Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập nhằm phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh trường Trung học Phổ thông Bình Xuyên

7.1.2. Cơ sở sinh lý của các tố chất vận động.

7.1.2.1. Cơ sở sinh lý của tố chất sức nhanh.

Khái niệm: sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Sức nhanh như một tố chất thể lực có biểu hiện ở dạng đơn giản và dạng phức tạp.

Yếu tố quyết định tốc độ của tất cả các dạng sức nhanh là độ linh hoạt của các quá trình thần kinh và tốc độ co cơ.

Cơ sở sinh lí để phát triển sức nhanh:

Là tăng cường độ linh hoạt và tốc độ dẫn truyền hưng phấn ở trung tâm thần kinh và bộ máy vận động, tăng cường sự phối hợp giữa các sợi cơ và các cơ, nâng cao tốc độ thả lỏng cơ. Do đó để phát triển sức nhanh cần sử dụng các bài tập có tần số cao, trọng tải nhỏ và thời gian nghỉ dài.

7.1.2.2. Cơ sở sinh lý của tố chất sức bền.

Khái niệm: sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó. Khái niệm sức bền như một tố chất thể lực, nó được thể hiện trong một loại hoạt động nhất định. Hay nói cách khác sức bền là một khả năng chuyên biệt thể hiện khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định.

Sức bền không chỉ phụ thuộc vào tiềm lực năng lượng của con người mà còn phụ thuộc vào việc biết cách dự trữ năng lượng đó một cách tiết kiệm.

7.1.2.3. Cơ sở sinh lý của tố chất khéo léo.

Khái niệm: Sự khéo léo là khả năng thực hiện những động tác phối hợp phức tạp, và khả năng hình thành những động tác mới phù hợp với yêu cầu của vận động.

Sự khéo léo được biểu hiện dưới 3 hình thức chính:

- Trong sự chính xác của động tác về không gian.

- Trong sự chính xác của động tác khi thời gian thực hiện động tác bị hạn chế.

- Khả năng giải quyết nhanh và đúng những tình huống xuất hiện bất ngờ trong hoạt động các yếu tố ảnh hưởng. Phụ thuộc vào sự phát triển các tố chất khác như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mức độ phát triển khéo léo liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng của hệ thần kinh trung ương.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập nhằm phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh trường Trung học Phổ thông Bình Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hày với các cô giảng dạy môn thể cũng chênh lệch gây ra sự khó khăn cho việc tiếp thu kỹ thuật của học sinh.
 7.3.2. Thực trạng giảng dạy môn cầu lông hiện nay.
Trong chương trình giảng dạy môn cầu lông ở trường THPT từ lớp 10 đến lớp 12 các em chỉ được học các kỹ thuật của môn cầu lông chứ các em không được trang bị thể lực. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ vào để giảng dạy mà chỉ thực hiện các bài tập trong yêu cầu của PPCT và các bài tập hướng dẫn trong SGK thì:	 
- Thứ nhất: Học sinh chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ thuật đó vào thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực di chuyển chậm, lực cổ tay không đủ để đánh đường cầu đúng yêu cầu. 
 - Thứ hai: Yêu cầu của chương trình mơí thay sách giáo khoa chủ yếu các em phát triển thể lực là chính .
 - Thứ ba: Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện.
 Với phong trào cầu lông rộng khắp như bây giờ việc tiếp thu một vài kỹ thuật động tác đánh cầu hay kỹ thuật di chuyển đối với các em học sinh lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển kỹ thuật động tác đánh cầu, kỹ thuật di chuyển từ kỹ năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú về học môn cầu lông của các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn.
CHƯƠNG IV: NHỮNG GIẢI PHÁP
 7.4.1. Chọn đối tượng.
 Đối tượng tôi chọn 40 học sinh khối 10. Thể lực giữa các học sinh lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm (20 người), nhóm còn lại để đối chứng (20 người).
	 Nhóm thứ nhất: tập luyện bình thường theo hướng dẫn của sách giáo viên.
	 Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn môn cầu lông vào giảng dạy. 
 7.4.2. Các bài tập bổ trợ vào giờ học cầu lông để phát triển thể lực chuyên môn môn cầu lông.
	 Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học cầu lông tôi đã nghiên cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian từ 5 – 6 phút/tiết (vào phần thể lực của mỗi giáo án) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương trình cầu lông.
	 7.4.2.1. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh.
	 Đặc điểm thi đấu cầu lông và tập luyện cầu lông là người chơi cầu lông luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật,v.vVì vậy sức mạnh trong cầu lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh, và các động tác đánh cầu,v.vTừ đó cho ta thấy sức mạnh trong môn cầu lông là sức mạnh tốc độ. 
	 Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang tính bột phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao vì vậy phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao của các nhóm cơ tham gia vào hoạt động mà không tập luyện sức mạnh cầu lông một cách tuỳ tiện.
	 Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu cầu lông. Các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn cầu lông được tôi đưa vào cho học sinh tập luyện các bài tập sau:
	Bài tập 1: Ném cầu xa.
	 - Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông đánh tay trong khi đánh cầu.
	 - Chuẩn bị: Mỗi em một quả cầu lông Hải Yến đứng đối diện nhau cách nhau 5m.
	 - Cách tập luyện: Đứng thành hàng ngang quay mặt vào nhau cách nhau 5m, giãn cách 1 sải tay. Giáo viên ra lệnh bằng còi hàng có cầu thực hiện ném cầu ra xa phía hàng đối diện.
 - Thực hiện: Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy lên) đưa cầu ra sau vươn hông và ném. Hàng đối diện nhặt cầu và ném lại tương tự.
	Đội hình tập luyện:
 	x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
	 5m 
 x	 x x x x	 x 
 . GV 
Bài tập 2: Lắc cổ tay.
 - Mục đích: Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay trong khi thực hiện kỹ thuật đánh cầu.
 - Chuẩn bị: Vợt cầu lông mỗi HS một chiếc.
 - Cách tập luyện: Tập đồng loạt hàng cách hàng 2m. 
 Động tác 1: đưa tay cầm vợt về trước lắc cổ tay qua trái rồi qua phải liên tục trong thời gian 1phút .
 Động tác 2: đưa tay cầm vợt lên đầu xoay mạnh cổ tay hết biên độ theo vòng tròn thời gian 30s rồi đổi chiều tiếp tục 30s.
 Đội hình tập luyện .
x x x x x x x x x x 
 2m 
 x x x x x x x x x x
 .GV
Bài tập 3: Bật cóc 4 bước.
	 - Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ của cơ chân.
	 - Cách tập: Hai tay chống hông ngồi nhổm trên gót chân, kiểng gót khi có hiệu lệnh của giáo viên người tập bật liên tục 4 bước về phía trước với độ dài tối đa, thời gian nghỉ giữa các tổ là 30 giây.
	 - Đội hình tập luyện: Tập đồng loạt ở đội hình khởi động. Hàng trước bật 4 bước, tiếp đến hàng sau cho đến hết và quay lại.
Đội hình.
	x	x	x	x	x	x	x	x x x
	x	x	x	x	x	x	x	x x x
	x	x	x	x	x	x	x	x x x
 .GV
 7.4.2.2. Các bài tập phát triển sức nhanh.
	 Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản. Nó thể hiện ở những đường cầu với tốc độ nhanh biến hoá điểm rơi. Đòi hỏi khi vận động phải có phản ứng nhanh. Cầu lông là một môn thể thao không có chu kỳ nên quá trình phản ứng của nó là phụ thuộc vào sức nhanh động tác. Quan trọng nhất đó là sức nhanh di chuyển để thực hiện kỹ thuật động tác. Vì vậy các bài tập được đưa vào để phát triển sức nhanh cho học sinh được tôi chọn đưa vào đó là:
Bài tập 1: Nhảy dây.
	 - Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động của tay và chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kỹ thuật đánh cầu.
	 - Chuẩn bị: 20 dây nhảy đơn (Giáo viên mua hoặc học sinh tự tạo).
	 - Cách tập: 
	 + Đo dây: 2 tay cầm dây sao cho khi gấp đôi dây để ở vùng “chấn thuỷ” (giữa xương ức và bụng) thì dây vừa chạm vào đầu bàn chân.
	 + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh của giáo viên, hàng ngang tập đồng loạt, chú ý khi nhảy dây đầu gối không được co chỉ dùng sức cổ chân và nhảy liên tục không có bước đệm.
	 - Thời gian: 3 phút.
	Đội hình tập luyện:
 x	x	x	x	x	x	x	x
	x	x	x	x	x	x	x	x 	
 	.GV
	Bài tập 2: Di chuyển ngang nhặt cầu 5, 18 m.
 - Mục đích: Phát triển sức nhanh di chuyển ngang.
	 - Chuẩn bị: 
	 + Quả cầu lông: 10 đến 15 quả/ em (có thể dùng cả quả cầu hỏng).
	 + Sân cầu lông đơn.
	 - Cách tập: Thực hiện từng hàng đứng dọc giữa sân cầu lông đơn. Có hiệu lệnh còi tất cả di chuyển sang phải nhặt từng quả cầu ở đường dọc bên phải di chuyển sang trái bỏ vào giỏ ngoài đường dọc bên trái.
	 - Thời gian: 1 phút.
 - Đội hình tập luyện:
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
 · · · · · · · · · · 
 Giỏ đựng cầu 
 Đừơng di chuyển 
	GV . x x x x x x x x x x Người tập
 * * * * * * * * * * * * * * * Quả cầu 
Bài tập 3: Di chuyển lên xuống 6,7 m.
	 - Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển tiến và lùi cho người tập.
	 - Chuẩn bị: Sân cầu lông, lưới cầu lông.
	 - Cách tập: Tập từng hàng: 1/2 hàng ngang đứng ngang ở cuối sân phải.
1/2 hàng ngang còn lại đứng ngang ở cuối sân trái.
	 Nghe lệnh còi của giáo viên: Người tập lập tức chạy lên chạm tay vào lưới và chạy lùi về phía cuối sân.
	 Mỗi người chạy lên xuống 10 lần thì dừng tập.
 Đội hình tập luyện:
	 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 
 x x
 x x
 Người tập x x
 x x	 x x
 lưới	 
 .GV
	 7.4.2.3. Nhóm các bài tập phát triển sức bền.
	 Trong môn cầu lông sức bền có những đặc trưng riêng. Hoạt động tập luyện và thi đấu cầu lông đòi hỏi người tập phải thường xuyên di chuyển nhanh, phán đoán nhanh và họ phải thường xuyên bật nhảy đập cầu. Ngoài ra hoạt động thi đấu cầu lông được đánh theo hiệp không bị khống chế về thời gian. Do đó thời gian cho mỗi trận là không cố định. Vì vậy, sức bền trong cầu lông được thể hiện ở sức bền mạnh và sức bền nhanh. Để phát triển 2 loại sức bền này chúng ta cần tập cho học sinh tập những bài tập sau:
Bài tập 1: Bật cóc tiến, bật cóc lùi.
	 - Mục đích: Phát triển sức bền mạnh của cơ chân nhằm tăng khả năng sức bền bật nhảy đập cầu.
	 - Cách thực hiện: Tập đồng loạt ở đội hình hàng ngang giãn cách 1 sải tay.
Học sinh 2 tay chống hông, ngồi nhổm lên 2 gót chân. Có hiệu lệnh học sinh bắt đầu bật lên xuống liên tục ( chú ý bật độ dài tối đa 40 cm) trong thời gian 1 phút. Thời gian nghỉ giữa các tổ là 1 phút. Đội hình:
	x	x	x	x	x	x	x	x	x
	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x	 x
 . GV
Bài tập 2: Di chuyển 4 góc sân.
	 - Mục đích: Phát triển sức bền nhanh. Sức bền di chuyển phối hợp.
	 - Cách tập: Học sinh đứng ở góc sân phải khi có lệnh thực hiện chạy tiến đến góc sân trên thì di chuyển ngang đến góc sân trên bên trái sau đó di chuyển lùi đến góc sân trái thì di chuyển ngang đến góc sân phải và ngược lại. Tập mỗi sân 2 HS, mỗi em chạy 1 vòng thuận, 1 vòng nghịch. Tổ chức thực hiện trên 2 sân.
 x x x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x x x
 Người tập xuất phát 
 . GV
 7.4.2.4. Nhóm các bài tập phát triển khéo léo (năng lực phối hợp vận động).
	 - Năng lực phối hợp vận động trong cầu lông đòi hỏi phải kết hợp nhiều năng lực khác nhau. Song tuỳ theo mục đích hành động với từng trường hợp cụ thể mà một năng lực nào đó sẽ cần được thể hiện trội hơn năng lực khác. Đặc biệt là các năng lực liên kết, định hướng, phân biệt, phản ứng và thích ứng, ngoài ra còn có năng lực nhịp điệu và thăng bằng.
	 - Năng lực liên kết được thể hiện sự phối hợp các bộ phận của cơ thể như chân, thân mình và tay vào thực hiện một nhiệm vụ cụ thể của cầu lông. Nó bắt đầu khâu quan sát, phán đoán, di chuyển và thực hiện kỹ thuật đấnh cầu ngang. Trong mỗi kỹ thuật đơn lẻ khi ta giảng dạy kỹ thuật cho học sinh việc kết hợp các động tác đặt chân chuyển trọng tâm cơ thể đến hoạt động của tay đòi hỏi người học sinh phải liên kết các yếu tố không gian, thời gian và mức độ dùng sức một cách chính xác mới đảm bảo đánh cầu đúng yêu cầu, cầu ít bị rơi.
	 - Năng lực định hướng được thể hiện ở khả năng xác định hướng đánh cầu chính xác và đỡ cầu chính xác.
	 - Năng lực phân biệt vận động được thể hiện khả năng dùng sức cùng với cảm giác về lưới, về sân bãi chính xác, về cảm giác với vợt, với cầu. Học sinh khi mới tập do khả năng này còn hạn chế nên tỷ lệ đánh cầu chưa qua lưới hoặc ra ngoài sân còn cao.
	 - Năng lực phản ứng nhanh thể hiện khả năng phản ứng nhanh với cầu trong mọi tình huống.
	 - Năng lực thích ứng, điều này thể hiện ở những học sinh chơi cầu lông nhiều và có trình độ cao hơn. Các em có thể thay đổi mức độ dùng sức hoặc thay đổi các động tác, đặc biệt cổ tay để có thể điều chỉnh đường cầu.
 - Năng lực nhịp điệu và thăng bằng. Năng lực này đặc biệt cần thiết cho học sinh chúng ta. Nó thể hiện ở việc tiếp thu hoặc hành động một kỹ thuật cầu lông theo đặc tính nhịp điệu kỹ thuật hoặc khả năng giữ thăng bằng trong hoặc sau khi thực hiện kỹ thuật.
	 Qua các quan điểm trên tôi đã đưa vào những bài tập sau để phát triển các năng lực trên cho các em giúp các em tiếp thu bài học được tốt hơn và phát triển năng lực vận động tốt hơn.
Bài tập 1: Di chuyển nhặt cầu.
	 - Mục đích: Phối hợp các loại di chuyển, phát triển các năng lực vận động.
	 - Cách tập: Mỗi sân 4 người chia theo đường giữa sân và lưới. 4 người phục vụ cầm mỗi người 10 quả cầu đứng ở 4 góc sân trên lưới. Thực hiện ném cầu qua sân cho người tập di chuyển nhặt và ném lên lưới (người phục vụ ném cầu ở các vị trí khác nhau trên sân).
	 Thực hiện 4 người xong đổi 4 người khác luân phiên dòng chảy.
 Đội hình thực hiện.
	 x x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x x
 x x
 x x (người tập)
 x	
 x x người phục vụ
 x x (Người phục vụ)
 . GV
Bài tập 2: Di chuyển đánh cầu thấp thuận tay và nghịch tay qua lưới vào ô 1,98 m.
	 - Mục đích: Phát triển phối hợp vận động kết hợp đánh cầu nhẹ tay ở 2 kỹ thuật đã học, kỹ thuật thấp thuận và ngược tay.
	 - Cách thực hiện: 2 người ở 2 góc lưới phục vụ tung cầu cho người thực hiện di chuyển bỏ nhỏ qua lưới vào bờ 1,98m. Mỗi sân thực hiện 2 người. Mỗi người 5 quả cho mỗi bên.
	 - Yêu cầu: Di chuyển nhanh, đánh cầu đúng vào ô.
	 Đội hình:
 x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x x x 
	 x
	 x 
 Người tập
	 x Người phục vụ
 .GV
 Trên đây là toàn bộ hệ thống các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn cầu lông mà tôi đưa vào giảng dạy cho học sinh trong thời gian các em học nội dung cầu lông.
CHƯƠNG V: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
	 Để đánh giá năng lực phát triển về thể lực chuyên môn cũng như kỹ thuật mà các em đã được học tôi đã đưa 3 nội dung đặc trưng để kiểm tra cho cả 2 nhóm.
	 7.5.1. Nội dung kiểm tra:
	 1. Di chuyển đánh cầu bỏ nhỏ 2 ô trên lưới.
	 2. Đánh cầu qua lại 10 quả.
	 3. Phát cầu cao xa.
	 7.5.2. Cách tiến hành kiểm tra và thang điểm.
	 7.5.2.1. Di chuyển đánh cầu bỏ nhỏ 2 ô trên lưới ( 1,98m) x 2 m thực hiện 10 quả mỗi bên 5 quả, tính số quả vào ô.
	 - Dụng cụ:	 + Sân cầu lông hỗn hợp
	 	 + Quả cầu lông Hải Yến.
	 - Cách tiến hành: Người thực hiện kiểm tra phát cầu cho người phục vụ. Người phục vụ hất bổng cầu lên cao về phía sân người kiểm tra. Người kiểm tra di chuyển và thực hiện kỹ thuật đánh cầu bỏ nhỏ vào 2 ô trên lưới. Mỗi ô thực hiện 5 quả liên tiếp. Giáo viên đánh giá kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật đánh cầu theo 3 mức A, B, C.
	 - Loại A: Di chuyển nhanh, đánh cầu thấp tay đúng, cảm giác với cầu tốt.
	 - Loại B: Còn di chuyển chậm, kỹ thuật còn sai sót.
	 - Loại C: Sai sót nhiều trong di chuyển, di chuyển chậm , kỹ thuật thực hành còn yếu, chưa có cảm giác với cầu.
Cho điểm căn cứ vào bảng sau:
 Số quả 
 vào 
Mức ô
kỹ thuật 
9- 10
 quả 
 Điểm
7 -8
 quả
Điểm
5 – 6
 quả
Điểm
4 quả
Điểm
3 quả
Điểm
2 quả
Điểm
1 quả
Điểm
0 quả
Điểm
A
10
9
8
7
6
5
4
3
B
9
8
7
6
5
4
3
2
C
8
7
6
5
4
3
2
1
 7.5.2.2. Đánh cầu qua lại 10 quả. 2 học sinh cùng kiểm tra vào sân. Mỗi người đứng một bên sân cầu lông sử dụng các kỹ thuật di chuyển đã học kết hợp đánh cầu thấp thuận tay và trái tay, đánh cầu qua lại cho nhau trong phạm vi sân đơn. Đánh liên tục 10 quả thì dừng kiểm tra.
 Kết quả: tính số lần liên tục nhiều nhất kết hợp với đánh giá về kỹ thuật và di chuyển theo 3 mức A, B, C.
	 Loại A: Học sinh thực hiện đúng cả kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật đánh cầu thấp tay.
	 Loại B: Còn sai sót trong các bước di chuyển hoặc ở kỹ thuật đánh cầu thấp tay.
	 Loại C: Sai sót nhiều cả trong hai kỹ thuật di chuyển và đánh cầu.
- Cho điểm căn cứ vào bảng sau:
Số quả đánh
được 
 Chất 
 lượng kỹ thuật
9-10 quả
7-8 quả
5-6 quả
4 quả
3 quả
2 quả
1 quả
0 quả
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
A
10
9
8
7
6
5
4
3
B
9
8
7
6
5
4
3
2
C
8
7
6
5
4
3
2
1
 7.5.2.3. Phát cầu cao xa 10 quả
	 Người kiểm tra đứng vào ô phát cầu, phát vào ô chéo bên sân còn lại 10 quả rơi đúng ô cao sân về sau.
	 Kết quả: Tính số quả rơi vào ô. Kỹ thuật được đánh giá theo mức độ cao và điểm rơi của quả cầu theo mức độ A, B, C.
	Loại A: Cầu bay cao và rơi xa về phía sân, kỹ thuật phát tốt.
	 Loại B: Cầu bay cao nhưng chưa xa hoặc xa nhưng chưa cao, kỹ thuật phát đúng.
	 Loại C: Cầu bay điểm rơi gần, không cao, kỹ thuật phát chưa tốt.	
Cho điểm căn cứ vào bảng sau:
 Số quả 
 vào ô
Chất 
lượng 
kỹ
thuật (điểm)
9- 10
quả
7 -8
quả
5 – 6
quả
4 quả
3 quả
2 quả
1 quả
0 quả
A
10
9
8
7
6
5
4
3
B
9
8
7
6
5
4
3
2
C
8
7
6
5
4
3
2
1
 7.5.3. Kiểm tra kết quả.
	 Sau khi kiểm tra 3 nội dung trên cho 2 nhóm tính bình quân điểm kiểm tra của cả 3 nội dung có kết quả như sau:
 Kết quả
Nhóm
Điểm giỏi
9 - 10
Điểm khá
7 - 8
Điểm TB
5 - 6
Không đạt
(Điểm dưới 5)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Nhóm thực nghiệm
4
20
8
40
8
40
0
0
Nhóm đối chứng
0
0
6
30
8
40
6
30
 7.5.4. Nhận xét, đánh giá.
	 Qua so sánh bảng thành tích kiểm tra trên của 2 nhóm đối tượng thực nghiệm và nhóm đối chứng tôi thấy. Kết quả học tập của các em được nâng lên rõ rệt.
	 Thứ nhất: các em được áp dụng các bài tập bổ trợ mới có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn mặc dù tập luyện mệt hơn khi học cầu lông. Kết quả kiểm tra đánh giá về kỹ thuật cũng như tố chất thể lực của nhóm được thực nghiệm tăng lên rõ rệt. 
	 Thứ hai: Từ cơ sở các bài tập thể lực đó ở trường, ở lớp, các em đã tích cực hơn trong việc luyện tập ở nhà và ở các câu lạc bộ cầu lông ở địa phương. Từ đó các em phát triển tốt hơn về mặt thể chất cũng như trình độ, thể lực và kỹ thuật của môn cầu lông chuẩn bị cho việc tiếp thu nhanh các môn học khác. Đặc biệt các em học sinh nữ, nhiều em cũng đã rất thích thú tập luyện và đạt kết quả khá cao.
KẾT LUẬN 
 Qua quá trình nghiên cứu và sự liên hệ giữa cơ sở lý luận và thực tiễn tôi đi đến kết luận như sau:
 1. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận khoa học và thực tiễn giáo dục của việc lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn học Cầu lông cho học sinh trường THPT Bình Xuyên tôi đi đến kết luận sau:
 - Đa số các em chưa nắm vững kỹ thuật động tác, trình độ kỹ thuật chuyên môn còn yếu.
 - Qua kết quả đánh giá thực trạng thể lực của học sinh trường THPT Bình Xuyên tôi nhận thấy rằng thể lực trong môn học Cầu lông của các em đang còn yếu và chưa đạt đủ tiêu chuẩn về trình độ thể lực tỷ lệ học sinh đạt loại yếu và kém đang chiếm tỷ lệ khá cao.
 2. Nghiên cứu đề tài này tôi đã lựa chọn được các bài tập bổ trợ nhằm phát triển thể lực trong môn Cầu lông và xây dựng được một tiến trình giảng dạy có tính khoa học và mang tính thực tiễn cao cho học sinh trường THPT Bình Xuyên 
 Qua thời gian thực nghiệm, nghiên cứu và kết quả đánh giá của hai nhóm sau thực nghiệm tôi thấy rằng thể lực nhóm thực nghiệm tốt hơn nhiều so với nhóm đối chứng. Điều này chứng tỏ rằng những bài tập mà tôi lựa chọn đã mang lại hiệu quả cao cho người tập, các bài tập được lựa chọn phù hợp với điều kiện tập luyện của học sinh THPT và nó rất có ý nghĩa trong việc phát triển thể lực trong môn học cầu lông của học sinh trường THPT Bình Xuyên.
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi hạn chế, rất mong được sự góp ý, bổ sung của thầy cô giáo, để đề tài này được hoàn thiện hơn.
 8. Những thông tin cần bảo mật: Không có
 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 Sân bãi, dụng cụ tập luyện.
 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu kể cả áp dụng thử nếu có: 
Thông qua đề tài nghiên cứu: “Một số bài tập nhằm phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh trường THPT Bình Xuyên”.
 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý của tác giả: 
 Học sinh ngày càng được nâng cao kỹ thuật, học sinh ngày càng được phát triển về các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo.
 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý của tổ chức cá nhân.
 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
STT
Tên tổ chức/ 
cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1
Nguyễn Thị Việt Hằng
Trường THPT Bình Xuyên
Thể dục 10
Bình Xuyên, ngày tháng năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Phan Hồng Hiệp
Bình Xuyên, ngày tháng năm 2019
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Việt Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Cầu lông.
 2. Luật Cầu lông.
 3. Sách giáo viên khối 10, 11,12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_nham_phat_trien_the_luc.doc
Sáng Kiến Liên Quan