SKKN Những biện pháp phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng để nâng cao chất lượng hoạt động ở tổ chuyên môn trường Trung học Phổ thông

Thực trạng việc phát huy vai tròlãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng

đối với hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông hiện

nay

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có một số trường học thành lập Đảng

bộ, trong Đảng bộ bao gồm các Chi bộ cơ sở dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng

bộ. Nhiệm vụ của các Chi bộ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động ở tổ chức đoàn

thể công đoàn, tổ chuyên môn. Qua tìm hiểu thực trạng chung, chúng tôi nhận

thấy, các Chi bộ Đảng trường học nói chung và trường chúng tôi nói riêng thực sự

được xem là nòng cốt của đơn vị trong các lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, việc

phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ đối với hoạt động tổ chuyên môn còn

một số điểm chưa hợp lí như: hiệu quả trong chỉ đạo hoạt động chuyên môn chưa

cao; đôi khi thiếu tiếng nói đồng nhất; có lúc việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức sinh

hoạt Đảng và sinh hoạt chuyên môn không rõ nét; một bộ phận cán bộ, giáo viên là

đảng viên còn an phận, tự thỏa mãn, chưa nắm bắt và cập nhật thời sự xã hội; lười

và ngại đổi mới bản thân; chưa thực sự tự giác học hỏi nâng cao trình độ toàn diện

để đáp ứng yêu cầu thời đại.Nguyên nhân một phần do có những giai đoạn Chi bộ

Đảng chưa phát huy vai trò và sức nặng trong tiếng nói lãnh đạo các hoạt động

chuyên môn dẫn đến chất lượng của tổ chuyên môn có phần theo “đường mòn lối

cũ”; sinh hoạt chuyên môn lúng túng, đối phó, hoặc có thì rời rạc; đổi mới chưa

nhiều, chưa đa dạng.

Bên cạnh đó, từ năm học 2018 – 2019, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí ở

các cơ sở giáo dục, trường học được tinh gọn; đồng thời các tổ bộ môn trong nhà7

trường cũng được nhập, ghép nhiều bộ môn vốn hoạt động độc lập thành tổ chuyên

môn mới. Việc thay đổi cơ cấu tổ chuyên môn ở các trường cũng tạo những khó

khăn như các tổ nhóm chuyên môn vốn riêng rẽ thành tổ bộ môn mới,cán bộ quản

lí tổ có thay mới, tổ viên gồm nhiều nhóm môn nhập lại. Điều đó đặt ra những khó

khăn nhất định trong công tác quản lí, phải làm sao cho có sự đồng thuận, ăn ý,

đều tay giữa các thành viên mới, giữa các nhóm môn mới với nhau, đây không

phải là việc dễ dàng. Và xảy ra thực trạng trong sinh hoạt tổ có sự tách biệt nhóm

môn, rời rạc, đôi khi khập khiễng, vênh lệch; đặc biệt trong các hoạt động cần trí

tuệ và sức mạnh tập thể.Các thành viên chưa thực sự hiểu rõ về hoàn cảnh, tâm tư

của đồng nghiệp nên đôi khi chưa tìm được tiếng nói chung.

Chính vì thế, chúng tôi thiết nghĩ, cần phải có một sợi dây gắn kết, thống

nhất, đem lại sức mạnh tập thể trong các hoạt động của tổ và việc phát huy vai trò

lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất

lượng hoạt động của tổ chuyên môn trong trường Trung học phổ thông hiện nay.

pdf28 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Những biện pháp phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng để nâng cao chất lượng hoạt động ở tổ chuyên môn trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nối giữa tập thể đảng viênvới quần chúng 
trong tổ chuyên môn để tăng thêm sức mạnh đoàn kết, thống nhất 
Chúng tôi chọn áp dụng giải pháp trên xuất phát từ tình hình thực tiễn của tổ 
chuyên môn hiện tại. Như đã đề cập ở phần thực trạng của vấn đề nghiên cứu, từ 
khi chúng tôi sinh hoạt tổ chuyên môn mới gồm hai bộ môn Ngữ văn và Anh văn 
(trước đây hai môn thành hai tổ riêng rẽ) đã nảy sinh ra những vướng mắc, khó 
khăn. Đó là chưa có sự hài hòa, gắn kết giữa các tổ viên, tuy điều đó không biểu 
hiện rõ ra nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các thành viên trong tổ đã có 
sự tách biệt/phân biệt theo nhóm môn; cả hai đều cảm thấy chưa quen với cách 
thức sinh hoạt mới, đặc biệt trong các hoạt động cần sức mạnh tập thể. Đây là một 
thực trạng chúng tôi rút ra sau khi tìm hiểu ở các tổ chuyên môn trong đơn vị cũng 
19 
như ở các trường trên địa bàn Huyện. Có thể nói, đây là một bài toán khó, phần 
nào cản trở sự phát triển của các hoạt động chuyên môn. 
Để tháo gỡ vướng mắc này, Chi bộ đưa ra chủ trương quyết tâm xây dựng 
khối đoàn kết tập thể, phải làm bằng được điều đó, sự đoàn kết là một trong yếu tố 
tiên quyết để đem đến sự thành công cho một tập thể. 
Tục ngữ xưa có câu “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn 
núi cao”, đến naycâu nói trên vẫn luôn có ý nghĩa đúng đắn. Sức mạnh đoàn kết 
luôn là một thế mạnh để góp phần tạo nên thành công cho một tập thể. Điều đó 
cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, Người không chỉ nêu ra yêu 
cầu phải đoàn kết trong tập thể mà còn chỉ rõ sự đoàn kết ấy phải là đoàn kết nhất 
trí, đoàn kết thống nhất, không phải là đoàn kết giả tạo, hình thức; phải thể hiện sự 
đoàn kết ngay trong tư tưởng và hành động. Khi một chủ trương, đường lối hay kế 
hoạch đề ra cần phải có sự thống nhất, đồng thuận, đồng tâm để thực hiện tốt, 
tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Ý thức được điều đó, Chi bộ 
chúng tôi luôn chú trọng chỉ đạo xây dựng khối đoàn kết chặt chẽ, thống nhất 
trong ngay trong tập thể, hơn nữa còn tạo mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ, đoàn kết 
giữa đảng viên và quần chúng. Lấy nòng cốt là đảng viên trong tổ, nhóm chuyên 
môn, Chi bộ tiến hành tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các thành viên 
trong xây dựng khối đoàn kết tập thể. 
Đặc điểm của tổ chuyên môn do Chi bộ 3 chúng tôi phụ trách có 15/19 đồng 
chí giáo viên là đảng viên, số giáo viên là quần chúng còn lại ít ỏi (4 đồng chí). Sự 
chênh lệch này có lúc gây nên tâm lý e ngại, thiếu cởi mở khi tiếp xúc trong công 
việc, đôi khi chúng tôi cònnhận thấy sự tách biệt giữa các đồng chí giáo viên là 
quần chúng và giáo viên là đảng viên.Một đặc điểm nữa ở tổ chúng tôi là số lượng 
giáo viên nữ áp đảo hoàn toàn (3 giáo viên nam, 17 giáo viên nữ), số giáo viên nữ 
đông có nhiều thuận lợi trong việc triển khai một số hoạt động ở lĩnh vực văn 
nghệ, bóng chuyền nữ; đa phần chỉn chu, nghiêm túc trong thực hiện nề nếp và 
chuyên môn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự chênh lệch nam nữ cũng là hạn chế khi 
thực hiện các hoạt động cần sự phối hợp nam nữ và hoạt động tập thể cần có sự 
mạnh mẽ, sôi nổi của các giáo viên nam. Đặc biệt là số giáo viên nữ đông trong 
một tập thể cũng kéo theo những hạn chế của phái nữ như việc nuôi dạy con cái và 
chăm lo gia đình choán hết thời gian. Trong sinh hoạt chuyên môn, đôi khi giữ kẽ, 
giấu “bí quyết” nghề nghiệp, một số đồng chí có tâm lí ít chấp nhận năng lực 
chuyên môn của người khác; thậm chí đôi khi có biểu hiện ganh nhau, so bì về 
nhiệm vụ được cấp trên phân công. Đây là những điều khiến cấp ủy Đảng chúng 
tôi băn khoăn, trăn trở, day dứt làm thế nào để giải quyết những tồn tại, vướng 
mắc trên đây. Và từ thực trạng đó, chúng tôi đã đề ra những giải pháp cụ thể: 
Trước tiên, Chi bộ Đảng đề ra chủ trương làm tốt công tác tư tưởng cho các 
đồng chí đảng viên và quần chúng; tăng cường tuyên truyền nhận thức về sức 
20 
mạnh của khối đoàn kết tập thể, mọi người đồng lòng phấn đấu vì mục đích chung; 
phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác trong thực hiện nhiệm vụ.Khi tất 
cả cùng hướng về một mục tiêu, một chí hướng, tự khắc tập thể sẽ đoàn kết. Mặt 
khác, các đồng chí trong cấp ủy cần tạo cơ hội gần gũi, tìm hiểu, quan tâm đến các 
đồng nghiệp dưới cấp mình quản lí để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn 
cảnh riêng của mỗi người. Từ đó có sự cảm thông và chia sẻ trong tình cảm cũng 
như công việc sao cho hợp lí hợp tình. Kịp thời có sự ghi nhận, động viên hoặc 
biểu dương, khen thưởng trước những việc làm tốt, hay thành tích của các cá nhân. 
Đây chính là nền tảng, là sợi dây để kết nối cán bộ và quần chúng trong tập thể 
đoàn kết bền vững. 
Đoàn kết còn là sự tương thân tương ái, yêu thương đồng chí chân thành, 
thực tâm. Để duy trì và phát triển những mối tình cảm đó, Chi bộ đã chỉ đạo công 
đoàn tổ phát huy vai trò, chức năng của mình trong việc quan tâm, chăm lo đời 
sống tinh thần cho giáo viên; đồng thời tổ chức các hoạt động tập thể, giao lưu thể 
thao, gặp gỡ giữa anh chị em giáo viên trong tổ. Những hoạt động này góp phần 
đưa các thành viên xích lại gần nhau, thêm hiểu nhau hơn, tình đoàn kết thắt chặt 
thêm.Bên cạnh đó, một trong những yếu tố góp phần làm nên sự đoàn kết của đảng 
viên và quần chúng chính là cần chú ý xây dựng mối quan tâm, bồi dưỡng tình 
cảm thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ thật tâm giữa đồng chí với đồng chí. Trong đợt 
thi giáo viên dạy Giỏi cấp Tỉnh, tổ chúng tôi có ba đồng chí tham gia dự thi. Đây 
là một dấu mốc trong sự nghiệp của mỗi giáo viên, những người tham gia dự thi 
vừa vinh dự nhưng cũng có những áp lực và căng thẳng, dồn hết tâm sức để thành 
công. Nắm bắt tâm lí đó, chúng tôi chỉ đạo tổ chuyên môn giúp đỡ, hỗ trợ các 
đồng nghiệp dự thi ngay từ giai đoạn ôn thi bài thi năng lực. Hỗ trợ từ khâu tìm tài 
liệu tham khảo, trao đổi kinh nghiệm, đến việc dạy tương trợ trong thời gian gần 
ngày thi. Sau vòng năng lực, đến vòng thi thực hành hai tiết dạy, chúng tôi tiếp tục 
cùng đồng nghiệp tương tác, hỗ trợ nhau trong các khâu góp ý thiết kế bài dạy đến 
những tiết luyện tập phương pháp một cách chu đáo, nhiệt tình, cả tổ chuyên môn 
dành sự quan tâm và ưu ái đặc biệt đến các đồng chí dự thi. Gần ngày thi thực 
hành một đồng chí ở bộ môn tiếng Anh không may ốm nặng, chúng tôi đến tận nhà 
động viên, chia sẻ, giúp đồng nghiệp mau chóng hồi phục sức khỏe, có đủ tinh 
thần tốt để tham dự trọn vẹn kì thi. Những ngày ba đồng chí đi thi, tổ cử giáo viên 
hỗ trợ, giúp đỡ, chăm lo sức khỏe và tinh thần, sắp xếp đồ dùng và thiết bị máy 
móc cho các tiết dạy, sao cho các “thí sinh” có tâm thế dự thi tốt nhất. Từng tiết dự 
thi xong, đồng nghiệpchúng tôi cùng nhau thở phào nhẹ nhõm, tiếp tục động viên, 
trấn an nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Qua mỗi lần cùng nhau như thế, mối tình 
cảm giữa các thành viên trong tổ trở nên gắn bó mật thiết hơn, hiểu, cảm thông và 
trân trọng nhau hơn. Cứ thế, trong các sinh hoạt chuyên môn chúng tôi ngày càng 
xích lại gần nhau, thắt chặt mối đoàn kết, xóa đi khoảng cách của những ngày bắt 
21 
đầu làm việc chung tổ. Kết quả đợt thi giáo viên Giỏi tỉnh năm 2019 tổ chúng tôi 
đạt tỉ lệ 100% (3/3 đồng chí dự thi). 
Để tăng thêm sức mạnh đoàn kết giữa tập thể Chi bộ và tổ chuyên môn, theo 
chúng tôi cần phải làm tốt công tác đánh giá, thi đua, khen thưởng. Đây là vấn đề 
hàng năm khiến các đồng chí làm công tác quản lí các cấp trong đơn vị luôn trăn 
trở, một vấn đề hết sức nhạy cảm mặc dù tiêu chí thi đua đã đầy đủ trong các văn 
bản quy định của cấp trên và trong nội bộ nhưng việc đánh giá con người đâu phải 
là một việc làm dễ. Từ vấn đề thi đua mà có nhiều tập thể mất đoàn kết nội bộ, ảnh 
hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các thành viên với nhau. Chính vì thế làm tốt 
công tác này, chúng ta sẽ góp phần thắt chặt mối đoàn kết tập thể, điều đó đồng 
nghĩa với việc thúc đẩy phong trào hoạt động chung của tổ và nhóm chuyên môn 
trong nhà trường. 
3.5. Tăng cường tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng 
cho cán bộ lãnh đạo, quản lí từ cấp tổ ở trường học 
Theo chúng tôi, việc tăng cường tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công 
tác Đảng cho cán bộ lãnh đạo, quản lí từ ở trường học là việc làm cực kì quan 
trọng. muốn cho một tổ chức hoạt động vững mạnh đòi hỏi cán bộ quản lí phải là 
những người có năng lực lãnh đạo tốt. Nhất là hiện nay Đảng và các cấp lãnh đạo 
rất chú trọng, đề cao vai trò của người đứng đầu tổ chức, đơn vị. Xét ở phạm vi 
một đơn vị trường học điều đó càng cần thiết hơn bao giờ hết, đội ngũ cán bộ lãnh 
đạo chính là những người trợ lí đắc lực cho thủ trưởng trong quản lí vận hành các 
bộ phận hoạt động của tập thể nhà trường. 
Thực tế, cán bộ cấp ủy Đảng nói riêng, cán bộ quản lí chủ chốt các cấp của 
nhà trường nói chung số đông vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy vừa kiêm nhiệm 
thêm công tác quản lí ở một số lĩnh vực nào đó. Phần lớn chúng tôi chưa được trải 
qua tập huấn nghiệp vụ công tác Đảng và chuyên môn một cách chính quy. Chủ 
yếu vừa làm vừa học hỏi, vướng mắc ở đâu tìm hiểu ở đó. Chính vì thế dẫn đến 
việc rơi vào những tình huống bị động, lúng túng, có khi xử lí, giải quyết công 
việc chưa chặt chẽ, chưa đúng quy trình luật định hoặc chậm trễ. Điều đó khiến 
hiệu quả công tác chỉ đạo,lãnh đạo khó tránh sẽ vi phạm quy định, điều lệ của 
Đảng. Khắc phục tồn tại đó, Đảng bộ trường chúng tôi năm qua đã tổ chức tập 
huấn nội bộ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo đương chức và trong nguồn quy hoạch. 
Đầu mỗi năm học, việc tập huấn được thực hiện sau khi kiện toàn đội ngũ cán bộ 
quản lí cấp trường. Hoạt động này giúp các đồng chí cán bộ được bồi dưỡng 
chuyên hơn về nghiệp vụ; trong lãnh đạo, chỉ đạo công việc tự tin và chuẩn xác, 
chất lượng hơn rất nhiều. Đặc biệt trong các buổi tập huấn, các đồng chí ở các Chi 
bộ và tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong đơn vị có được thời gian trao đổi, 
22 
học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; cập nhật kiến thức, kĩ năng, những vấn đề thời sự 
mới, những vấn đề đang được xã hội quan tâm 
Trong năm học, chúng tôi đã tổ chức mời các đồng chí trong Ban Tuyên 
giáo Huyện ủy về trao đổi kinh nghiệm công tác, nói chuyện về thời sự quốc tế và 
trong nước cho cán bộ cốt cán mở rộng của nhà trường tham dự. Mỗi dịp như vậy, 
năng lực của các đồng chí được nâng cao; tầm nhìn rộng mở, phong phú thêm; 
nhiệt huyết thêm sôi nổi. Ở Chi bộ, chúng tôi chia làm hai tổ Đảng, mỗi tổ Đảng 
do một đồng chí cấp ủy phụ trách. 
Trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ, chúng tôi mạnh dạn giao 
việc và hướng dẫn các đảng viên trong Chi bộ thực hiện theo từng nhóm. Phương 
pháp chia nhỏ nhóm sẽ dễ quản lí hơn, nhưng điều đáng nói ở đây là quá trình làm 
việc theo nhóm sẽ giúp đào tạo được một đội ngũ giúp việc (những nhóm trưởng 
tự nguyện) rất hiệu quả cho người đứng đầu. Khi Bí thư Chi bộ không trực tiếp 
lãnh đạo, chỉ đạo, công việc vẫn suôn sẻ và hiệu quả không kém, đây cũng là một 
hình thức bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ cho đội ngũ kế cận, tạo nguồn dồi 
dào để tham mưu cho cấp trên xem xét bổ sung vào quy hoạch cán bộ nguồn của 
đơn vị hàng năm. 
Việc bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác cho đội ngũ cán bộ đương 
chức hay cán bộ nguồn trong quy hoạch sẽ tạo ra sự chủ động cho đơn vị trong 
công tác tổ chức cán bộ. Khi có sự biến động hay thay đổi nhân sự, đơn vị sẽ dễ 
dàng đưa ra nguồn đề xuất bổ nhiệm thay thế mà không phải lo lắng về việc cán bộ 
mới không thạo việc. 
Đơn vị chúng tôi làm tốt công tác này, từ trước tới nay đã có rất nhiều đồng 
chí cốt cán được cấp trên tin cậy bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo cấp cao của Sở Giáo 
dục & Đào tạo, cán bộ quản lí cho các trường Trung học phổ thông trong Huyện, 
Học viện an ninh; nhiều đồng chí có chuyên môn tốt được lựa chọn vào đội ngũ 
cán bộ cốt cán của Sở Giáo dục & Đào tạo, tham gia làm giám khảo các kì thi 
chọn Học sinh Giỏi và Giáo viên dạy Giỏi cấp Tỉnh, là thành viên trong Hội đồng 
thẩm định sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành ... 
4. Kết quả 
Bảng thông tin về số liệu so sánh kết quả tính trong ba năm học liền kề (năm 
học 2019 – 2020 và 2020 – 2021 do ảnh hưởng của dịch covid – 19 kéo dài có 
những hoạt động chưa triển khai được theo kế hoạch nên chưa có kết quả. Rất 
mong được giám khảo lưu ý thông cảm!) 
23 
Lĩnh vực 
Năm học 
2018- 2019 
Năm học 
2019 -2020 
Năm học 
2020 – 2021 
(Tính trong kì 1 đến 
tháng 29/3/2021) 
Đúc rút sáng 
kiến kinh 
nghiệm 
3 SKKN cấp 
trường 
1 SKKN cấp 
ngành 
- 5 SKKN cấp trường 
- 2 SKKN cấp ngành 
6 đề cương được Sở 
GD&ĐTthẩm định đạt 
yêu cầu, hiện đang 
viết thành SKKN. 
Học tập nâng 
cao trình độ 
CM và chính 
trị 
3 đ/c Thạc sĩ 
1 đ/c Trung cấp 
chính trị 
3 đ/c Thạc sĩ, 1 đ/c 
học cao học 
1 đ/c Trung cấp chính 
trị 
1 đ/c được chọn cử 
học Trung cấp chính 
trị vào tháng 6/2021. 
Giáo viên 
dạy Giỏi cấp 
Tỉnh (theo 
chu kì) 
 03 đ/c (100%) 
Học sinh 
Giỏi cấp 
Tỉnh 
Môn Văn 1 Giải 
Nhì, 2 giải 
Khuyến khích 
Môn Anh 3 giải 
Khuyến khích. 
Sở GD&ĐT không tổ 
chức thi do dịch covid 
– 19 
Môn Văn 2 Giải Nhì, 
1 giải Ba (đứng thứ 6/ 
toàn tỉnh) 
Môn Anh 1 giải Ba, 
hai giải Khuyến 
khích. 
Hướng dẫn 01 em đạt 
giải Khuyến khích cấp 
Quốc gia cuộc thi Đại 
sứ văn hóa đọc 
Kết quả thi 
TN THPT 
Môn Anh xếp 
thứ 16; môn Văn 
xếp thứ 10 
Môn Anh xếp thứ 8; 
môn Văn xếp thứ 10 
trong Tỉnh 
Thi KSCL, thi thử TN 
THPT lần 1 của Sở 
GD&ĐT môn Văn thứ 
Chủ nhiệm 
lớp 
5 GV có lớp chủ 
nhiệm đạt danh 
hiệu TTXS 
3 GV có lớp chủ 
nhiệm đạt danh 
hiệu Tiên tiến. 
7 GV có lớp chủ 
nhiệm đạt danh hiệu 
TTXS 
2 GV có lớp chủ 
nhiệm đạt danh hiệu 
Tiên tiến. 
8/8 GV có lớp chủ 
nhiệm đạt danh hiệu 
TTXS (kì 1) 
Giải thể thao Giải Khuyến Giải Khuyến khích Giải Ba bóng chuyền 
24 
khích bóng 
chuyền 
bóng chuyền 
Danh hiệu nữ 
Giỏi việc 
trường, đảm 
việc nhà cấp 
trường. 
4 đồng chí 
6 đồng chí 
1 đ/c được tôn vinh 
tại Hội nghị điển hình 
tiên tiến ngành giáo 
dục đào tạo giai đoạn 
2015-2020 do Sở 
GD&ĐT Nghệ An tổ 
chức. 
1 đ/c được Công đoàn 
Giáo dục Việt Nam 
tặng Bằng khen. 
Danh hiệu 
cuối năm của 
tổ chuyên 
môn 
1 đ/c CSTĐ CS 
21/22 đ/c đạt 
danh hiệu Lao 
động Tiên tiến 
01 đ/c HTNV 
2 đ/c CSTĐ CS 
19/19 đ/c đạt danh 
hiệu Lao động Tiên 
tiến 
8/8 GV có lớp chủ 
nhiệm đạt danh hiệu 
TTXS (kì 1) 
Tổ xếp thứ Nhì 
cấp trường 
Tổ xếp thứ Nhì cấp 
trường 
Cuối năm học mới xét 
Danh hiệu 
Chi bộ 
Chi bộ HTXS 
NV cấp Đảng bộ 
Chi bộ HTXS NV cấp 
Đảng bộ 
Chưa tổng kết năm 
Các cuộc thi 
 Giải Nhì cuộc thi 
Tiếng hát nữ giáo 
viên dịp 20/10 
 Giải Nhất cấp trường 
hai cuộc thi Tìm hiểu 
lịch sử ngành Tuyên 
giáo và Thi tìm hiểu 
hành chính công 
25 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 Thực tiễn làm công tác Đảng và chuyên môn hơn mười ba năm - nửa quãng 
đường hai mươi sáu năm công tác của mình tại trường Trung học phổ thông Thanh 
Chương 1, bản thân tôi luôn tích cực tìm tòi, học hỏi, nỗ lực không ngừng để hoàn 
thiện mình trong công tác quản lí Chi bộ và tổ chuyên môn. Năm học 2020 – 2021 
diễn ra trong một bối cảnh rất đặc biệt, khiến chúng tôi càng quyết tâm tìm kiếm 
các giải pháp thúc đẩy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ đối với hoạt động 
chuyên môn tổ để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và nâng cao, phát 
triển chất lượng toàn diện cho nhà trường. Các giải pháp được nghiên cứu dựa trên 
những cơ sở lí luận đúng đắn, sát hợp với nội dung của đề tài; có sự tham khảo các 
công trình sáng kiến của đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh, các bài báo đăng trên 
trang báo điện tử chính thống, trang  https://xemtailieu.com, 
https://dangcongsan.vn, trituevietnam.com.vn ...; các văn bản Quy định, Chỉ thị 
của TW Đảng; Thông tư 32/2020/TT-BGD&ĐT về Ban hành Điều lệ trường trung 
học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Nội 
dung trình bày tại các giải pháp đảm bảo tính pháp lí và quy định trong văn bản số 
2182/SGD&ĐT-GDCN-GDTX v/v hướng dẫn hoạt động sáng kiến ngày 15 tháng 
10 năm 2020 của Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An. Trong quá trình áp dụng nội 
dung sáng kiến vào thực tiễn, tôi đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của các 
đồng chí đảng viên trong tập thể Chi bộ và tổ chuyên môn. Trong thời gian qua, 
tập thể chúng tôi luôn giữ vững và phát huy được sức mạnh đoàn kết tập thể; 
phong trào chuyên môn đều tay, nghiêm túc, chỉn chu, nhiệt huyết; say mê và thi 
đua trong hoạt động đúc rút sáng kiến kinh nghiệm; tích cực học tập nâng cao 
trình độ chuyên môn và chính trị. Đặc biệt, các giải pháp nêu trên được đồng chí 
Bí thư Chi bộ 4 trong Đảng bộ trường vận dụng vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở 
Chi bộ mình đã có những phản hồi tích cực, hiệu quả tốt. Vì vậy, có thể khẳng 
định những giải pháp tôi đúc rút được đảm bảo tính mới mẻ, khoa học, khả thi để 
áp dụng rộng rãi trong Chi bộ nhà trường ở các bậc học. 
 Trong khuôn khổ sáng kiến của mình, tôi xin được mạnh dạn có một số đề 
xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc mở rộng phạm vi không gian 
tập huấn theo môn học tới tận cơ sở để nhiều đối tượng giáo viên được tiếp cận 
trực tiếp những thông tin liên quan tới thực hiệnChương trình giáo dục phổ thông 
mới; đồng thời không gian giao lưu, học hỏi kinh nghiệm công tác từ đồng nghiệp 
sẽ được rộng mở hơn. Việc mở rộng phạm vi và đối tượng đối với hoạt động 
chuyên môn cũng có thể theo hình thức trực tuyến như Sở Giáo dục & Đào tạo của 
chúng ta đã từng triển khai và thu hút được đông đảo lượng giáo viên toàn Tỉnh 
tham gia. 
 Trên đây là những giải pháp nhằm phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Chi 
bộ để thúc đẩy hoạt động ở tổ chuyên môn trong trường học. Chắp bút viết nên câu 
26 
cũng khó để tôi có thể thể hiện hết tính khả dụng của nội dung đề tài, ít nhiều cũng 
mang tính chủ quan. Rất mong được sự góp ý, đánh giá và ghi nhận của Hội đồng 
khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Thanh Chương, ngày 20 tháng 03 năm 2021 
NGƯỜI VIẾT 
Lâm Thị Ái Thơ 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường 
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Nxb Hà Nội, 2011 
2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường trung 
học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. 
3. Bùi Văn Hiến, “Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường trung 
học phổ thông Nguyễn Trung Trực” https://tailieu.vn/doc/skkn-day-manh-
cong-tac-phat-trien-dang-vien-trong-truong-trung-hoc-pho-thong-nguyen-
trung-truc-1675656.htm. 
4. Chương trình Giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể (Ban hành kèm 
theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ 
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
5. https://trituevietnam.com.vn/chuc-nang-nhiem-vu-cua-chi-bo 
6. https://vi.wikipedia.org/ 
7. https://text.123doc.net/document/2628876-sang-kien-kinh-nghiem-doi-moi-
phuong-phap-to-chuc-hoi-nghi-giao-ban-voi-bi-thu-cac-chi-bo-truc-thuoc-dang-
bo-xa.htm 
8. https://nghean.dcs.vn/vi-vn/tin/ 
9. Nguyễn Thị Hà và Hoàng Đình Tám ,“Một số giải pháp lãnh đạo, quản lý 
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ôn thi THPT Quốc gia ở trường 
THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An”, 
nghiep-vu/sang-kien-kinh-nghiem/sang-kien-muc/nam-2020/sang-kien-2020-
mot-so-giai-phap-lanh-dao-quan-ly-nham-nang-c.html 
10. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kì 
2020 - 2025 
11. https://xemtailieu.com/tai-lieu/skkn-nhung-bien-phap-quan-ly-to-chuyen-
mon-o-truong-thpt-1132104.html 
12. 
truong.html; 
13. 
dang-trong-cac-nha-truong-162179 
14. https://hatinh.dcs.vn/hoat-dong-cap-uy/news/vai-tro-vi-tri-cua-chi-bo-va-
giai-phap-de-nang-cao-chat-luong-sinh-hoat-chi-bo.html ... 
15. Văn bản số 2182/SGD&ĐT-GDCN-GDTX v/v hướng dẫn hoạt động sáng 
kiến ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An. 
16. Văn bản văn bản số 1769/SGD&ĐT - GDTrH Nghệ An, ngày 14 tháng 09 
năm 2020 V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 
2020-2021 

File đính kèm:

  • pdfskkn_nhung_bien_phap_phat_huy_vai_tro_lanh_dao_chi_dao_cua_c.pdf
Sáng Kiến Liên Quan