SKKN Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1 qua một số biện pháp giáo dục mới thuộc Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Môn học Tiếng Việt là một môn học trọng điểm trong chương trình giáo dục tiểu học nói chung và ở lớp Một nói riêng. Bởi lớp Một là lớp đầu cấp, là nơi đặt nền móng cho các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, là cơ sở để học tập các môn học khác. Điều này đã chứng minh cho chúng ta thấy chương trình giáo dục tổng thể 2018 đã bố trí cho môn Tiếng Việt 420 tiết/năm.

 Trong các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thì phần đọc đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi nếu đọc tốt thì sẽ viết tốt, hiểu được nội dung bài đọc, các yêu cầu của bài tập.giúp học sinh học tốt các môn học khác, giúp học sinh tự tin tham gia chia sẻ, trình bày ý kiến của bản thân các hoạt động học, các hoạt động tập thể.

 Trong khi đó kĩ năng đọc lại rất khó với các em lớp Một. Bởi cách đọc của các em thường ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố ngoại cảnh như: Ảnh hưởng phương ngữ, ảnh hưởng của thói quen, ảnh hưởng do gia đình, Thêm vào đó, ở lứa tuổi này các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, chưa có nề nếp, cũng chưa có ý thức tự học ở nhà. Đến lớp chưa chú ý vào các hoạt động học tập, còn thích chơi, hay chọc ghẹo bạn, hay nói leo, nói tự do trong giờ học. Một số em còn lười đi học.Chính vì vậy khi dạy học môn Tiếng Việt giáo viên phải làm thế nào để hoàn thành tốt nội dung này?

 Qua một vài tuần trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy kỹ năng đọc của các em đọc còn rất chậm, đọc nhỏ, chưa có nhiều học sinh đọc lưu loát, chữ cái thì chữ nhớ chữ không nhớ. Các em thường phát âm sai, đọc ngọng thậm chí còn không đọc được, quan sát của học sinh còn hạn chế, giờ học chưa được sôi nổi, các em còn nhút nhát, khả năng giao tiếp cũng có nhiều khó khăn. Vốn từ ngữ về Tiếng Việt của các em còn hạn chế, chưa giao tiếp ược nhiều với cô.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1 qua một số biện pháp giáo dục mới thuộc Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn biện pháp.
 Môn học Tiếng Việt là một môn học trọng điểm trong chương trình giáo dục 
tiểu học nói chung và ở lớp Một nói riêng. Bởi lớp Một là lớp đầu cấp, là nơi đặt 
nền móng cho các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, là cơ sở để học tập các môn học 
khác. Điều này đã chứng minh cho chúng ta thấy chương trình giáo dục tổng thể 
2018 đã bố trí cho môn Tiếng Việt 420 tiết/năm.
 Trong các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thì phần đọc đóng vai trò hết sức quan 
trọng, bởi nếu đọc tốt thì sẽ viết tốt, hiểu được nội dung bài đọc, các yêu cầu của 
bài tập...giúp học sinh học tốt các môn học khác, giúp học sinh tự tin tham gia chia 
sẻ, trình bày ý kiến của bản thân các hoạt động học, các hoạt động tập thể... 
 Trong khi đó kĩ năng đọc lại rất khó với các em lớp Một. Bởi cách đọc của 
các em thường ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố ngoại cảnh như: Ảnh hưởng 
phương ngữ, ảnh hưởng của thói quen, ảnh hưởng do gia đình,Thêm vào đó, ở lứa 
tuổi này các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, chưa có nề nếp, 
cũng chưa có ý thức tự học ở nhà. Đến lớp chưa chú ý vào các hoạt động học tập, 
còn thích chơi, hay chọc ghẹo bạn, hay nói leo, nói tự do trong giờ học. Một số em 
còn lười đi học...Chính vì vậy khi dạy học môn Tiếng Việt giáo viên phải làm thế nào 
để hoàn thành tốt nội dung này?
 Qua một vài tuần trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy kỹ năng đọc của các em 
đọc còn rất chậm, đọc nhỏ, chưa có nhiều học sinh đọc lưu loát, chữ cái thì chữ nhớ 
chữ không nhớ. Các em thường phát âm sai, đọc ngọng thậm chí còn không đọc 
được, quan sát của học sinh còn hạn chế, giờ học chưa được sôi nổi, các em còn 
nhút nhát, khả năng giao tiếp cũng có nhiều khó khăn. Vốn từ ngữ về Tiếng Việt 
của các em còn hạn chế, chưa giao tiếp ược nhiều với cô. Từ những thực tế đã nêu 
trên, tôi đã tìm tòi và thực hiện các cách làm để cải thiện được tình trạng về kỹ 
năng đọc của học sinh lớp mình đó chính là: “Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh 
lớp 1 qua một số biện pháp giáo dục mới thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc 
sống”.
 Thông qua các biện pháp giúp các em học sinh từng bước nâng cao năng lực 
đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh.
 II. Phạm vi và đối tượng áp dụng
 Biện pháp góp phần nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh qua một số biện pháp 
giáo dục mới thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
 Lớp 1a2 Trường PTDTBT tiểu học số 1 xã Mường Nhà.
 III. Mục tiêu,nhiệm vụ của biện pháp.
 Trang 1 * Biện pháp 1: Hướng dẫn học thuộc bảng chữ cái.
 Bảng chữ cái được xem như cái sườn vững chắc để giúp các em ghép âm, 
vần để tạo thành tiếng, từ rồi từ đó nâng lên tạo câu, Chính vì vậy ngay từ đầu 
tuần học, tôi đã giúp các em thuộc bảng chữ cái theo cách của riêng mình, tận dụng 
mọi thời gian có thể để giúp các em ghi nhớ lại bảng chữ cái mà các em đã được 
học sơ lược ở lớp mẫu giáo.
 Ở tuần học đầu tiên nội dung trong sách giáo khoa là làm quen với trường 
lớp, bạn bè, đồ dùng học tập Tôi đã lồng ghép trong các tiết học làm quen để 
giúp các em thuộc bảng chữ cái và tự tin bước vào khoá học chính thức ở các tuần 
học tiếp theo. 
 Cụ thể:
 Buổi học thứ hai: sau khi các em đã ổn định, tôi cho các em ôn lại bảng chữ 
cái (gồm có 29 chữ cái). Tập cho các em cách đọc các chữ cái này (tôi không yêu 
cầu đánh vần mà chỉ đọc để ghi nhớ). A, Ă, Â,
 - Buổi học thứ ba: Tôi chia bảng chữ cái gồm 3 phần, tương ứng mỗi phần có 
9 chữ cái, phần cuối có 11 chữ cái. Ở buổi học này sau khi giới thiệu nhóm chữ cái 
xong thì tôi cho các em chơi trò chơi đố bạn (cứ hai em ngồi trong bàn cầm một số 
chữ cái và đố bạn mình đọc tên chữ cái đó, ai đọc được đúng nhiều hơn thì sẽ được 
cả lớp khen.
 - Buổi học thứ tư :Tôi lại tiếp tục với trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”. Giáo 
viên là người đọc tên chữ cái, các đội chơi lắng nghe và tìm đúng chữ cái đó rồi 
gắn lên bảng lớp. Đội nào gắn đúng và nhiều hơn sẽ chiến thắng và được tuyên 
dương trước lớp.
 Buổi học thứ năm : Tôi tiếp tục cho các em chơi nhưng thay đổi hình thức 
chơi, các em được cầm mỗi em một chữ cái. Khi tôi đọc tên chữ cái nào thì học 
sinh đó đưa chữ cái lên cao. Em nào nhanh sẽ được khen trước lớp. Hết lượt 1 thì 
đảo chữ cái và chơi lượt 2,
 Buổi học thứ sáu thi đọc: Tôi cho cả lớp thi đọc cá nhân. Tôi chỉ các chữ bất 
kì trong bảng chữ cái. Bạn nào đọc đúng hết sẽ được thưởng. Bằng cách này tôi vừa 
kiểm tra được học sinh đã thuộc bảng chữ cái hay chưa, vừa giúp học sinh nắm 
chắc bảng chữ cái làm nền cho những bài học chính thức sau này.
 Ngoài ra tất cả các ngày trong tuần tôi thường đến lớp sớm để tranh thủ khi 
học sinh nào đến tôi đã bắt đầu cho em đó đọc ngay khi tới lớp để các em nhớ lại 
chữ cái.
*Biện pháp 2: Phát âm đúng qua tập nghe mẫu và đồ dùng trực quan
 Tập nghe mẫu là một thao thác hết sức quan trọng, là sự cần thiết nhất là đối 
với các em học sinh dân tộc bởi ngay từ những âm đầu tiên nếu học sinh không 
 Trang 3 * Biện pháp 3: Sử dụng tranh ảnh và đồ dùng học tập một cách thường 
xuyên trong tiết dạy.
* Sử dụng tranh, ảnh.
 Tranh ảnh và đồ dùng dạy học rất quan trọng không thể thiếu được trong việc 
dạy học nhất là môn Tiếng Việt. Đó là sự cần thiết để giúp các em học sinh dân tộc 
biết được nghĩa Tiếng Việt thông qua hình ảnh. Tuy bộ sách mới Kết nối tri thức 
cũng đã sử dụng rất nhiều kênh hình để minh họa âm, vần, tiếng, từ ngữ để các em 
đọc nhưng chủ yếu là tranh vẽ nên chưa thu hút được tâm lý các em lớp 1. Do đó 
tôi đã sử dụng thêm những tranh ảnh chụp thực tế vật thật để các em quan sát từ đó 
giáo viên nêu yêu cầu các em phát âm chuẩn các từ đó thì tính hiệu quả rất cao, các 
em rất hào hứng học tập. 
 Ví dụ: Khi dạy bài M m N n (sách Tiếng Việt 1 tập 1 – Bộ sách kết nối tri 
thức với cuộc sống, trang 44). Ở phần đọc các từ ngữ, tôi dùng chiếc nơ màu đỏ 
cho các em quan sát, cho một em đeo thử rồi nêu câu hỏi cả lớp đánh giá bạn đeo 
có đẹp không. Sau đó gọi một số em đánh vần và đọc trơn tiếng nơ đỏ.
 Khi dạy bài Tt Tr tr (sách Tiếng Việt 1 tập 1 – Bộ sách kết nối tri thức với 
cuộc sống, trang 56). Ở phần đọc các từ ngữ, tôi dùng bức tranh chụp hình con cá 
trê thật và cho các em quan sát. Sau đó gọi một số em đánh vần và đọc trơn tiếng cá 
trê (nếu những em nào phát âm trê thành chê thì tôi sửa ngay và giải thích cho các 
em hiểu ý nghĩa của từ các cách phát âm chuẩn).
* Sử dụng đồ dùng học tập một cách thường xuyên trong tiết dạy.
 Sử dụng đồ dùng học tập một cách thường xuyên trong tiết dạy giúp học sinh 
ghi nhớ và nắm chắc chữ cái trong Tiếng Việt.Tạo tiếng và từ nhanh.
 VD: Khi dạy bài 11: l I K k (sách Tiếng Việt 1 tập 1 – Bộ sách kết nối tri thức 
với cuộc sống) khi giáo viên yêu cầu các em cài tiếng kì học sinh nhiều em lấy 
nhầm âm cì giáo viên sửa cho các em trực tiếp trên bộ bảng cài của bộ chữ học vần 
từ đó các em ghi nhớ được khi âm k ghép với i,e,ê thì lấy âm k.
* Biện pháp 4: Rèn kỹ năng đọc thông qua tổ chức trò chơi.
 Để giúp học sinh có hứng thú học tập hơn, giúp học sinh đọc thông thạo, 
phát triển kĩ năng ngôn ngữ tôi tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ”.
 VD: Trong các tiết học, tiết ôn tập tôi thiết kế trò chơi trên PowerPoint tạo 1 
sdile có bức tranh các hoa đánh số 1,2,3,4.. đằng sau mỗi bông hoa ấy là các âm, 
vần, tiếng, từ chuẩn bị của giáo viên và một phần quà. Học sinh muốn giành được 
phần quà ấy thì phải chọn một bông hoa và đọc nhanh nội dung bông hoa đó để 
xem mình phần quà gì?
 Để giúp cho học sinh có khả năng quan sát tốt có điều kiện để phát triển 
năng lực ngôn ngữ và kỹ năng đọc, phát triển phẩm chất chăm chỉ, nhân ái và trách 
 Trang 5 đọc đồng thanh theo nhiều hình thức và đặc biệt tôi dành nhiều thời gian để luyện 
TSHS HS đọc nhanh HS đọc TB HS đọc chậm HS chưa đọc được
đọc cho các em hơn trong một tiết học Tiếng Việt.
 VD: Khi dạy bài 46: ac, ăc, âc/104 (sách TV lớp 1) tôi thực hiện các hình 
thức tổ chức rèn kỹ năng đọc như sau: Nghe đọc mẫu, đọc đồng thanh cả lớp, đọc 
thầm, đọc theo dãy, nhóm 4, nhóm đôi và cuối cùng đến đọc cá nhân và tổ chức thi 
đọc ( thi đọc theo nhóm, thi theo cặp, cá nhân). Và yêu cầu đọc này sẽ thay đổi linh 
hoạt tùy thuộc vào sự tiến bộ của học sinh nếu qua vài tuần đầu các em đã có tiến 
bộ hơn thì tôi đưa yêu cầu đọc đồng thanh ít đi và yêu cầu về đọc cá nhân sẽ được 
phát huy trong giờ học.Tôi thực hiện tuơng tự với các bài khác.
 Qua thực hiện biện pháp này tôi thấy học sinh biết thể hiện bản thân khi đọc 
bài, hoạt động học không bị nhàm chán các em học tập với tinh thần rất tích cực.
3. Kết quả đạt được.
 Trước khi áp dụng các biện pháp trên:
 TSHS HS đọc nhanh Học sinh đọc TB HS đọc chậm HS chưa đọc được
 20 2 5 10 3
 Sau một năm học thực hiện biện pháp này tôi đã thu kết quả đáng mừng mặc 
dù chưa được như mong muốn nhưng tôi thấy cũng rất khả quan và có khả năng 
phát huy tốt hơn trong các năm học tiếp theo. Kết quả cụ thể:
 TSHS HS đọc nhanh Học sinh đọc TB HS đọc chậm HS chưa đọc được
 20 14 4 2 0
 Trang 7

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_1_qua_mot_so_bien.doc
Sáng Kiến Liên Quan