SKKN Nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống với các chất kích thích cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh

 Cơ sở lý luận7

Học sinh THPT là lứa tuổi đang phát triển hoàn thiện về các đặc điểm tâm

sinh lý, các em có những suy nghĩ non nớt, bồng bột, dễ bị lôi kéo, thích ăn chơi

đua đòi, thích thể hiện bản thân mình và thích làm người lớn. Đặc biệt những em

thiếu sự quan tâm của gia đình và nhà trường là nguyên nhân xô đẩy các em tới

con đường nghiện ngập các chất kích thích, ma túy và trở thành tội phạm.Trong

tình hình diễn biến phức tạp của tệ nạn ma túy học sinh là đối tượng có nguy cơ

cao để các chất kích thích, ma túy xâm nhập, việc giáo dục phòng chống các

chất kích thích, ma túy là cần thiết và cấp bách nó không chỉ góp phần thực hiện

mục tiêu phấn đấu nhà trường không có chất kích thích, ma túy mà còn ngăn

chặn sự phát triển của các chất kích thích trên toàn quốc.

Bộ giáo dục đào tạo đã hướng dẫn các địa phương, trường học đẩy mạnh

hoạt động nội khóa và ngoại khóa nhằm tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà

trường, gia đình và xã hội trong việc phòng chống các chất kích thích và chất

gây nghiện.

pdf41 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống với các chất kích thích cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nếu bạn bị 
xử phạt hay vì tâm lí sợ hãi sẽ bị trả thù nên khi thấy bạn mình sử dụng chất kích 
thích sẽ bỏ đi, xem như “chuyện không phải của mình”, không có ý thức khai 
báo. Trong trường hợp này, nhà trường cần tổ chức những cuộc nói chuyện để 
hỗ trợ tâm lí cho các học sinh. 
2.4.2. Nhóm giải pháp về phía gia đình 
Gia đình là một trong những nhân tố để tạo nền tảng nhận thức và nhân 
cách cho học sinh. Gia đình là nơi bình yên nương náu của mỗi con người, là nơi 
ta được là chính mình,nơi chất chứa những tâm tư tình cảm không thể nói ra. Và 
nếu ta làm sai, thì gia đình chính là lí do dẫn bước để sửa lại. 
- Lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu những nhu cầu chính đáng của con mình: 
Hơn ai hết, cha mẹ phải là người lắng nghe, tâm sự với thái độ kiên nhẫn 
và cảm thông. Cha mẹ cần phải lắng nghe những nhu cầu, tâm tư, suy nghĩ của 
con cái và từ kinh nghiệm của chính bản thân mình, chia sẻ với con khi con gặp 
những khó khăn trong học tập và áp lực trong cuộc sống. Hãy học cách “làm 
bạn với con”, đứng dưới cái nhìn của con để suy nghĩ. 
- Nắm chắc những kiến thức về chất kích thích và định hướng cho con: 
 Cha mẹ cần nắm rõ những loại chất gây nghiện và tác hại của nó từ đó 
khuyến khích, giảng giải cho con em mình hiểu và khuyến khích, hỗ trợ con từ 
bỏ việc lạm dụng chất gây nghiện. 
- Quan sát, theo dõi việc học tập và kết bạn của con: 
 Với những bậc phụ huynh có con em ở độ tuổi vị thành niên nói chung, bố mẹ 
cần phải dành thời gian dành cho con nhiều hơn, quan tâm hơn, sao sát hơn việc 
học tập và giao lưu bạn bè của con em mình, đồng thời cũng cần có những biện 
29 
pháp giáo dục hợp lí để định hướng cho con những hiểu biết kĩ càng về các chất 
kích thích. 
- Không tạo áp lực cho con cái: 
 Khi tiến hành khảo sát, có rất nhiều học sinh đã trả lời rằng việc sử dụng 
chất kích thích là hệ lụy của áp lực học hành. Một phần trong đó là do bệnh 
thành tích của bố mẹ. Những người làm cha, làm mẹ, ai mà chẳng muốn con 
mình giỏi giang, bằng bạn bằng bè. Nhưng đôi khi, các bậc phụ huynh lại quá 
chú tâm vào việc con mình cần làm những gì để đạt được những mong muốn 
của mình mà lại vô tình quên mất khả năng và sở thích của con. Vì vậy, kính 
mong các bậc phụ huynh, không nên tạo áp lực cho con, hay so sánh con mình 
với “con người ta”. Trẻ vị thành niên là một lứa tuổi nhạy cảm, nên người làm 
cha, làm mẹ hãy cố gắng tạo cho con mình một môi trường thoải mái, ủng hộ, 
khuyến khích những nhu cầu đúng đắn của con để con có thể phát huy toàn diện 
khả năng của mình. 
2.4.3. Nhóm giải pháp về phía nhà trường 
 Theo số liệu khảo sát cho thấy, thực trạng học sinh nhận thức về chất kích 
thích còn chưa đầy đủ, thậm chí có những nhầm lẫn, sai lệch về nó. Để nâng cao 
nhận thức và phát triển kĩ năng nhận diện, ứng phó phòng chống chất kích thích, 
tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau: 
- Lồng ghép tích hợp kiến thức về chất kích thích vào giảng dạy: 
 Nền giáo dục của Việt Nam là nền giáo dục nặng lí thuyết và nặng tư tưởng 
“học để thi”. Dường như chúng ta đang tập trung quá nhiều vào việc giảng dạy 
các môn học trên nhà trường mà quên đi việc giảng dạy bổ trợ những kỹ năng 
mềm cần thiết cho học sinh trong cuộc sống. 
 Để học sinh nâng cao nhận thức và vận dụng được những kỹ năng ứng 
phó với chất kích thích, nhà trường cần lồng ghép tích hợp những kiến thức cơ 
bản về chất kích thích, phổ biến, giáo dục phòng chống chất kích thích và ma 
túy học đường vào các bộ môn, đặc biệt là môn giáo dục công dân, môn giáo 
dục quốc phòng. 
- Chú trọng quan tâm phát triển kỹ năng sống cho học sinh: 
Thực trạng giáo dục hiện nay của nước ta là các nhà trường đều rất chú 
trọng vào lý thuyết mà lơ là kỹ năng sống của học sinh dẫn đến việc học sinh 
thiếu những kĩ năng mềm, không vận dụng vào cuộc sống. Bởi vậy, nhà trường 
cần dành thời gian thích hợp để giáo dục kỹ năng sống của học sinh bên cạnh 
việc dạy học chương trình bộ môn. Qua học tập các kỹ năng sống, bản thân mỗi 
học sinh sẽ trang bị được kỹ năng hơn trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh 
trong cuộc sống, biết phân tích, nhận thức đúng sai và có những ứng xử khôn 
ngoan để ứng phó các tình huống bất ngờ. 
30 
- Tạo sự gần gũi, thân mật giữa học sinh và giáo viên: 
+ Bên cạnh sự quan tâm, chia sẻ của gia đình thì thầy cô, bạn bè cũng 
chính là những người gần gũi của mỗi một học sinh. Chính vì thế, nhà trường 
cần tổ chức các buổi giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp có sự góp mặt của cả 
giáo viên và học sinh để có thể tạo sự gắn kết, tương tác, chia sẻ. 
- Tạo điều kiện cho học sinh tham gia trải nghiệm cho học sinh: 
+ Tổ chức các hoạt đông ngoại khóa: tham quan, du lịch đến các di tích 
lịch sử đề bổ sung hiểu biết. 
 + Đặc biệt, nhà trường có thể tổ chức những chuyến đi thực tế đển các 
trại cai nghiện, để học sinh giao lưu và lắng nghe những câu chuyện của những 
người bị nghiện, điều đó giúp cho học sinh có một cái nhìn hiện thực và sâu sắc 
nhất,thấu hiểu được tác hại nặng của chất kích thích và nỗi khổ của những người 
đã lạm dụng nó. 
- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan y tế tổ chức xét nghiệm thường 
xuyên để phát hiện kịp thời những học sinh có biểu hiện của việc lạm dụng 
chất kích thích. 
- Tổ chức những sân chơi lành mạnh, các câu lạc bộ cho học sinh: 
 Trong các trường cần tổ chức các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ tiếng anh, 
câu lạc bộ tranh biện, các buổi offline chào mừng học sinh mới hay các cuộc thi 
“Nét đẹp nữ sinh”, “Nữ sinh thanh lịch”, “Ngày hội anh tài”,... để học sinh được 
thể hiện mình, được sáng tạo, được cảm thấy bản thân có giá trị và phát hiện ra 
được những khả năng của mình, tăng tính tương tác giữa học sinh và tập thể. 
- Bên cạnh đó, sử dụng truyền thông để phổ biến kiến thức về chất kích thích: 
+ Nhà trường cũng nên tổ chức những diễn đàn, diễn thuyết trao đổi về 
chất kích thích, cập nhật những thực trạng mới, những chất kích thích mới trên 
diễn đàn 
+ Tổ chức một số cuộc thi về chất kích thích để nhằm mục đích khuyến 
khích học sinh chủ động tìm hiểu về chất kích: làm phim tư liệu, viết một bài 
văn với chủ đề trọng tâm là chất kích thích và ma túy học đường. 
+ Phát tờ rơi đến từng lớp, phổ biến những trách nhiệm của học sinh khi 
ứng phó với chất kích thích: 
+ Sử dụng chương trình phát thanh giữa các giờ học để tuyên truyền, giáo 
dục học sinh. 
- Học tập, nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác 
phòng, chống ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành, tự trang bị cho mình những kĩ 
năng cần thiết và hiểu biết sâu rộng về chẩ kích thích và những tác hại của nó. 
- Không sử dụng chất gây nghiện dưới bất kỳ hình thức nào, có ý thức giũ 
mình,nâng cao cảnh giác, tự bảo vệ bản thân trước những cám dỗ, rủ rê từ bạn 
bè, đối tượng xấu. 
- Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên 
quan đến chất kích thích. 
31 
- Khi phát hiện những bạn có biểu hiện sử dụng chất kích thích hoặc nghi 
vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo và nhà trường để có 
biện pháp ngăn chặn và kỉ luật thích hợp. 
- Phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương, các cơ quan 
ban ngành có thẩm quyền những đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép 
chất ma tuý và những nghi vấn khác xảy ra ở địa bàn mình cư trú hoặc tạm trú. 
- Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường, tổ chức 
đoàn phát động. Bên cạnh đó cần tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí do địa 
bàn và nhà trường tổ chức để tự xây dựng cho mình một thái độ sống lành mạnh. 
- Ký cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, tệ 
nạn ma túy. 
- Mời các giáo sư, tiến sĩ và các bác sĩ chuyên môn về trường giao lưu với 
học sinh: Bên cạnh đó, để nâng cao kiến thức về chất kích thích cho học sinh, 
nhà trường có thể mời các bác sĩ nghiên cứu chuyên môn về chất kích thích đến 
trường nói chuyện, giao lưu với các học sinh. Vai trò của các y bác sĩ, các nhà 
tâm lý học, tâm thần học cần phải tạo ra các buổi nói chuyện riêng với học sinh 
THPT để giúp các em đưa ra các quyết định và lựa chọn đúng đắn hơn. Đối với 
các đối tượng thanh thiếu niên gần như lệ thuộc vào các chất kích thích, các bác 
sỹ có thể khuyến cáo các phương pháp điều trị ngoại trú hay đưa vào điều trị 
trực tiếp tại các trung tâm phục hồi chức năng. 
- Kiểm soát việc học sinh sử dụng chất kích thích trong nhà trường: 
 Hiện nay, có rất nhiều trường học vẫn còn thực trạng mua bán chất kích 
thích hoặc sử dụng chất kích thích ngay trong phạm vi trường học, để kiểm soát 
được việc này, nhà trường có thể lắp camera theo dõi hoặc thành lập đội xung 
kích trong trường. 
Một số hoạt động nhằm giáo dục nhận thức và kỹ năng sống cho học 
sinh trường THPT Hà Huy Tập 
32 
33 
34 
35 
2.4.4. Nhóm giải pháp về phía xã hội 
a. Giải pháp tuyên truyền 
- Các cấp xã, phường trên địa bàn toàn thành phố cần tăng cường các hoạt 
động vui chơi, giải trí lành mạnh, phù hợp với từng lứa tuổi nhằm làm giảm thời 
gian nhàn rỗi, tạo thêm sự hứng thú của học sinh THPT với môi trường xung 
quanh từ đó hạn chế xuống mức thấp nhất tình trạng học sinh sử dụng chất kích 
thích tràn lan trong nhà trường. 
- Xã hội không nên chỉ tuyên truyền, giáo dục một cách hời hợt là treo băng 
rôn hay có những chiến dịch quảng cáo mà cần phải xây dựng những bài hùng 
biện, những bài thuyết trình có tác động mạnh đến hiểu biết của học sinh. 
- Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần phải tuyên truyền với từng gia 
đình, hộ dân cư, trường học nhằm thức tình học sinh đã và đang có ý định sử 
dụng chất gây nghiện. 
b. Giải pháp xử phạt 
 Đối với những em học sinh THPT, tuy chưa đủ tuổi chịu hoàn toàn trách 
nhiệm trước pháp luật nhưng các cơ quan có thẩm quyền cũng nên có những 
hình thức xử lí phù hợp với từng đối tượng. Các biện pháp xử lí thì cần phải triệt 
để, công bằng, khách quan: Đối với những em vi phạm lần đầu thì có thể kỷ luật, 
phạt tiền hay đình chỉ học có thời hạn; đối với những em sử dụng trong thời gian 
dài và có dấu hiệu tham gia vào đường dây thì đây là những đối tượng nguy 
hiểm, cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lí bằng các hình phạt có tính răn 
đe, làm gương cho các em khác và điều trị kịp thời. 
 Bên cạnh đó, lực lượng công an cần phải kiểm tra, rà soát các cửa hàng 
văn hóa phẩm cho học sinh, các quán caffe, quán bar - những nơi nghi ngờ là tụ 
điểm buôn bán các loại chất kích thích dành cho học sinh: keo chó, bóng cười, 
tem giấy, pin ma túy, shisha để có biện pháp quản lí và xử phạt thật nghiêm 
khắc. Bởi lẽ đây chính là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho thực trạng chất 
kích thích học đường ngày càng gia tăng. Nếu các cơ quan chức năng chặn được 
nguồn cung cấp “hàng” cho học sinh THPT thì phần nào sẽ cải thiện được tình 
trạng đáng báo động này trong học sinh. 
 Chính vì chất kích thích hiện nay được biến tấu thành nhiều dạng thù hình 
và đa dạng về kiểu dáng nên vẫn tồn tại nhiều chất không nằm trong danh mục 
các chất bị cấm của Chính phủ. Vậy nên, Chính phủ cần khẩn trương ban hành 
Nghị định về việc mua bán và sử dụng chất kích thích dựa trên tác hại của chúng 
đối với người sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân ngăn đất nước ta 
sánh vai với các cường quốc năm châu. Cần quản lí chặt chẽ cách sử dụng hợp lí 
những chất gây nghiện có thể có lợi cho sức khỏe. Khi những điều khoản về 
36 
buôn bán và sử dụng chất kích thích được ban hành thì tình trạng buôn bán “ bí 
mật một cách công khai” sẽ không còn nữa, hạn chế tối đa những điều kiện để 
học sinh THPT tiếp xúc với chất kích thích. 
2.5. Thực nghiệm hình thành nhận thức và những kỹ năng ứng phó, phòng 
chống với các chất kích thích cho học sinh THPT 
2.5.1. Mục đích 
Khắng định tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất nhằm nâng cao kỹ 
năng ứng phó với các chất kích thích và “ma túy học đường” 
2.5.2. Nội dung 
 - Thành lập câu lạc bộ kĩ năng sống trong trường học. 
 - Cung cấp cho các bạn học sinh kiến thức về chất kích thích, biểu hiện của 
những người lạm dụng chất kích thích và kỹ năng ứng phó đối với chất kích 
thích của học sinh. 
- Tham quan trại cai nghiện và giao lưu những người nghiện để lắng nghe 
và chia sẻ với các bệnh nhân trong giai đoạn chữa trị 
 - Giao lưu với bác sĩ chuyên môn những người đã, đang công tác tại các 
trạm xá, trại các nghiên. 
 2.5.3. Quy trình: 
Bước 1: Đặt ra mục đích thực nghiệm nhằm kiểm định tính hiệu quả của các 
biện pháp đã đề xuất. 
Bước 2: Thiết kế thực nghiệm. 
- Xác định được yếu tố mà thực nghiệm này tác động đến chính là những 
kiến thức và kỹ năng ứng phó với các chất chất kích thích. 
- Xác định hình thức thực nghiệm; chia hai nhóm, trước và sau thực 
nghiệm,đánh giá kết quả và so sánh. 
Thiết kế thang đánh giá trên hai tiêu chí: 
 Mức độ hiểu biết về các kỹ năng ứng phó với các chất kích thích ở học 
sinh THPT. 
Mức độ thuần thục về các kỹ năng ứng phó với các chất kích thích ở học 
sinh THPT. 
Thiết kế nội dung thực nghiệm: 
Thiết kế nội dung chương trình hoạt động cho từng bước hội thảo với mục 
đích cung cấp kiến thức cơ bản, thiết yếu về các chất kích thích và kỹ năng ứng 
phó với các chất kích thích, thực hành các chất kích thích đó. 
37 
Ngày thực hiện Nội dung sinh hoạt 
5/9/2020 
Giới thiệu một số chất kích thích mới đang được học 
sinh THPT sử dụng phổ biến hiện nay 
15/9/2020 Những kỹ năng ứng phó với các chất kích thích 
25/9/2020 
Quan sát một số chất kích thích và thực hành các kỹ 
năng ứng phó. 
8/10/2020 
Thực hành: tìm hiểu về các biểu hiện của những người 
lạm dụng chất kích thích 
18/10/2020 
Tham quan trại cai nghiệm và lắng nghe, chia sẻ với 
một số bệnh nhân đang điều trị. 
Ngoài việc phổ biến kiến thức về chất kích thích và các kỹ năng ứng phó 
với các chất kích thích, các em còn được hướng dẫn một số những cách để 
phòng tránh sử dụng chất kích thích như: cách ứng phó khi cảm thấy áp lực 
trong việc học tập, cách ứng phó khi gặp chuyện khó khăn trong gia đình hoặc 
những kỹ năng để giải quyết những vấn đề về tâm lý. 
Bước 3: Triển khai thực nghiệm: 
Xác định các em học sinh tham gia thực nghiệm: gồm 30 bạn học sinh. 
Trước khi triển khai thực nghiệm, tôi cho các em làm một bài kiểm tra lí 
thuyết bao gồm những câu hỏi về chất kích thích và một bài kiểm tra thực hành 
để xác định những kĩ năng ứng phó của các em. Sau khi hoàn thành thực 
nghiệm, tôi cho các em làm lại những bài kiểm tra trên và quan sát, nghiệm thu 
kết quả, chuyển biến trong nhận thức và kĩ năng ứng phó của các em đối với các 
chất kích thích. 
- Sắp xếp thời gian, địa điểm thực nghiệm. 
- Đo kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm. 
- Triển khai hoạt động. 
Bước 4: Đo kết quả sau thực nghiệm. 
Bước 5: Xử lí dữ liệu và so sánh kết quả đạt được. 
Khi tính điểm trung bình của nhóm thực nghiệm trước và sau khi tiến hành thực 
nghiệm, tôi nhận thấy: 
38 
Biểu đồ so sánh nhóm thực nghiệm trước và sau khi tiến hành thực nghiệm. 
- Trong việc nhận diện các chất kích thích: 
 + Trước thực nghiệm: trung bình các em đạt 14,8/100 điểm 
 + Sau thực nghiệm: các em đạt 72,9/100 điểm 
- Trong việc thực hành kỹ năng ứng phó với các chất kích thích: 
+ Trước thực nghiệm: trung bình các em đạt 25/100 điểm 
+ Sau thực nghiệm: các em đạt 86,7/100 điểm. 
 Sau quá trình tiến hành thực nghiệm, tôi đã nhìn thấy được sự phản hồi 
tiến bộ và tích cực của các em học sinh THPT khi ứng phó với các chất kích 
thích đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Các em đã trang bị được những kiến 
thức và kỹ năng ứng phó cần thiết đối với các chất kích thích. 
39 
PHẦN III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận 
 Sau quá trình nghiên cứu viết sáng kiến, tôi nhận thấy: 
- Phần lớn các em học sinh chưa nhận thức đúng về chất kích thích và tác 
hại của chất kích thích. 
- Đa số các bậc phụ huynh cũng chưa có đầy đủ kiến thức về chất kích 
thích và ma túy học đường. 
- Tuy nhà trường đã có những giải pháp nhưng chưa thực sự đầy đủ, hiệu quả 
hướng dẫn cho học sinh những kỹ năng cơ bản để ứng phó với chất kích thích. 
 Để ứng phó với chất kích thích và “ma túy học đường”, cần rèn luyện ba 
kỹ năng: Kĩ năng nhận diện các chất kích thích, kĩ năng định hướng giải quyết 
khi tiếp cận với chất kích thích, kĩ năng vận dụng giải pháp để phòng tránh với 
các chất kích thích và ứng phó với “ma túy” học đường. Khả năng vận dụng các 
kỹ năng này ở các em học sinh còn thấp, chưa thật sự triệt để. Vì vậy, tôi đi sâu 
đề tài này nhằm giúp các em học sinh có được những định hướng đúng đắn cho 
bản thân, gia đình và xã hội. 
3.2. Kiến nghị 
 Đối với nhà trường qua quá trình tiến hành đề tài, tôi nhận thấy hoạt động 
nâng cao nhận thức cho học sinh về chất kích thích, giáo dục kĩ năng sống và kĩ 
năng ứng phó, phòng chống với chất kích thích cho học sinh là rất cần thiết. Do 
đó, tôi hy vọng các trường học có thể quan tâm hơn vào việc giáo dục những kỹ 
năng này, làm hành trang cho học sinh khi bước ra ngoài cộng đồng và xã hội. 
 Đối với gia đình học sinh: Tôi hy vọng kết quả của đề tài có thể nâng cao 
hơn nữa nhận thức của các bậc phụ huynh về các chất kích thích và tác động của 
gia đình tới vấn đề sử dụng chất kích thích ở học sinh từ lứa 16 - 18 tuổi. Từ đó 
mong các gia đình dành nhiều thời gian hơn để chia sẻ với con cái với những vấn 
đề trong cuộc sống. Các bậc làm cha làm mẹ xin hãy quan tâm hơn tới sức khỏe 
của con em mình và có những phương pháp giáo dục đúng đắn, trang bị những 
kiến thức cơ bản cho con. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng nên tăng cường 
mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường, đặc biệt là với giáo viên chủ nhiệm. 
 Đối với các em học sinh, sau quá trình thực tiễn đề tài, tôi nhận thấy để 
tránh sử dụng chất kích thích nói riêng và tệ nạn xã hội nói chung, mỗi em học 
sinh phải có ý thức tìm hiểu, trau dồi kiến thức, biết “chọn bạn mà chơi”, tránh 
tụ tập với những bạn xấu để không bị ru rê lôi kéo vào những điều không tích 
cực; đồng thời, mỗi người nên trang bị cho mình những kĩ năng sống cơ bản, 
đặc biệt là những kĩ năng ứng phó với các chất kích thích để duy trì một cuộc 
sống văn minh, lành mạnh. 
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của mình, không sao chép của 
người khác. 
 Xin chân thành cảm ơn! 
40 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 10. 
2. Sách giáo viên Giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 10. 
3. Luật phòng chống ma túy và công tác phòng, chống tệ nạn ma túy tại các cơ 
quan đơn vị trường học, gia đình và cộng đồng. Nhà xuất bản Công an nhân dân. 
4. Nghị định 80/2001/NĐ-CP nghị định hướng dẫn luật phòng, chống ma túy 
và các chất gây nghiện. 
5. Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 
6. Giáo dục giới tính phòng tránh ma túy – HIV và các bệnh truyền nhiễm 
trong trường học. Nhà xuất bản dân trí 
7. Hệ thống các văn bản hướng dẫn về phòng, chống ma túy. 
8. Sổ tay pháp luật về phòng, chống ma túy quy định về danh mục chất ma túy và 
các chất kích thích. Cách phòng, chống các chất kích thích trong cộng đồng và học 
đường. 
9. Công tác xã hội với học sinh sử dụng chất gây nghiện. Nhà xuất bản giáo dục 
Việt Nam. 
10. Cẩm nang phòng chống ma túy học đường cho học sinh trung học phổ thông. 
Nhà xuất bản Hà Nội. 
11. Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá. 
12. Luật số 23/2000/QH10 của Quốc hội: Luật phòng, chống ma túy. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_nang_cao_nhan_thuc_va_ky_nang_phong_chong_voi_cac_chat.pdf
Sáng Kiến Liên Quan