SKKN Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển thể lực và kỹ thuật môn cầu lông cho học sinh Lớp 12 Trung học Phổ thông Trung An

Nội dung sáng kiến:

 Trong thời gian gần đây phong trào cầu lông của địa phương đang phát triển, điển hình ở gần trường có người đầu tư xây dựng 2 sân cầu lông trong nhà, thu hút rất nhiều người tham gia luyện tập trong đó cũng có học sinh trường THPT Trung An. Tuy nhiên số lượng học sinh tham gia chưa nhiều, và cũng chưa thấy em học sinh nào chơi thật sự tốt môn cầu lông, chưa đủ khả năng để tham gia các giải đấu cầu lông do nghành tổ chức. Thể hiện rõ qua các giải hội khỏe cấp trường trong mấy năm qua.

Điều này cho thấy việc giảng dạy cầu lông trong nhà trường nhà chưa có hiệu quả tốt. Chương trình giảng dạy với lượng thời gian quá ít trong khi bài tập lại đòi hỏi kỹ thuật quá khó. Điều này dễ gây chán nản, mất hứng thú tập luyện cho học sinh.

Là một giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, tôi luôn trăn trở và mong muốn nâng cao thể lực và kỹ thuật môn cầu lông cho học sinh trường Trung Học Phổ Thông Trung An. Do vậy tìm được phương án tối ưu để mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh là một vấn đề cần làm, một việc làm thiết thực. Tìm ra được những nguyên nhân tồn tại, yếu kém, bất hợp lý mạnh dạn nói ra để đem lại hiệu quả cũng là việc cần làm, cần nghiên cứu. Do vậy tôi cần trao đổi với đồng nghiệp những tâm tư của cá nhân về vấn đề này để mọi người cùng nghiên cứu. Đó cũng là lý do tôi chọn viết đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển thể lực và kỹ thuật môn cầu lông cho học sinh lớp 12 THPT Trung An”.

 

doc10 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển thể lực và kỹ thuật môn cầu lông cho học sinh Lớp 12 Trung học Phổ thông Trung An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẫu 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---- oOo ----
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ.
1. Tên sáng kiến: “Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển thể lực và kỹ thuật môn cầu lông cho học sinh lớp 12 THPT Trung An”. 
2. Quyết định công nhận sáng kiến của cơ sở nơi sáng kiến được công nhận (số ..... ngày.... tháng .... năm .......) (Quyết định công nhận của trường (trung tâm).
3. Tác giả sáng kiến:
Số
TT
Họ và tên
Ngày tháng
năm sinh
Chức vụ,
đơn vị công tác
Trình độ chuyên môn
1
Đỗ Hữu Tạo
03-03-1974
GV Trường THPT Trung An
ĐHSP TDTT
4. Thời điểm sáng kiến được thực hiện: 
 Từ tháng 08 năm 2017 đến hết tháng 03 năm 2018.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
TT
Nội dung
Thời gian
Người thực hiện
Địa điểm
1
Xác định đề tài nghiên cứu
Tháng 8/2017
Đỗ Hữu Tạo
Trường THPT Trung An
2
Tìm sách tham khảo, nghiên cứu tài liệu.
Tháng 8/2017
Đỗ Hữu Tạo
Trường THPT Trung An
3
Chuẩn bị điều kiện phục vụ nghiên cứu
Tháng 9/2017
Đỗ Hữu Tạo
Trường THPT Trung An
4
Lấy danh sách đối tượng thực nghiệm-đối chứng.
Tháng 9/2017
Đỗ Hữu Tạo
Trường THPT Trung An
5
Tổ chức thực nghiệm
Tháng 9/2017 đến tháng 3/2018
Đỗ Hữu Tạo
Trường THPT Trung An
6
Kiểm tra đánh giá kết quả
Tháng 3/2018
Đỗ Hữu Tạo
Trường THPT Trung An
7
Viết hoàn chỉnh sáng kiến
Tháng 3/2018
Đỗ Hữu Tạo
Trường THPT Trung An
8
Viết mô tả sáng kiến
Tháng 3/2018
Đỗ Hữu Tạo
Trường THPT Trung An
9
Nộp sáng kiến và bảng mô tả cho Hội Đồng
Tháng 3/2018
Đỗ Hữu Tạo
Trường THPT Trung An
5. Nội dung sáng kiến:
	Trong thời gian gần đây phong trào cầu lông của địa phương đang phát triển, điển hình ở gần trường có người đầu tư xây dựng 2 sân cầu lông trong nhà, thu hút rất nhiều người tham gia luyện tập trong đó cũng có học sinh trường THPT Trung An. Tuy nhiên số lượng học sinh tham gia chưa nhiều, và cũng chưa thấy em học sinh nào chơi thật sự tốt môn cầu lông, chưa đủ khả năng để tham gia các giải đấu cầu lông do nghành tổ chức. Thể hiện rõ qua các giải hội khỏe cấp trường trong mấy năm qua.
Điều này cho thấy việc giảng dạy cầu lông trong nhà trường nhà chưa có hiệu quả tốt. Chương trình giảng dạy với lượng thời gian quá ít trong khi bài tập lại đòi hỏi kỹ thuật quá khó. Điều này dễ gây chán nản, mất hứng thú tập luyện cho học sinh.
Là một giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, tôi luôn trăn trở và mong muốn nâng cao thể lực và kỹ thuật môn cầu lông cho học sinh trường Trung Học Phổ Thông Trung An. Do vậy tìm được phương án tối ưu để mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh là một vấn đề cần làm, một việc làm thiết thực. Tìm ra được những nguyên nhân tồn tại, yếu kém, bất hợp lý mạnh dạn nói ra để đem lại hiệu quả cũng là việc cần làm, cần nghiên cứu. Do vậy tôi cần trao đổi với đồng nghiệp những tâm tư của cá nhân về vấn đề này để mọi người cùng nghiên cứu. Đó cũng là lý do tôi chọn viết đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển thể lực và kỹ thuật môn cầu lông cho học sinh lớp 12 THPT Trung An”.
	Trong chương trình giảng dạy môn Cầu Lông ở trường THPT từ lớp 10 đến lớp 12 các em chỉ được học các kỹ thuật của môn cầu lông chứ các em không được trang bị thể lực. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ vào để giảng dạy mà chỉ thực hiện các bài tập trong yêu cầu của phân phối chương trình và các bài tập hướng dẫn trong SGK thì:
	 - Thứ nhất : HS chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ thuật đó vào thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực di chuyển chậm, lực cổ tay không đủ để đánh đường cầu đúng yêu cầu. 
 - Thứ hai : Yêu cầu của chương trình mới thay sách giáo khoa chủ yếu các em phát triển thể lực là chính.
 - Thứ ba : Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện.
Với phong trào Cầu Lông rộng khắp như bây giờ việc tiếp thu một vài kỹ thuật động tác đánh cầu hay kỹ thuật di chuyển đối với các em học sinh lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển kỹ thuật động tác đánh cầu, kỹ thuật di chuyển từ kỹ năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú về học môn cầu lông của các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn.
* Các bài tập được ứng dụng trong kế hoạch thực nghiệm
	Để góp phần nâng cao hiệu quả của môn cầu lông tôi đã nghiên cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian từ 5 – 6 phút/tiết (vào phần thể lực của mỗi giáo án) liên tục theo tiết học thể dục hàng tuần theo kế hoạch thực nghiệm.
	 - Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh.
	Đặc điểm thi đấu cầu lông và tập luyện cầu lông là người chơi cầu lông luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật,v.vVì vậy sức mạnh trong cầu lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh, và các động tác đánh cầu,v.vCho thấy sức mạnh trong môn cầu long là sức mạnh tốc độ. 
	Các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn cầu lông được tôi đưa vào cho học sinh tập luyện các bài tập sau.
	Bài tập 1: Ném cầu xa.
	- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông đánh tay trong khi đánh cầu. 
 Bài tâp ném cầu qua lại
Bài tập 2: Xoay vợt và lắc cổ tay.
 - Mục đích : Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay trong khi thực hiện kỹ thuật đánh cầu .
 Bài tập xoay vợt và lắc cổ tay
Bài tập 3: Bật cóc 4 bước.
	- Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ của cơ chân.
 Bài tập bật cóc
 - Các bài tập phát triển sức nhanh.
	Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản. Nó thể hiện ở những đường cầu với tốc độ nhanh biến hoá điểm rơi. Đòi hỏi khi vận động phải có phản ứng nhanh. Cầu lông là một môn thể thao không có chu kỳ nên quá trình phản ứng của nó là phụ thuộc vào sức nhanh động tác. Quan trọng nhất đó là sức nhanh di chuyển để thực hiện kỹ thuật động tác. 
	Vì vậy các bài tập được đưa vào để phát triển sức nhanh cho học sinh được tôi chọn đưa vào đó là: 
Bài tập 1: Nhảy dây.
	- Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động của tay và chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kỹ thuật đánh cầu.
 Bài tập nhảy dây 
	Bài tập 2: Di chuyển ngang nhặt cầu.
	- Mục đích: Phát triển sức nhanh di chuyển ngang.
 Bài tập di chuyển ngang nhặt cầu
Bài tập 3: Di chuyển tiến lùi.
	- Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển tiến và lùi cho người tập.
 	 Bài tập di chuyển tiến lùi
	- Nhóm các bài tập phát triển sức bền.
	Trong môn cầu lông sức bền có những đặc trưng riêng. Hoạt động tập luyện và thi đấu cầu lông đòi hỏi người tập phải thường xuyên di chuyển nhanh, phán đoán nhanh và họ phải thường xuyên bật nhảy đập cầu. Ngoài ra hoạt động thi đấu cầu lông được đánh theo hiệp không bị khống chế về thời gian. Do đó thời gian cho mỗi trận là không cố định. Vì vậy, sức bền trong cầu lông được thể hiện ở sức bền mạnh và sức bền nhanh. 
	Để phát triển 2 loại sức bền này chúng ta cần cho học sinh tập những bài tập sau:
Bài tập 1: Bật cóc tiến, bật cóc lùi.
	- Mục đích: Phát triển sức bền mạnh của cơ chân nhằm tăng khả năng sức bền bật nhảy đập cầu.
 Bài tập bật cóc tiến lùi
Bài tập 2: Di chuyển 4 góc sân.
	- Mục đích: Phát triển sức bền nhanh. Sức bền di chuyển phối hợp.
 Bài tập di chuyển 4 góc sân
	- Nhóm các bài tập phát triển khéo léo ( năng lực phối hợp vận động).
	Năng lực phối hợp vận động trong cầu lông đòi hỏi phải kết hợp nhiều năng lực khác nhau. Song tuỳ theo mục đích hành động với từng trường hợp cụ thể mà một năng lực nào đó sẽ cần được thể hiện trội hơn năng lực khác. Đặc biệt là các năng lực liên kết, định hướng, phân biệt, phản ứng và thích ứng, ngoài ra còn có năng lực nhịp điệu và thăng bằng. 
	Các bài tập sau được đưa vào để phát triển các năng lực trên cho các em giúp các em tiếp thu bài học được tốt hơn và phát triển năng lực vận động tốt hơn.
Bài tập 1: Di chuyển nhặt ném cầu.
	- Mục đích: Phối hợp các loại di chuyển, phát triển các năng lực vận động. 
 Bài tập di chuyển nhặt ném cầu
Bài tập 2: Di chuyển đánh cầu thấp thuận tay và nghịch tay qua lưới vào ô 1,98m.
	- Mục đích: Phát triển phối hợp vận động kết hợp đánh cầu nhẹ tay ở 2 kỹ thuật đã học, kỹ thuật thấp thuận và nghịch tay.	
 Bài tập di chuyển bỏ nhỏ cầu qua lưới 
	Trên đây là toàn bộ hệ thống các bài tập bổ trợ phát triển thể lực và kỹ thuật chuyên môn cầu lông mà tôi đưa vào giảng dạy cho học sinh trong quá trình thực nghiệm, nhằm cải thiện và nâng cao thành tích môn cầu lông cho học sinh.
6. Tính hiệu quả:
	Sau thời gian thực nghiệm, thành tích kiểm tra của cả 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm tôi thấy. Kết quả học tập của các em ở nhóm thực nghiệm nâng lên rõ rệt.
	 Thứ nhất: Các em được áp dụng các bài tập bổ trợ mới có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt hơn khi học cầu lông. Kết quả kiểm tra đánh giá về kỹ thuật cũng như tố chất thể lực của nhóm được thực nghiệm tăng lên rõ rệt. 
 Thứ hai: Từ cơ sở các bài tập thể lực đó ở trường, ở lớp, các em đã tích cực hơn trong việc luyện tập ở nhà và ở các câu lạc bộ cầu lông ở địa phương. Từ đó các em phát triển tốt hơn về mặt thể chất cũng như trình độ, thể lực và kỹ thuật của môn cầu lông chuẩn bị cho việc tiếp thu nhanh các môn học khác.
 Đặc biệt các em học sinh nữ, nhiều em cũng đã rất thích thú tập luyện và đạt kết quả khá cao.
 So sánh thành tích kiểm tra của 2 nhóm nghiên cứu:
	Loại giỏi: Quân bình tăng 12,8% (Do loại trung bình và chưa đạt giảm)
	Loại khá: Quân bình tăng 29,4% (Do loại trung bình và chưa đạt giảm)
	Loại đạt: Quân bình giảm 32,1% (Do loại khá giỏi tăng lên)
 Chưa đạt: Quân bình giảm 10,2% ( Do loại khá giỏi tăng lên)
	Ngoài thành tích được cải thiện các em còn rất ham thích tập luyện môn cầu lông, hiểu biết nhiều về lợi ích của việc luyện tập và chơi cầu lông như giúp thân hình thon gọn và trái tim khỏe mạnh, tăng cường tốc độ phản xạ, giúp xương chắc khỏe, và giảm stress hiệu quả, từ đó các em cũng xem trọng môn thể thao này. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm đối với Trường THPT Trung An và địa phương trong phong trào tập luyện môn cầu lông cũng như phong trào luyện tập Thể Dục Thể Thao để rèn luyện sức khỏe.
	Các nhiều em bắt đầu ham thích và tập luyện môn cầu lông, Nhiều em còn tự trang bị cho mình những dụng cụ chuyện dụng để tập luyện như quần áo, giầy, vợt Điều này cho thấy khởi đầu cho sự phát triển môn cầu lông nói riêng, phát triển phong trào thể dục thể thao nói chung.
	Góp phần hoàn thành mục tiêu Thể Dục Thể Thao trong Trường Trung Học Phổ Thông.
7. Phạm vi ảnh hưởng:
Thời gian nghiên cứu và đem vào áp dụng các bài tập bổ trợ trên vào môn học thể dục cho các em học sinh lớp 12 Trường THPT Trung An, tôi thấy thể lực chuyên môn của các em được nâng lên rõ rệt. Từ đó các em năm bắt kỹ thuật được tốt hơn. Giờ học của các em sinh động hơn, không bị nhàm chán, gò bó. Khi các em vui chơi thể thao ( chơi cầu lông) ở ngoài giờ học, ở nhà , ở các câu lạc bộ địa phương cũng tốt hơn. Và nhất là các buổi đấu tập, các em đã nhanh nhẹn hơn, bền bỉ hơn trong từng ván đấu. 
Đề tài ở đây chỉ được thực nghiệm với đối tượng học sinh lớp 12 Trường Trung Học Phổ Thông Trung An. Kết quả cho thấy hiệu quả rất tốt trong việc ứng dụng các bài tập lựa chọn nhằm phát triển thể lực và kỹ thuật môn cầu lông. Có thể áp dụng với học sinh các khối khác trong những năm học tới ở trường.
Các Trường Trung Học Phổ Thông có điều kiện như Trường Trung Học Phổ Thông Trung An, các giáo viên và huấn luyện viên cần quan tâm đến các biện pháp nhằm phát triển thể lực và kỹ thuật chuyên môn cho các em, trong đó đặc biệt chú ‎‎ý tới thể lực và kỹ thuật môn cầu lông, có thể tham khảo ứng dụng.
Ban Giám Hiệu Trường Trung Học Phổ Thông cần quan tâm bổ sung thêm trang thiết bị, sân bãi, dụng cụ, tài liệu và các điều kiên cần thiết cho việc giảng dạy thể dục thể thao trong chương trình chính khóa và ngoại khóa cho học sinh.
Nhà trường cần tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu vấn đề này kĩ hơn để các bài tập được áp dụng cho học sinh toàn trường.
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Trung An, ngày 28 tháng 03 năm 2018
	 	Người mô tả sáng kiến
 Đỗ Hữu Tạo

File đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_lua_chon_ung_dung_mot_so_bai_tap_nham_phat_t.doc