SKKN Nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong chương trình lịch sử Việt Nam Lớp 11 bằng phương pháp kể chuyện lịch sử

Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Lịch sử là khoa học nghiên cứu xã hội và con người trong sự phát triển của

nó, nghiên cứu quá khứ cuộc sống của nhân loại một cách toàn diện với những quy

luật chung và tính cụ thể. Khoa học lịch sử vì thế có những đặc trưng riêng:3

Thứ nhất: tri thức lịch sử mang tính khái quát. Đó là những sự kiện lịch sử đã

xảy ra, người ta không thể quan sát trực tiếp được lịch sử quá khứ mà chỉ nhận thức

chúng một cách gián tiếp thông qua các nguồn tài liệu.

Thứ hai: Tính không lặp lại. Mỗi sự kiện, hiện tượng chỉ xảy ra trong một

thời gian không gian nhất định.

Thứ ba: Tính cụ thể. Mỗi sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một hoàn

cảnh cụ thể về không gian, thời gian nhất định. Đặc điểm này đòi hỏi khi trình bày

các sự kiện, hiện tượng lịch sử càng cụ thể, sinh động, có hình ảnh bao nhiêu thì

càng hấp dẫn hứng thú bấy nhiêu.

Thứ tư: Tính hệ thống. Sự vận động từ quá khứ tới hiện tại, từ hiện tại tới

tương lai trong hiện thực lịch sử luôn là quá trình phát triển hợp quy luật.

Từ đặc trưng trên của bộ môn cho ta thấy trong giảng dạy lịch sử ngoài sách

giáo khoa là tài liệu cơ bản thì việc sử dụng tài liệu tham khảo trong đó các mẩu

chuyện lịch sử cũng là một nguồn kiến thức quan trọng giúp học sinh hiểu sâu sắc

kiến thức lịch sử, mà lịch sử là một câu chuyện dài, rất hay và ý nghĩa. Người thầy

có nhiệm vụ khơi gợi cho học sinh cảm nhận cái hay của câu chuyện.

Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong giai đoạn lịch sử Việt nam từ 1858

-1918 gắn với biết bao sự kiện, nhân vật sẽ giúp các em hiểu rõ quá trình xâm lược

Việt Nam của thực dân Pháp và quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp của

nhân dân ta. Nhờ đó, từng sự kiện, biến cố lịch sử quan trọng sẽ hiện lên với đầy đủ

tính cụ thể, gợi cảm và đầy kịch tính của nó, đem đến cho học sinh những cảm xúc

mạnh mẽ không thể nào quên.

pdf21 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong chương trình lịch sử Việt Nam Lớp 11 bằng phương pháp kể chuyện lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp tục lập thêm các đồn binh 
và tiến hành đàn áp, bắt dân về làm lao dịch, dùng mọi thủ đoạn từ lừa bịp đến 
 11 
dùng biện pháp vũ lực cướp đoạt trắng trợn đất đai, nương rẫy, và núi rừng, những 
vùng cư trú của đồng bào dân tộc để làm đồn điền hoặc lập ra các trại cu ly cho các 
đồn điền. 
 Thời gian đầu, các công ty cao su chủ yếu sử dụng lao động nhàn rỗi trong 
nông dân, những người “bán công, bán nông”. Lực lượng này tuy đông nhưng thái 
độ và thời gian làm việc không ổn định. Vì họ là nông dân tại chỗ, những ngày giáp 
hạt, thiếu ăn họ vào đồn điền làm công, đến mùa vụ họ trở về với mảnh đất khu 
vườn của gia đình để sinh nhai. Đồn điền cao su càng phát triển, nhu cầu về lao 
động càng trở nên cấp thiết. Để có nhiều nhân công, thực dân pháp không bỏ qua 
một thủ đoạn man rợ nào. Desrousseaux trong một báo cáo mật gởi Toàn quyền 
Đông Dương đã viết: “Người nông dân chỉ bằng lòng rời khỏi làng, làm việc khi 
nào họ bị đói. Do đó, phải đi đến kết luận lạ lùng là phương thuốc chữa cái khuẩn 
bách hiện tại (thiếu nhân công) là phải bần cùng hóa nông thôn, rút bỏ những khoản 
cấp phát, hạ giá nông sản ”. Nhưng tước đoạt ruộng đất và chính sách thuế khóa 
nặng đối với nông dân Bắc Kỳ chưa tàn bạo bằng việc phá đê nhằm dồn dân vào 
chỗ không còn kế sinh nhai. 
 “Ôi! có một xứ nào trên trái đất mà người ta lại như ở đây, nỡ quyết định một 
cách dễ dàng, trong phút chốc, cho một xứ phải chìm dưới 2 thước nước suốt 5 
tháng trường. Dân tộc nào, dù là dân tộc dã man nhất, dân tộc nào lại dám quyết 
định như vậy”. 
 Qua câu chuyện trên học sinh hiểu được chính sách cai trị tàn bạo của thực 
dân pháp, để giải quyết việc thiếu nhân công chúng đã từng bước bần cùng hoá 
người nông dân không từ thủ đoạn nào và từ sự bần cùng đó người nông dân đã dần 
trở thành giai cấp công nhân; sau này, giai cấp công nông sẽ là lực lượng cách 
mạng to lớn của dân tộc. 
2.3.2.3. Sử dụng các câu chuyện lịch sử kết hợp ảnh chân dung để tạo 
biểu tƣợng về nhân vật lịch sử. 
Xuyên suốt trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 11 là quá trình kháng 
chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược. Ở đó đã xuất hiện không ít 
những anh hùng dân tộc như: Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình 
Phùng, Hoàng Hoa Thám... và đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Những 
nhân vật này có vai trò rất lớn với lịch sử dân tộc do vậy trong dạy học giáo viên 
không thể lướt qua, bỏ qua mà phải khắc hoạ, tạo biểu tượng về các nhân vật đó, 
sử dụng phương pháp kể chuyện có tác dụng tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử một 
cách sinh động, đậm nét từ đó giáo dục học sinh kính trọng, noi gương các anh 
hùng dân tộc. Giáo viên có thể kể chuyện kết hợp với tranh ảnh để tạo biểu tượng. 
Ví dụ 1: Bài 20 “Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân 
dân ta từ năm 1973 đến năm 1884. Nhà nguyễn đầu hàng”. Để học sinh hiểu về 
Hoàng Diệu - một người trung quân ái quốc, có chính khí cao, sống mãi cùng đất 
nước. Giáo viên kể: 
 12 
Tổng đốc Hoàng Diệu 
Tổng đốc Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh 
Trai. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tý (1829) trong một gia đình có truyền 
thống Nho giáo tại làng Xuân Đài (Diên Phước, Quảng Nam). 
Từ năm 1879 đến 1882, Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh, quản lý vùng 
trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và vùng phụ cận. Ông đã lãnh đạo quân dân 
Hà Nội tử thủ chống lại quân đội Pháp, bất chấp triều đình Huế đã chấp nhận đầu 
hàng. Ngày 25/4 năm ấy (1882), thực dân Pháp cho quân tấn công thành Hà Nội 
lần thứ hai. Trước sự uy hiếp bằng tàu to súng lớn của quân Pháp, Tổng đốc Hoàng 
Diệu không hề nao núng, vẫn quyết tâm giữ thành Hà Nội. Sự kháng cự quyết liệt 
của quân dân thành Hà Nội khiến giặc thiệt hại nặng nề. Chúng phải lui binh ra 
ngoài tầm bắn của quân ta để bảo toàn lực lượng. Lúc này kho thuốc súng trong 
thành bất ngờ nổ sung do nội gián đốt phá, khiến khói bụi mịt mù bao phủ khắp 
thành. Quân Pháp thừa cơ tấn công mạnh mẽ. Chỉ trong chốc lát, cổng Tây thành 
Hà Nội bị phá tan tành. Biết không thể chống cự, tổng đốc Hoàng Diệu một mình 
quay về Hành cung soạn di biểu tạ tội với triều đình, rồi ra Võ Miếu dùng dây quấn 
đầu tuẫn tiết, hy sinh theo thành. Trong bức di biểu gửi nhà vua, tổng đốc Hoàng 
Diệu viết:“T à sao ứ đ , ậ ổ v â ĩ Bắ à ú sinh 
 . T â ế ó q ả , yệ theo N yễ Tri P ơ x đ . Q â 
v ơ dặ , yế ệ đ à ”. 
Ví dụ 2: Bài 21: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam 
trong những năm cuối thế kỷ XIX”, mục II “Các giai đoạn phát triển của phong 
trào Cần Vương”. Ví dụ giáo viên tạo biểu tượng về Tôn Thất Thuyết và vua Hàm 
Nghi. “Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29/3/1839 tại thôn Phú Mộng xã Luân Long nay 
 13 
thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông chủ trương loại bỏ tất cả những 
ông vua và bọn quan lại có tư tưởng thân Pháp, đồng thời chuẩn bị các điều kiện 
cần thiết cho cuộc kháng chiến trong triều đình mà ông dự đoán sẽ bùng nổ. Triều 
thần, người nào chủ hoà đều bị coi là kẻ thù chung của nước Nam và thù riêng của 
Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết là 1 tử tù của nước Pháp. Nhưng đối với người 
Pháp chỉ có oán với trọng mà không có khinh”. 
Tôn Thất Thuyết 
 Để giúp học sinh hiểu về vua Hàm Nghi - Một vị vua yêu nước đã ban 
chiếu Cần Vương. Giáo viên kể đoạn: 
 “Vua Hàm Nghi tên thậy là Ưng Lịch lên ngôi 13 tuổi. Khi cuộc tấn công 
quân Pháp của Tôn Thất Thuyết bị thất bại, ông cùng Tôn Thất Thuyết chạy lên 
Sơn Phòng – Tân Sở (Quảng Trị) thảo chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân Phò Vua 
cứu nước. Thực dân Pháp vô cùng lúng túng trước phong trào Cần Vương, đãm tìm 
cách bắt cho được Vua Hàm Nghi để dẹp phong trào từ đầu não. Pháp đã mua 
chuộc tên hầu cận vua là Trương Quang Ngọc bắt vua Hàm Nghi đưa xuống thuyền 
về Huế. Ngày 14/11/1888, lúc đó vua Hàm Nghi mới 17 tuổi. Pháp tìm mọi cách 
thuyết phục Hàm Nghi công tác, làm bù nhìn song đều bị nhà vua thẳng thắn 
khước từ. Ông nói “Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn giám nghĩ đến cha mẹ, anh chị 
em ruột”. Không mua chuộc nổi, thực dân Pháp đẩy nhà vua đi an trí tại Angieri 
(Thuộc đia của Pháp). Về sau người mới học và làm chủ được ngôn ngữ Pháp. Trở 
 14 
thành một hoạ sĩ có tài. Dù vậy Vua vẫn giữ nguyên tập tục dân tộc: Đầu búi bó, 
quần the áo dài Việt Nam. ông sống ở Angiêri 47 năm. 
. 
Vua Hàm Nghi 
 Ví dụ 3: Bài 24 Lịch sử 11: “Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới 
thứ nhất (1914-1918)” Mục 2: “Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất 
Thành (1911-1918)”. Cho học sinh thấy được quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước 
của Nguyễn Ái Quốc, giáo viên kết hợp cho học sinh quan sát tranh ảnh và kể đoạn 
chuyện sau: 
 “..... Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên anh mới nếm mùi 
kem. Sau ít hôm anh đột nhiêu hỏi: “Anh Lê, anh có yêu nước không? Tôi ngạc 
nhiên và đáp “Tất nhiên là có chứ”. 
 - Anh có thể giữ bí mật không? 
 - Có. 
- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem 
xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một 
mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví khi đau ốm... Anh muốn đi với tôi không? 
 - Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi? 
- Đây, tiền đây - Anh bạn của tôi vừa nói vừa giơ hai bàn tay. 
- Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. 
 - Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành xuống tàu buôn Pháp mang tên La - tu - 
sơ - Tơ - rê- vin. 
 Giáo viên lại tường thuật về ngày lao động trên tàu của Người để thấy một 
phần gian khổ trong quá trình đi tìm đường cứu nước. 
 15 
 “Hằng ngày, Nguyễn Tất Thành phải cọ rửa gian bếp lớn trên tàu, sau đó 
nhóm lò, rồi khuôn than, kéo những sọt rau quả, thịt cá, nước đá... từ dưới hầm lên. 
Có lần trong lúc giông bão, anh đang kéo một sọt nặng trên boong thì 1 đợt sóng 
lớn chồm tới, cuốn lấy thân thể mảnh dẻ của anh, và xuýt lôi anh xuống biển. Thật 
may mắn vào khoẳnh khắc cuối cùng thi anh bám được vào dây cáp và nhờ đó 
thoát chết”. 
Nguyễn Ái Quốc 
Tóm lại, trên đây là một số phương pháp kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch 
sử tôi đưa ra nhằm tạo hứng thú cho học sinh, nâng cao hiệu quả bài học, truyền đạt 
kiến thức mới. Trong quá trình vận dụng đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, linh 
hoạt trên cơ sở khoa học và điều kiện cụ thể của từng lớp học, tiết học.... 
 2.4. iệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với 
bản thân, đồng nghiệp và nhà trƣờng. 
Với sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh 
trong chƣơng trình lịch sử Việt Nam lớp 11 bằng phƣơng pháp kể chuyện lịch 
sử” năm học 2018 - 2019 tôi đã đạt được một số kết quả như sau: 
 - Học sinh hứng thú hơn trong mỗi giờ học lịch sử, không khí của lớp học sôi 
nổi, thoải mái. 
 - Học sinh chủ động, tích cực, tự giác trong quá trình lĩnh hội kiến thức, các em đã 
biết chủ động khai thác kiến thức trong SGK, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế 
để giải quyết những câu hỏi, bài tập mà giáo viên đưa ra. 
 - Làm thay đổi cơ bản quan niệm và cách học bộ môn lịch sử của học sinh 
trước đây là lệ thuộc vào sự truyền giảng kiến thức của giáo viên sang phương pháp 
học mới lấy người học làm trung tâm. Qua đó, phát huy được tư duy độc lập, khả 
 16 
năng quan sát, óc sáng tạo cũng như hình thành cho học sinh những kĩ năng, kĩ xảo 
đặc thù cần thiết khi học bộ môn. 
Kết quả môn học lịch sử của ba lớp học sinh khối 11 trong học kì II khi tôi thực 
hiện “phương pháp kể chuyện lịch sử” đã đạt được kết quả khả quan sau: 
L P SLHS 
G K TB K M 
Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % 
11B1 35 1 2,5 15 43 17 49 02 5,5 0 
11B2 29 0 10 34 16 56 03 10 0 
11B3 30 0 08 27 20 67 02 6 0 
 Tuy kết quả trên đây còn khiêm tốn nhưng nó phần nào khẳng định hiệu quả 
của việc áp dụng giải pháp vào quá trình giảng dạy. Đồng thời tôi cũng rút ra một 
số kinh nghiệm để góp phần sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử vào dạy học 
lịch sử có hiệu quả hơn: 
- Để phát huy tác dụng của hình thức kể chuyện trong các giờ học Lịch sử, 
đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, tích lũy tư liệu Lịch sử 
- Những câu chuyện được kể cần có sự lựa chọn kĩ lưỡng, phục vụ yêu cầu 
của bài học, có thể lựa chọn các tình tiết cho phù hợp, lược bớt những chi tiết 
không cần thiết. Những câu chuyện đó phải phản ánh nội dung lịch sử có liên quan 
đến bài học, tránh lạm dụng và phải phù hợp với quĩ thời gian trên lớp. 
- Người giáo viên phải rèn luyện cho mình một ngôn ngữ kể chuyện sao cho 
sinh động, hấp dẫn, có tác dụng lôi cuốn học sinh. 
 - Trong bài giảng, phương pháp kể chuyện phải sử dụng kết hợp với các 
phương pháp dạy học lịch sử khác một cách đồng bộ và nhuần nhuyễn như phương 
pháp sử dụng đồ dùng trực quan... để nâng cao tính tích cực của học sinh, làm bài 
giảng sinh động có hiệu quả. 
 Trên đây là một số giải pháp chủ quan của cá nhân tôi được đúc rút trong quá 
trình dạy học lịch sử, tuy nhiên trong quá trình công tác, do hiểu biết của bản thân 
còn hạn chế, vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc áp dụng và thực hiện giải pháp này, 
rất mong sự đóng góp, bổ sung của các đồng nghiệp để giải pháp của bản thân được 
hoàn thiện hơn, áp dụng trong các tiết dạy ngày càng có hiệu quả hơn. 
 3. Kết luận, kiến nghị 
 - Kết luận: 
 Tóm lại, “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong chƣơng trình lịch 
sử Việt Nam lớp 11 bằng phƣơng pháp kể chuyện lịch sử” với tôi nhận thấy đã 
đạt được những mục tiêu cơ bản yêu cầu đề ra của bộ môn là nhiệm vụ giáo dưỡng, 
giáo dục và phát triển. Với phương pháp dạy - học này, học sinh đã hứng thú hơn, 
say mê hơn trong giờ học, phát huy được tính tích cực, chủ động trong quá trình học 
tập. Qua đó, giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về vị trí và tầm quan trọng của bộ 
môn lịch sử trong trường THPT mà lâu nay các em chưa thực sự quan tâm. 
 Có thể nói, đây là giải pháp không mới, không đặc biệt nhưng đôi khi chúng 
ta có thể không để ý và không thấy hết tác dụng của nó khi áp dụng vào bài dạy. 
 17 
Với kinh nghiệm bản thân tôi mạnh dạn đưa ra đây để đồng nghiệp cùng tham 
khảo. Tôi hy vọng sẽ góp phần tích cực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp 
dạy - học bộ môn lịch sử hiện nay ở Trung tâm GDNN - GDTX Hoa Bằng, hạn chế 
số lượng học sinh yếu kém hằng năm, nâng cao chất lượng đại trà, để học sinh 
hứng thú say mê hơn nữa với bộ môn lịch sử. Với bản thân mình, tôi sẽ tiếp tục 
phát huy những kết quả đạt được của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, đồng 
thời không ngừng đúc rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để đề tài này được 
triển khai rộng rãi trong các khối lớp một cách hiệu quả và có chất lượng. 
 - Kiến nghị 
 Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hứng thú học tập của học sinh 
trong chƣơng trình lịch sử Việt Nam lớp 11 bằng phƣơng pháp kể chuyện lịch 
sử” tôi thấy rằng: Sử dụng các câu chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử là điều thực 
sự cần thiết, có ý nghĩa lớn trên cả ba phương diện giáo dục, giáo dưỡng và phát 
triển toàn diện học sinh. Đồng thời tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: 
* Đối với sở GD ĐT 
 Cần quan tâm nhiều hơn đến bộ môn lịch sử ở trường các Trung tâm GDNN 
- GDTX. Mua sắm nhiều hơn nữa tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học phù hợp với 
yêu cầu của bộ môn để cung cấp cho các nhà trường trong tỉnh. 
* Đối với Trung tâm 
- Nhà trường nên tổ chức các cuộc thi mang tính chất vừa chơi, vừa học, vừa 
thể hiện sự hiểu biết, vừa tạo điều kiện để học sinh bộc lộ năng khiếu khác của mình. 
 * Đối với giáo viên 
 Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, 
nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. 
 Phải thực sự tâm huyết, tận tình với công việc, yêu nghề, có tinh thần trách 
nhiệm cao trước học sinh. 
 Trên đây là một vài đề xuất của bản thân tôi trong sáng kiến giáo dục này. 
Rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của nhà trường, đồng nghiệp để sáng 
kiến đạt hiệu quả. 
X C N ẬN CỦA THỦ 
TRƢƠNG ĐƠN VỊ 
Hoa Bằng, ày 9 á 5 9 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao 
chép nội dung của người khác. 
NGƢỜI VI T SKKN 
Vũ Thị Tuyết 
 18 
TÀ L ỆU THAM KHẢO 
 1. Các triều đại phong kiến Việt Nam , Quỳnh Cư, Đỗ Đức Huy, NXB Thanh 
niên, 2017. 
 2. Cao su thiên nhiên hôm qua hôm nay và ngày mai, tập san cao su Việt Nam 
số 58-59 tháng 9,10 -1977, Đặng Văn Vinh. 
 3. Giai cấp công nhân Việt Nam , Trần Văn Giàu, NXB Sự thật, Hà Nội, 1979 
 4. Giới thiệu giáo án lịch sử 11, Nguyễn Hải Châu (chủ biên), NXB Hà Nội, 
2007. 
 5. Giáo trình Phương pháp dạy học Lịch sử - Phan Ngọc Liên chủ biên ,NXB 
Giáo dục, 2005. 
 6. Hồ Chí Minh những tên gọi đi cùng năm tháng - Bá Ngọc, NXB Quân 
đội nhân dân, Hà Nội, 2003. 
7. Thiết kế bài giảng lịch sử trung học phổ thông , Giáo sư Phan Ngọc Liên 
(chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
 8. Tình hình công nhân Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến chiến tranh thế giới 
lần thứ nhất, trong sách “Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam” , 
Dương Kinh Quốc, NXB Lao động, Hà Nội, 1974. 
 19 
PHỤ LỤC 
 Giới thiệu những câu chuyện lịch sử trong chƣơng trình lịch sử Việt Nam 
lớp 11 THPT. 
 1. Cuộc đời anh hùng và cái chết lẫm liệt của tƣớng Nguyễn Tri Phƣơng 
Đêm ngày 19, rạng sáng 20/11/1873, quân Pháp đánh úp thành Hà Nội. Chúng 
chiếm vòng phòng thủ bên ngoài của hai cửa phía Nam, vượt qua cầu trước khi 
quân trú phòng kịp bắn xuống. 
Pháo từ các thuyền cũng bắn lên, binh lính phòng thủ nhà Nguyễn không quen 
với đạn pháo, bỏ chạy tán loạn khỏi thành theo cửa Tây. Cùng lúc đó, quân Pháp 
cũng bắn vỡ cửa Nam. Chỉ trong một giờ, quân Pháp đã treo cờ tam tài lên vọng lâu 
thành Hà Nội. 
Trong trận chiến chớp nhoáng này, phò mã Nguyễn Lâm (con trai Nguyễn Tri 
Phương) đã chiến đấu anh dũng đến khi hy sinh ngay trên chiến trường. Nguyễn Tri 
Phương bị thương nặng và rơi vào tay giặc. 
Quân Pháp tìm cách mua chuộc ông. Chúng biết rằng nếu Nguyễn Tri Phương 
quy hàng, người Pháp sẽ dễ dàng đạt được mục đích chiếm nước Nam, sớm hoàn 
thành âm mưu biến nước ta thành thuộc địa. 
Nguyễn Tri Phương không màng đến mạng sống, đã từ chối thẳng thừng yêu 
cầu chữa trị vết thương, tuyệt thực tuẫn tiết để khẳng định tinh thần bất khuất của 
người Việt. 
Trước khi qua đời, ông để lại câu nói đi vào sử sách: "Bây giờ nếu ta chỉ lay 
lắt mà sống, sao bằng ung dung chết vì việc nghĩa". 
2. Trận Cầu Giấy Lần 2 Năm 1883 
 4 giờ sáng ngày 19 tháng 5, lực lượng Pháp do Berthe de Villers chỉ huy bắt 
đầu xuất phát, Henri Rivière cũng có mặt trong đội quân này, cùng lúc một nhóm 
quân Pháp do đại úy Jacquin chỉ huy được lệnh canh chừng cho cuộc hành quân. 
Tới 6 giờ sáng thì trận Cầu Giấy bắt đầu khi các cuộc đụng độ giữa hai bên xảy ra 
và quân Pháp chiếm được Cầu Giấy. Được thông báo trước về kế hoạch của người 
Pháp, quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đã phục sẵn với đại bác ở khu vực làng Hạ 
Yên Khê (còn gọi là Hạ Yên Quyết) bên trái Cầu Giấy Khi quân Pháp tiến gần làng 
thì lính Cờ đen bắt đầu nổ súng làm Berthe de Villers thiệt mạng. Nhận thấy đối 
phương với lực lượng đông đảo có dấu hiệu chặn đường rút lui của mình, Rivière ra 
lệnh cho quân Pháp vừa đánh vừa lùi, một loạt lính Pháp cùng hai sĩ quan Brisis và 
Clerc bị giết, một số khác bị thương. Trong khi đang lùi quân thì một khẩu đại bác 
của quân Pháp bị rơi xuống ruộng lúa, Rivière đã ra lệnh cho binh sĩ cứu pháo vì 
nếu pháo lọt tay quân Cờ đen sẽ gây nhiều hậu hoạn sau này. Tuy nhiên quân Cờ 
đen đã tập trung hỏa lực nổ súng vào đám đông binh sĩ Pháp đang cứu pháo khiến 
Rivière trúng đạn tử vong cùng viên đại úy Jacquin và một lính thủy có tên 
Moulun. Đến 9 giờ 30 thì tàn quân Pháp rút về tới thành Hà Nội trong sự truy đuổi 
ráo riết của quân Cờ đen. Trận Cầu Giấy lần 2 kết thúc. 
 20 
3. Chuyện kể về Phan Đình Phùng “ oàng Cao Khải trao thƣ khuyên 
hàng cho Phan Đình Phùng” 
Cuối tháng 10 năm Giáp Ngọ, Hoàng Cao Khải viết thư rồi sai chính người 
nội đệ (em vợ) mình vừa là ông anh con nhà bác của cụ Phan là Phan Văn Mân 
đem lên núi Vụ Quang. Không ai khác hơn ông này mà dám lĩnh mệnh đi sứ, nhất 
là đi sứ chiêu hàng, vì nếu người khác chắc là nghĩa binh làm thịt. 
Mặc lòng là bà con thân quyến, Phan Văn Mân phải trải nhiều lớn gian nan nguy 
hiểm mới vô đến đại doanh. Mới thấy ông đường huynh thò mặt vô, cụ Phan cả 
cười và nói: 
- Anh đi làm thuyết khách cho Hoàng Cao Khải khó nhọc lắm hè! 
Vì cụ đã được tin báo trước cho biết. 
Cụ xem thư rồi thở dài: 
- Không dè người khuyên nhủ tôi ra hàng là cố nhân Hoàng Cao. Tôi thề 
quyết làm việc tôi làm đây tới cùng, dầu sấm sét búa rìu cũng không làm sao cho 
tôi thay lòng đổi chí được, anh về nói giùm cho Hoàng Cao biết như thế. Nếu tôi 
không làm xong được công việc vua uỷ thác, dân trông mong và không rửa hận cho 
khô cốt của tổ tiên ở dưới đất, thì chỉ có một cách là chết theo hoài bão tâm chí 
mình mà thôi. 
Rồi tức thời, cụ cầm bút viết thư trả lời, trao cho ông Phan Văn Mân đem về. 
Lúc anh em từ biệt, cụ ân cần dặn với: 
- Cũng may phước cho người đem thư chiêu hàng chính là anh, nếu là ai 
khác thì bộ hạ của tôi chắc làm tương mắm để gửi biếu Hoàng Cao nếm thử. Lần 
sau y có sai đi, anh đừng lãnh mệnh nữa nghe! 
4. Câu chuyện về phan Bội Châu và cậu bé đạp xích lô. 
Trong một lần tới Nhật Bản, Phan Bội Châu phải thuê xích lô để tới thăm 
một người bạn cũ. Giá cả đã thỏa thuận từ đầu nhưng do địa chỉ người bạn đó khá 
khó tìm nên cậu bé đạp xích lô phải chạy lòng vòng mất cả buổi mới có thể đưa 
Phan Bội Châu tới được nhà người bạn. Phan Bội Châu thấy rất thương cậu bé và 
ngỏ ý trả thêm tiền nhưng cậu bé đã từ chối và nói rằng: “Tôi không thể nhận thêm 
tiền của ông được, vì ông là người ngoại quốc, nếu tôi nhận thêm tiền của ông thì 
ông sẽ coi thường đất nước tôi.” Nói rồi cậu bé cúi đầu chào Phan Bội Châu rồi nhẹ 
nhàng quay xe đi. Phan Bội Châu mỉm cười nhìn theo cậu bé rồi tự nhủ: “Một đất 
nước mà ngay cả cậu bé đạp xích lô cũng có thể suy nghĩ được như vậy thì không 
giàu, không mạnh mới là lạ. Mình phải làm sao để mỗi người dân nước mình cũng 
suy nghĩ được như thế nhỉ?” 

File đính kèm:

  • pdfskkn_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_cua_hoc_sinh_trong_chuong_tri.pdf
Sáng Kiến Liên Quan