SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh Lớp 11 trường THPT Bình Xuyên trong dạy và học chủ đề Chí Phèo – Nam Cao theo phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh

I. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

1. Tìm hiểu về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

1.1. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là gì?

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó. Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng PPDH, sách giáo khoa, phương pháp quản lí, chính sách mới, của giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục. Người nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp.

1.2. Vì sao cần nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

NCKHSPƯD khi được áp dụng đúng cách trong trường học sẽ đem đến rất nhiều lợi ích, bởi vì:

Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học.

Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác.

Khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá.

Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lí giáo dục

Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên. Giáo viên tiến hành NCKHSPƯD sẽ tiếp nhận chương trình, phương pháp dạy học mới một cách sáng tạo có sự phê phán một cách tích cực (Soh,K.C&Tan, C (2008), Hội thảo về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Hong Kong. EL21)

 

docx63 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh Lớp 11 trường THPT Bình Xuyên trong dạy và học chủ đề Chí Phèo – Nam Cao theo phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số kỹ thuật dạy học tích cực như bình thường cho học sinh lớp 11A8 trường THPT Bình Xuyên.
O4
* Phép kiểm chứng: Phép kiểm chứng T_test độc lập và mức độ ảnh hưởng.
c. Quy trình nghiên cứu
- Chuẩn bị bài của giáo viên:
+ Giáo viên: Nguyễn Nữ Khánh Hương dạy nhóm đối chứng (lớp 11A8): Xây dựng và thực hiện chủ đề Chí Phèo – Nam Cao theo định hướng phát triển năng lực học sinh chỉ sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực như bình thường.
+ Người nghiên cứu, giáo viên Nguyễn Nữ Khánh Hương dạy nhóm thực nghiệm (lớp 11A7): Xây dựng và thực hiện chủ đề Chí Phèo – Nam Cao theo định hướng phát triển năng lực học sinh ngoài việc sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực như bình thường có áp dụng phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh, ứng dụng edmodo.com và bài giảng e-learning “Chí Phèo” (Phụ lục 1: Kế hoạch thực hiện chủ đề; Phụ lục 2: Kế hoạch bài học)
- Tiến trình dạy thực nghiệm: 
Thời gian tiến hành thực nghiệm cụ thể:
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
Thứ/Ngày
Lớp
Tiết theo PPCT
Tên bài dạy
Thứ 6 (07/12/2018) – tiết 3,4,5
11A7
50, 51,52
Chí Phèo - Nam Cao
Thứ 2 (03/12/2018) – tiết 4 
11A8
50
Chí Phèo (Nam Cao)
Thứ 4 (05/12/2018) – tiết 4,5 
11A8
51-52
Chí Phèo (Nam Cao)
(Phụ lục 6: Ảnh dạy và học ở lớp thực nghiệm)
d. Đo lường: 
- Trước tác động: Bài kiểm tra 15 phút lần 1 bình thường trên lớp – Môn Ngữ văn lớp 11. 
- Sau tác động: Bài kiểm tra đánh giá năng lực được thiết kế riêng – Môn Ngữ văn lớp 11 (Phụ lục 3: Đề kiểm tra – Đáp án).
4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
(Phụ lục 4: Bảng điểm; Phụ lục 5: Sản phẩm học sinh)
4.1. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả về điểm bài kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 
 (Phụ lục 4: Bảng điểm - Bảng điểm bài kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng)
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
6,50
7,30
Độ lệch chuẩn
0,8
1,28
Giá trị p của T-test
0,00212962113923851
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0,99
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p=0,00212962113923851<0,05 cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn:
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=0,99 cho thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp: Xây dựng và thực hiện chủ đề Chí Phèo – Nam Cao theo định hướng phát triển năng lực học sinh ngoài việc sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực như bình thường có áp dụng phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh, ứng dụng edmodo.com và bài giảng e-learning “Chí Phèo” đến năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của nhóm thực nghiệm là lớn.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Giả thuyết của đề tài “Áp dụng xây dựng và thực hiện chủ đề Chí Phèo – Nam Cao theo định hướng phát triển năng lực học sinh ngoài việc sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực như bình thường có áp dụng phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh, ứng dụng edmodo.com và bài giảng e-learning “Chí Phèo” sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 11 trường THPT Bình Xuyên” đã được kiểm chứng.
Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình =7,30, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình =6,50. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,8. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra sau tác động là SMD=0,99. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm là p=0,00212962113923851<0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
4.2. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả về điểm kết quả học tập chủ đề lớp thực nghiệm
(Phụ lục 4: Bảng điểm - Bảng điểm kết quả học tập chủ đề lớp thực nghiệm)
Bảng 6: Tổng hợp, phân loại điểm kết quả học tập chủ đề của lớp thực nghiệm
Điểm
Từ 5.0 đến dưới 6.5 (%)
Từ 6.5 đến 
dưới 8 (%)
Từ 8 đến 10
(%)
Điểm quá trình (Đq.trình)
0
17/45 (37,78%)
28/45 (62,22%)
Điểm kiểm tra (Đk.tra)
9/45 (20%)
20/45 (44,44%)
16/45 (35,56%)
Điểm học tập chủ đề
(Đh.tập =(Đk.tra *2 + Đq.trình)/3
6/45 (13,33%)
23/45 (51,11%)
16/45 (35,56%)
Bàn luận
Kết quả học tập chủ đề lớp thực nghiệm có tỷ lệ học sinh đạt điểm khá (từ 6.5 trở lên) khá cao, chiếm 86,67%. Điểm trung bình kết quả học tập chủ đề đạt 7,59. Trước tác động, điểm trung bình kết quả học tập là 6,84. Điều đó cho thấy giải pháp của đề tài sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập bộ môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Bình Xuyên.
4.3. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả về năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học ở lớp thực nghiệm 
Bảng 6: Tổng hợp, phân loại điểm kết quả học tập chủ đề của lớp thực nghiệm
Điểm
Từ 5.0 đến dưới 6.5 (%)
Từ 6.5 đến 
dưới 8 (%)
Từ 8 đến 10
(%)
Điểm quá trình (Đq.trình)
0
17/45 (37,78%)
28/45 (62,22%)
Điểm kiểm tra (Đk.tra)
9/45 (20%)
20/45 (44,44%)
16/45 (35,56%)
Điểm học tập chủ đề
(Đh.tập =(Đk.tra *2 + Đq.trình)/3
6/45 (13,33%)
23/45 (51,11%)
16/45 (35,56%)
Bảng 7: Tổng hợp, phân loại điểm quá trình của lớp thực nghiệm
Điểm
Từ 5.0 đến dưới 6.5 (%)
Từ 6.5 đến dưới 8 (%)
Từ 8 đến 10 (%)
Điểm tự đánh giá (Đtđg)
2/45
(4,44%)
10/45
(22,22%)
33/45
(73,33%)
Điểm chuẩn bị theo nhóm ở nhà (Đc.bị)
0
0
45/45
(100%)
Điểm hoạt động nhóm (Đh.đ.nhóm)
0
0
45/45
(100%)
Điểm phiếu học tập (Đp.h.tập)
16/45
(35,56%)
21/45
(46,47%)
8/45
(17,78%)
Điểm quá trình (Đq.trình)
0
17/45 (37,78%)
28/45 (62,22%)
Bàn luận
Từ Bảng 6: Tổng hợp, phân loại điểm kết quả học tập chủ đề của lớp thực nghiệm cho thấy, tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi đạt khá cao, chiếm 80%. Điều đó chứng tỏ bên cạnh việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo còn cho thấy các em đã phát triển được năng lực viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
Từ Bảng 7: Tổng hợp, phân loại điểm quá trình của lớp thực nghiệm: 
+ Cả 3 nhóm đã chuẩn bị bài tốt ở nhà. 100% các em đạt điểm từ 8 trở lên. Điều đó chứng tỏ các em đã tự chủ trong việc học tập, có sự trao đổi thảo luận nhóm tốt, đồng thời phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
+ Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại và năng lực viết văn bản nghị luận và thuyết minh khá tốt (Điểm chuẩn bị Đc.bị, Điểm phiếu học tập Đp.h.tập). Đã phát triển năng lực nói và nghe thuyết trình (Điểm hoạt động nhóm Đh.đ.nhóm). 
+ Phát triển năng lực văn học: Tạo lập được văn bản nghị luận và thuyết minh có khả năng biểu đạt cảm xúc và ý tưởng bằng hình thức ngôn từ mang tính thẩm mỹ (Điểm phiếu học tập Đp.h.tập).
+ Các nhóm đã ứng dụng tốt edmodo.com và vẽ sơ đồ tư duy trên powerpoint khá tốt.
Hạn chế của đề tài
- Đề kiểm tra đánh giá năng lực mới được thực hiện lần đầu nên chưa được đánh giá chất lượng theo một công cụ đánh giá nào. 
- Đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động nhóm của học sinh mới chỉ dừng lại ở đánh giá chung cả nhóm nên độ tin cậy chưa cao. Cần đánh giá dựa trên sự đóng góp của mỗi cá nhân trong nhóm trong quá trình thực hiện một nhiệm vụ học tập.
- Giáo án lần đầu xây dựng theo phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh nên cần có thêm sự đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm. 
- Sự trao đổi giữa giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh trên edmodo.com chưa thật sự phong phú và có chiều sâu. Cần tăng cường trao đổi, đặc biệt giữa học sinh – học sinh để nâng cao hơn nữa chất lượng các bài tập chuẩn bị ở nhà qua đó giúp phát triển năng lực tự chủ và tự học cho các em.
- Giáo viên và học sinh chưa khai thác được nhiều tính năng hữu dụng của edmodo.com.
5. Kết luận và khuyến nghị
a. Kết luận
Áp dụng xây dựng và thực hiện chủ đề Chí Phèo – Nam Cao theo định hướng phát triển năng lực học sinh ngoài việc sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực như bình thường có áp dụng phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh, ứng dụng edmodo.com và bài giảng e-learning “Chí Phèo” đã phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 11 trường THPT Bình Xuyên.
Ngoài ra, việc áp dụng giải pháp của đề tài góp phần phát triển cho học sinh các năng lực cốt lõi khác: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác. Đề tài cũng đã góp phần hình thành phẩm chất của người công dân: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ và Trách nhiệm (thông qua các bài học cuộc sống rút ra). Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Nhà trường.
Cùng với việc phát triển năng lực chung cốt lõi, đề tài cũng đã góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và năng lực văn học cho học sinh. 
Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài, tác giả cũng đã đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: 
Thứ nhất: Xây dựng chuyên đề/chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 
Việc xây dựng chuyên đề/chủ đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần đảm bảo tiến trình dạy học chuyên đề/chủ đề được xây dựng thành các chuỗi các hoạt động học một cách khoa học, hợp lý. Nội dung chuyên đề/chủ đề được giáo viên tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Việc xây dựng các câu hỏi/bài tập/phiếu học tập/đề kiểm tra cần theo hướng đánh giá năng lực, bao gồm cả đánh giá tổng kết, đánh giá quá trình, giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. 
Thứ hai: Áp dụng phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh. Vận dụng có hiệu quả các kỹ thuật dạy học tích cực.
Việc áp dụng phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh cần khoa học, trong đó sử dụng linh hoạt một số kỹ thuật dạy học tích cực để biến hoạt động học của học sinh trở thành hoạt động tự học, giúp các em hứng thú, chủ động, tích cực hơn trong việc tự học. Đặc biệt cần chú trọng hoạt động vận dụng, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo để giúp các em phát triển được sự sáng tạo. 
Ngoài ra, việc sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, áp dụng phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh cần quan tâm đến phát triển những năng lực cốt lõi là năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến phát triển năng lực ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết), năng lực văn học là những năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn, đồng thời hình thành những phẩm chất của người học, người công dân thời kỳ hội nhập.
Thứ ba: Ứng dụng edmodo.com và bài giảng e-learning trong dạy và học.
Các bài giảng e-learning trên trang web https://elearning.moet.edu.vn/ là các bài giảng đã được Bộ GD&ĐT thẩm định. Vì vậy, cần kết hợp bài giảng e-learning với SGK, tài liệu tham khảo và bộ câu hỏi định hướng trong xây dựng và thưc hiện chuyên đề/chủ đề. Bài giảng e-learning có lời thuyết minh sẽ giúp học sinh chuẩn bị bài học kỹ hơn ở nhà theo bộ câu hỏi định hướng mà giáo viên đưa ra. Việc ứng dụng edmodo.com giúp cho giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh trao đổi, thảo luận về nội dung chuyên đề/chủ đề được thuận tiện, nhanh chóng. Từ đó, các kiến thức về chuyên đề/chủ đề đã được học sinh biết và hiểu tương đối tốt ở nhà, qua đó rút ngắn được thời gian tìm hiểu kiến thức mới trên lớp. Tại lớp, giáo viên có thể vận dụng được nhiều hơn các kỹ thuật dạy học tích cực, đưa ra được nhiều hơn các câu hỏi/bài tập/phiếu học tập ở mức độ vận dụng, khi đó các em có nhiều thời gian trao đổi, thảo luận để thống nhất về những vận dụng vào thực hiễn cuộc sống đồng thời mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo. Lớp học vì thế sẽ sôi nổi hơn, các em sẽ hứng thú hơn. Ứng dụng edmodo.com và bài giảng e-learning trong dạy và học còn giúp cho giáo viên và học sinh phát triển kỹ năng sử dụng Internet và mạng xã hội, kỹ năng soạn thảo văn bản, qua đó phát triển được năng lực tin học. Do đó giáo viên nên ứng dụng ứng dụng edmodo.com để việc thực hiện chuyên đề/chủ đề thật sự có hiệu quả.
b. Khuyến nghị
Đối với giáo viên: 
Tăng cường ứng dụng CNTT và các trang bị hiện đại trong dạy học.
Tích cực ứng dụng có hiệu quả phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh.
Tích cực xây dựng các chuyên đề/chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, chuẩn bị các điều kiện đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông và Sách giáo khoa mới trong thời gian tới. 
Đối với tổ/nhóm chuyên môn:
Khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng về CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy và học.
Tăng cường đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về xây dựng các chuyên đề/chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh; về kỹ thuật dạy học tích cực; về phát triển chương trình Nhà trường, qua đó tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu theo các vị trí việc gắn với chức danh nghề nghiệp, chuẩn bị điều kiện để thực hiện Chương trình và Sách giáo khoa mới.
6. Tài liệu tham khảo
1. Thư viện bài giảng điện tử: Violet.vn
2. Kho bài giảng e-learning của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ https://elearning.moet.edu.vn/ và bài giảng e-learning “Chí Phèo” của nhóm tác giả Nguyễn Nữ Khánh Hương – Đào Thị Thanh Huyền Trường THPT Bình Xuyên tại địa chỉ: https://elearning.moet.edu.vn/elearning/Chi-Pheo-l367/scorm1/
3. Ngữ văn 11 – Tập 1, Phan Trọng Luận (Chủ biên), NXB Giáo dục, Hà nội 2007.
4. Thiết kế bài học Ngữ văn 11, Phan Trọng Luận (Chủ biên), NXB Giáo dục, Hà nội 2007.
5. Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, TS. Nguyễn Xuân Trường – TS. Nguyễn Văn Ninh – TS. Lại Thị Thu Thúy – ThS. Lê Thị Thu, Hà Nội tháng 12/2014.
6. Tài liệu tập huấn sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông môn Ngữ văn, Vụ Giáo dục trung học - Dự án THPT giai đoạn 2, Hà Nội tháng 12/2017.
7. Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT, Hà Nội tháng 11/2014
8. Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Dự thảo ngày 27/07/2017), Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Dự thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018), Bộ Giáo dục và Đào tạo.
10. Chương trình phổ thông tổng thể mới ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
11. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
12. https://bigschool.vn/10-ki-thuat-day-hoc-tich-cuc-danh-cho-cac-thay-co
13.
14.https://walkytalky2016.wordpress.com/2016/12/31/ung-dung-cua-edmodo-trong-day-va-hoc/
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
- Đề tài có thể áp dụng để phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh lớp 11 của các trường THPT không chuyên trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra, đề tài góp phần phát triển cho học sinh:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
+ Phẩm chất: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ và Trách nhiệm.
+ Năng lực ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và năng lực văn học. 
 - Đồng thời đề tài là kinh nghiệm cho giáo viên các trường THPT không chuyên trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc về: 
+ Xây dựng chuyên đề/chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 
+ Áp dụng phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh.
+ Vận dụng có hiệu quả các kỹ thuật dạy học tích cực.
+ Ứng dụng edmodo.com và bài giảng e-learning trong dạy và học.
- Đề tài làm tài liệu tham khảo cho giáo viên.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): 
Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Học sinh: là đối tượng học sinh lớp 11 THPT biết sử dụng CNTT cơ bản.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và của tổ chức cá nhân
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
* Đối với giáo viên:
- Bồi dưỡng chuyên môn, thêm yêu nghề.
- Phát triển năng lực dạy học theo phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh; Năng lực vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào trong giảng dạy; Năng lực xây dựng các chuyên đề/chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Phát triển năng lực Tin học, năng lực ứng dụng CNTT và các thiết bị hiện đại vào trong giảng dạy.
* Đối với học sinh:
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng tại lớp 11A7 trường THPT Bình Xuyên đã phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Ngoài ra, đề tài còn góp phần phát triển cho học sinh một số năng lực khác: 
* Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
* Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ và Năng lực văn học.
Đề tài cũng đã góp phần phát triển phẩm chất của người công dân: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ và Trách nhiệm.
* Đối với Tổ chuyên môn: Trao đổi kinh nghiệm:
- Xây dựng các chuyên đề/chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Áp dụng phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh
- Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào trong giảng dạy.
- Ứng dụng CNTT trong dạy và học.
* Đối với Nhà trưởng: 
Góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng các chuyên đề/chủ đề dạy học và đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng như ứng dụng CNTT trong dạy và học theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và kế hoạch của Nhà trường. Đồng thời góp phần chuẩn bị điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian sắp tới.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
* Đối với giáo viên:
- Bồi dưỡng chuyên môn, thêm yêu nghề.
- Phát triển năng lực dạy học theo phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh; Năng lực vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào trong giảng dạy; Năng lực xây dựng các chuyên đề/chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Phát triển năng lực Tin học, năng lực ứng dụng CNTT và các thiết bị hiện đại vào trong giảng dạy.
* Đối với học sinh:
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng tại lớp 11A7 trường THPT Bình Xuyên đã phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Ngoài ra, đề tài còn góp phần phát triển cho học sinh một số năng lực khác: 
* Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
* Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ và Năng lực văn học.
Đề tài cũng đã góp phần phát triển phẩm chất của người công dân: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ và Trách nhiệm.
* Đối với Tổ chuyên môn: Trao đổi kinh nghiệm:
- Xây dựng các chuyên đề/chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Áp dụng phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh.
- Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào trong giảng dạy.
- Ứng dụng CNTT trong dạy và học.
 * Đối với Nhà trưởng: 
Góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng các chuyên đề/chủ đề dạy học và đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng như ứng dụng CNTT trong dạy và học theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và kế hoạch của Nhà trường. Đồng thời góp phần chuẩn bị điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian sắp tới.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Lớp 11A7
Trường THPT
Bình Xuyên
Ngữ văn lớp 11
2
Nguyễn Nữ Khánh Hương
Trường THPT
Bình Xuyên
Ngữ văn lớp 11
Bình Xuyên, ngày tháng năm 2019
Thủ trưởng đơn vị/
Bình Xuyên, ngày 18 tháng 1 năm 2019 
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Nữ Khánh Hương

File đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_va_sang_tao_cho_h.docx
Sáng Kiến Liên Quan