SKKN Nhà quản lý với công tác giáo dục kỹ năng mềm giúp học sinh sống tích cực và ứng xử có trách nhiệm vì cộng đồngở trường Trung học Phổ thông Quỳnh Lưu 4
Cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh trong
trường THPT
Kỹ năng mềm là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ năng có liên quan đến
việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp
dụng vào việc giao tiếp giữa người với người. Kỹ năng mềm là những kỹ năng có
liên quan đến việc hòa mình vào, sống với hay tương tác với xã hội, cộng đồng, tập
thể hoặc tổ chức.
Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không
mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt,
chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà
thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái
ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch - khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự
thành thạo về chuyên môn.
Phong cách sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, thư
giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới. đó là những “kỹ năng” thuộc về
tính cách, không mang tính chuyên môn nhưng lại là cực kỳ cần thiết cho con
người trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi. Những "kỹ năng" đó
giúp con người có thể học tập, làm việc, phát triển đơn lẻ hoặc cộng đồng, thậm
chí sinh tồn khi gặp bất trắc.
Kỹ năng mềm là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép
mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của đời sống hàng
ngày; nói cách khác là khả năng tâm lý xã hội. Đó là tập hợp các kỹ năng mà con
người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải ngiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn
đề và câu hỏi thường gặp trong cuộc sống con người. Các chủ đề rất đa dạng tùy
thuộc vào chuẩn mực xã hội và mong đợi của cộng đồng. Kỹ năng mềm có chức
năng mang lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực và có ích
trong cộng đồng.
+ Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy, như tư duy phê phán, tư duy sáng
tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả.3
+ Học để làm: bao gồm các kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ
năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm .
+Học để làm người: gồm các kỹ năng như ứng phó với căng thẳng, kiểm
soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin
+ Học để chung sống: gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng,
tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông
Nội hàm kỹ năng mềm của UNESCO nêu ở trên rất rộng, bao hàm nhiều lĩnh
vực, nhiều hoạt động của đời sống xã hội. Trong phạm vi vấn đề: Rèn luyện kỹ
năng mềm cho học sinh phổ thông chúng tôi chỉ trao đổi những kỹ năng sống cơ
bản cho học sinh một số nội dung sau:
+ Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân trong nhà trường: giúp học sinh biết
thiết lập tình bạn trong sáng với nhu cầu cần có nhiều bạn bè để chia sẻ niềm vui,
nỗi buồn, ước mơ khát vọng trong thời học sinh. Tình bạn rất cần thiết để giúp
mỗi người trở nên tốt hơn, nhưng cũng cần có thái độ dứt khoát khước từ kiểu tình
bạn đưa chúng ta sa vào những cám dỗ, cạm bẫy không cần thiết hoặc tiềm ẩn sự
nguy hiểm.
Trong tình bạn cần sự thông cảm, biết đoàn kết, yêu thương và luôn biết coi
hoàn cảnh của người khác như chính mình để giúp đỡ nhau, hỗ trợ nhau vượt qua
những sự cố, hoàn cảnh rắc rối đang diễn ra trong cuộc sống.
Cần phải đứng vững trước những lôi kéo của bạn bè, biết bảo vệ những giá
trị và niềm tin của bản thân nếu phải đương đầu với những ý nghĩ hoặc việc làm
sai trái của bạn bè. Phải biết dừng lại, dứt khoát không chấp nhận đối với những sai
lầm của bạn, biết bảo vệ quyết định của mình, đồng thời phân tích khuyên nhủ bạn
bè hành động đúng, tích cực phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
+ Trong tình yêu: Đối với học sinh phổ thông đây, thường là tình cảm đầu
đời, đó là những rung động mãnh liệt của cảm tính, ít có sự tham gia của lý trí. Vì
vậy cần phải giữ gìn tình yêu trong sáng, tình yêu phải trở thành động lực tiếp
thêm sức mạnh trong việc học tập rèn luyện tu dưỡng để trở nên tốt hơn. Biết cách
ngăn chặn, từ chối tình yêu ích kỷ, những biểu hiện khi yêu thì xa lánh bạn bè, trốn
học đi chơi, bỏ bê việc học tập, không tham gia các hoạt động tập thể đặc biệt
kiên quyết chống lại việc đi quá xa, vượt quá giới hạn cho phép, kiểu sống thử
gây hậu quả xấu và những hệ lụy khôn lường trong cuộc sống.
+ Trong học tập: đứng trước những căng thẳng, áp lực của việc học tập các
em cần phải có bản lĩnh, có nghị lực, có ý chí vươn lên, tự nhận thức điểm mạnh
điểm yếu của mình để khắc phục. Khi gặp các vấn đề khó khăn cần tham khảo sách
vở, trao đổi với bạn bè, hỏi thầy cô để giải quyết. Trong quá trình học tập cần chủ
động nắm vững 3 cấp độ: tái hiện, thông hiểu và vận dụng. Cần bố trí thời gian hợp
lý, có kế hoạch học tập và thời gian vui chơi giải trí, sinh hoạt tập thể.
vào các tệ nạn xã hội. Tổ chức lễ ký kết bàn giao các đoàn viên, thanh niên cho cơ sở trong dịp hè, dựa vào kết quả hoạt động hè ở địa phương để đánh giá, nhận xét ý thức của đoàn viên trong dịp hè. 21 2.4.9. Xây dựng các câu lạc bộ học sinh Tổ chức các câu lạc bộ chuyên đề trong học sinh là một biện pháp hữu hiệu để hình thành kỹ năng mềm cho các em học sinh. Những câu lạc bộ chuyên đề với hoạt động tích cực thu hút các em tham gia vào nhiều loại hình hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp các em lĩnh hội các giá trị sống và rèn luyện các kỹ năng cần thiết.Trong trường đã thành lập các CLB như: CLBKHKT, CLB Tiếng Anh, CLB thiện nguyện, CLB Bóng bàn, CLB Sách, CLB sức khỏe giới tính, CLB MC, Mỗi CLB có cách thức và nội dung hoạt động khác nhau, có khẩu hiệu và cả quy chế hoạt động riêng. Tham gia các câu lạc bộ này, các em học sinh sẽ trở thành những thành viên tích cực, hoạt động vì một mục đích chung. Các em được hòa mình vào một tập thể có chung sở thích, sở trường nên có thể thỏa sức thể hiện thế mạnh của bản thân. Nhờ đó mà qua các câu lạc bộ, nhiều học sinh nhút nhát trở nên mạnh dạn hơn.Chưa kể đến, nhiều câu lạc bộ còn yêu cầu thành viên phải có những hoạt động tích cực, nhất là tham gia những hoạt động xã hội, tình nguyện, những hoạt động tập thể mang tính chất thể mỗi cá nhân phải thể hiện được mình mạnh mẽ, bản lĩnh, tự tin và dám nghĩ dám làm như các câu lạc bộ người dân chương trình, thủ lĩnh đoàn, thanh niên tình nguyện. Tham gia những hoạt động này, các em từng bước tự rèn luyện mình trở thành một con người trưởng thành, bản lĩnh hơn, sống có trách nhiệm với người thân, gia đình và xã hội. Kỹ năng mềm được rèn luyện chính từ những hoạt động hữu ích đó. 2.4.10. Kết hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh Để phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng nhà quản lý giáo dục cần phải:Lập kế hoạch cho cả năm học, phù hợp với nhiệm vụ năm học, cho từng giai đoạn, từng đợt thi đua cụ thể. Phối hợp với công an huyện, tổ chức nói chuyện chuyên đề về luật giao thông, về an ninh trật tự, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các kỳ thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp của nhà trường. Xây dựng quy chế, kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và chính quyền địa phương trong việc đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường cũng như trên địa bàn trường đứng chân. Tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ vào đầu năm học; tăng cường phối hợp cùng nhà trường kiểm tra vũ khí thô sơ, vật liệu nổ trong học sinh, phối hợp việc đảm bảo an ninh trật tự khu cổng trường, các ngày sinh hoạt tập thể của nhà trường, các kỳ thi tuyển sinh, dịp tết nguyên đán. Xây dựng ban đại diện học sinh của trường, các chi hội lớp đủ mạnh, có lịch hoạt động, sinh hoạt thường kỳ để thực hiện thông tin hai chiều giúp nhà trường và gia đình nắm bắt và phát hiện kịp thời những hành vi, vi phạm của học sinh để kịp thời ngăn chặn, thống nhất biện pháp giúp đỡ và giáo dục. 22 Thực hiện cam kết không vi phạm pháp luật, không sa vào các tệ nạn xã hội giữa học sinh và công an được làm thường xuyên trong năm học: Tổ chức cho học sinh ký cam kết vào đầu năm học và trong dịp tết Nguyên Đán. Các giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm thông tin đầy đủ, thường xuyên, kịp thời về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh đến Ban giám hiệu, đặc biệt là với phụ huynh học sinh. Đồng thời phải nắm chắc, tìm hiểu cụ thể những thông tin phản hồi từ phía phụ huynh học sinh. Đồng thời phải nắm chắc, tìm hiểu những thông tin phản hồi từ phía phụ huynh học sinh. Từ đó phối hợp với gia đình để uốn nắn, giáo dục học sinh khi sự việc còn ở trứng nước, tránh trường hợp xảy ra rồi mới xử lý. Nhà trường cùng với Ban đại diện phụ huynh phải có sự liên kết chặt chẽ với chính quyền địa phương, thông qua các cấp chính quyền địa phương để quản lý học sinh cùng với nhà trường và gia đình. Trường hợp có học sinh vi phạm kỷ luật, Ban giám hiệu phải kết hợp với Ban đại diện phụ huynh, và cha mẹ học sinh vi phạm kịp thời giáo dục một cách nghiêm khắc. Sau đó phải có kế hoạch theo dõi và giúp đỡ học sinh vi phạm tiến bộ. 3.Tính khoa học, tính mới: - Triển khai bài bản, đồng bộ, làm thật và có chất lượng thật sự, tránh được tính hình thức, đối phó. - Tính mới: Chưa có đề tài nào, tài liệu nào đề cập đến công tác giáo dục kỹ năng mềm thông qua các hoạt động trải nghiệm để giúp học sinh sống có lý tưởng đẹp, tích cực và đặc biệt ứng xử có trách nhiệm với cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Chưa có tài liệu chuyên trách cho công tác giáo dụckỹ năng mềm ở trường phổ thông. 4. Kết quả thực hiện: 4.1. Đối với bản thân, đồng nghiệp và học sinh Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh đã giúp cho bản thân, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý xác định đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh. Từ đó giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này để ngoài việc truyền dạy kiến thức thật tốt còn phải tận tuỵ, chân thành, có phương pháp giáo dục giúp các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức. Học sinh hiểu biết được cơ bản về các kỹ năng, biết hành động và ứng xử có văn hóa, đúng pháp luật, giảm thiểu học sinh vô cảm, nhút nhát, tự tiGóp phần rất quan trọng trong việc duy trì an ninh nề nếp trường học, đảm bảo sự an toàn cho mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, đảm bảo trường học hạnh phúc thực sự. 23 4.2. Đối với hoạt động giáo dục kỹ năng mềm giúp học sinh sống tích cực và ứng xử có trách nhiệm vì cộng đồng ở trườngTHPT Quỳnh Lưu 4 Đối chiếu qua các năm học2018 - 2019, 2019 - 2020 và năm học 2020 - 2021 chưa, đã và đang thực hiện những giải pháp giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh như đã trình bày ở trên, trường tôi đã gặt hái được những thành công nhất định. Sáng kiến kinh nghiệm đã có sức lan tỏa sâu rộng đến từng tập thể lớp, từng cá nhân học sinh, thực sự làm thay đổi nhận thức của cả Thầy, trò, các bậc phụ huynh và số đông dân cư trên địa bàn. Học sinh chăm ngoan hơn, tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt cao; được tuyên dương khen thưởng; được đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, được kết nạp vào Đảng, giúp đỡ được nhiều mảnh đời bất hạnh ở cả trong và ngoài nhà trường của năm học sau cao hơn năm trước. Số học sinh vi phạm nội quy giảm, không còn học sinh vô cảm, tự ti, trầm cảm, tự tử... Năm học 2019-2020 học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 2 giải nhất, 8 giải nhì, 5 giải ba, 5 giải khuyến khích xếp thứ 14 toàn tỉnh; năm học 2020 - 2021 học sinh của trường đạt 3 giải nhất, 7 giải nhì, 8 giải ba, 1 giải KK, xếp thứ 12/64 trường THPT công lập trên toàn tỉnh; Về KHKT cũng đạt thành tích cao như giải đặc biệt (năm học 2018 - 2019), giải Nhì (năm học 2019 - 2020), giải Nhì ( 2020-2021). Năm học 2020-2021 đạt giải nhất Hội thao quốc phòng cấp tỉnh; Giải nhất cuộc thi “Rung chuông vàng” cấp huyện. Liên tục các mùa thi sắc đẹp, học sinh Quỳnh Lưu 4 luôn đạt danh hiệu cao như Hoa khôi “ Người đẹp Biển Quỳnh”, giải nhất “ Nữ sinh thanh lịch” do huyện Quỳnh Lưu tổ chức; Á khôi 1 “ Người đẹp Làng Sen” do Nghệ An tổ chức. Nhân dân địa phương và đồng nghiệp trong huyện thường nói: “ Quỳnh Lưu 4 là lò luyện thi sắc đẹp”. Về công tác phong trào, học sinh của nhà trường thực hiện nhiều hoạt động nổi bật, có ý nghĩa, góp phần quảng bá được hình ảnh của nhà trường trong xã hội như: Tết sum vầy 2021 gồm chuỗi hoạt động như:trao bánh chưng, quần áo, mì tôm, dầu ăn tiền mặt; Về hoạt động đội nhóm, câu lạc bộ, trong năm học 2020 – 2021,Ban giám hiệu tiếp tục chỉ đạo đoàn thanh niên phối hợp với ban cố vấn của các câu lạc bộ duy trì và phát triển được 6 câu lạc bộ thành lập từ 4 năm trước.Đó là: Câu lạc bộ tiếng Anh, KHKT,Sách, Tình nguyện,Năng khiếu, Tin học trẻ. Mỗi câu lạc bộ đều có chương trình điểm, hoạt động sôi nổi như: Chương trình điểm Ngày hội đọc sách gồm chuỗi hoạt động: Thi xếp sách nghệ thuật, sân khấu văn học, đố vui văn học, chương trình điểm Lễ hội Halowen với chuỗi hoạt động: Hóa trang, giao lưu với giáo viên nước ngoài, trò chơi tiếng Anh, chương trình điểm của CLB STKHKT; thi STKHKT cấp trường với hàng trăm học sinh tham gia và có nhiều đề tài chất lượng; Thi KHKT cấp tỉnh liên tục đạt giải ba trở lên. Về công tác tình nguyện vì cộng đồng, học sinh toàn trường đã phối hợp với các CLB, các thầy cô giáo đã thực hiện nhiều chương trình tình nguyện có ý nghĩa thiết thực: Bán lì xì, găng tay gây quỹ của CLB Tiếng Anh; rửa xe tình nguyện, gom ve chai của CLB tình nguyện; bán áo của CLB Năng khiếu, gian hàng gây quỹ của 36 lớp chi đoàn, tổng số tiền ủng hộ: hơn 200 triệu đồng để giúp đỡ học sinh nghèo và gặp rủi ro trong cuộc sống. Ngoài ra, cả cán bộ giáo viên, học sinh 24 và kêu gọi cả các doanh nghiệp, cựu học sinh quyên góp giúp đỡ học trò có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cụ thể: đã trao tận tay gia đình em Hà Văn Quân 11A9 tại xã Quỳnh Thắng số tiền hơn 60.000.000 và 1 chiếc điện thoại; Trao tận tay gia đình em Hồ Công Huy lớp 11A8 số tiền 35.000.000đ; Trao tận tay cho gia đình em Nguyễn Hữu Tuấn lớp 12A3 số tiền 20.000.000đ; Trao tận tay gia đình em Nguyễn Thị Linh lớp 10A3 số tiền 11.000.000đ và trao 80 suất học bổng, mỗi suất trị giá từ 500.000đ đến 1.000.000đ cho các học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập. Đây là một hoạt động thiết thực, góp phần giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giữa giáo viên và học sinh trong nhà trường, đồng thời đưa học sinh hướng đến những giá trịnhân văn cao cả, giảm thiểu những hành vi lệch chuẩn. Các em luôn được bồi đắp giá trị sống đẹp bằng những việc làm cụ thể,luôn truyền cho nhau thông điệp “ Tuổi trẻ Quỳnh Lưu 4 hành động vì cuộc sống cộng đồng, vì an sinh xã hội”. Trong đợt lũ lịch sử ở Miền Trung năm 2020, nhà trường đã phát động tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ bà con vùng lũ Quảng Bình. Học sinh đã được trải nghiệm gói và nấu bánh chưng với tổng lượng là 3,8 tạ nếp; quyên góp mì tôm, nước uống, sữa, sách vở, đồ dùng học tập, tiền mặt... Trong đợt dịch Covid – 19, học sinh đã cùng nhóm giáo viên Hóa học chế tạo hơn 100l nước sát khuẩn. Các em đến tận nhà dân, xuống tận ruộng, lên tận rừng nơi có nhân dân đang làm việc để tuyên truyền cách phòng chống dịch và phát khẩu trang, xà phòng, nước rửa tay sát khuẩn. Những việc làm của các em được nhân dân địa phương nơi đây hết lời khen ngợi và vô cùng cảm kích. Hằng năm, trường đều tổ chức cho học sinh tham gia lao động giúp bà con nhân dân các xã Quỳnh Tam, Tân Sơn, Quỳnh Châu nạo vét kênh mương, làm thủy lợi nội đồng, được bà con rất khen ngợi. Trong khuôn viên của trường có rất nhiều bồn hoa, cây cảnh, cây bóng mát, các em chăm sóc rất cẩn thận và thường xuyên, biết tạo hình, tỉa cành, ghép cành...tạo được cảnh quan luôn xanh, đẹp mang tính nghệ thuật cao. Những khoảnh đất chưa sử dụng ở gần khu vực sân vận động của trường rất gồ ghề, sỏi đá nhưng các em đã biến nó thành những vườn rau sạch để bán lấy tiền gây quỹ cho học sinh nghèo. Các em thực hành lao động sản xuất trong một tâm thế rất vui, hứng khởi và tự tin. Rõ ràng, khi giáo dục học sinh về các kỹ năng cần có và hướng các em đến với các hoạt động trải nghiệm thì sẽ thấy học sinh rất tài giỏi không có gì là không làm được. Hình ảnh của các em với bộ đồng phục học sinh có logo trường THPT Quỳnh Lưu 4 thật đáng yêu, đi đến đâu cũng được dân tin yêu và pha chút ngưỡng mộ. Những gì các em làm được có ý nghĩa rất đa chiều vừa giúp các em trưởng thành, sống đẹp, sống có ích và ứng xử có trách nhiệm với cộng đồng. Bản thân người quản lý như tôi cũng thấy vui và ấm lòng khi công tác giáo dục kỹ năng mềm thực sự đi vào chiều sâu và có “sản phẩm” là hàng ngàn học sinh sống đẹp 25 như đã nêu ở trên. Đây cũng là niềm tin và động lực để bản thân tiếp tục sáng tạo trong chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh ở thời gian tiếp theo. Bảng thống kê kết quả giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh của trường trước và sau khi thực hiện đề tài: TT NỘI DUNG Năm học 2018 - 2019 Năm học 2019 - 2020 Năm học 2020 - 2021 1 Tổng số Học sinh của trường 1397 1417 1496 2 Số buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho HS đã được triển khai 4 6 9 3 Số HS được khen thưởng về thành tích rèn luyện và tham gia hoạt động xã hội 55 124 350 4 Số HS được tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng 6 10 14 5 Số HS được kết nạp Đảng 4 6 chưa 6 Số HS được xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên 96,28% 97,35% 98,50% 7 Số HS được xếp loại hạnh kiểm trung bình 2,70% 2,15% 1,50% 8 Số HS được xếp loại hạnh kểm yếu 1,02% 0,14% 0 9 Số buổi hoạt động trải nghiệm 6 9 26 10 Số HS đạt thành tích tốt về kiến thức và kỹ năng 55% 75% 93% 26 PHẦN III. KẾT LUẬN 3.1. Một số kết luận Có thể khẳng định rằng: Giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh là giáo dục cơ bản, làm nền tảng cho các mặt giáo dục khác. Trong giai đoạn hiện nay Đảng và nhà nước ta hết sức coi trọng đến công tác giáo dục và đào tạo. Đảng đã coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Như vậy đòi hỏi nhà trường, nhất là công tác quản lý phải đặt sự nghiệp trồng người lên hàng đầu, đặc biệt là giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh để các em luôn có đạo đức trong sáng, là công dân tích cực, linh hoạt, giỏi giang trong cuộc sống. Trong những năm đổi mới, Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về đời sống vật chất. Bên cạnh đó, các yếu tố đạo đức của đời sống xã hội có nhiều vấn đề phải suy ngẫm. Đặc biệt, trong các trường phổ thông xuất hiện những hiện tượng đạo đức trái với giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, vô cảm, tự ti, ứng xử thiếu văn minh...còn khá nhiều trong giới học sinh. Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và phân tích thực trạng về giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT Quỳnh Lưu 4, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp quản lý, như vậy mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành. Đề tài đã được nghiên cứu dựa trên những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn làm công tác quản lý của trường THPT Quỳnh Lưu 4 trong những năm học qua. Những nội dung này có thể áp dụng với các trường THPT trong và ngoài tỉnh và nó có tác dụng trong nhiều năm học. 3.2. Một số kiến nghị đề xuất 3.2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên cho giáo viên, đặc biệt là các giáo viên làm công tác đoàn thanh niên, y tế trường học, giáo viên giảng dạy các hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo viên các môn hôn học có hoạt động trải nghiệm. 3.1.2. Đối với nhà trường Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động ngoài giờ, để nâng cao hơn nữa việc giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh. Tạo được một môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh để tự nó hàng giờ, hàng ngày tác động tích cực đến ý thức tích lũy tự trau dồi kỹ năng của học sinh. Đồng thời rất mong muốn và sẽ hiện thực hóa: “ Mỗi học sinh Quỳnh Lưu 4 là một công dân gương mẫu, sống tích cực và ứng xử có trách nhiệmvì cộng đồng” 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT ( Học viện Quản lýgiáo dục 2016) 2. Bộ môn kỹ năng sống ( tác giả Lê Lương Thuận) 3. “ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong phong trào “ xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực” ( Tạp chí giáo dục số 214/2009 – tácgiả Phan Thanh Vân) 4. “ Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” ( năm2010- tác giả Phan Thanh Vân) 5. “ Kỹ năng sống và kỹ năng mềm là gì?” ( Tác giả Trần Đăng Khoa) 6. Kỹ năng nói chuyện với mọi người của tác giả I.Arryking ( bản dịch) 7.Kỹ năng mềm giành cho nhà quản lý của tác giả Jaimeroca ( Bản dịch) 8.Kỹ năng sống và kỹ năng mềm cho sinh viên của tác giả PGS.TS Nguyễn Văn Sơn. 9. Kỹ năng sống dành cho học sinh cấp 3 - phụ huynh nên quan tâm của tác giả Đào Nguyên 2016 10. Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ các năm học 2018 - 2019, 2019 – 2020, 2020- 2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo 11. Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ các năm học 2018 - 2019, 2019 – 2020, 2020- 2021 của Sở Giáo dục và đào tạo 12. Nguồn Internet 28 HÌNH ẢNH MINH CHỨNG CỦA ĐỀ TÀI Hoạt động NGLL với nội dung giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh 29 Sổ tay tuyên truyền kỹ năng mềm cho học sinh 30 Sổ tay tuyên truyền kỹ năng mềm cho học sinh 31 Sân khấu hóa để phát triển năng lực diễn xuất , hùng biện, catwalk của HS 32 Sân khấu hóa để giáo dục học sinh phòng chống bị xâm hại 33 Giải nhất cuộc thi “ Đồng diễn sân trường” cấp huyện năm 2020 Giải nhất Hội thao Quốc phòng cấp tỉnh 2020 34 HS Nguyễn Như Quỳnh lớp 12A2- đạt danh hiệu Á khôi 1 “ Người đẹp Làng Sen” 2019 35 HS Nguyễn Như Quỳnh lớp 12A2 và Hồ Thị Thu Thủy lớp 12A8 đạt danh hiệu Hoa khôi và Á khôi 1 cuộc thi “ Người đẹp Biển Quỳnh” 2018 HS Hoàng Thị Lương- đạt giải nhất cuộc thi “ Rung chuông vàng “ cấp Huyện 2019 36 Thi KHKT cấp trường Máy Róc lá mía-sản phẩm đạt giải Đặc biệt năm2020 37 Thảm bê tông nhựa Asphalt và công nghệ bảo dưỡng bằng hiện tượng cảm ứng điện từ- sản phẩm đạt giải Nhì KHKT cấp tỉnh năm học 2019 - 2020 Máy trồng Hương- sản phẩm đạt giải nhì KHKT cấp tỉnh 2020-2021 38 Giám đốc SGD&ĐT Nghệ An: GS.TS.NGƯT Thái Văn Thành đến tham quan sản phẩm Máy trồng Hương và động viên, khen ngợi học sinh Quỳnh Lưu 4 39 Một trong những hình thức tuyên truyền giáo dục học sinh sống đẹp và ứng xử có trách nhiệm vì cộng đồng 40 Học sinh gói bánh chưng cứu trợ đồng bào Miền Trung bị lũ lụt 2020 Học sinh luộc bánh chưng cứu trợ đồng bào bị lũ lụt 2020 41 Quyên góp và vận chuyển hàng cứu trợ gửi về đồng bào bị lũ lụt ở Quảng Bình 2020 HS phân loại quần áo theo tuổi, giới tính để ủng hộ đồng bào vùng lũ năm 2020 42 Trao số tiền 60.000.000đ ủng hộ gia đình em Hà Văn Quân-Lớp 12A9 năm học 2019-2020 (Mẹ mất vì ung thư, bố bệnh tật, nợ nần do chữa bệnh cho mẹ, nhà dột nát, nếu không có sự giúp đỡ thì em Hà Văn Quân không có cơ hội được tiếp tục đến trường). Trao số tiền 31.000.000đ cho gia đình em Nguyễn Hữu Tuấn lớp 12A3 năm học 2020-2021(Nhà quá nghèo, trên đường đi học về bị tai nạn dập phổi và em gái Nguyễn Thị Linh lớp 10A3 bị gãy chân) 43 HS nghèo được nhận quà Tết 2021 từ nguồn quỹ của các CLB học sinh Học sinh nghèo vượt khó được nhận học bổng 1000.000đ/em 44 HS và GV làm từ thiện tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong ( Tháng 10/2020) Nhân dịp Tết Nguyên Đán 2021, các em bán hàng gây quỹ với tiêu chí “ Không để học sinh nghèo bị bỏ lại phía sau” 45 GV nhóm Hóa học hướng dẫn HS chế tạo nước rửa tay sát khuẩn để phục vụ tại chỗ và phát tặng nhân dân chống dịch Covid-19 năm 2020 46 Học sinh đến từng nhà dân để tuyên truyền cách phòng chống Covid-19 và phát khẩu trang, nước rửa tay, xà phòng cho bà con trên địa bàn Tây Quỳnh Lưu 47 Học sinh trải nghiệm làm mâm cỗ ngày tết và thuyết trình về ý nghĩa của từng sản phẩm có trong mâm cỗ tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam 48 Tổ chức “Hội chợ dân gian” để bán hàng gây quỹ ủng hộ HS nghèo 49 Học sinh đóng vai “Ông già Noel” đi trao quà cho các cháu nhỏ trên địa bàn Học sinh rửa xe gây quỹ để ủng hộ người nghèo 50 Hoc sinh làm đèn lồng và đồ chơi để tặng các em trường tiểu học Quỳnh Châu A nhân dịp tết Trung Thu 2020 Hè tình nguyện “ Tiếp sức mùa thi 2020” 51 Học sinh tặng quần áo, khẩu trang, xà phòng, nước sát khuẩn cho nhân dân trên địa bàn trường đứng chân 52 Phát miễn phí: Quần áo, khẩu trang, xà phòng, nước sát khuẩn cho nhân dân với thông điệp “Ai thừa đến ủng hộ, ai thiếu đến lấy” 53 Học sinh biến đất hoang, cỏ dại thành rau xanh trong khu vực gần sân vận động của trường 54 Học sinh gúp nhân dân làm thủy lợi nội đồng 2020
File đính kèm:
- skkn_nha_quan_ly_voi_cong_tac_giao_duc_ky_nang_mem_giup_hoc.pdf