SKKN Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia phát triển kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy phần công dân với kinh tế Giáo dục công dân 11

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

Với cách hiểu như trên về năng lực, việc dạy học thay vì chỉ dừng ở

hướng tới mục tiêu dạy học hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực ở

HS thì còn hướng tới mục tiêu xa hơn đó là trên cơ sở kiến thức, kĩ năng được

hình thành, phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với

người học. Nói một cách khác việc dạy học định hướng phát triển năng lực về

bản chất không thay thế mà chỉ mở rộng hoạt động dạy học hướng nội dung

bằng cách tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để HS được thực hiện các hoạt

động vận dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ của mình. Như vậy

việc dạy học định hướng phát triển năng lực được thể hiện ở các trong các thành

tố quá trình dạy học như sau:

- Về mục tiêu dạy học: Mục tiêu kiến thức: ngoài các yêu cầu về mức độ

như nhận biết, tái hiện kiến thức cần có những mức độ cao hơn như vận dụng

kiến thức trongcác tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Với các mục tiêu

về kĩ năng cần yêu cầu HS đạt được ở mức độ phát triển kĩ năng thực hiện các

hoạt động đa dạng. Các mục tiêu này đạt được thông qua các hoạt động trong và

ngoài nhà trường.

- Về phương pháp dạy học: Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến

thức cần tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những

nhiệm vụ thực tiễn. Lấy người học làm trung tâm. Như vậy thông thường, qua

một hoạt động học tập, HS sẽ được hình thành và phát triển không phải một loại

năng lực mà là được hình thành đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực

thành tố mà ta không cần (và cũng không thể) tách biệt từng thành tố trong quá

trình dạy học.

- Về nội dung dạy học: Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ

đa dạng gắn với thực tiễn.

- Về kiểm tra đánh giá: Về bản chất đánh giá năng lực cũng phải thông

qua đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của

HS trong các loại tình huống phức tạp khác nhau.

Tóm lại, dạy học theo định hướng phát triển năng lực là dạy học theo chuẩn

và định hướng kết quả sản phẩm đầu ra. Kết quả đầu ra cuối cùng của quá trình

dạy học là học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình

huống trong cuộc sống, nghề nghiệp.

pdf59 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia phát triển kinh tế xã hội cho học sinh thông qua giảng dạy phần công dân với kinh tế Giáo dục công dân 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầy thú vị không chỉ đối với môn GDCD mà kể cả các 
môn khoa học xã hội khác. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển năng lực tìm hiểu 
và tham gia phát triển kinh tế cho các em học sinh thì lại càng thiết thực hơn, nó 
không chỉ là gây hứng thú, tính tò mò, sự sinh động trong tiết dạy mà nó còn cho 
các em tự khẳng định mình, tự khám phá tìm tòi, được trải nghiệm thực tế để 
khẳng định bản. Cho nên, thông qua cách thức dạy học trên tôi tin rằng giáo viên 
nào, bộ môn nào, nhà trường nào cũng có thể tổ chức hoạt động dạy học và 
mang lại hiệu quả thiết thực như mong đợi.
 Đề tài góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, là nhiệm vụ 
trọng tâm của toàn ngành trong những năm gần đây, góp phần thực hiện tốt 
chương trình giáo dục phổ thông mới : 5 phẩm chất, 10 năng lực cho học sinh 
34
theo chương trình giáo dục mà Bộ đã ban hành. Đồng thời, hướng tới những tiết 
dạy tạo nên lớp học hạnh phúc.
 Với khả năng ứng dụng tính thực tiễn cao, đề tài sẽ góp phần vào kho tài 
liệu giảng dạy môn GDCD cho các đồng nghiệp trong việc phát triển năng lực 
tìm hiểu và tham gia phát triển kinh tế xã hội cho học sinh phù hợp với lứa tuổi 
khi dạy phần Công dân với kinh tế lớp 11.
3. Kiến nghị đề xuất
 * Đối với nhà trường:
 - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hỗ trợ một phần về chi phí 
cho những tiết dạy trải nghiệm hướng nghiệp cùng với giáo viên dạy và học sinh 
(vì không phải điều kiện kinh tế gia đình học sinh vùng miền nào cũng giống 
nhau).
 - Khuyến khích, động viên giáo viên kịp thời trong việc : Đổi mới, sáng 
tạo trong dạy và học để họ có động lực đổi mới và phát huy, góp phần tạo nên 
môi trường dạy học thân thiện, thực tế, hứng thú, hạnh phúc cho học sinh.
* Đối với Giáo viên : 
- Với đặc thù của môn học GDCD là môn học khô khan, hơn nữa lại là 
phần kinh tế nên đòi hỏi giáo viên phải không ngừng trau dồi chuyên môn 
nghiệp vụ, mày mò sáng tạo, tâm huyết với bộ môn để tạo ra nhiều ý tượng 
hay, thú vị, phù hợp với từng đối tượng học sinh mình dạy nhằm đưa lại hiệu 
quả cao nhất.
 - Lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học. Vì thế, người giáo 
viên là người nghệ sĩ, người hướng dẫn hoc sinh để làm sao các em không chỉ 
đơn thuần dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức khoa học mà các em còn được vận 
dụng những kiến thức được học đó vào thực tiễn cuộc sống. Các em được khám 
phá, được khẳng định bản thân mình, được giao lưu học hỏi để mỗi tiết dạy các 
không chỉ là học mà còn thấy vui, hạnh phúc thỏa mãn với tiết học đó. Cho nên, 
giáo viên phải không ngừng đổi mới, không ngừng tìm hiểu để đáp ứng như cầu 
thiết thực của học trong giai đoạn dạy học hiện nay.
- Không ngừng sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp. Nhuần 
nhuyễn trong việc sử dụng kết hợp các kỹ thuật dạy học cùng với các phương 
pháp dạy học mới nhằm phát triển các phẩm chất năng lực cho học sinh.
* Đối với học sinh:
- Phải có ý thức, thái độ nghiêm túc trong học tập. Môn GDCD là một 
trong những môn nằm trong tổ hợp thi tốt nghiệp nên các em phải thấy được vị 
trí của môn học, để từ đó các em phải thật sự học (đồ dùng sách vở đầy đủ, ghi 
chép nội dung học bài bản, tìm tòi ứng dụng thực tế, chuẩn bị bài mới bằng việc 
tìm hiểu những câu chuyện, tình huống hoặc giao cho các em những dự án hay 
35
lên kế hoạch cho những hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp...), yêu và hứng 
thú thật sự với môn học này.
- Không ngừng trau dồi, rèn luyện những kỹ năng, năng lực mà trong quá 
trình dạy học giáo viên đã trang bị cho mình. Mạnh dạn trao đổi với giáo viên về 
những kiến thức chưa hiểu hay vướng mắc trong nhiệm vụ học tập được giao.
Với những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc rút được trong quá trình 
dạy học. Nó đã đưa lại những tiết dạy bổ ích, hiệu nghiệm cho học sinh ở trường 
THPT Nghi Lộc 2 nói riêng và ở các trường THPT Nghi Lộc 5, Nguyễn Duy 
Trinh nói chung và tin rằng nó sẽ được áp dụng rộng rãi ở các trường THPT. 
Với những kinh nghiệm chủ quan, cùng với những hạn chế về thời gian, kiến 
thức, phạm vi...đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Để đề tài 
hoàn thiện hơn, bản thân tôi rất mong được đón nhận sự góp ý từ Ban chuyên 
môn cấp ngành, giáo viên cốt cán cùng các đồng nghiệp và học sinh thân yêu.
36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GDCD 11, Mai Văn Bính (chủ biên), NXB Giáo dục, 2017
2. GDCD 11, Mai Văn Bính (chủ biên), - Sách giáo viên, NXB Giáo dục, 
2017
3. Bài tập tình huống GDCD 11, Hồ Thanh Diện và Vũ Xuân Vinh, nhà xuất 
bản giáo dục.
4. Giáo dục kĩ năng sống trong môn giáo dục công dân ở trường trung học 
phổ thông- NXB Giáo dục Việt Nam 2010.
5. Hướng dẫn ôn tập môn Giáo dục công dân, Bùi Tiến Dũng (chủ biên), nhà 
xuất bản Đại học Vinh, năm 2018
6. Hướng dẫn ôn tập môn Giáo dục công dân, Bùi Tiến Dũng (chủ biên), 
nhà xuất bản Đại học Vinh, năm 2019
7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD THPT, 
Nguyễn Hữu Khải (chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2009
8. Phương pháp Giảng dạy GDCD, PGS Vương Tất Đạt (chủ biên), NXB 
Đại học sư phạm, 2008
9. Tài liệu tập huấn GDCD.
10. Tình huống giáo dục công dân, Trần Văn Thắng ( chủ biên), Nhà xuất 
bản Giáo dục, năm 2008
11. Từ điển Tiếng việt, Bùi Đức Tịnh (chủ biên), Nhà xuất bản Văn hóa 
Thông tin, năm 2002.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2006, Quyết định số 16/2006/ QĐ - 
BGDĐT ngày 5/5/2006 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Hà 
Nội. 
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2016, Công số 5842/ BGDĐT - VP ngày 
01/9/2011 về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ 
thông, Hà Nội. 
14. Nguồn Internet, báo Giáo dục Thời đại.
15. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Giáo dục công dân 11, nhà xuất bản giáo 
dục.
37
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Giáo án minh họa
CHỦ ĐỀ
XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ QUÁ ĐỘ ĐI 
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức.
- Nêu được thế nào là thành phần kinh tế.
- Nêu được sự cần thiết khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ở 
nước ta.
- Biết phân biệt các thành phần kinh tế ở địa phương.
- Nêu được những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Nêu được tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội và đặc điểm 
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ 
xã hội trước đó ở Việt Nam.
- Tin tưởng vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, có ý thức sẵn 
sàng tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ nghĩa xã hội.
- Xác định được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc phát triển nền 
kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
- Tin tưởng, ủng hộ đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng 
và Nhà nước.
- Tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình phù hợp với điều kiện của 
gia đình và khả năng của bản thân.
2. Năng lực 
Học xong bài học này, học sinh có khả năng phát triển các năng lực cơ bản 
như
Năng lực tự học và tự chủ: Tự tìm hiểu và biết được vai trò và sự đóng góp 
của các thành phần kinh tế đang diễn ra ở địa phương mình sinh sống
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng làm việc trong nhóm được phân công 
để hoàn thành các nhiệm vụ học tập giáo viên đặt ra
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Vận dụng các kiến thức đã học để 
lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra, tích cực học tập tìm kiếm việc làm 
sau này
38
Năng lực tìm hiểu và tham gia phát triển kinh tế xã - hội: Thấy được sự cần 
thiết của việc tham gia vào hoạt động của các thành phần kinh tế ở địa phương.
3. Phẩm chất:
Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học 
sinh các phẩm chất như: 
Chăm chỉ: Tích cực học tập, tham gia vào các hoạt động kinh tế của gia 
đình và địa phương 
Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc học tập và lao động, 
tích cực tham gia vào xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần ở địa phương.
Trung thực: Có ý thức tham gia các hoạt động kinh tế đúng pháp luật, tuyên 
truyền mọi người tham gia sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4. Mô tả các mức độ nhận thức và năng lực hình thành
Nội 
dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Thực 
hiện 
nền 
kinh tế 
nhiều 
thành 
phần
- Nêu được thế 
nào là thành 
phần kinh tế.
- Nêu được sự 
cần thiết khách 
quan của nền 
kinh tế nhiều 
thành phần ở 
nước ta.
- Biết phân biệt 
các thành phần 
kinh tế ở địa 
phương.
- Xác định 
được trách 
nhiệm của 
mỗi công dân 
trong việc 
phát triển nền 
kinh tế nhiều 
thành phần ở 
nước ta.
- Tin tưởng, 
ủng hộ đường 
lối phát triển 
kinh tế nhiều 
thành phần của 
Đảng và Nhà 
nước.
- Tích cực tham 
gia phát triển 
kinh tế gia đình 
phù hợp với 
điều kiện của 
gia đình và khả 
năng của bản 
thân.
Con 
đường 
đi lên 
CNXH 
ở Việt 
Nam
- Nêu 
được những 
đặc trưng cơ 
bản của chủ 
nghĩa xã hội ở 
nước ta.
- Nêu 
Phân biệt được 
sự khác nhau cơ 
bản giữa chủ 
nghĩa xã hội với 
các chế độ xã 
hội trước đó ở 
Việt Nam.
- Xác định 
được trách 
nhiệm của 
mỗi công dân 
trong việc 
tham gia xây 
dựng đất 
nước
- Tin tưởng vào 
thắng lợi của 
chủ nghĩa xã 
hội ở nước ta, 
có ý thức sẵn 
sàng tham gia 
xây dựng và 
bảo vệ đất 
39
được tính tất 
yếu khách quan 
đi lên chủ 
nghĩa xã hội và 
đặc điểm thời 
kì quá độ lên 
chủ nghĩa xã 
hội ở Việt 
Nam.
nước, bảo vệ 
chủ nghĩa xã 
hội.
Bài tập 
và liên 
hệ thực 
tiễn
Trả lời được 
câu hỏi lí 
thuyết và làm 
được các bài 
tập trong sách 
giáo khoa
Giải thích được 
một số hiện 
tượng trong đời 
sống xã hội
Giải quyết 
vấn đề thông 
qua các bài 
tập tình 
huống.
Vận dụng, liên 
hệ thực tế tại 
địa phương
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.
- Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB. Hà Nội, 2007, Hồ Thanh Diện:
- Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo 
dục công dân, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.
- Nguồn Internet.
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng 
phụ, bút dạ.
- Băng đĩa, vi deo về một số nội dung liên quan đến bài học
- Các thông tin kinh tế xã hội của đất nước và địa phương
III. Tiến trình dạy học
TIẾT 29
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu nội dung: Các thành 
phần kinh tế ở nước ta hiện nay.
a) Mục đích: Học sinh tự hiểu được được khái niệm, hình thức sở hữu, vai trò, ví 
dụ và mối quan hệ của từng thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay
b) Nội dung: Học sinh kẻ được bảng mô tả 4 thành phần kinh tế cơ bản ở 
nước ta hiện nay. Trên bảng đó phải thể hiện được đầy đủ nội dung, yêu cầu và 
vai trò của các thành phần kinh tế. Lấy ví dụ về các thành phần kinh tế hiện nay
40
c) Sản phẩm: Học sinh chỉ ra được hình thức sở hữu của mỗi thành phần 
kinh tế, nội dung của từng thành phần kinh tế cũng như vai trò và biểu hiện của 
các thành phần kinh tế
d) Cách thức tiến hành:
Các 
bước
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chuyển 
giao 
nhiệm 
vụ
GV sử dụng phương pháp dự 
án
Với nội dung tìm hiểu các 
thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay 
ở các khía cạnh (khái niệm, nội dung, 
vai trò, ví dụ) ; giáo viên chia lớp 
thành 4 nhóm để tìm hiểu vấn đề, học 
sinh thực hiện một nhiệm vụ phức 
hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp giữa lí 
thuyết với thực hành, tự lực lập kế 
hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. 
Hình thức làm việc ngoài giờ học trên 
lớp, thời gian 1 tuần, sản phẩm có thể 
là một bài thu hoạch hoặc là video, 
tranh ảnh:
+ Nhóm 1: Thành phần kinh tế 
nhà nước.
+ Nhóm 2: Thành phần kinh tế 
tập thể.
+ Nhóm 3: Thành phần kinh tế 
tư nhân.
+ Nhóm 4: Thành phần kinh tế 
có vốn đầu tư nước ngoài.
Với nội dung đó, học sinh sẽ xây 
dựng đề cương, kế hoạch, phân công 
nhiệm vụ trong quá trình thực hiện dự 
án, cả nhóm cùng nhau tìm hiểu, tiến 
hành thu thập tài liệu xử lý thông tin, 
và báo cáo sẩn phẩm.
+ Học sinh nhận nhiệm vụ 
học tập
+ Tiến hành phân chia các 
nhóm theo yêu cầu của giáo 
viên
+ Chuẩn bị các dụng cụ học 
tập để thực hiện nội dung 
thảo luận nhóm
Thực 
hiện 
Giáo viên:
- Cùng học sinh đề xuất, xác định đề 
tài và mục đích dự án,(giáo viên đề 
Học sinh thực hiện nhiệm 
vụ
- Tiếp nhận, xác định đề tài.
41
nhiệm 
vụ
xuất theo hướng trên).
- Hướng dẫn học sinh xây dựng đề 
cương, kế hoạch cho việc thực hiện 
dự án.
- Xây dựng đề cương, kế 
hoạch cho việc thực hiện dự 
án (những công việc cần 
làm, thời gian dự kiến, cách 
tiến hành, giao nhiệm vụ...).
- Các thành viên thực hiện 
công việc theo kế hoạch đề 
ra.
Báo cáo 
và thảo 
luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Đánh giá quá trình thực hiện, kết 
qảu.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm cho các 
dự án tiếp theo.
+ HS: Cử đại diện nhóm lên 
báo cáo dự án.
- Sản phẩm dự án được trình 
bày giữa các nhóm học sinh 
(các em có thể đánh giá chéo 
lẫn nhau)
Kết 
luận, 
nhận 
định
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm 
vụ học tập: Giáo viên yêu cầu học 
sinh các nhóm tự rút ra kết luận về 
từng thành phần kinh tế
- Giáo viên kiểm tra quá trình chuẩn 
bi của HS 
- Gợi ý, đinh hướng một số nội dung 
có thể học sinh trình bày còn thiếu
- HS tự rút ra kết luận
 - Kinh tế nhà nước.
+ Hình thức sở hữu: nhà 
nước về tư liệu sản xuất..
+Vai trò: Giữ vai trò chủ 
đạo, vị trí then chốt.
+ Loại hình: Các doanh 
nghiệp nhà nước, ngân sách 
quốc gia, quỹ dự trữ, ngân 
hàng nhà nước, hệ thống 
bảo hiểm.
+Ví dụ: Ngân hàng Nông 
nghiệp Agibank, Trường 
THPT Nghi lộc 2...
- Kinh tế tập thể.
+ Hình thức sở hữu: tập thể 
về tư liệu sản xuất.
+ Vai trò: Cùng với kinh tế 
nhà nước hợp thành nền 
tảng kinh tế quốc dân.
+ Loại hình: hợp tác đa 
dạng.
42
+ Ví dụ: Hợp tác xã Nông 
nghiệp Nghi Lâm...
- Kinh tế tư nhân.
+ Hình thức sở hữu: tư nhân 
về tư liệu sản xuất.
+ Vai trò: là động lực thúc 
đẩy kinh tế nhà nước phát 
triển.
+ Loại hình: 
kinh tế cá thể tiểu chủ.
Kinh tế tư bản tư nhân.
+ Ví dụ: Tôn Tâm Chính, 
Đại lý tạp hóa Lý Trung...
- Kinh tế có vốn đầu tư 
nước ngoài.
+ Hình thức sở hữu: 100% 
vốn của nước ngoài 
+ Vai trò: Thu hút vốn, trình 
độ công nghệ cao, kinh 
nghiệm quản lý sản xuất, 
kinh doanh va giải quyết 
thêm việc làm cho người lao 
động
+ Loại hình: Xí nghiệp, 
công ty có vốn nước ngoài 
100%.
+ Ví dụ: Vũng Áng, khu 
Công nghiệp Nam Cấm
Hoạt động 2: Luyện tập: Làm bài tập trắc nghiệm để củng cố nội dung 
các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay
a) Mục đích: Giúp học nắm vững, hiểu sâu sắc hình thức sở hữu, vai trò và 
vị trí của từng thành phần kinh tế, biết vận dụng các kiến thức đã học để làm bài 
tập và giải quyết tình huống thực tiễn. 
b) Nội dung: Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm do giáo viên đưa ra, 
làm các câu hỏi này vào vở ghi
43
c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra đáp án, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và 
kiến thức vừa học
d) Cách thức tiến hành:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập trắc nghiệm cho học sinh, 
hướng dẫn học sinh làm bài tập
+ Nội dung câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên thuộc thành phần kinh tế nào 
sau đây?
A. kinh tế nhà nước. B. kinh tế tư nhân.
C. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. kinh tế tập thể.
Câu 2: Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, thành phần kinh tế nào giữ vai 
trò chủ đạo, nắm giữ các vị trí, các lĩnh vực then chốt?
A. Có vốn nước ngoài. B. Nhà nước.
C. Tập thể. D. Tư nhân.
Câu 3: Thành phần kinh tế nào sau đây ngày càng trở thành nền tảng vững 
chắc của nền kinh tế quốc dân?
A. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế tư bản Nhà nước.
C. Kinh tế tập thể. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 4: Trong thành phần kinh tế tập thể hình thức kinh tế nào là nòng cốt?
A. Doanh nghiệp. B. Hợp tác xã. C. Công ty. D. Nhà máy.
Câu 5: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế dựa trên
A. hình thức sở hữu vốn của nước ngoài.
B. hình thức sở hữu hỗn hợp về tư liệu sản xuất.
C. hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.
D. hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Câu 6: Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên
A. hình thức sở hữu tư bản nhà nước về tư liệu sản xuất.
B. hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.
C. hình thức sở hữu hỗn hợp về tư liệu sản xuất.
D. hình thức sở hữu của nhân dân về tư liệu sản xuất.
Câu 7: Những tiểu thương bán hàng ở chợ thuộc thành phần kinh tế nào 
dưới đây?
A. Kinh tế nhà nước B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
44
C. Kinh tế tư nhân D. Kinh tế tập thể
Câu 8: Thành phần kinh tế nào bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các 
quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm, tài sản nhà nước có thể đem vào sản xuất 
kinh doanh
A. Kinh tế tư nhân. B. Kinh tế tư bản Nhà nước.
C. Kinh tế tập thể. D. Kinh tế nhà nước.
Câu 9: Các quỹ dự trữ quốc gia thuộc thành phần nào dưới đây ?
A. Kinh tế tư nhân B. Kinh tế nhà nước
C. Kinh tế tập thể D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 10: Lực lượng nòng cốt của kinh tế tập thể là
A. tài sản thuộc sở hữu tập thể. B. hợp tác xã.
C. công ty nhà nước. D. doanh nghiệp nhà nước.
Câu 11: Kinh tế nhà nước có vai trò nào sau đây?
A. Quan trọng. B. Then chốt. C. Cần thiết. D. Chủ đạo.
Câu 12: Thành phần kinh tế nào sau đây có vai trò thu hút vốn đầu tư, khoa 
học công nghệ hiện đại, quản lí tiên tiến, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế tư bản Nhà nước. D. Kinh tế tư nhân.
Câu 13: Thành phần kinh tế nào có quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện 
đại, trình độ công nghệ cao?
A. Tư nhân. B. Có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Tập thể. D. Nhà nước.
Câu 14: Tập đoàn Macdonan xin cấp phép để thành lập công ty tại Việt 
Nam, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Doanh nghiệp này thuộc thành phần 
kinh tế nào dưới đây?
A. Nhà nước. B. Tư nhân.
C. Tập thể. D. Có vốn đầu tư nước ngoài.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh tiến hành làm bài tập trắc nghiệm 
vào vở ghi, chú ý vận dụng các kiến thức đã học trả lời, cũng như thời gian quy 
định do giáo viên đặt ra
- Báo cáo, thảo luận: Giáo viên có thể gọi mỗi học sinh trả lời một câu, 
hoặc nhiều học sinh cùng lên trình bày kết quả để có cơ sở so sánh và đối chiếu 
cũng như đánh giá mức độ nhận thức chung của các học sinh với bài học
45
- Kết luận, nhận định: Giáo viên đưa ra các kết quả chính xác nhất, nhận 
xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội 
dung dạy học
Hoạt động 3: Vận dụng: Vận dụng kiến thức về các thành phần kinh tế 
để giải thích một số tình huống cụ thể
a) Mục đích: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để biết giải quyết 
một tình huống cụ thể, từ đó có cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực 
tiễn 
b) Nội dung: Học sinh chủ động giải quyết tình huống theo kiến thức và 
hiểu biết của bản thân. Khuyến khích đề xuất các cách giải quyết hợp lý 
c) Sản phẩm: Học sinh viết thành một bài viết hoàn chỉnh trình bày cách 
giải quyết của mình đối với tình huống đó
d) Cách thức tiến hành: 
Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh làm bài tập sau
Câu 1: Thành phần kinh tế nhà nước là gì? Phân tích vai trò của thành phần 
kinh tế nhà nước. Theo em cần phải làm gì để tăng cường vai trò của thành phần 
kinh tế nhà nước hiện nay ở nước ta?
Câu 2: Thành phần kinh tế tập thể là gì? Vai trò và mối quan hệ giữa nó với 
thành phần kinh tế nhà nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Học sinh làm bài tập vào vở ghi
46
Phụ lục 2: Một số hình ảnh của tiết dạy
47
Phụ lục 3: Học sinh Nghi Lộc 2 tham gia lao động giúp đỡ các hộ gia đình 
vùng mưa lụt ở Nghi Công, Nghi Đồng, Nghi Hưng.
48
Phụ lục 4: Học sinh Nghi lộc 2 hưởng ứng tết trồng cây
49
Phụ lục 5: Học sinh tham gia lao động dọn vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cây 
cảnh ở địa phương
50
Phụ lục 6: Học sinh tham gia nạo vét kênh mương
51
Phụ lục 7: Học sinh tham gia chương trình hướng nghiệp do thầy, cô môn 
GDCD giảng dạy tư vấn
52
Phụ lục 8: Học sinh tham gia lao động dọn vệ sinh khuôn viên của nhà 
trường
53
Phụ lục 9: Học sinh Nghi lộc 2 tham quan trại dê sinh sản ở xóm 6, Nghi 
Công Nam, Nghi Lộc, Nghệ An
54

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_trien_nang_luc_tim_hieu_va_tham_gia_phat_trien_kin.pdf
Sáng Kiến Liên Quan