SKKN Một số giải pháp nâng cao hoạt động của tổ chức công đoàn tại trường Trung học Phổ thông Đô Lương 4, tỉnh Nghệ An

Cơ sở lí luận

1.1. Một số vấn đề về tổ chức công đoàn

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao

động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ

quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia

quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà

nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao

động khác; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

(Trích: Điều 10 Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013)

1.1.1. Vị trí của Công đoàn Việt Nam:

Công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam

- Với Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỗ

dựa vững chắc và là sợi dây chuyền nối liền quần chúng với Đảng.

- Với Nhà nước, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng tôn trọng lẫn

nhau, ngược lại Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Công đoàn

hoạt động.

- Với tổ chức chính trị, xã hội khác, Công đoàn là thành viên của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam, hạt nhân trong khối liên minh Công, Nông, trí thức, bình đẳng, tôn

trọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động (thông qua các Nghị quyết liên tịch )

1.1.2. Vai trò của Công đoàn Việt Nam:

Vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển, mở rộng qua

các thời kỳ. Ngày nay trong giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại, vai trò của Công đoàn Việt Nam tác động trên các lĩnh vực:

- Trong lĩnh vực chính trị: Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây

dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị - xã hội xã hội chủ nghĩa. Tăng

cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm

chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo

đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì

dân. Để đảm bảo sự ổn định về chính trị.

- Trong lĩnh vực kinh tế: Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản

lý kinh tế nhằm xoá bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở

mở rộng dân chủ. Góp phần củng cố những thành tựu kinh tế văn hoá và khoa học kỹ

thuật đã đạt được trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Tiếp tục

đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó kinh tế

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát

triển có lợi cho quốc kế dân sinh. Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước,

từng bước đưa kinh tế tri thức vào Việt Nam, góp phần nhanh chóng hội nhập với

khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng

xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hoạt động của các thành phần kinh tế vẫn đảm bảo

cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt, đóng vai trò chủ đạo.

- Trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng: Trong nền kinh tế nhiều thành phần Công

đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao động

nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao5

đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh

nhân loại góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

- Trong lĩnh vực xã hội: Công đoàn có vai trò trong tham gia xây dựng giai cấp

công nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao trình độ

giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, có nhãn

quan chính trị, thực sự là lực lượng nòng cốt của khối liên minh công - nông - trí

thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo vai trò

lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước.

pdf48 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hoạt động của tổ chức công đoàn tại trường Trung học Phổ thông Đô Lương 4, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẽ với chuyên môn, tổ chức đoàn thể 
để tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá, sơ kết, tổng kết và khen thưởng động viện 
kịp thời. 
Thực hiện chế độ sinh hoạt và nâng cao chất lượng sinh hoạt. Chủ tịch công 
đoàn phải có kế hoạch tổ chức sinh hoạt công đoàn theo quy chế. Tập trung nâng cao 
chất lượng sinh hoạt công đoàn, gắn việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt 
động. Tuỳ theo tình hình thực tế, hàng tháng Ban chấp hành có thể xây dựng nội 
dung chương trình sinh hoạt phù hợp. Trong mỗi kì sinh hoạt, Ban chấp hành cần 
nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tìm hiểu hoàn cảnh của công đoàn viên, nhắc nhở thực 
41 
hiện tốt nghĩa vụ công dân, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác chuyên môn, 
nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm trong công tác, xây dựng nếp sống văn hóa nơi công 
sở, chấp hành nhiêm túc nội qui, qui đinh của ngành và nhà trường. Định kì Ban chấp 
hành cần đánh giá kết quả phong trào thi đua và hoạt động công đoàn, tổng kết công 
tác thi đua khen thưởng, bên cạnh đó cần phải có những phần thưởng xứng đáng để 
động viên kịp thời cán bộ công đoàn, đoàn viên và người lao động đã tích cực hưởng 
ứng phong trào và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. 
Tổ chức tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động, phát hiện và giới 
thiệu đoàn viên ưu tú. 
Mỗi tháng, mỗi đợt thi đua, Ban chấp hành đều trình Cấp ủy phê duyệt, xin ý 
kiến chỉ đạo thống nhất; sau đó phát động, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết, rút 
kinh nghiệm cụ thể, đầy đủ; tuyên dương, khen thưởng công minh, kịp thời động viên 
phong trào thi đua yêu nước. Khi xây dựng kế hoạch phải bám sát hoạt động chuyên 
môn song phải chủ động và linh hoạt trong kế hoạch và phải biến kế hoạch chuyên 
môn thành phong trào thi đua. Cần chú trọng phối hợp với chuyên môn tổ chức tốt 
hội nghị viên chức đầu năm, phát huy dân chủ trong mọi hoạt động của đơn vị, xây 
dựng các tiêu chí thi đua và vận động cán bộ, viên chức đăng ký thi đua cá nhân và 
tập thể. Tổ chức các phong trào và các cuộc vận động cần chú ý đến chất lượng và đi 
vào chiều sâu, tránh tổ chức mang tính chất đối phó. Đồng thời phải thu hút được 
đông đảo đoàn viên công đoàn tham gia một cách tích cực. 
Thông qua các phong trào thi đua và các hoạt động do công đoàn tổ chức, phát 
động đã theo dõi, phát hiện và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Chi bộ bồi dưỡng, kết 
nạp theo qui định của điều lệ Đảng, góp phần trong công tác phát triển đảng viên, 
hoàn thành chỉ tiêu, xây dựng tổ chức Đảng trong đơn vị vững mạnh. Cử ủy viên Ban 
chấp hành là đảng viên nằm trong các tổ công đoàn có nhiệm vụ phát hiện đoàn viên 
ưu tú để giới thiệu cho Đảng. 
Quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên 
là một nhiệm vụ rất quan trọng của tổ chức công đoàn. Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo 
viên yên tâm công tác, gắn bó với nhà trường, hăng hái tham gia các hoạt động và 
hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. 
Giải pháp 5: Về công tác kiểm tra, giám sát. 
 Công đoàn phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát bảo vệ quyền và lợi ích 
chính đáng của đoàn viên. Cần quan tâm đến hoàn cảnh, thu nhập thực tế của đoàn 
viên, đảm bảo thực hiện đầy đủ chính sách, lương bổng của đoàn viên. Công đoàn 
tham mưu sắp xếp bố trí lao động hợp lý, phân công nhiệm vụ phù hợp, tạo điều kiện 
cho cán bộ đoàn viên trong công việc. Chú trọng chăm lo đời sống tinh thần và sức 
khỏe cán bộ đoàn viên, thực hiện tốt chế độ BHXH, BHYT. Tổ chức và vận động cán 
bộ đoàn viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, tham quan du lịch. 
Duy trì tốt công tác động viên thăm hỏi khi ốm đau, khó khăn, hiếu hỉ. Tổ chức buổi 
lễ trang trọng ý nghĩa tuyên dương con em CBGVNV có thành tích trong các dịp lễ.. 
42 
Tổ chức tham quan học tập thực tế hè năm 2019 
Thường xuyên đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát. Tăng cường hiệu quả 
hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, ủy ban kiểm tra công đoàn. Vào đầu năm học 
phải xây dựng kế hoạch chu đáo, sát với thực tế đơn vị và có tính khả thi thực hiện 
hiệu quả. 
Giải pháp 6: Về công tác tổ chức và cán bộ 
Ban chấp hành công đoàn cần bám sát những nhiệm vụ và giải pháp; xây dựng 
kế hoạch, chương trình hành động cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị 
trong năm học đúng với chủ đề, chủ điểm. 
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của công 
đoàn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ công đoàn. Cần nhận thức 
đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của Ban chấp hành công đoàn hoạt động của 
công đoàn trường học. Cán bộ công đoànphải vừa có tâm, vừa đủ tầm, tràn đầy nhiệt 
huyết với công việc thì hoạt động công đoàn ở đó sẽ hiệu quả, quyền và lợi ích chính 
đáng, hợp pháp của người lao động sẽ được bảo vệ tích cực. Qua đó, góp phần tích 
cực xây dựng khối đoàn kết nội bộ và xây dựng chi bộ, chính quyền trong sạch, vững 
mạnh. 
Lựa chọn và xây dựng tập thể ban chấp hành công đoàn có đủ phẩm chất đạo 
đức và năng lực công tác công đoàn, nhất là chủ tịch công đoàn trường phải thực sự 
là thủ lĩnh của tập thể. Để làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình, đòi hỏi ban chấp 
hành công đoàn phải có năng lực tập hợp đoàn viên; có tác phong liên hệ mật thiết 
với CBNGNLĐ để giải quyết thấu đáo những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao 
động; có bản lĩnh dám đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, 
người lao động. Vì vậy, việc lựa chọn đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là chủ tịch 
công đoàn thực sự là thủ lĩnh của tập thể lao động đặc biệt quan trọng. Muốn vậy, 
43 
mỗi kỳ đại hội hoặc khi có thay đổi về nhân sự của công đoàn cần chuẩn bị tốt công 
tác nhân sự; việc bầu cử cần được đổi mới theo hướng phát huy dân chủ, đặc biệt cần 
đổi mới, nhân rộng hình thức bầu cử trực tiếp đối với chủ tịch công đoàn, tạo điều 
kiện để đoàn viên thực sự có cơ hội lựa chọn ra người thủ lĩnh của mình. 
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ ban chấp hành 
công đoàn trong nhà trường. Cần tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tập 
huấn, bồi dưỡng cho cán bộ Công đoàn. 
Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách đối với cán bộ 
công đoàn, tập trung vào việc xây dựng chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp. Có 
các hình thức ghi nhận những cống hiến của họ; các chính sách ưu đãi trong bồi 
dưỡng; các hình thức động viên khen thưởng nhằm tạo động lực để cán bộ công đoàn 
phấn đấu, làm việc. 
Giải pháp 7: Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; nâng cao chất lượng 
sinh hoạt bám sát vào nội dung, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn 
 Trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động, Công đoàn cần quán triệt và thực hiện 
tốt quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp. Tổ chức 
triển khai ở cơ sở cần xây dựng được kế hoạch và nội dung hoạt động từng thời kỳ 
sát, đúng với chủ trương, Nghị quyết của công đoàn cấp trên đồng thời phải phù hợp 
với thực tiễn hoạt động cũng như đặc điểm của Đoàn viên trong đơn vị. Cần lồng 
ghép với nội dung các phong trào và cuộc vận động của ngành như cuộc vận động 
“Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" cuộc vận động " Hai không"... phong 
trào: “Giỏi việc trường – đảm việc nhà”, phong trào thi đua “Hai tốt”, "Xây dựng 
trường học thân thiện, học sinh tích cực"... 
 Công đoàn cần quan tâm bồi dưỡng năng lực cho các đồng chí ủy viên ban chấp 
hành, tổ trưởng công đoàn. Tổ chức công đoàn cơ sở phải xây dựng được nhân sự 
BCH có năng lực, thường xuyên chăm lo xây dựng các tổ công đoàn, cũng như tổ 
chức công đoàn của đơn vị. Ban chấp hành công đoàn nên có những đồng chí ngoài 
năng lực tổ chức các hoạt động công đoàn, năng lực chuyên môn còn có năng khiếu 
trong văn nghệ, thể dục thể thao... điều đó rất thuận lợi trong tổ chức hoạt động 
phong trào. Để có đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở đáp ứng được yêu cầu và nhiệm 
vụ, cần tổ chức cho các đồng chí trong BCH tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ 
công tác công đoàn do công đoàn cấp trên tổ chức. Đồng thời mỗi cán bộ công đoàn 
cần nêu cao ý thức học tập kinh nghiệm từ thực tiễn công tác. Qua đó, giúp cho các 
đồng chí trong ban chấp hành vững vàng về nghiệp vụ công tác công đoàn, tự tin thực 
hiện tốt nhiệm vụ của người cán bộ công đoàn cơ sở. 
 Sau đại hội, ban chấp hành công đoàn cần quan tâm xây dựng các quy chế hoạt 
động và phối hợp hoạt động với nhà trường và với các tổ chức đoàn thể để thực hiện 
chương trình công tác công đoàn. Cần xác định rõ trách nhiệm cũng như mối quan hệ 
công tác để từng bộ phận trong nhà trường hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của 
mình. Phối hợp với nhà trường tổ chức tốt Hội nghị Cán bộ công chức hàng năm, 
phát huy dân chủ trong mọi hoạt của cơ quan, xây dựng các tiêu chí thi đua và vận 
động cán bộ công chức đăng kí các danh hiệu thi đua của cá nhân, tập thể. 
 Tổ chức triển khai thực hiện chế độ sinh hoạt, hội họp công đoàn đúng quy chế. 
Tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt công đoàn, phải gắn việc đổi mới nội dung 
với phương thức hoạt động. Định kì, ban chấp hành công đoàn cần đánh giá kết quả 
phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn, tổng kết công tác thi đua khen thưởng, 
44 
chọn những việc trọng tâm cần tổ chức triển khai trong từng tháng, từng kỳ hoặc vào 
dịp các ngày kỉ niệm lịch sử của đất nước, của ngành, của địa phương mình như : 
Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Chào 
mừng 8/3, Ngày thành lập tổ chức Công đoàn 28/7... 
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiển tra đánh giá, rút kinh nghiệm. Đặc 
biệt, cần phát huy trách nhiệm hoạt động của Uỷ ban kiểm tra công đoàn, coi trọng 
nguyên tắc tập trung dân chủ để phát huy sức mạnh tập thể, năng lực làm chủ của 
Đoàn viên. Trong các hoạt động của công đoàn và xây dựng đơn vị luôn đảm bảo dân 
chủ, công khai, công bằng. 
 Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ viên 
chức. Tổ chức đầy đủ các đợt sinh hoạt chính trị và phổ biến sâu rộng đến tận đoàn 
viên Công đoàn các nội dung văn bản pháp luật, quán triệt Nghị quyết của Đảng, 
Công đoàn các cấp. Tổ chức đời sống văn hóa ở cơ sở: Tổ chức sinh hoạt văn hóa thể 
thao, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động, xây dựng gia đình Nhà giáo văn 
hóa, góp phần xây dựng Đời sống văn hoá ở tổ dân phố nơi đoàn viên công đoàn cư 
trú. 
 Ban chấp hành công đoàn cần quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục 
trong nữ CNVC-LĐ. Đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền, góp phần nâng 
cao nhận thức cho nữ CNVCLĐ về bình đẳng giới, về hôn nhân gia đình, dân số-
KHH-GĐ 
Giải pháp 8: Về công tác thi đua khen thưởng 
Công đoàn cần chủ động phối hợp với chuyên môn trong việc phân công 
nhiệm vụ, đảm bảo đúng người, đúng việc, hợp lí, khoa học tạo điều kiện thuận lợi để 
cán bộ, đoàn viên vừa hoàn thành tốt công việc chuyên môn ở trường, vừa có điều 
kiện chăm lo cuộc sống gia đình. 
Thường xuyên phát động các phong trào thi đua. Coi việc hưởng ứng các 
phong trào thi đua là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi 
nhiệm vụ chính trị được giao. Công đoàn chủ động phối hợp với chính quyền theo 
dõi, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, nội quy, quy chế hoạt động của nhà 
trường và của cấp trên. 
Chú trọng quan tâm đi sâu, đi sát nắm bắt tâm tư tình cảm của các đồng chí 
công đoàn viên, kịp thời có biện pháp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt 
động chuyên môn cũng như trong cuộc sống. 
Ban chấp hành công đoàn tổ chức tốt các hoạt động giao lưu, trao đổi, học tập chuyên 
môn giữa các đơn vị trong huyện và các trường trong cụm thi đua. 
Bên cạnh đó Công đoàn cần có những hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối 
với những cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt thành tích cao trong việc thực hiện nhiệm 
vụ được giao. 
Qua các phong trào thi đua cần có sơ kết, tổng kết biểu dương, khen thưởng 
kịp thời đối với các cá nhân, tổ công đoàn đạt thành tích tiêu biểu và nhắc nhở các cá 
nhân, tổ công đoàn chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 
Giải pháp 9: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch, phối hợp với các lực 
lượng trong và ngoài nhà trường 
Để công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý, 
giáo dục học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, trong thời gian tới Công đoàn tiếp tục phối hợp với nhà 
45 
trường tăng cường kỷ cương, nền nếp trường, lớp học nhằm nâng cao chất lượng, 
hiệu quả các hoạt động giáo dục theo hướng bền vững. 
Tăng cường nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, phụ huynh, người đứng 
đầu cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội về ý nghĩa, vai trò của công tác 
phối hợp ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục 
học sinh; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan đến từng môi 
trường giáo dục; mọi người phải ý thức luôn sẵn sàng phối hợp, chủ động phối hợp 
mà không có thái độ trông chờ hay ỷ lại vào môi trường giáo dục khác; qua đó tạo sự 
đồng thuận cao và huy động được sự tham gia chủ động, tích cực của toàn xã hội đối 
với sự nghiệp giáo dục. 
Tiếp tục thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; chú trọng công tác quản lý và 
giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử, giáo dục truyền 
thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, giáo dục pháp luật và ý thức, trách nhiệm công 
dân cho học sinh; kết hợp hài hòa “dạy chữ”, “dạy người” và xây dựng môi trường 
giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng 
và thực hiện văn hóa ứng xử trong trường học. Tổ chức đa dạng, sáng tạo, thiết thực 
và hiệu quả các hoạt động hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kỹ năng sống, 
văn hóa, văn nghệ, thể thao, giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo sân chơi bổ ích, giáo dục 
toàn diện học sinh. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trong 
trường học. 
 Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giáo dục, đạo đức, lối sống 
của học sinh. Phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường 
(tổ chức Đoàn, công đoàn), của đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp; 
thường xuyên giữ mối liên lạc với gia đình học sinh, nhất là những học sinh có hoàn 
cảnh khó khăn, học sinh cá biệt, để nắm bắt tâm tư tình cảm, theo dõi sát sao tình 
hình tư tưởng, diễn biến tâm lý và có biện pháp kịp thời giáo dục học sinh. 
Thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp với chính quyền, các đoàn thể, các tổ 
chức xã hội, các địa phương trong việc quản lý, giáo dục học sinh, xây dựng môi 
trường giáo dục an toàn, thân thiện và có văn hoá. Bên cạnh giáo dục chính khóa, 
tăng cường phối hợp tổ chức đa dạng, phong phú, sáng tạo các hoạt động giáo dục 
ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo, để tạo sân chơi lành mạnh và trí 
tuệ để thu hút học sinh, sinh viên có cơ hội và môi trường phát triển những phẩm chất 
và năng lực bản thân. Đặc biệt là các công ty du học, xuất khẩu lao động để định 
hướng cho học sinh sau khi ra trường. 
Giải pháp 10: Huy động ngồn lực, xã hội hóa giáo dục 
Các nguồn lực xã hội có vai trò rất quan trọng trong quá trình đầu tư cho phát 
triển giáo dục; việc huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục không để thay 
thế mà là nguồn bổ sung quan trọng cho ngân sách nhà nước, góp phần làm tăng tổng 
nguồn lực đầu tư cho giáo dục nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước tại đơn 
vị. 
Với mục tiêu chung là tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội, tạo bước 
chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các 
cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nhà trường cho phát triển và nâng cao chất lượng 
giáo dục. Trong những năm qua trường THPT Đô Lương 4 đã làm tốt công tác huy 
động ngồn lực và xã hội hóa giáo dục. 
46 
Năm học 2016 - 2017 nhà trường vận động xã hội hóa giáo dục được hơn 439 
triệu đồng, là nguồn kinh phí để nhà trường tu sửa hệ thống điện, các phòng chức 
năng, xây dựng nhà vệ sinh cho học sinh,; mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất, mua 
máy tính, mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học  và góp một phần kinh phí giúp nhà 
trường tổ chức thành công lễ kỹ niệm 10 năm thành lập trường. 
Năm học 2017 - 2018 nhà trường vận động xã hội hóa giáo dục được hơn 311 
triệu đồng, là nguồn kinh phí để tu sửa các phòng thực hành, xây dựng nhà tổ chức 
các hoạt động tập thể cho học sinh như: học hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp.. 
Năm học 2018 - 2019 nhà trường không vận động tài trợ, tuy nhiên được sự 
ủng hộ từ nguồn ngân sách của UBND huyện, nhà trường đã làm mới sân trường 
trong năm học 2017 - 2018 và 2018 - 2019 với tổng kinh phí hơn 420 triệu đồng. 
Năm học 2019 - 2020 nhà trường tổ chức vận động tài trợ sau khi được Sở phê 
duyệt, nguồn vận động dự kiến xấp xỉ 350 triệu đồng, nhà trường đã tiến hành tu sửa 
các hạng mục nhỏ về cơ sở vật chất, mua bổ sung thiết bị dạy học, xây thêm nhà vệ 
sinh cho học sinh... 
47 
 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Trong những năm qua, tổ chức công đoàn trường THPT Đô Lương 4 đã hoàn 
thành tốt nhiệm vụ được giao; thông qua hoạt động công đoàn và từ phong trào thi 
đua yêu nước đã góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững 
mạnh; vị thế, vai trò của tổ chức công đoàn ngày càng được khẳng định được Chi bộ, 
nhà trường và tất cả đoàn viên trong đơn vị tin tưởng, ghi nhận, nhiều đoàn viên đã 
được các cấp khen thưởng, biểu dương. 
Bản thân tôi là chủ tịch công đoàn đã cùng với các đồng chí trong Ban chấp 
hành đã thực hiện tốt các giải pháp đưa công đoàn trường ngày càng vững mạnh thực 
hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành đề ra. 
Phát huy tốt những kết quả đạt được, trong thời gian tới Công đoàn trường 
THPT Đô Lương 4 sẽ tiếp tục nắm vững và quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ 
trương của Đảng. Tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao chất lượng đoàn viên 
Công đoàn; thường xuyên quan tâm đời sống, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, để 
xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cho phù hợp, khoa học, khả thi và tổ chức 
thực hiện quyết liệt, hiệu quả. 
Bên cạnh đó luôn chủ động tham mưu cho cấp ủy chi bộ, nhà trường trong lãnh 
đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; phối hợp với thủ trưởng 
tổ chức tốt hội nghị cán bộ, công chức, viên chức vào đầu năm học. Nâng cao chất 
lượng đối thoại và đổi mới căn bản phương pháp sinh hoạt công đoàn hoạt động theo 
hướng tập trung thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Tăng cường phối hợp, tổ chức 
các hoạt động nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên và phát động các 
phong trào thi đua, khen thưởng kịp thời nhằm làm tốt công tác bảo vệ, chăm lo phúc 
lợi, lợi ích cho đoàn viên. 
2. Kiến nghị 
Ban giám hiệu có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với công đoàn trong tổ chức, 
phát động các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành. Cần có sự hỗ trợ 
kịp thời, đúng lúc và tạo mọi điều kiện trong cuộc giao lưu để công đoàn có dịp trao 
đổi thêm kinh nghiệm. 
Công đoàn cấp trên tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng 
cho Cán bộ công đoàn cơ sở. Thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao đến công đoàn 
trường học tạo động viên, khuyến khích và giúp đỡ để các đoàn viên an tâm công tác. 
Cần có chế độ chính sách phù hợp với cán bộ công đoàn và tăng nguồn kinh phí cho 
công đoàn cơ sở hoạt động hiệu quả. 
48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013. 
2. Sổ tay tổ chức Công đoàn. 
3. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII. 
4. Sổ tay công tác nữ công công đoàn. 
5. Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra nhân dân. 
6. Sổ tay nghiệp vụ công tác kiểm tra công đoàn. 
7. Luật lao động 
8. Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2012. 
9. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ Công đoàn cơ sở - NXB Lao động năm 2007. 
10. Giáo trình TCLLCT- HC Môn: Kĩ năng lãnh đạo quản lí và nghiệp vụ công tác 
Đảng, đoàn thể ở cơ sở ( tập2 )- NXB Chính trị - hành chính. 
11. Luật công chức, viên chức 
12. Báo cáo tổng kết năm học các năm từ 2015 - 2020 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hoat_dong_cua_to_chuc_cong_do.pdf
Sáng Kiến Liên Quan