SKKN Nâng cao hứng thú, đam mê học tập của học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong môn Công nghệ 10
Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Trong nhiều năm nhận công tác giảng dạy công nghệ 10, tôi nhận thấy đây là môn học có nhiều nội dung gần với thực tế nhưng lại mang tính vùng miền nhiều. Có nghĩa là với nội dung này thì đặc thù vùng cao với các loại cây công nghiệp, có nội dung đặc thù vùng đồng bằng mà điển hình là nội dung kiến thức chương 3: “Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản”, mà đặc biệt là nội dung các bài từ 40,44,45,46,47 bao gồm cả các bài thực hành. Do vậy khi giảng dạy đến các nội dung này các em rất hay nhàm chán và khó tiếp thu.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy đa phần khi giảng dạy đến các bài này, giáo viên thường dùng chủ yếu phương pháp thuyết trình, hoặc chiếu một số hình ảnh về các quy trình chế biến, bảo quản được sưu tầm trên mạng, hoặc cho học sinh tự tìm quy trình rồi báo cáo nhóm. Làm như vậy chưa thu hút được tất cả học sinh, cũng như chưa truyền tải hết nội dung cũng như niềm đam mê tìm tòi học hỏi của các em.
Với các cách giảng dạy nêu trên đều chỉ đạt mục tiêu là truyền tải kiến thức chưa gây hứng thú thực sự cho các em, các em chưa phải là chủ thể lĩnh hội kiến thức và cái quan trọng là chưa khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Qua đó, tôi nhận thấy một số nguyên nhân gây hiện trạng trên:
+ Nội dung kiến thức khô cứng, trừu tượng, đặc thù vùng miền.
+ Nội dung liên quan nhiều và sâu đến kiến thức chuyên môn, cũng như liên môn hóa, sinh gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh.
+ Thời lượng phân phối tiết để dạy các bài này ít, chỉ đủ để cung cấp kiến thức cơ bản nên giáo viên cũng chưa dám mạnh dạn cho học sinh thực hành nhiều.
n HOẠT ĐỘNG 6: ĐÁNH GIÁ Thực hiện đánh giá về mặt kiến thức thông qua bài kiểm tra 10 phút theo bảng mô tả bên dưới. Đánh giá về thái độ, kĩ năng, hứng thú của HS qua phiếu lấy ý kiến HS. (Xem phụ lục 2) Bảng mô tả mức độ câu hỏi đánh giá năng lực của học sinh qua bài dạy chủ đề: Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Các NL hướng tới trong chủ đề NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO Mục đích ý nghĩa của công tác chế biến nông, thủy sản - Trình bày được mục đích, ý nghĩa công việc chế biến sản phẩm nông, thủy sản. - Giải thích được cơ sở khoa học của việc chế biến nông, ngư nghiệp - Kể tên những loại quả được dùng để chế biến - Kể tên những món ăn trong cuộc sống hằng ngày có sự hiện diện cảu vi sinh vật - NL hợp tác: III.2.1.6 - NL giải quyết vấn đề: III.2.1.2 Các phương pháp chế biến sản phẩm nông, ngư nghiệp. - Liệt kê được những phương pháp chế biến sắn, rau, quả, thịt, cá, trứng, sữa - Phân biệt được vai trò của các bước trong chế biến rau, quả - Hiểu được một số phương pháp chế biến rau quả - Phân biệt được điểm khác nhau các phương pháp, quy trình chế biến sản phẩm nông, ngư - Chế biến được xi rô từ một số quả - Làm được sữa chua - NL hợp tác: III.2.1.6 - NL giải quyết vấn đề: III.2.1.2 - NL tư duy: III.2.1.3 - NL tự quản lý: III.2.1.4 Hệ thống câu hỏi theo các mức độ đã mô tả 1. Trong quy trình chế biến rau - quả, giai đoạn xử lí nhiệt nhằm: A. Làm cho sản phẩm khô. B. Làm cho sản phẩm sạch. C. Loại bỏ vi khuẩn. D. Làm mất hoạt tính các loại enzim. 2. Vai trò của công đoạn xát trắng gạo: A. Loại bỏ vỏ cám B. Loại bỏ vỏ trấu C. Loại bỏ gạo bị đen D. Loại bỏ hạt gạo gãy 3. Phương pháp chế biến rau quả: A. Đóng hộp, sây khô, muối chua B. Sấy khô, muối chua, chế biến các loại nước uống C. Đóng hộp, chế biến các loại nước uống, sấy khô, muối chua D. Đóng hộp, chế biến nước uống sấy khô 4. Xác định phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp chế biến rau, quả: A. Đóng hộp. B. Sấy khô. C. Làm đông lạnh. D. Tạo các loại nước uống 5. Xử lí cơ học trong qui trình sản xuất đồ hộp rau, quả nhằm: A. Thay đổi hình dạng, cấu trúc, trạng thái của nguyên liệu B. Thay đổi tính chất, thành phần hóa học của nguyên liệu C. Thay đổi phẩm chất của nguyên liệu D. Thay đổi sắc màu tự nhiên của nguyên liệu 6. Công nghệ chế biến nào có vai trò của vi sinh vật: A. Làm nem, làm nước mắm B. Làm chả C. Đông lạnh cá D. Hun khói 7. Vai trò của công đoạn ủ ấm khi làm sữa chua: A. Sữa dễ đông. B. Bảo quản sữa. C. Ức chế VSV. D. Lên men sữa 8. Nhiệt độ thích hợp để ủ lên men sữa chua là bao nhiêu? A. 20 - 30 B. 30 - 40 C. 40 - 50 D. 60 - 70 9. Rượu trái cây lên men được chế biến nhờ có: A. Rượu B. Chất bảo quản C. VSV D. Nước 10. Quy trình bảo quản sơ bộ sữa tươi: A.Thu nhận sữa à Làm lạnh nhanh à Chế biến B. Thu nhận sữa à Lọc sữa à Làm lạnh nhanh C. Thu nhận sữa à Lọc sữa à Chế biến D. Thu nhận sữa à Chế biến à Bảo quản IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN: 1. Hiệu quả thu được từ kiểm tra đánh giá – lấy ý kiến học sinh: 1.1. Về mặt định lượng: Sau quá trình áp dụng PP dạy học trải nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra kết quả bằng bài kiểm tra trắc nghiệm theo thang điểm 10 (Xem phụ lục 1) chung cho các lớp dạy theo phương pháp trải nghiệm (10A1, 10A4, 10B2) và lớp 10D2 dạy theo phương pháp truyền thống. Thực hiện bài kiểm tra độc lập ở nội dung chủ đề “Chế biến lương thực, thực phẩm”. Kết quả thống kê được như sau: Bảng thống kê chất lượng học tập của lớp dạy bình thường và lớp dạy trải nghiệm Lớp Tổng số HS Dưới trung bình Trên trung bình 3 – <5 điểm 5 – 7 điểm 8 – 10 điểm Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10A1 38 1 2,63% 12 31,58% 25 65,79% 10A4 40 2 5% 14 35% 24 60% 10B2 41 1 2,44% 17 41,46% 23 56,10% 10D2 (Đối chứng) 41 9 21,95% 18 43,90% 14 34,15% Qua biểu đồ so sánh trên cho ta thấy chất lượng giảng dạy khác nhau giữa 2 phương pháp giảng dạy. Giảng dạy theo hướng trải nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả cao hơn. Kết quả đó đem lại động lực to lớn để tôi tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi áp dụng nhiều nội dung hơn. Đồng thời mạnh dạn hơn trong việc áp dụng giảng dạy chương trình Sinh 10 ở một số nội dung về Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. 1.2. Về mặt định tính: Qua hoạt động điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến đối với học sinh các lớp dạy học bằng phương pháp trải nghiệm (10A1, 10A4, 10B2), ta thu được: Trước hết ta tự qui định xếp loại theo khoảng điểm để phân loại. Chú ý điểm tối đa của mỗi câu hỏi là 4, điểm tối thiểu là 1 (Xem chi tiết phụ lục 2) Xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu Điểm 53-60 42-52 33 - 41 <=32 Số lượng phiếu 79 28 10 2 Biểu đồ thể hiện khả năng tham gia hoạt động và hứng thú học tập của học sinh Theo kết quả khảo sát và quan sát các tiết dạy ở lớp thực nghiệm cho thấy không khí học tập là khá sôi nổi và tích cực, có tinh thần hợp tác. Học sinh trong mỗi nhóm nhìn chung có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác và tích cực tham gia các hoạt động thảo luận và thi đua. Học sinh đã vận dụng được các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết tốt nhiệm vụ học tập, thể hiện qua sản phẩm của từng nhóm. (Xem các link ở phụ lục 3) Học sinh có hứng thú học tập bộ môn cao thông qua một số hình ảnh minh họa cho thái độ, và hiệu quả các nhóm tham gia thực hiện nhiệm vụ học tâp. (Xem chi tiết phụ lục 2,3) Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, lên kế hoạch thực hiện. Nâng cao ý thức và kiến thức về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Một số nhóm sử dụng thêm các thiết bị ngoại vi như máy thu âm, máy quay để tạo sự sinh động thêm cho phần video báo cáo. Tuy nhiên vẫn còn 2% học sinh còn phân vân, thụ động trong tham gia các hoạt động. 2. Hiệu quả đạt được của bản thân và đơn vị: 2.1. Hiệu quả đạt được của bản thân Hiệu quả to lớn nhất mà bản thân tôi nhận được đó là qua quá trình tự nghiên cứu, tìm tòi thiết kế và lên kế hoạch giảng dạy, bản thân cập nhật thêm nhiều phương pháp giảng dạy, kiến thức thực tế để đáp ứng được mục tiêu dạy học theo hướng đổi mới phát triển năng lực học sinh. Kích thích khả năng sáng tạo, trao dồi chuyên môn. Tạo động lực cho bản thân, tránh nhàm chán thụ động. Nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát triển năng lực bản thân. Qua nhiều năm thực hiện, chất lượng giảng dạy bộ môn ngày càng nâng cao. Cụ thể năm 2017 – 2018 tỉ lệ HS Khá – giỏi đạt 61,26%, Trung bình: 38,74%; đến năm 2018 -2019 tỉ lệ nâng lên HS Khá – giỏi đạt 82,37%, Trung bình: 17,63% và không có học sinh yếu kém bộ môn. Qua kết quả đạt được tôi mạnh dạn tiếp tục thực hiện giảng dạy trải nghiệm sáng tạo môn công nghệ trong năm 2019 – 2020, và áp dụng thêm cho bộ môn Sinh 10 ở chủ đề “Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật” Một hiệu quả khác mà tôi nhận được đó là sự tin yêu của học sinh, sự chia sẻ của đồng nghiệp trong tổ bộ môn cũng như sự tín nhiệm và đồng thuận của BGH. Đó là nguồn động lực to lớn để tôi tiếp tục nghiên cứu, phát triển và cũng mạnh dạn đề xuất lên tổ bộ môn, BGH trường để tổ chức mở rộng các hoạt động dạy học trải nghiệm ở các nội dung kiến thức của sinh 10, 11. 2.2. Hiệu quả đạt được đối với đơn vị Bản thân tôi đã từng tham dự nhiều chuyên đề về đổi mới chương trình dạy học do các cấp tổ chức, tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong phương pháp tổ chức một tiết dạy trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao kiến thức bộ môn, đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới chương trình, giải quyết tình trạng lúng túng trong phương pháp tổ chức tiết dạy trải nghiệm sáng tạo của giáo viên hiện nay. Nâng cao tính trực quan, sáng tạo trong quá trình dạy học, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng: khai thác thông tin, hoạt động nhóm, thuyết trình, biện luận .Học sinh phát huy được khả năng làm việc độc lập, biết quản lí thời gian và rèn luyện cho học sinh kĩ năng báo cáo, nêu ý kiến trước đám đông. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tạo ra sản phẩm của chính các em , để các em thấy được giá trị của lao động trí tuệ mà các em đã tạo ra từ quá trình hợp tác, lao động nghiêm túc và có hiệu quả. Qua đó góp phần cùng với đơn vị hoàn thành mục tiêu giáo dục đề ra là đổi mới trong công giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh. V. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG: 1. Những đóng góp chung của sáng kiến trong phạm vi Tỉnh: Có thể áp dụng dễ dàng trong soạn giảng ở đơn vị do trường tạo điều kiện trong việc chủ động xây dựng chương trình, tuy nhiên đây có thể là kênh thông tin để các trường khác trong tỉnh. Với phương pháp nêu trên có thể phần nào đáp ứng được mục tiêu dạy học theo hướng đổi mới toàn diện và phát triển năng lực của học sinh mà trong phạm vi tỉnh nói riêng, cả nước nói chung đang phấn đấu hướng tới đó là giúp học sinh tự tìm tòi khám phá và tiếp thu kiến thức một cách chủ động. 2. Những đóng góp cụ thể của sáng kiến trong đơn vị: 2.1. Đối với tổ chuyên môn: - Góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn, cũng như thành tích thi đua của tổ. Là kênh thông tin chia sẻ với các đồng nghiệp, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau. - Nâng cao tính trực quan trong quá trình dạy học, từ đó nâng cao hứng thú, niềm đam mê tìm tòi khám phá của học sinh, và phần nào thõa mãn nhu cầu học tập của học sinh. - Các giáo viên khác trong tổ tham khảo, lựa chọn nội dung phù hợp khác ở khối lớp mình phụ trách để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. 2.2. Đối với đơn vị: - Nâng cao chất lượng chuyên môn, tạo uy tín cho đơn vị, cũng như góp phần nâng cao thành tích của đơn vị. - Có thể áp dụng dễ dàng trong soạn giảng ở đơn vị không những cho môn công nghệ 10 mà có thể vận dụng thực hiện trên các môn khác, đặc biệt là với bộ môn sử ở địa phương Tân Châu có nhiều di tích lịch sử cấp tỉnh, cấp quốc gia. - Bên cạnh đó, đây cũng là kênh tham khảo cho các tổ bộ môn khác cũng như giáo viên khác nghiên cứu và áp dụng phù hợp với đặc thù bộ môn mình nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của trường. 3. Triển vọng phát triển của sáng kiến: Như đã nêu trên, sáng kiến không chỉ thiết kế, tổ chức giảng dạy riêng cho bộ môn công nghệ 10 mà còn có thể mở rộng ở các môn khác như lí, kĩ thuật, công nghệ, mà đặc biệt là môn Lịch sử nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong ngành giáo dục. Với cách làm trên, có thể sẽ rút ngắn quá trình nhận thức, tạo niềm tin khoa học, phát huy khả năng tư duy của học sinh, thõa mãn nhu cầu khám phá và sai mê học tập của các em học sinh. Học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm các em rất tích cực tham gia. Nhiều em tỏ ra có năng lực thật sự khi thể hiện các hoạt động. Đó là động lực rất lớn cho chính bản thân của những nhà giáo dục. Khi thực hiện, bản thân tôi đều cảm thấy bất ngờ về kết quả thu được. Đa số các em đều hào hứng phấn khởi. Nhiều em bộc lộ rõ năng khiếu của mình, một số em tự nghiên cứu thêm và tạo sản phẩm khác (như làm cải chua) để minh họa cho kiến thức vừa lĩnh hội được. Đó là điều mà giáo viên chúng tôi rất mừng. VI. KẾT LUẬN: Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục tổng quan nói chung đều có mục tiêu hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực riêng, phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để HS trải nghiệm, áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Giáo dục trải nghiệm tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng kiến thức lý thuyết với đời sống thực tiễn và được thực hiện ở nhiều môn học khác nhau với nhiều hình tghwcs đa dạng. Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng tới giáo dục toàn diện nhằm phát triển năng lực và các phẩm chất cho học sinh. Do đó cần phong phú, đa dạng về hình thức, phù hợp với mục đích, nội dung dạy học, đúng chủ đề và phù hợp tâm sinh lí của học sinh. Đảm bảo học sinh là chủ thể tích cực của sự trải nghiệm, đích hướng tới là sự vận dụng tri thức khoa học vào thực tế và phát triển sáng tạo qua trải nghiệm của học sinh. Vấn đề thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm qua môn học nói chung và môn công nghệ 10 nói riêng còn đang được nhiều giáo viên quan tâm, nhưng rất cần có những ví dụ cụ thể để thử nghiệm và rút kinh nghiệm. Thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng chính là thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo góp phần thực hiện tốt mục tiêu: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học” của người học. Mỗi nhà trường cần căn cứ vào khả năng, điều kiện của học sinh, của trường, của cộng đồng địa phương để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo sao cho học sinh được chủ động, phấn khởi, tích cực tham gia. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thường diễn ra trong không gian mở, có nhiều lực lượng giáo dục tham gia, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức, kinh phí nên mỗi nhà trường cần xây dựng thời khóa biểu hợp lí, linh hoạt. Nhà trường cần giao quyền tự chủ và khuyến khích giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng chương trình một cách phù hợp nhất. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường góp phần thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh. Đa số học sinh cảm thấy hứng thú hơn, ham mê khám phá hơn trong giờ học, phát huy được tính sáng tạo, tăng khả năng tư duy, suy luận, các em cảm thấy tự tin trong trình bày vấn đề theo một hệ thống logic. Từ những hiệu quả đạt được như trên, tôi tin rằng học tập thông qua trải nghiệm là tương lai của việc học. Thể hiện ở vài lí do sau: - Thúc đẩy việc học - Cung cấp một môi trường học tập an toàn linh động - Khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành được thu hẹp lại - Tạo ra những thay đổi tư duy rõ rệt ở người học cũng như người dạy - Tăng mức độ tương tác giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên - Cung cấp kết quả đánh giá chính xác Trên đây là báo cáo nội dung sáng kiến “Nâng cao hứng thú, đam mê học tập của học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trong môn Công nghệ 10” nhằm góp phần nâng cao chất lượng và đổi mới giáo dục ngày nay. Trong quá trình thực hiện sáng kiến còn rất nhiều thiếu xót, rất mong được quý bạn bè đồng nghiệp, quý thầy cô góp ý, bổ sung thêm để sáng kiến của tôi tốt hơn, áp dụng có hiệu quả hơn vào thực tế giảng dạy. Chân thành cảm ơn! Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Kiều Linh PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bài kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh (HS làm bài trong 10 phút) 1. Trong quy trình chế biến rau - quả, giai đoạn xử lí nhiệt nhằm: A. Làm cho sản phẩm khô. B. Làm cho sản phẩm sạch. C. Loại bỏ vi khuẩn. D. Làm mất hoạt tính các loại enzim. 2. Vai trò của công đoạn xát trắng gạo: A. Loại bỏ vỏ cám B. Loại bỏ vỏ trấu C. Loại bỏ gạo bị đen D. Loại bỏ hạt gạo gãy 3. Phương pháp chế biến rau quả: A. Đóng hộp, sây khô, muối chua B. Sấy khô, muối chua, chế biến các loại nước uống C. Đóng hộp, chế biến các loại nước uống, sấy khô, muối chua D. Đóng hộp, chế biến nước uống sấy khô 4. Xác định phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp chế biến rau, quả: A. Đóng hộp. B. Sấy khô. C. Làm đông lạnh. D. Tạo các loại nước uống 5. Xử lí cơ học trong qui trình sản xuất đồ hộp rau, quả nhằm: A. Thay đổi hình dạng, cấu trúc, trạng thái của nguyên liệu B. Thay đổi tính chất, thành phần hóa học của nguyên liệu C. Thay đổi phẩm chất của nguyên liệu D. Thay đổi sắc màu tự nhiên của nguyên liệu 6. Công nghệ chế biến nào có vai trò của vi sinh vật: A. Làm nem, làm nước mắm B. Làm chả C. Đông lạnh cá D. Hun khói 7. Vai trò của công đoạn ủ ấm khi làm sữa chua: A. Sữa dễ đông. B. Bảo quản sữa. C. Ức chế VSV. D. Lên men sữa 8. Nhiệt độ thích hợp để ủ lên men sữa chua là bao nhiêu? A. 20 - 30 B. 30 - 40 C. 40 - 50 D. 60 - 70 9. Rượu trái cây lên men được chế biến nhờ có: A. Rượu B. Chất bảo quản C. VSV D. Nước 10. Quy trình bảo quản sơ bộ sữa tươi: A.Thu nhận sữa à Làm lạnh nhanh à Chế biến B. Thu nhận sữa à Lọc sữa à Làm lạnh nhanh C. Thu nhận sữa à Lọc sữa à Chế biến D. Thu nhận sữa à Chế biến à Bảo quản Phụ lục 2: Phiếu lấy khảo sát ý kiến của học sinh quá trình học (Dùng để khảo sát ý kiến của học sinh khi kết thúc chủ đề) Tô đậm các số tương ứng trong bảng hỏi dưới đây theo suy nghĩ của bạn về từng vấn đề trong quá trình học theo phương pháp trải nghiệm 1 điểm = không đồng ý 3 điểm = đồng ý 2 điểm = phân vân 4 điểm = hoàn toàn đồng ý (Ghi chú: 1 là mức đánh giá thấp nhất, 4 là mức đánh giá cao nhất) Xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu Điểm 53-60 42-52 33 - 41 <=32 Các vấn đề cần trả lời Tô đậm đáp án phù hợp nhất 1 Em thích học bằng trải nghiệm thực tế không 2 Em thích thường xuyên được học theo phương pháp này 3 Em có muốn trình bày ý kiến của mình với bạn trong nhóm 4 Đứng trước một vấn đề, em lắng nghe ý kiến của bạn 5 Khi gặp vấn đề khó khăn, em thường xuyên yêu cầu sự giúp đỡ của bạn trong nhóm 6 Khi tham gia nhóm, thái độ của em có tích cực không? 7 Em nhớ được nội dung được học ngay trên lớp 8 Khi gặp vấn đề khó khăn hoặc tranh cãi, ý kiến của em đưa ra thường chính xác 9 Phần lớn bài tập trong sách giáo khoa và bài tập vận dụng em tự nghĩ được cách giải dưới sự gợi ý của giáo viên 10 Khi thảo luận nhóm, với ý kiến của em đưa ra các bạn có thái độ chăm chú nghe và nhận xét 11 Nếu gặp khó khăn về các yêu cầu của giáo viên, em thảo luận với các bạn là giải quyết được 12 Em thích được học nội dung của bài khác cũng theo phương pháp trải nghiệm 13 Giờ học trải nghiệm sôi nổi hơn các giờ học khác. 14 Em có thực sự hài lòng với phương pháp đánh giá kết quả học tập của bài này 15 Giờ học thực sự bổ ích Tính tổng điểm cho từng thang đo Trong đó Từ câu 1 – câu 6: câu hỏi nhằm đánh giá các kĩ năng hoạt động nhóm của học sinh. Qua đó đánh giá hiệu quả và tính hợp lí của việc tổ chức và sử dụng hình thức trong các tình huống hợp tác. (6 câu) Từ câu 7 – câu 12: câu hỏi nhằm đánh giá hiệu quả trong các tiết học của học sinh qua tiết học thực nghiệm cũng như đánh giá mức độ và chiều hướng tác động (tích cực, tiêu cực) của phương pháp dạy học với việc học của học sinh lớp thực nghiệm. Qua đó bước đầu đánh giá về chất lượng và sự hợp lí của việc thiết kế các nhiệm vụ học tập trong các tình huống dạy học. (6 câu) Từ câu 13 – câu 15: câu hỏi nhằm đánh giá thái độ của học sinh đối với tiết học. Qua đó thể hiện sự hài lòng hay không hài lòng của học sinh đối với phương pháp dạy học. (3 câu) Phụ lục 3: Một số hình ảnh minh họa cho sáng kiến Đoàn kết là hiệu quả Chị em ta cùng làm Thành quả MỘT SỐ VIDEO SẢN PHẨM CỦA HS Xi rô nho https://drive.google.com/file/d/1eHnGWIyVt-hA5HZG1j7EvhkaVTtgnMzj/view?ts=5e49ec7f https://drive.google.com/drive/folders/14Ophj4yyRPrH2HHuCXeC6gcLkiTrGKwx Sữa chua https://drive.google.com/drive/folders/1SelnC1xx3jrYBroyAXTjq9vmHg-nMRSq https://drive.google.com/drive/folders/1P6UD5uCZu5r77G-5Yl6Tb43VJx_IuI9f https://drive.google.com/drive/folders/1kCm0CXd1s_WF6jvUcBdpmO8FImmxYD9o https://drive.google.com/drive/folders/1kCm0CXd1s_WF6jvUcBdpmO8FImmxYD9o Pate https://drive.google.com/drive/folders/14Ophj4yyRPrH2HHuCXeC6gcLkiTrGKwx https://drive.google.com/drive/folders/1SelnC1xx3jrYBroyAXTjq9vmHg-nMRSq https://drive.google.com/drive/folders/1P6UD5uCZu5r77G-5Yl6Tb43VJx_IuI9f Cải chua https://drive.google.com/drive/folders/14Ophj4yyRPrH2HHuCXeC6gcLkiTrGKwx https://drive.google.com/drive/folders/1SelnC1xx3jrYBroyAXTjq9vmHg-nMRSq
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_hung_thu_dam_me_hoc_tap_cua_hoc_sinh_thong_qua.docx