SKKN Lựa chọn một số trò chơi dân gian nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục thể chất tại trường Trung học Phổ thông Mường Quạ

CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Như chúng ta đã biết, tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh trung học Phổ thông

đã phát triển nhưng chưa bền vững và chưa thật hoàn thiện. Các em có tính tò mò,

thích khám phá nhưng lại nhanh thay đổi, tính tự giác, tự học, tự tập luyện chưa

cao. Chính vì vậy, trong quá trình dạy và học của chúng ta ở bậc THPTcần nhận

thức rõ được điều này để có phương pháp dạy học và cách tổ chức tiết học phù hợp

với tâm sinh lí của các em. Cùng với sự phát triển về con người, hoạt động học tập

dần được các em xem như để thỏa mãn nhu cầu về nhận thức. Tuy nhiên động cơ

học tập rất đa dạng và chưa bền vững, biểu hiện ở những thái độ nhiều khi mâu

thuẫn từ rất tích cực đến thờ ơ, lười biếng, từ nỗ lực học tập độc lập đến thụ động

học tập.

Trong quá trình dạy học, mỗi bộ môn có những nội dung giảng dạy, học tập

riêng, mang tính đặc trưng riêng của từng môn học. Riêng bộ môn Thể dục, trọng

tâm của quá trình dạy học và huấn luyện TDTT là sự lĩnh hội các kĩ thuật động tác

và các bài tập và tập luyện lặp đi lặp lại nhiều lần của người học, nhằm mục đích

thành thạo động tác hay bài tập từ đó phát triển cả về tố chất thể lực đồng thời

tăng cường sức khỏe. Muốn đạt được mục tiêu đó của giờ học thể dục - TDTT, thì

học sinh phải tập luyện một cách khoa học, tập tuyện phải theo tuần tự, từ dễ đến

khó, từ đơn giản đến phức tạp, tập luyện phải đủ lượng vận động phù hợp với từng

đối tượng HS và từng nội dung bài học.

Vận dụng các trò chơi trong giảng dạy thể dục cũng như các hoạt động tập

thể “Ngoài mang lại cho học sinh niềm vui thì trò chơi dân gian còn giúp các em

tiếp cận được những nét đẹp trong văn hóa dân tộc, rèn luyện sức khỏe cũng như

kỹ năng sống như tinh thần đoàn kết, sự chia sẻ, hỗ trợ, hợp tác thông qua các trò

chơi mà không hề gượng ép”.

pdf33 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lựa chọn một số trò chơi dân gian nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục thể chất tại trường Trung học Phổ thông Mường Quạ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tay nhau làm cá. 5 người làm lưới nắm tay nhau thành hàng ngang di
chuyển trong ô của mình để đón những người làm cá vượt qua, chạm được người
làm cá coi như đã bắt được cá. Những người làm cá - từng đôi một nắm tay nhau
chạy, tìm cách vượt qua không chạm vào người làm lưới coi như thắng cuộc.
(Không chạy ra ngoài vạch giới hạn hai bên)
* Tổ chức chơi:
- Giáo viên tập hợp HS thành 4 hàng ngang cự ly hẹp, phổ biến luật chơi để
học sinh biết cách chơi.
- Chia lớp thành nam, nữ chơi riêng (có thể kẻ 2 sân chơi), chọn 5 người nắm
tay nhau làm lưới, những người còn lại thành từng đôi một nắm tay nhau làm cá
vào vị trí chơi. 
- Tiến hành trò chơi:Giáo viên phát lệnh bắt đầu, khi nào người làm cá vượt
qua được, hay người làm lưới bắt được hết cá là trò chơi kết thúc.
* Lưu ý:
- Kẻ sân rộng hay hẹp tùy theo số lượng người chơi, số người làm lưới nhiều
hay ít. Khi kẻ sân cần lưu ý để người làm lưới cầm tay nhau mà vẫn thừa một
khoảng trống cho người làm cá vượt qua (khoang trống dài - ngắn sẽ quyết định độ
khó - dễ để người làm cá vượt qua.
- Trò chơi này có thể chơi lặp đi lặp lại nhiều lần và nên thay đổi người làm
lưới, làm cá. Cũng có thể kẻ thêm ô, thêm lớp lưới để tăng độ khó và tính hấp dẫn.
III.2.17. Từng đôi nhảy dây:
* Chuẩn bị:
- 20 dây nhảy cá nhân 
15
€ € € € € € € €
€ € € € € 
2m
1m
2m
* Luật chơi:
- Lớp ghép thành từng đôi một đôi nam nữ riêng, từng đôi đứng gần nhau
quay mặt vào nhau một người cầm dây vu dây qua đầu qua chân của cả hai người
chú ý nhịp độ khi vu dây và bật nhảy cho hợp lý để khỏi vướng dây (đứng tại chỗ
bật nhảy bằng 2 chân).
- Thời gian nhảy 2 hoặc 3 phút đôi nào có số lần nhảy nhiều hơn đôi đó thắng.
* Tổ chức chơi:
- Giáo viên tập hợp HS thành 4 hàng ngang cự ly hẹp, phổ biến luật chơi cho
học sinh biết về cách chơi.
- Cho học sinh tự chọn ghép đôi nam nữ riêng, nam thi đấu với nam nữ thi
đấu với nữ.
- Để có học sinh giúp đỡ cùng giáo viên nên nam hoặc nữ thi đấu trước nữ
hoặc nam còn lại đếm nhịp nhảy sau đó đổi lại (giáo viên phân công cụ thể HS
đếm nhịp nhảy của từng đôi). 
- Cho các đôi đứng thành hang ngang đôi cách đôi khoảng 2m, giáo viên hô
khẩu lệnh (Chuần bị - Bắt đầu) và bấm thời gian 2 phút kết thúc (hết thời gian).
* Lưu ý:
- Về mặt thời gian thực hiện nhảy tùy vào trình độ sức bền của học sinh giáo
viên quy đinh mức thời gian cho hợp lý, sức bền tốt có thể 3 - 5 phút.
- Giáo viên nhắc nhở HS giữ sức và biết cách thở vì thời gian chơi dài nếu
vào liền nhảy nhanh quá sẽ không đủ sức để duy trì nhảy.
- Tăng tính hấp dẫn giáo viên có thể quy định 2 hay 3 đôi có số lần nhảy ít
nhất sẽ bị phạt.
IV. CÁCH LỰA CHỌN VÀ ÁP DỤNG TRÒ CHƠI VÀO TIẾT DẠY
IV.1. Cách lựa chọn trò chơi
Để chọn lựa một trò chơi áp dụng vào tiết dạy đòi hỏi người giáo viên phải
nắm chắc các nội dung sau:
- Nắm chắc mục tiêu, ý nghĩa cơ bản, thời gian tổ chức, số lượng người tham
gia của trò chơi.
- Năm chắc mục tiêu, yêu cầu, nội dung của tiết học để lựa chọn trò chơi phù
hợp 
- Lựa chọn trò chơi phải phù hợp với khả năng, trình độ, thể lực, giới tính
sức khỏe của học sinh, an toàn cho học sinh.
- Phải căn cứ vào cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ phục vụ cho trò chơi.
* Một số dạng tiết để lựa chọn trò chơi:
16
TT Nội dung tiết học Cách chọn trò
chơi
Thời gian tổ
chức
Trò chơi
1 Nội dung tiết học 
ít, đơn điệu, học 
sinh dễ nhàm chán
Nên chọn trò 
chơi vui, tạo 
không khí thoải
mái, hứng thú 
cho tiết học 
Thời gian tổ chức
trò chơi dài hơn, 
nên đưa trò chơi 
vào đầu hoặc giữa
tiết học
Đánh cá, Kéo 
co, Nhảy bao 
bố, leo cầu 
tre,
2 Nội dung tiết học 
có nhiều nội dung, 
lượng vận động 
lớn
Nên chọn trò 
chơi vui, nhẹ 
nhàng, thư giãn
Thời gian tổ chức
trò chơi ngắn vừa
phải, nên đưa trò 
chơi vào giữa 
hoặc cuối tiết học
Bịt mắt bắt 
dê, Đi cà 
kheo, Ném 
còn,
3 Nội dung tiết dạy 
có trò chơi phát 
triển sức bền
Nên chọn trò 
chơi có lượng 
vận động lớn, 
phát triển sức 
bền
Thời gian tổ chức
trò chơi để phát 
triển sức bền, nên
đưa trò chơi vào 
cuối tiết học
Cầm dây chạy
thi, chạy tiếp 
sức, thi ai 
nhanh hơn,
4 Nội dung tiết dạy 
có phần bổ trợ
Nên chọn trò 
chơi có động 
tác gần giống 
với động tác bổ
trợ hoặc có tác 
dụng bổ trợ cho
nội dung học 
tiếp theo
Tùy theo nội 
dung bổ trợ có thể
đưa trò chơi vào 
phần bổ trợ hoặc 
thay thế cho động
tác bổ trợ bằng 
trò chơi
Tùy theo nội 
dung bổ trợ để
lựa chọn trò 
chơi cho phù 
hợp.
IV.2. Ví dụ áp dụng trò chơi vào một số tiết dạy
Tiết Lớp Nội dung tiết học Trò chơi Giải thích
3 10 - TDND: Học động tác 
1, 2, 3(bài TDNĐ cho 
nam riêng, nữ riêng).
- Chạy bền : Chạy biến
tốc 
Đánh cá Tiết học này nội dung đơn
điệu, học sinh dễ nhàm
chán để tạo không khí hào
hứng vui vẻ nên chọn trò
chơi có ý nghĩa vui vẻ
thoải mái, đưa vào ngay
sau phần khởi động.
6 10 - TDNĐ:- Ôn động tác Chạy tiếp Tiết học này có nhiều nội
17
1-5, học 6-7
- Chạy ngắn: Chạy lặp 
lại các đoạn 30 - 40m. 
Chạy bền: Luyện tập 
chạy bền trên địa hình 
tự nhiên
sức dung, nhưng nhận thấy
phần chạy ngắn có nội
dung chạy lặp lại các đoạn
ngắn 30-40m vì thế đưa trò
chơi chạy tiếp sức vào
thay thế phần này tạo sự
hấp dẫn cho học sinh chạy
mà vẫn đảm bảo mục tiêu
của tiết học.
11 10 - TDNĐ: Ôn từ động 
tác 1-11.
- Chạy ngắn: Phối hợp 
xuất phát, chạy lao, 
chạy giữa quảng, về 
đích
- Chạy bền: Trò chơi 
giáo dục sức bền 
Cầm dây 
chạy thi
Tiết học có nhiều nội
dung, nhận thấy có nội
dung chạy bền tổ chức trò
chơi phát triển sức bền. Vì
vậy nên lựa trọn trò chơi
có thiên hướng vận động
cường đọ cao, số lượng
người chơi đông, phát triển
được sức bền cho học sinh
như trò chơi “cầm gây
chạy thi”
25 10 - Bóng đá: + Ôn kỹ 
thuật dẫn bóng bằng 
lòng bàn chân 
+ Học kỹ thuật đá bóng 
bằng lòng bàn chân 
- Chạy bền: Luyện tập 
chạy bền trên đía hình 
tự nhiên
Nhảy dây 
tập thể
Tiết này nội dung học vừa
phải, nên lựa chọn trò chơi
tạo hứng thú, không khí
vui vẻ cho học sinh, có thể
trò chơi đưa vào sau phần
khởi động chung, vừa bổ
trợ cho khởi động chuyên
môn đồng thời phát triển
cơ chân phù hợp với nội
dung học bóng đá (lưu ý
thời gian tổ chức ngắn
không để học sinh vận
động cường độ quá cao
ảnh hương đến nội dung
tập luyện của tiết học) 
18
IV.3. Ví dụ áp dụng vào một tiết học cụ thể:
Tiết 25 – Lớp 10
Bài dạy: Bóng đá: - Ôn: Kỹ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân
 - Học : Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân
 Chạy bền: - Luyện tập chạy bền trên đía hình tự nhiên
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
Nắm được kỹ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân, biết kỹ thuật đá bóng bằng
lòng bàn chân; kỹ thuật chạy bền trên địa hình tự nhiên.
2. Kỹ năng:
 Thực hiện cơ bản tốt kỹ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân, bước đầu thực
hiện được kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân; thực hiện tốt kỹ thuật chạy bền
trên địa hình tự nhiên.
3. Về phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi dậy ở học
sinh:
- Có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng bản thân.
- Thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết, giúp đỡ bạn trong tập luyện
- Có ý chí vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu vươn lên để đạt kết quả tốt
trong luyện tập.
- Thể hiện sự yêu thích môn Bóng đá trong học tập và rèn luyện.
4. Về năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động thực hiện việc sưu tầm tranh
ảnh phục vụ bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thuật ngữ kết hợp với hình ảnh
để trình bày thông tin về động tác, biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập và
các trò chơi bổ trợ phát triển thể lực.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động luyện
tập, trò chơi, thi đấu và vận dụng linh hoạt các phương pháp, phân tích được tình
huống trong luyện tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn
19
đề để giải quyết phù hợp nhất.
*Năng lực đặc thù
- Vận dụng được một số điều luật của môn Bóng đá vào trong tập luyện.
- Thực hiện được các kĩ thuật cơ bản của môn Bóng đá.
- Biết điều chỉnh, sửa sai một số động tác của môn Bóng đá thông qua nghe,
quan sát, tập luyện của bản thân và tổ, nhóm.
- Biết phán đoán, xử lí các tình huống linh hoạt và phối hợp được với đồng
đội trong tập luyện và thi đấu môn Bóng đá.
- Vận dụng được những hiểu biết về môn Bóng đá để tập luyện hằng ngày.
- Thể hiện sự tăng tiến thể lực trong tập luyện.
- Đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
II. Địa điểm - Phương tiện
- Địa điểm: Sân vận động của trường
- Phương tiện:
+ Giáo viên chuẩn bị giáo án, trang phục thể thao, tranh ảnh, mô hình,...
minh họa bài dạy, một số dụng cụ phục vụ dạy học, phù hợp với hoạt động tập
luyện của giờ học.
+ Học sinh chuẩn bị trang phục thể thao, sưu tầm tranh ảnh minh họa các
động tác tập luyện và chuẩn bị dụng cụ theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi 
và thi đấu.
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể); tập theo tổ/nhóm; 
tập theo cặp đôi.
IV. Tiến trình dạy và học
Nội dung LVĐ Phương pháp tổ chức và yêu cầu
TG SL Hoạt động của GV Hoạt động của HS
I. Phần mở đầu
1. Nhận lớp:
- Hoạt động của cán 
sự lớp:
8-10'
1-2’
- GV nhận lớp phổ 
biến nội dung, yêu 
cầu của giờ học.
- Hỏi thăm sức khỏe
của HS và trang 
phục tập luyện.
Đội hình nhận lớp:
€€€€€€€
€€€€€€€
€€€€€€€
€€€€€€€
20
- Hoạt động của 
giáo viên:
2. Khởi động:
+ Khởi động chung
- Tập 4 động tác: tay
ngực, lườn, vặn 
mình và chân.
- Xoay các khớp cổ 
tay, cổ chân, vai, 
hông, gối,...
+ Trò chơi: Nhảy 
dây tập thể
(Nhằm gây hứng thú
tập luyện cho học 
sinh vừa bổ trợ khởi
động chuyên môn)
2-3’
4-5’
2x8n
1 lần
- GV giao nhiệm vụ
cho cán sự lớp
hướng dẫn lớp khới
động và quan sát.
chi dẫn cho HS thực
hiện đúng động tác.
- Giáo viên chia lớp 
thành 4 đội bằng 
nhau về số lượng 
giới tính.
- Phổ biến luật chơi
- Tổ chức chơi
 €GV
- Cán sự tập trung lớp. 
điểm số, báo cáo sĩ số, 
tình hình lớp học cho 
GV.
- Cán sự điều khiển lớp
khởi động chung 
Đội hình khởi động 
chung:
€ € € € € € €
 € € € € € € €
€ € € € € € €
 € € € € € € €
 € 
 €GV
- Học sinh thực hiện 
chơi trò chơi theo 
hướng dẫn của giáo viên
€ € €
II. Phần cơ bản
1. Học kỹ thuật:
Đá bóng bằng lòng
bàn chân
28-30’
3-4’
2-3 1ần
* Giáo viên làm 
mẫu kỹ thuật đá 
bóng bằng lòng bàn 
chân và cho HS 
quan sát tranh kĩ 
thuật đá bóng bằng 
lòng bàn chân:
- Giáo viên chọn vị 
trí thích hợp làm 
mẫu và cho HS xem
tranh kĩ thuật động 
tác, để giúp tất cả 
HS đều quan sát 
được động tác cần 
học.
Đội hình HS quan sát 
GV làm mẫu động tác:
€ € € € € € €
 € € € € € € €
 €GV
€ € € € € € €
21
2. Luyện tập đá
bóng bằng lòng
bàn chân
- Tập mô phỏng 
động tác kỹ thuật đá
bóng bằng lòng bàn 
chân. (không có 
bóng)
- Thực hiện kỹ thuật
đá bóng bằng lòng 
bàn chân theo tổ 
(tập với bóng)
- Thực hiện kỹ thuật
đá bóng bằng lòng
bàn chân theo cặp
đôi
 2-3’
 3-5’
5-7 lần
- Giáo viên nêu tên 
động tác để học sinh
biết, chú ý quán sát
- Khi làm mẫu giáo 
viên kết hợp nêu 
điểm cơ bản, trọng 
tâm của động tác để 
học sinh dễ nhớ.
- Nêu những sai lầm
thường mắc và cách 
khắc phục cho HS 
khi thực hiện động 
tác.
* Giáo viên hướng
dẫn tổ chức cho HS
luyện tập mô phỏng
động tác kỹ thuật đá
bóng bằng lòng bàn
chân.
- Giáo viên chia tổ 
tập luyện, mỗi tổ 
thành 2 hàng đứng 
cách nhau 4-6 m 
thực hiện với bóng
- GV quan sát. nhận 
xét và chỉ dẫn cho 
HS những ưu điểm, 
hạn chế của HS khi 
thực hiện các động 
tác kỹ thuật nhằm 
đáp ứng yêu cầu cần
 € € € € € € €
+ HS đứng thành những
hàng ngang quay mặt 
vào trong quan sát GV 
làm mẫu.
- HS quan sát, lắng 
nghe. GV chỉ dẫn, nhận 
xét để vận dụng vào tập 
luyện.
Đội hình tập luyện đồng
loạt. (mô phỏng động 
tác)
€ € € € € € €
 € € € € € € €
€ € € € € € €
 € € € € € € €
 €GV
Đội hình tập luyện theo
tổ:
€ € € € € € €
€ € € € € € €
- Yêu cầu: 1 hàng tập 
sút bóng lăn sệt sang 
22
3. Luyện tập kỹ
thuật dẫn bóng
bằng lòng bàn
chân
4. Chạy bền:
Chạy vòng quanh
sân vận động, sân
trường
 4-5'
5-6'
5-7’
đạt
- Giáo viên tổ chức 
học sinh thành từng 
cặp đứng cách nhau 
5-7 m thực hiện kỹ 
thuật đá bóng bằng 
lòng bàn chân
- Giáo viên chia 
thành 4 tổ mỗi tổ 
xếp thành 1 hàng 
dọc thực hiện dẫn 
bóng 
Giáo viên phân 
nhóm sức khỏe: 
Khỏe, Trung bình , 
cho hàng bên; hàng bên 
phục vụ bóng, quan sát 
và nhận xét bạn tập,... 
Sau đó 2 hàng đổi nội 
dung cho nhau.
Đội hình tập luyện theo
từng cặp:
€ € € € € 
€ € € € € 
- Yêu cầu: 2 em thành 
từng đôi cách nhau 
khoảng 5-7m tập sút 
bóng cho nhau.
Đội hình tập luyện theo
tổ:
€ € € € 
€ € € € 
€ € € € 
€ € € € 
- Yêu cầu: mỗi em đầu
hàng thực hiện kỹ thuật
dẫn bóng tiến về trước
cự ly khoảng 8-10m và
dẫn bóng quay lại về
đến hàng thì người thứ 2
tiếp tục cho đến hết.
Nhóm khỏe: Chạy cự ly 
khoảng 800m, Nhóm 
trung bình chạy cự ly 
khoảng 600m, Nhóm 
yếu chạy cự ly khoảng 
23
yếu chạy tốc độ 
khoảng 70% sức
(Phổ biến yêu cầu 
về chạy bền)
500m
III. Phần kết thúc:
1. Hồi tĩnh:
- Thả lỏng tay chân, 
toàn thân 
2. Nhận xét, dặn dò
về nhà tập luyện
- Ưu điểm
- Hạn chế cần khắc 
phục
- Nội dụng tập luyện
ở nhà (bóng đá, 
chạy bền)
3.Xuống lớp:
4-5’
2-3’
1-2’
2-3
lần
- GV điều hành lớp 
thả lỏng 
- Giáo viên nhận xét
kết qủa, ý thức, thái 
độ học, tập luyện 
của HS.
- Giáo viên hướng 
dẫn HS tập luyện ở 
nhà
 Đội hình hồi tĩnh:
€ € € € € € €
 € € € € € € €
€ € € € € € €
 € € € € € € €
 € 
 €GV
- HS thực hiện theo 
hướng dẫn của giáo viên
Đội hình nhận xét xuông
lớp:
€€€€€€€
€€€€€€€
€€€€€€€
€€€€€€€
 €GV
24
PHẦN III: KẾT LUẬN
 1. Kết quả:
Những năm đầu giảng dạy bản thân tôi nhiệt huyết hăng say thực hiện tốt đầy
đủ nội dung chương trình của bộ môn Giáo dục thể chất. Học sinh cơ bản đạt yêu
cầu đề ra của bộ môn, công việc dạy học vẫn tiếp diễn hàng ngày, hàng tháng,
hàng năm có những lớp dạy từ lớp10 đến lớp 12. Trong quá trình dạy học đó tôi
nhận ra rằng học sinh chỉ thực hiện theo yêu cầu của thầy đề ra, các em chưa thật
sự vui vẻ tự giác hăng say tập luyện và yêu thích bộ môn. Từ đó tôi trăn trở, suy
nghĩ tìm tòi nghiên cứu ngoài thay đổi phương pháp dạy học tôi đưa một số trò
chơi tổ chức trong giờ học nhận thấy không khí tiết học vui vẻ, các em hồ hởi tập
luyện, hiệu quả tiết dạy được nâng cao. Giáo viên cùng tổ chuyên môn thăm lớp dự
giờ đánh giá cao. Từ đó tôi sưu tầm nghiên cứu, lựa chọn một số trò chơi dân gian
đưa vào trong giảng dạy kết quả nổi bật như sau:
- Giờ học giáo dục thể chất không khí vui vẻ, sôi nổi học sinh tích cực, tự giác
tập luyện.
- Kết quả học sinh được nâng cao, đạt và vượt yêu cầu đề ra.
- Đồng nghiệp ghi nhận, tổ chuyên môn đánh giá cao
- Học sinh thích học môn Giáo dục thể chất
- Các trò chơi dân gian cho học sinh dễ tập, phù hợp với học sinh phổ thông.
2. Ý nghĩa 
“Học mà chơi – Chơi mà học” là một phương pháp được đề cao trong hoạt
động dạy học do có tác dụng khơi dậy nhiều hứng thú cho người dạy lẫn người
học. Đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học nhẹ nhàng mà hiệu
quả. Trò chơi trong dạy học có nhiều cấp độ từ việc chơi cho vui trước khi học,
đến việc học dưới hình thức trò chơi và đến mức độ cao hơn là học tập từ trò chơi.
Sử dụng trò chơi trong dạy học đòi hỏi kĩ năng sư phạm thuần thục và khả năng
sáng tạo cao của người dạy từ khâu xây dựng, lựa chọn, tổ chức thực hiện trò chơi
đến việc hướng dẫn người học tư duy, tạo hứng thú, động cơ học tập từ trò chơi.
Những nỗ lực sử dụng trò chơi trong dạy học bộ môn Giáo dục thể chất tại trường
THPT Mường Quạ không chỉ khẳng định tính khoa học và nghệ thuật của hoạt
động dạy học mà còn chứng tỏ tinh thần đam mê nghề nghiệp của giáo viên. Từ đó
làm tăng hứng thú, động cơ học tập của học sinh và góp phần nâng cao hiệu quả
chất lượng dạy học bộ môn nói riêng và chất lượng dạy học chung của nhà trường. 
 Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho học sinh mà nó
còn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo. Trò chơi dân gian không những
25
giúp cho các em phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp em hiểu
thêm về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước,
Việc sử dụng trò chơi dân gian trong dạy học môn Giáo dục thể chất có rất
nhiều tác dụng, tuy nhiên khi sử dụng nó không nên quá lạm dụng, giáo viên cần
vận dụng linh hoạt, phù hợp với nội dung của bài học: chỉ sử dụng trong thời gian
ngắn, trò chơi nhẹ nhàng như khởi động buổi học với tiết học có nhiều nội dung,
thời lượng vận động của học sinh nhiều; Sử dụng trò chơi cần nhiều thời gian,
lượng vận động của học sinh lớn nếu nội dung bài học phù hợp với trò chơi, thông
qua trò chơi giới thiệu một nội dung mới hoặc để củng cố một vấn đề. Nếu trong
buổi học thấy tình trạng học sinh mệt mỏi cũng có thể sử dụng trò chơi học tập để
giúp các em thay đổi trạng thái, lấy lại tinh thần học tập, việc sử dụng trò chơi
trong dạy học môn Giáo dục thể chất vừa giúp học sinh thấy thoải mái, vừa phát
huy tính tự lực của các em đồng thời có những điểm tựa để góp phần nâng cao chất
lượng dạy học cảu bộ môn. 
 3. Bài học kinh nghiệm:
 * Đối với giáo viên:
 - Cần phải nghiên cứu kĩ mục tiêu của tiết dạy để lựa chọn trò chơi phù hợp
với yêu cầu của tiết dạy.
- Giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung của tiết dạy, đảm bảo
lượng vận động vừa sức, cân đối với các nội dung khác trong tiết dạy (tránh tình
trạng “Quá sức” hay “Đuối sức”).
- Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo sân bãi, dụng cụ trước khi lên lớp. Đặc biệt,
đối với những trường có sân học tập TDTT cố định, giáo viên nên kẻ sân các trò
chơi cố định từ đầu năm để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giảng dạy và tập
luyện. 
- Giáo viên khi tổ chức trò chơi cần linh hoạt trong cách chia đội chơi để phù
hợp với nội dung trò chơi và đối tượng HS, tạo điều kiện để HS phát triển tốt nhất
khả năng của mình (phát triển năng lực riêng của mỗi em).
 * Đối với HS:
- Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định tiết học Thể dục: trang phục quần
áo, giày thể thao.
- Chấp hành nghiêm túc sự phân công, chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên và
cán sự lớp.
- Tham gia học tập, tập luyện và các trò chơi tích cực, hứng thú.
- Đảm bảo vệ sinh sân bãi, dụng cụ tập luyện sạch sẽ.
- Luôn có ý thức đảm bảo an toàn cho bản thân và cho bạn trong quá trình học
tập và tham gia trò chơi. 
26
 4. Kiến nghị và đề xuất:
Đề nghị nhà trường tiếp tục tạo điều kiện mua sắm cơ sở vật chất còn thiếu,
đầu tư sửa sang sân bãi để tổ chức tập luyện tốt hơn.
Qua thực tế giảng dạy, qua học hỏi bạn bè đồng nghiệp cũng như tham khảo
các tài liệu đã giúp tôi rút ra một số kinh nghiệm lựa chọn một số trò chơi dân gian
để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Giáo dục thể chất tại trường
THPT Mường Quạ. Trong quá trình thực hiện chắc chắn không tránh khỏi một số
thiếu sót mong thầy cô, đồng nghiệp bổ sung đóng góp ý kiến để được hoàn chỉnh
hơn./.
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư
số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
2. Quyết định số 1076/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển
Giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến
năm 2025.
 3. Quyết định số 641/QD-TTG ngày 28 tháng 4 năm 2011 về phê duyệt đề
án tổng thể phát triển thể lực tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030.
4. Tâm lí lứa tuổi của Nguyễn Nhiệt Tình - Lê Minh Hạc.
5. Sinh lí học TDTT – NXB Hà Nội 1994 : Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị
Uyên.
6. Tâm lí học TDTT - NXB TDTT 1991 : Phạm Ngọc Viễn.
7. Lý luận và phương pháp thể chất - Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn.
8. Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT năm 2000 - NXB. TDTT 2001.
9. Sách giáo viên thể dục lớp 10, 11, 12
10. Phân phối chương trình thể dục trường THPT Mường Quạ
28

File đính kèm:

  • pdfskkn_lua_chon_mot_so_tro_choi_dan_gian_nham_tao_hung_thu_cho.pdf
Sáng Kiến Liên Quan