắt với kim loại nào sau đây?
	A. Sn	B. Zn	C. Al	D. Mg
Câu 4. (Mức độ biết) Vật nà o xảy ra hiện tượng gỉ sắt khi để trong không khí ẩm:
A. tôn ( sắt tráng kẽm)	B. thép thường hay thép cacbon
C. hợp kim inoc (Fe-Cr-Ni)	D. hợp kim Fe-Mg
Câu 5. (Mức độ biết) Có các thí nghiệm sau:
(I) Cho thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng. (II) Sục khí SO2 vào nước clo.
(III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven. (IV) Nhúng lá sắt vào dung dịch MgCl2. 
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là
	A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Câu 6. (Mức độ biết) Có 4 dung dịch riêng biệt: AlCl3, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
	A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1.
Câu 7. (Mức độ biết) Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Cho kim loại kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng.	
B. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.
C. Thép cacbon để trong không khí ẩm.	
D. Kim loại sắt trong dung dịch HCl.
Câu 8. (Mức độ biết) Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra
	A. Sự oxi hóa ở cực dương	B. Sự khử ở cực âm
	C. Sự oxi hóa ở cực âm	D. Sự khử kim loại
Câu 9. (Mức độ biết) Phản ứng hóa học xảy ra trong sự ăn mòn kim loại là
	A. Phản ứng thế	B. Phản ứng trao đổi
	C. Phản ứng oxi hóa- khử	D. Phản ứng axit- bazo
Mức độ hiểu
Câu 10. (Mức độ hiểu) Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn MgCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn hóa học là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 11. (Mức độ hiểu) Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Cu. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 12. (Mức độ hiểu) Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì
A. Chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá.	
B. Chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.
C. Cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.
D. Cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.
Câu 13. (Mức độ hiểu) Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Ni bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn 
A. Niken đóng vai trò catot và bị oxi hóa.	
B. Sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
C. Sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa.	
D. Niken đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
Câu 14. (Mức độ hiểu) Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuCl2.	
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2.
(c) Cho lá Zn vào dung dịch HNO3.	
(d) Cho lá Cu vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 1.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 15. (Mức độ hiểu) Một lá Al được nối với một lá Zn ở một đầu, đầu còn lại của 2 thanh kim loại đều được nhúng trong dịch muối ăn. Tại chỗ nối của 2 thanh kim loại sẽ xảy ra quá trình nào:
Ion Zn2+ thu thêm 2e để tạo Zn. 	 	B. Ion Al3+ thu thêm 3e để tạo Al.
C. Electron di chuyển từ Al sang Zn. 	D. Electron di chuyển từ Zn sang Al.
Câu 16. (Mức độ hiểu) Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây nhôm nối với một đoạn dây đồng. Sau một thời gian tại chỗ nối xảy ra hiện tượng ?
	A. đồng bị ăn mòn	B. nhôm bị ăn mòn
	C. nhôm và đồng bị ăn mòn	D. nhôm và đồng đều không bị ăn mòn	
Câu 17. (Mức độ hiểu) Khí hiđro thoát ra nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây?
Ngâm đinh sắt trong dung dịch HCl.
Ngâm đinh sắt trong hỗn hợp dung dịch H2SO4 loãng và CuSO4.
Ngâm đinh sắt trong dung dịch H2SO4 loãng.
Ngâm đinh sắt trong dung dịch CuSO4.
Câu 18. (Mức độ hiểu) Sự ăn mòn kim loại không phải là
Sự biến đơn chất kim loại thành hợp chất
Sự oxi hóa kim loại
Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các chất trong môi trường tác dụng
Sự khử kim loại
Câu 19. (Mức độ hiểu) Tôn là sắt tráng kẽm. Nếu lớp kẽm bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại nào bị ăn mòn trước ?
Kẽm	 C. Sắt
Không kim loại nào bị ăn mòn D. Cả kẽm và sắt đều bị ăn mòn như nhau
Mức độ vận dụng thấp
Câu 20. (Mức độ vận dụng thấp) Để bảo vệ vỏ tàu đi biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu thanh kim loại nào sau đây?
	A. Pb	B. Cu	C. Ni	D. Zn
Câu 21. (Mức độ vận dụng thấp) Để bảo vệ vỏ tàu đi biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) các khối kẽm . Đó là cách chống ăn mòn kim loại theo phương pháp nào ?
	A. Phương pháp vật lý	B. Phương pháp bảo vệ bề mặt
	C. Phương pháp điện hóa	D. Phương pháp phủ
Câu 22. (Mức độ vận dụng thấp) Trường hợp nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học ?
Các chi tiết máy của động cơ đốt trong bị ăn mòn
Con dao làm bằng thép cắt chanh 
Dây phơi quần áo làm bằng thép để lâu ngày trong không khí ẩm
Song cửa lớp học làm bằng thép để lâu ngày trong không khí ẩm
Câu 23. (Mức độ vận dụng thấp) Nhúng dây đồng vào 500 ml dung dịch AgNO3 x M, sau phản ứng lấy dây đồng ra rửa sạch, làm khô cân nặng thấy khối lượng dây đồng tăng 30,4 gam. Tính x ?
	A. 1,6	B. 0,4	C. 3,2	D. 0,8
Câu 24. (Mức độ vận dụng thấp) Nhúng dây kẽm vào dung dịch CuSO4, sau thời gian lấy dây kẽm ra rửa sạch, làm khô cân nặng thấy khối lượng dây kẽm giảm 0,25 gam. Tính khối lượng kẽm đã tham gia phản ứng?
	A. 24,375 g	B. 48,750 g	C. 36,560 g	D. 16,250g
Câu 25. (Mức độ vận dụng thấp) Tron g phòng thí nghiệm khi điều chế khí H2 bằng phản ứng giữa Zn với H2SO4 loãng, người ta thường cho thêm lượng nhỏ chất nào vào để phản ứng xảy ra nhanh và thu được nhiều H2 hơn?
A. dung dịch NaNO3 	B. dung dịch CuSO4	
C. dung dịch HNO3	D. dung dịch ZnSO4
Câu 26. (Mức độ vận dụng thấp) Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl, FeCl3, AgNO3, CuSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn hóa học là:
A. 4	B. 2	C. 1	D. 3
Mức độ vận dụng cao 
Câu 27. (Mức độ vận dụng cao) Khi cho thanh đồng và thanh kẽm (nối với nhau bằng dây dẫn và cho đi qua một điện kế hoặc bóng đèn) cùng nhúng trong cốc đựng dung dịch HCl. Nếu không dựa vào dấu hiệu ở điện kế hoặc bóng đèn thì có thể nhận ra hiện tượng ăn mòn điện hóa trong thí nghiệm trên dựa vào hiện tượng nào?
	A. Thanh kẽm bị ăn mòn	B. Thanh đồng bị ăn mòn
	C. Bọt khí thoát ra ở thanh đồng	D. Bọt khí thoát ra ở thanh kẽm
Câu 28. (Mức độ vận dụng cao) Trong các chất sau: Cu, Mg, Al, hợp kim Al-Ag, chất nào khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng bọt khí H2 nhiều nhất:
A. Al. 	 	B. Mg và Al. 
C. Hợp kim Al-Ag. 	D. Hợp kim Al-Cu.
II. Tự luận ( 3 điểm)
Mức độ vận dụng thấp
Câu 1. ( 2 điểm) 
Cho thanh đồng vào 800 ml dung dịch AgNO3 1M, sau một thời gian phản ứng lấy thanh đồng ra, rửa sạch, làm khô, cân lại thấy khối lượng thanh đồng tăng 38 gam. 
a. Tính khối lượng bạc bám vào thanh đồng. 
b. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch sau phản ứng.
Mức độ vận dụng cao
Câu 2. ( 1 điểm)
Nêu hiện tượng xảy ra khi cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, sau đó nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? Em kết luận gì tốc độ ăn mòn điện hóa học và ăn mòn hóa học?
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
II. Tự luận (3 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
	Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag 	(0,25đ)
Giải ra: Cu pư = 0,25 mol. Ag sinh ra = 0,5 mol.	(0,25đ)
a. Khối lượng Ag = 54 gam.	(0,5đ)
b. Nồng độ mol/lít: Cu(NO3)2 = 0,3125M. AgNO3 dư = 0,375M	(1đ)
Câu 2. ( 1 điểm)
Khi cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 sẽ xảy ra phản ứng sau: 	
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
Vì vậy xuất hiện bọt khí thoát ra trên bề mặt đinh sắt, sau thời gian bọt khí ít dần do khí bám trên bề mặt đinh sắt sẽ ngăn cản sự tiếp xúc của sắt với dung dịch axit. Kết quả là sắt bị ăn mòn hóa học.
Khi nhỏ dung dịch CuSO4 vào lúc này xảy ra phương trình phản ứng sau: 	 Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Đồng sinh ra bám trên bề mặt của đinh sắt tạo thành vô số cặp điện cực (pin điện) trong đó sắt là cực âm còn đồng là cực dương. Bọt khí thoát ra nhanh hơn, kết quả là sắt bị ăn mòn điện hóa học 
Kết luận: Tốc độ ăn mòn điện hóa học nhanh hơn tốc độ ăn mòn hóa học.

File đính kèm:

  • docskkn_phat_trien_nang_luc_tu_duy_va_sang_tao_cho_hoc_sinh_tru.doc
Sáng Kiến Liên Quan