SKKN Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đỡ phát bóng môn Bóng chuyền dành cho học sinh nam Trung học Phổ thông

Đặc điểm quá trình giảng dạy kỹ thuật.

Giảng dạy kỹ thuật là một quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động mà khi dạy kỹ thuật phải tuân thủ nguyên tắc giáo dục, giáo dưỡng thể chất. Giảng dạy phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết đến cái chưa biết.

Quá trình hình thành kỹ năng kỹ xảo của người học cần phải dựa trên kiến thức của người học tiếp thu được. Kỹ năng kỹ xảo được hình thành nhờ quá trình tập luyện lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc củng cố các mối liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành làm cho các yếu tố vận động được mở rộng, người học chuyển từ việc nắm vững một cách có phân tích nguyên vẹn động tác, nhờ vậy mà hành động tiết kiệm và thuần thục hơn.

Giảng dạy kỹ thuật chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn giảng đạy ban đầu (tương ứng với giai đoạn lan tỏa). Ở giai đoạn này mục đích chính là giúp cho người tập nắm vững được nguyên lý kỹ thuật và năng lực thực hiện động tác. Để đạt được mục đích trên cần giải quyết các nhiệm vụ, tạo khái niệm chung về động tác và tư thế đúng để tiếp thu tốt kỹ thuật.

Ở giai đoạn này các quá trình thần kinh cảm ứng trả lời còn chưa lựa chọn. Trong quá trình học động tác còn có nhiều nhóm cơ thừa bị lôi cuốn vào hoạt động. Đây là giai đoạn lựa chọn và phối hợp vào động tác riêng lẻ thành một động tác thống nhất. Giai đoạn này hưng phấn dễ bị khuếch tán đến các khu thần kinh khác. Lúc này cơ thể chưa phân biệt chính xác kích thích các điệu kiện khác nhau dễ dẫn đến việc thực hiện động tác không chính xác gò bó.

Giai đoạn giảng dạy đi sâu và chi tiết (tương ứng giai đoạn tập trung hưng phấn). Mục đích của giai đoạn này là đưa trình độ tiếp thu ban đầu của động tác lên tới mức tương đối hoàn thiện, chuyển từ sự tiếp thu cơ sở đến chi tiết kỹ thuật và hiểu sâu hơn các quy luật vận động của động tác. Nhiệm vụ của giai đoạn này là giúp cho người học hiểu được quy luật vận động của động tác cần học sâu hơn, cần có sự chính xác hóa kỹ thuật tự nhiên, liên tục, định hình động tác được củng cố, một phần kỹ thuật được chuyển thành kỹ xảo nhưng kỹ năng thực hiện động tác vẫn còn có sự rối loạn khi điều kiện thay đổi hay không thuận lợi. Ở giai đoạn này các động tác tập luyện được lặp lại nhiều lần, lúc này khuếch tán thần kinh giảm đi, sự hưng phấn thần kinh chỉ tập trung ở những phần nhất định, động tác phối hợp tốt hơn và các động tác thừa bị ức chế dần, ở giai đoạn này động tác bắt đầu hình thành nhưng chưa được củng cố vững chắc dễ bị rối loạn khi thực hiện.

Giai đoạn hoàn thiện kỹ thuật:

Mục đích của giai đoạn này là giúp cho người học tiếp thu và vận dụng đúng động tác trong giai đoạn hoàn thiện kỹ thuật. Nhiệm vụ của giai đoạn này là định hình động tác trên vỏ não được xác định vững chắc. Các cơ quan trong cơ thể phối hợp với nhau nhịp nhàng ăn ý. Thực hiện động tác tự động hóa, kỹ xảo bền vững và có tính biến dạng. Hoàn thiện sự cá biệt hóa kỹ thuật cho phù hợp với năng lực cá nhân.

 

doc36 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đỡ phát bóng môn Bóng chuyền dành cho học sinh nam Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm bóng.
16
80
4
20
12
Nhóm 3 người đệm bóng hình tam giác
13
65
7
35
13
Đệm bóng kết hợp với các kỹ thuật khác
18
90
2
10
14
Bài tập đệm bóng qua lại với nhau
 17
85
3
15
15
Tự tung tự đệm bóng
17
85
3
15
16
Đệm bóng kết hợp di chuyển tiến lùi
16
80
4
20
17
Một người phát, một nguời đỡ đệm bóng. 
16
80
4
20
18
Chơi bóng chuyền 6 người
8
40
12
60
19
Bài tập thi đấu
18
90
2
10
Qua kết quả phỏng vấn ở bảng a7 cho thấy các bài tập 2, 3, 6, 8, 10, 11, 13, 14, 15, 16, 17 và 19 phù hợp với các nguyên tắc của chúng tôi đưa ra ở trên. Ngoài ra, một số các bài tập còn lại cũng được giáo viên sử dụng trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên thời gian nghiên cứu có hạn nên chưa thể áp dụng tất cả các bài tập còn lại trong lần nghiên cứu này. Do đó, chỉ lựa chọn ứng dụng vào tập luyện những bài tập có tỉ lệ 80% trở lên số người được phỏng vấn đồng ý cao để thực nghiệm cho đối tượng nghiên cứu của đề tài, đó là các bài tập sau:
Bài tập 2: Bật bục đổi chân liên tục. Chiếm tỉ lệ 85%	
Bài tập 3: Nhảy dây. Chiếm tỉ lệ 80%	
Bài tập 6: Chạy di chuyển 9 – 3- 6 – 3 – 9. Chiếm tỉ lệ 90%	
Bài tập 8: Chạy đổi hướng theo tín hiệu còi. Chiếm tỉ lệ 80%	
Bài tâp 10: Tập tại chỗ và di chuyển đệm bóng vào tường. Chiếm tỉ lệ 90%
Bài tập 11: Một người gõ bóng, một người đỡ đệm bóng. Chiếm tỉ lệ 80%	
Bài tập 12: Nhóm 3 người đệm bóng hình tam giác. Chiếm tỉ lệ 90%	
Bài tập 13: Đệm bóng kết hợp với các kỹ thuật khác. Chiếm tỉ lệ 85%	
Bài tập 14: Bài tập đệm bóng qua lại với nhau. Chiếm tỉ lệ 85%	
Bài tập 15: Tự tung tự đệm bóng. Chiếm tỉ lệ 80%	
Bài tập 16: Đệm bóng kết hợp di chuyển tiến lùi. Chiếm tỉ lệ 80%	
Bài tập 17: Một người phát, một nguời đỡ đệm bóng. Chiếm tỉ lệ 90%	
Bài tập 19: Bài tập thi đấu. Chiếm tỉ lệ %	
c. Lựa chọn các test nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật đỡ phát bóng cho học sinh nam THPT.
Dựa vào các tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các đề tài của các đồng nghiệp trước và kết quả chuyên môn đã được phân tích ở trên kết hợp với quan sát sư phạm và phỏng vấn chúng tôi lựa chọn ra một số test để đánh giá hiệu quả kỹ thuật đỡ phát bóng cho học sinh nam THPT gồm các test sau:
Test 1: Nằm sấp chống đẩy trong thời gian 1 phút. (lần)
Test 2: Đỡ phát bóng vào ô quy định ở số 3. (15 quả).
Test 3: Chạy rẽ quạt (s)
Test 4: Đệm bóng vào ô tường (30 quả)
Test 5: Chạy 9 – 3- 6 – 3- 9 (s)
Để có tính khoa học và chính xác khi lựa chọn các tets này để kiểm tra chúng tôi tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên, HLV về bóng chuyền về 3 nội dung này. Số phiếu phát ra là 20, số phiếu thu về là 20. Kết quả thu được trình bày ở bảng a8.
Bảng a8: Kết quả phỏng vấn lựa chọn tets đánh giá hiệu quả kỹ thuật đỡ phát bóng cho học sinh nam THPT ( n=80 )
STT
 Kết quả
Test
Kết quả phỏng vấn
Sử dụng rất nhiều
Sử dụng nhiều
Ít sử dụng
N
%
N
%
N
%
1
Nằm sấp chống đẩy trong thời gian 1 phút (lần)
24
30
28
35
28
35
2
Chạy rẽ quạt (s)
72
90
8
10
0
0
3
Chạy 9 - 3 – 6 – 3 - 9 (s)
40
50
24
30
16
20
4
Đệm bóng vào ô trên tường (30quả).
48
60
24
30
8
10
5
Đỡ phát bóng vào ô quy định ở số 3. (15 lần)
80
100
0
0
0
10
Qua kết quả bảng a8 chúng tôi nhận thấy 5 test đã nghiên cứu lựa chọn trong đó có 02 test chiếm tỷ lệ 90% trở lên đó là các test số 2 và số 5 là 02 test đặc trưng để kiểm tra hiệu quả thực hiện kỹ thuật đỡ phát bóng cho học sinh nam THPT. Như vậy chúng tôi quyết định sử dụng 2 test này để kiểm tra hiệu quả kỹ thuật đỡ phát bóng cho đối tượng nghiên cứu gồm các test sau:
Test 1: Đỡ phát bóng vào ô quy định ở số 3. (15 quả).
+ Tốt: Bóng đi chính xác vào ô quy định
+ Đạt: Bóng vào không đúng ô
+ Không đạt: Đỡ bóng hỏng
Test 2: Chạy rẽ quạt (s)
d. Xác định hệ số r tương quan của hệ thống các test đã lựa chọn.
Sau khi chúng tôi đã lựa chọn được các test đánh giá hiệu quả kỹ thuật đỡ phát bóng cho học sinh nam THPT thông qua kết quả phỏng vấn, sau đó chúng tôi tiến hành xác định hệ số r tương quan của hệ thống các test đã lựa chọn với kết quả kiểm tra 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng của học sinh nam THPT. Với mục đích là đánh giá thêm mức độ phù hợp, tính thông báo của các test mà chúng tôi đã lựa chọn để sử dụng. Kết quả được trình bày ở bảng a9. 
Bảng a9: Hệ số tương quan các test được lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đỡ phát bóng cho học sinh nam THPT (n=80)
TT
Test
R
P
1
Đỡ phát bóng vào ô quy định ở số 3. (15 quả).
0,879
5%
2
Chạy rẽ quạt (s)
0,886
5%
Từ kết quả tính toán hệ số tương quan được trình bày ở bảng a9 chúng tôi nhận thấy rằng:
Thông qua việc tính toán hệ số tương quan của 2 test mà chúng tôi đã lựa chọn trong thực tiễn cho đối tượng nghiên cứu. Hệ số tương quan này xác định ở mức độ phù hợp của hệ thống test đã lựa chọn đối với đối tượng nghiên cứu đã cho thấy cả 2 test đánh giá hiệu quả kỹ thuật đỡ phát bóng cho học sinh nam trường THPT mà chúng tôi lựa chọn đều thể hiện mối tương quan chặt chẽ giữa thành tích tập luyện của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm.
e. Tổ chức thực nghiệm.
Trong quá trình giảng dạy vì điều kiện có hạn nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong 10 tuần với 20 giáo án, nội dung giảng dạy chỉ mang tính lồng ghép trong suốt quá trình thực hiện bởi vì mỗi giáo án 45 phút vì thế khả năng thực hiện cũng như khả năng tiếp thu của học sinh gặp không ít khó khăn.
Những giáo án kỹ thuật lúc đầu chúng tôi tiến hành phân tích những yếu lĩnh cơ bản của kỹ thuật động tác sau đó mới kết hợp thành những bài tập kỹ thuật để áp dụng cho nhóm học sinh thực nghiệm.
Những bài tập chúng tôi hướng dẫn học sinh thực hiện với sự lặp lại liên tục để học sinh sớm ổn định động tác cơ bản khi thực hiện.
Để tránh sự nhàm chán và mệt mỏi của học sinh trong tập luyện chúng tôi tiến hành thay đổi bài tập bằng cách ứng dụng các bài tập kỹ thuật vào các buổi học trong từng giáo án với sự thay đổi hợp lý nhằm tăng cường tính hưng phấn trong mỗi học sinh, ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các trò chơi với bóng vào cuối mỗi buổi học.
Trong 20 giáo án mà chúng tôi tiến hành áp dụng với 80 học sinh nam của trường THPT sẽ giúp học sinh sớm hoàn thiện được kỹ thuật động tác. Trong mỗi giáo án chúng tôi kết hợp cho học sinh thi đấu, nhằm tạo ra những hưng phấn trong học tập, đồng thời từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ các tình huống cần thiết trong trận đấu. Khi lên lớp chúng tôi chú trọng vào việc sửa sai ở các bài tập kỹ thuật cho học sinh để giúp họ hoàn thiện kỹ thuật cao hơn trong suốt quá trình ứng dụng cho nhóm thực nghiệm. Nội dung tiến trình giảng dạy được trình bày ở phần phục lục 2.
f. Đánh giá hiệu quả ứng dụng những bài tập đã lựa chọn cho học sinh nam THPT.
Để đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đỡ phát bóng cho học sinh nam của trường .
Quá trình thực hiện được tiến hành trên 80 học sinh chia làm 2 nhóm:
Nhóm A: Là nhóm thực nghiệm gồm 40 học sinh sẽ thực hiện tập luyện với những bài tập mà chúng tôi đã được lựa chọn.
Nhóm B: Là nhóm đối chứng gồm 40 học sinh tập theo chương trình giảng dạy của bộ môn.
Các học sinh của 2 nhóm này đều đáp ứng những yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật, thể lực chung và chuyên môn.
Trong khi tiến hành phân nhóm thực nghiệm để đảm bảo tính chính xác và khách quan, chúng tôi tiến hành phân nhóm bằng cách phân theo thứ tự danh sách học sinh, những học sinh có số thứ tự lẻ sẽ ở nhóm đối chứng, học sinh có số thứ tự chẵn sẽ ở nhóm thực nghiệm.
Kết quả thu được sẽ được xử lý bằng phương pháp toán học thống kê so sánh.
Để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá sau này, trước thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm qua 2 test đặc trưng sau:
Test 1: Đỡ phát bóng vào ô quy định ở số 3. (15 quả).
Test 2: Chạy rẽ quạt (s)
Đánh giá theo thang điểm của tổ bộ môn.
Tham gia đánh giá là các giáo viên trực tiếp giảng dạy và các giáo viên trong tổ bộ môn.
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm được trình bày ở bảng a10.
Bảng a10: Kết quả so sánh thành tích đỡ phát bóng vào ô quy định ở số 3 và chạy rẽ quạt trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ( na= nb=40)
TT
Thông số kiểm tra
Nội dung
 kiểm tra
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
So sánh
A
B
ttính
tbảng
P
1
Chạy rẽ quạt (s)
22.33±1.65
22.47±1.91
0.243
2.101
5%
2
Đỡ phát bóng vào ô quy định ở số 3 (15 quả)
7.9±1.65
7.7±1.34
0.3651
2.101
5%
Qua kết quả thu được ở bảng a10 chúng tôi thấy rằng: Cả 2 test đỡ phát bóng vào ô quy định ở số 3 và chạy rẽ quạt trình độ ban đầu của 2 nhóm đều có tt < tb ở ngưỡng xác suất thống kê ( p=5%). Hay nói cách khác kết quả kiểm tra ban đầu của hai nhóm là không có ý nghĩa. Như vậy ta có thể kết luận rằng trình độ ban đầu của 2 nhóm trước thực nghiệm là tương đương nhau. Sau khi phân nhóm, đề tài áp dụng các bài tập lựa chọn ứng dụng cho nhóm thực nghiệm tập luyện theo tiến trình mà chúng tôi đã xây dựng, còn nhóm đối chứng tập luyện theo chương trình bình thường của bộ môn.
Kết thúc thời gian thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả thu được qua xử lý toán học thống kê thể hiện ở bảng a11 và a12.
Bảng a11. Kết quả so sánh thành tích đỡ phát bóng vào ô quy định ở số 3 và chạy rẽ quạt sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (nA=nB=40)
TT
Thông số kiểm tra
Nội dung
 kiểm tra
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
So sánh
A
B
ttính
tbảng
P
1
Chạy rẽ quạt (s)
20.83±0.91
22.05±1.85
2.4992
2.101
5%
2
Đỡ phát bóng vào ô quy định ở số 3 (15 quả)
12.3±2.67
8.8±1.51
5.4078
2.101
5%
Qua kết quả thu được ở bảng a11 cho thấy: Thành tích của nhóm thực nghiệm tăng nhanh hơn so với thành tích của nhóm đối chứng ở cả nội dung chạy rẽ quạt và đỡ phát bóng vào ô quy định ở số 3. Như vậy sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất ( p<5%).
 	Từ đó có thể khẳng định những bài tập mà chúng tôi lựa chọn bước đầu đã có hiệu quả trong việc nâng cao hiệu quả học kỹ thuật đỡ phát bóng trong bóng chuyền.
 	Để cụ thể hóa được vấn đề đó, chúng tôi dựa trên kết quả so sánh trước và sau thực nghiệm minh họa bằng các biểu đồ sau.
Biểu đồ 1: Thành tích chạy rẽ quạt ( trước và sau thực nghiệm )
22.47
22.33
22.05
20.83
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
Biểu đồ 2: Thành tích đỡ phát bóng vào ô quy định ở số 3 (trước và sau thực nghiệm)
12.3
8.8
7.9
7.7
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
Bảng a12. So sánh nhịp độ tăng trưởng nội dung kiểm tra của hai nhóm.
Nhóm
Đỡ phát bóng vào ô quy định ở số 3
Chạy rẽ quạt
Trước TN
Sau TN
W%
Trước TN
Sau TN
W%
Thực
nghiệm
7.9
12.3
43.56
22.33
20.83
-6.95
Đối
chứng
7.7
8.8
13.33
22.47
22.05
-1.89
Độ chênh lệch
0.2
3.5
30.23
- 0.14
- 1.22
- 5.06
Như vậy các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn có tác dụng tốt nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đỡ phát bóng cho học sinh nam trường THPT. Tuy nhiên để khẳng định chắc chắn điều đó chúng tôi tiến hành quan sát thực tế thi đấu giải bóng chuyền toàn trường do đoàn trường tổ chức tháng 3 năm 2019. Kết quả thu được trình bày ở bảng a13.
Bảng a13: Kết quả thống kê hiệu quả kỹ thuật đỡ phát bóng của học sinh nam khối THPT trong các trận thi đấu của giải bóng chuyền toàn trường do đoàn trường tổ chức tháng 3 năm 2019.
Tổng số trận thi đấu
Tổng số lần thực hiện
Kết quả
Tốt
Đạt
Không đạt
Số lần
%
Số lần
%
Số lần
%
6
185
58
31.35
75
40.54
52
28.11
Qua kết quả thống kê các trận thi đấu của học sinh nam THPT thu được ở bảng a13 cho thấy hiệu quả việc thực hiện kỹ thuật đỡ phát bóng trong thi đấu của học sinh nam THPT sau 10 tuần thực nghiệm có hiệu quả rõ rệt.
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu cho ta thấy thực trạng thành tích đỡ phát bóng của nam học sinh trường THPT tốt hơn các năm học trước. Tuy nhiên sự chênh lệch thành tích giữa chúng không cao.
- Kết quả nghiên cứu đã rút ra một số kết luận sau:
a. Trong quá trình giảng dạy cho học sinh nam của trường THPT, mặc dù tổ bộ môn thể dục đã chú trọng đến kỹ năng đỡ phát bóng cho học sinh khối THPT. Song một phần do nội dung bài tập còn chưa đa dạng, phong phú và chưa thực sự hợp lý, hơn nữa trình độ tiếp thu kỹ thuật động tác của học sinh chưa cao. Do vậy sự hình thành kỹ năng đỡ phát bóng của học sinh còn hạn chế.
b. Trong quá trình nghiên cứu, bằng phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu và phương pháp phỏng vấn các HLV và các giáo viên. Chúng tôi đã lựa chọn được 13 bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đỡ phát bóng cho học sinh nam trường THPT gồm các bài tập sau: 
Bài tập 1: Bật bục đổi chân liên tục. 
Bài tập 2: Nhảy dây. 
Bài tập 3: Chạy di chuyển 9 – 3- 6 – 3 – 9. 
Bài tập 4: Chạy đổi hướng theo tín hiệu còi.	
Bài tâp 5: Tập tại chỗ và di chuyển đệm bóng vào tường. 
Bài tập 6: Một người gõ bóng, một người đỡ đệm bóng. 
Bài tập 7: Nhóm 3 người đệm bóng hình tam giác.	
Bài tập 8: Đệm bóng kết hợp với các kỹ thuật khác.	
Bài tập 9: Bài tập đệm bóng qua lại với nhau.	
Bài tập 10: Tự tung tự đệm bóng.	
Bài tập 11: Đệm bóng kết hợp di chuyển tiến lùi. 
Bài tập 12: Một người phát, một nguời đỡ đệm bóng.	
Bài tập 13: Bài tập thi đấu.	
c. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn được 2 Test để kiểm tra hiệu quả đỡ phát bóng cho học sinh nam trường THPT gồm các Test sau:
Test 1: Đỡ phát bóng vào ô quy định ở số 3. (15 quả).
Test 2: Chạy rẽ quạt (s)
d. Các bài tập mà chúng tôi đưa vào ứng dụng trong giảng dạy cho học sinh nam trường THPT có kết quả rõ rệt. Sau 10 tuần thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng kỹ năng đỡ phát bóng của nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng đã sử dụng những bài tập truyền thống của tổ bộ môn với độ tin cậy ở ngưỡng xác suất P<0.05.
3.2. Kiến nghị:
Từ những kết luận trên chúng tôi đi đến những kiến nghị sau: 
a. Các giáo viên giảng dạy, HL bóng chuyền trong và ngoài trường có thể ứng dụng các kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong quá trình giảng dạy để nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật đỡ phát bóng cho học sinh.
b. Tiếp tục nghiên cứu trên số lượng đông hơn và thời gian nghiên cứu lâu hơn. Cần ứng dụng các phương tiện kiểm tra hiện đại hơn.
c. Đây là kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy bộ môn bóng chuyền đã rút ra được, nhằm để ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đỡ phát bóng cho học sinh nam môn Bóng chuyền cho học sinh nam trường THPT nơi tôi công tác nói riêng và toàn Tỉnh nói chung. Vì tính khả thi cao, phù hợp với khả năng của các em, điều kiện thực tế của trường, và phù hợp với sự phát triển thể chất hiện nay. Trên đây là một số công việc mà tôi đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện trong quá trình giảng dạy với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo những lớp người mới, những chủ nhân của đất nước mai sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang ( 2005) “ Hướng dẫn tập luyện và thi đấu bóng chuyền”. Nhà xuất bản TDTT Hà Nội
2. Dương Nghiệp Chí (1991) “ Đo lường thể thao” NXB-TDTT Hà Nội.
3. Bùi Huy Châm, Hà Mạnh Thư (1989) “ Chiến thuật bóng chuyền” NXB-Hà Nội.
4. Gauchkv (1991) “ Những xu hướng chuyên môn hiện đại trong bóng chuyền” Bản tin khoa học TDTT, viện khoa học TDTT Hà Nội.
5. Hội bóng chuyền Nhật (1980) “ test kiểm tra thể lực của VĐV bóng chuyền” bản tin khoa học TDTT, chuyên đề bóng chuyền viện khoa học TDTT-Hà Nội.
6. Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (1995) “ Chương trình mục tiêu bóng chuyền” tổng cục TDTT Hà Nội.
7. Đinh Văn Lẩm “ Giáo trình bóng chuyền Đà Nẵng 2003”
8. Đinh Văn Lẫm, Nguyễn Bình “ Huấn luyện bóng chuyền” NXB TDTT Hà Nội.
9. Phan Hồng Minh, Nguyễn Thành Lâm, Trần Đức Phấn ( 1997) “Phân loại chiến thuật bóng chuyền hiện đại” tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT Trường ĐH TDTT I, NXB Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Đức (1987) “ Phương pháp thống kê TDTT” NXB TDTT Hà Nội.
11. Vũ Đào Hùng ( 1998) “Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT” NXB giáo dục Hà Nội.
12. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ ( 2000) “Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học” NXB Hà Nội.
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
I. Nhận xét, đánh giá của hội đồng khoa học:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .......................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... 

File đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_lua_chon_bai_tap_nang_cao_hieu_qua_ky_thuat.doc
Sáng Kiến Liên Quan