SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Trung học Phổ thông thông qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá

1.2.2. Hoạt động ngoại khóa

1.2.2.1. Khái niệm về hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa nằm ngoài chương trình học chính khóa, bao gồm các

hoạt động thực hiện bên ngoài giờ học liên quan đến các hoạt động văn hóa – xã

hội – thể thao – giải trí. Tùy vào sở thích, hứng thú của mỗi học sinh trong điều

kiện và khả năng mà nhà trường có thể tổ chức. Hoạt động ngoại khóa có nhiều

dạng như hoạt động thể thao, hoạt động nghệ thuật, hoạt động văn hóa hay hoạt

động của trường cũng các hoạt động tình nguyện và từ thiện.

Các hoạt động này có thể tổ chức theo diễn đàn, câu lạc bộ môn học hay trò

chơi, diễn đàn Các hoạt động ngoại khóa do học sinh của môt lớp, toàn trường

hay chỉ một khối lớp, tổ bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hay giáo

viên chủ nhiệm thực hiện.6

Tóm lại, hoạt động ngoại khóa là một thuật ngữ dùng chỉ các hoạt động nằm

ngoài chương trình học chính khóa. Đó là các hoạt động kết hợp giữa vui chơi với

dạy học, gắn với việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội.

1.2.2.2. Vai trò của hoạt động ngoại khóa.

Hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động giáo dục quan trọng ở

nhà trường trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Tham gia các hoạt

động ngoại khóa không chỉ giúp các em giải tỏa mệt mỏi sau những giờ học căng

thẳng mà còn có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục chính khóa, góp phần phát triển và

hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh là cơ

hội để các em phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp các có em có thể thư giãn sau

những giờ học chính khóa. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp

các em giải tỏa được tâm trạng, lấy lại hứng thú học tập, cải thiện tốt chất lượng

học tập và trở nên tích cực hơn trong các hoạt động khác.

Hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp các em nhanh nhẹn, hoạt bát hơn mà

thông qua những hoạt động giáo dục, giúp các em phát triển thêm những kĩ năng

mềm khác như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, lãnh đạo, kĩ năng xử lý

tình huống,

Hoạt động ngoại khóa đối với học sinh có vai trò hết sức quan trọng. Hiện

nay, các nhà trường chú trọng việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Việc tổ chức

các hoạt động theo chủ đề sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.

pdf41 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Trung học Phổ thông thông qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ 
tướng Chính phủ về “tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh 
viên” thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo và trải nghiệm, thực hiện Quyết 
định số 3577/QĐ.UBND của UBND tỉnh Nghệ An ngày 25/7/2016 về việc phê 
duyệt kế hoạch thực hiện đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo 
đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng” trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai 
đoạn 2016 – 2020. 
Đề tài đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống 
cho học sinh trong các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi nói chung, 
trường THPT Anh Sơn I nói riêng, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp mới, sáng 
tạo, phù hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Thông 
qua việc tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh bằng các hoạt động trải 
nghiệm, ngoại khoá đã mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực, đã phát huy sức 
mạnh tổng hợp của các tổ chức trong nhà trường, giáo viên, học sinh. Hình thức 
24 
giáo dục tạo sân chơi bổ ích để các em phát huy năng lực của mình mà còn góp 
phần quan trọng để phát triển nhân cách học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục 
toàn diện trong nhà trường. 
25 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh bằng hoạt động trải nghiệm, ngoại 
khoá đã tạo điều kiện để giáo viên và học sinh phát huy năng lực của mình, nhiều 
học sinh đã tự tin hơn trong cuộc sống, có khả năng diễn xuất trên sân khấu, hiểu 
biết, nhận thức về các vấn đề xã hội. Áp dụng hình thức giáo dục này đã định 
hướng nghề nghiệp cho học sinh, nhiều học sinh đã tự tin thi vào các trường văn 
hoá nghệ thuật, thể dục thể thao, vào ngành bác sĩ để giúp đỡ các bệnh nhân hoặc 
vào các ngành công an, quân đội để bảo vệ tổ quốc, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. 
Áp dụng đề tài “Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở 
trường THPT thông qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá” đã góp phần vào 
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, hành vi con người, giáo dục toàn diện cho 
học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hình thành nhiều kỹ năng 
sống. 
Đề tài góp phần xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, hạn chế tối thiểu 
các hành vi vi phạm đạo đức, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và 
xã hội trong việc giáo dục học sinh, đảm bảo an ninh trường học, an toàn xã hội, 
góp phần hình thành nhân cách con người mới phù hợp với thời đại hội nhập và phát triển. 
2. Kiến nghị, đề xuất 
Để phát huy tối đa những ưu điểm của hình thức tổ chức giáo dục đạo đức, lối 
sống cho học sinh ở trường THPT, chúng tôi đề xuất có một số vấn đề sau đây: 
- Nên tiếp tục tổ chức thực hiện đề tài trên phạm vi rộng rãi hơn, phù hợp với 
từng đối tượng học sinh, từng địa phương. Lựa chọn những nội dung, những câu 
chuyện mang tính thực tiễn gần gũi và nổi bật để tổ chức giáo dục, phải vừa sức và 
phù hợp với thời gian học tập của HS, tránh sự nhàm chán khi thực hiện. 
- Giáo dục đạo đức, lối sống là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Nhà 
trường, ban đạo đức, đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn 
cần nghiên cứu kỹ và xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho 
học sinh vào các môn học, các hoạt động tập thể nhiều hơn. 
- Đối với các cấp ủy và chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho các cơ 
sở giáo dục tổ chức các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm để giáo dục đạo đức, lối 
sống cho học sinh. 
- Đối với các bậc cha mẹ học sinh cần khuyến khích, động viên, hỗ trợ con 
mình tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khoá để phát triển toàn diện. 
SKKN đã đạt được những mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tuy nhiên sẽ không 
thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội 
đồng khoa học nhà trường và hội đồng khoa học cấp trên để SKKN hoàn thiện 
hơn, có ý nghĩa thiết thực hơn. 
26 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam: Luật Giáo dục, NXB Giáo dục, 2005, 
chỉnh sửa bổ sung năm 2009. 
2. Bộ GD&ĐT, Cục nhà giáo và CBQL các cơ sở giáo dục: Đổi mới phương pháp 
quản lí lớp học bằng các biện pháp GDKLTC, Hà Nội, 2013 
3. Bộ sách giáo viên Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11,12. NXB Giáo 
dục, năm 2012. 
4. ThS. Nguyễn Ngọc Tài và ThS. Huỳnh Xuân Nhựt( 2012). Báo cáo nghiên cứu 
sách giáo viên HĐGDHN cấp Trung học cơ sở (THCS), Trung học phổ thông 
(THPT). Viên Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 
5. PGS.TS. Nguyễn văn Tùng( 2018). Bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về 
đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 10, 11,12”. Nxb Giáo dục. 
 6. Nguyễn Lăng Bình, Tạ Thúy Hạnh, Phan Thị Lạc. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên 
trung học phổ thông về giáo dục kỉ luật tích cực, tài liệu của Bộ GD&ĐT năm 
2015 
7. Các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên. 
8. Các kịch bản, nội dung của giáo viên và học sinh, sử dụng hình ảnh của đồng 
nghiệp 
9. Các bài viết của các tác giả trên Internet 
27 
PHỤ LỤC 
I- PHIẾU ĐIỀU TRA 
1. Mẫu phiếu khảo sát công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở 
trường THPT tại huyện Anh Sơn và các huyện lân cận 
(Phiếu dành cho giáo viên) 
Họ tên giáo viên.Trường THPT................... 
TT Nội dung trao đổi Ý kiến lựa chọn 
1 Thầy ( cô) hãy cho biết công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học 
sinh trong trường THPT hiện nay có cần thiết không? 
a. Không cần thiết 
b. Cần thiết 
c. Rất cần thiết 
2 Thực trạng về giáo dục đạo đức, lối sống trong các trường THPT như 
thế nào? 
a. Chưa hiệu quả 
b. Hiệu quả 
c. Rất hiệu quả 
3 Công tác giáo dục giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh có được tiến 
hành không? 
a. Có tổ chức 
b. Tổ chức không thường xuyên 
c. Thường xuyên 
4 Hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong trường THPT 
hiện nay như thế nào? 
a. Chủ yếu qua phát thanh tuyên truyền 
b. Qua môn học, tiết chủ nhiệm lớp 
c. Đa dạng, qua ngoại khoá, trải nghiệm 
5 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đạo đức xuống cấp của một bộ phận 
học sinh là gì? 
a. Gia đình không quan tâm 
b. Chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường 
hiệu quả chưa cao 
c. Cả 2 ý trên 
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô! 
28 
2. Mẫu phiếu khảo sát thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh 
trong các các trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn và các huyện lân cận 
trong thời gian qua ( Phiếu dành cho học sinh) 
* Thông tin học sinh (có thể không ghi) 
- Họ và tên học sinh: .. Lớp : ; Năm học: 20 .. – 20.. 
 - Kết quả xếp loại hạnh kiểm (năm trước):  
* Nội dung khảo sát: 
1- Theo em giáo dục đạo đức, lối sống trong trường học cho học sinh có quan 
trọng không? 
 A.  Rất quan trọng B.  Quan trọng C.  Không quan trọng 
2- Vì sao học sinh phải được giáo dục đạo đức, lối sống? 
 A.  Vì bản thân B.  Vì bản thân và cộng đồng, xã hội C.  Vì bắt 
buộc 
3- Hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.? 
 A.  Có hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức 
 B.  Giúp em thay đổi 1 ít về nhận thức. 
 C. . Không ảnh hưởng đến em 
4- Ở trường em có hình thức tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống nào? 
 A.  Thông qua môn học, tiết sinh hoạt lớp 
 B.  Phát thanh tuyên truyền 
 C.  Tất cả các hình thức trên. 
5- Em có thích tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống bằng hình thức ngoại khóa, 
trải nghiệm không? 
 A.  Rất thích B.  Thích C.  Không thích 
6- Em có muốn được sắm vai vào nhân vật để tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối 
sống không? A.  Rất thích B.  Thích C.  Không 
thích 
7- Em có thích nhà trường tổ chức nhiều hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống 
không? 
 A.  Rất thích B.  Thích C.  Không thích 
8- Nhận định của em về việc đổi mới hình thức giáo dục đạo đức, lối sống bằng 
trải nghiệm, ngoại khoá trong nhà trường? 
 A.  Tốt B.  TB C.  Chưa đạt. 
Xin chân thành cảm ơn em! 
29 
II.CÁC KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 
 KẾ HOẠCH 
CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, 
LỐI SỐNG CHO HỌC SINH NĂM HỌC 2020 - 2021 
I.Mục đích, yêu cầu. 
1. Mục đích. 
 - Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sôgns cho thế hệ trẻ 
Việt Nam nhằm tạo chuyển biến căn bản về đạo đức, lối sống phát triển toàn diện; 
yêu gia đình, có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa; yêu nước, tự hào dân tộc, 
kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 
- Giáo dục truyền thống cho học sinh nhằm trang bị cho các em những hiểu 
biết cơ bản về lịch sử truyền thống các ngày lễ trong năm, qua đó giáo dục kỹ năng 
sống cho các em. 
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong việc chấp hành nội quy, quy định của 
nhà trường. Phòng, chống hiệu quả hành vi bạo lực trong nhà trường và các hành 
động tự phát của học sinh làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trong khu vực nhà 
trường. 
- Việc giáo dục đạo đức học sinh góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu 
quả giáo dục toàn diện, góp phần giữ vững và phát huy thành tích truyền thống của 
nhà trường. 
2. Yêu cầu. 
- Phát huy sức mạnh của tập thể, huy động toàn thể lực lượng trong nhà 
trường tích cực tham gia vào công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối 
sống cho học sinh. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với chính quyền 
địa phương và gia đình học sinh. 
- Chủ động phòng ngừa, phối hợp đấu tranh những học sinh có hành vi vi 
phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy định của nhà trường. Đồng thời tích cực đấu 
tranh phòng chống tội phạm bên ngoài xâm nhập vào trường học. 
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý 
thức trách nhiệm của học sinh tự giác, tích cực tham gia phong trào quần chúng 
bảo vệ an ninh tổ quốc. 
30 
II. Nội dung kế hoạch. 
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo 
đức lối sống cho thanh niên. 
a. Nội dung tuyên truyền: 
- Tuyên truyền phổ biến lý tưởng cách mạng, chủ trương, đường lối, chính 
sách pháp luật liên quan đến đời sống, học tập và việc làm; tuyên truyền về tấm 
gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục các giá trị đạo đức, truyền 
thống văn hóa, lối sống của con người Việt Nam cho thanh niên. 
 - Tuyên truyền về các phogn trào thi đua yêu nước, gương người tốt việc tốt. 
Tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo, đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa 
bình” 
b. Hình thức tuyên truyền. 
- Thông qua phát thanh, tuyên truyền lên tin. 
- Thông qua chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm và các hoạt động ngoại 
khóa, giáo dục kỹ năng sống, trải nghiệm cho học sinh, sinh hoạt văn hóa văn 
nghệ trong nhà trường. 
- Tổ chức và tham gia các hoạt động thi tìm hiểu, các hoạt động trải nghiệm 
thực tế, về nguồn 
2. Công tác giáo dục truyền thống cho học sinh. 
Giáo dục truyền thống cho học sinh là một trong những nội dung quan trọng 
trong trường học góp phần giáo dục truyền thống của quê hương đất nước cho học 
sinh, qua đó nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống của 
quê hương, đất nước. 
- Công tác giáo dục truyền thống thông qua phát thanh tuyên truyền lên tin 
nhân các ngày lễ như 20/11, 22/12, 8/3, 26/3, 19/5. Thông qua các hoạt động giáo 
dục cho các em truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống của quê hương, đất 
nước, qua đó khơi sâu lòng tự hào dân tộc để các em cố gắng học tập tốt hơn. 
- Tổ chức cho học sinh nhất là học sinh khối 10 tìm hiểu về truyền thống của 
nhà trường, mỗi lớp tham gia học 1 tiết tại phòng truyền thống nhà trường vào đầu 
năm học. 
- Tổ chức và tham gia các hoạt động như thi tìm hiểu, tổ chức các hoạt động 
ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống, tham gia tích cực 
phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thường xuyên vệ 
sinh, chăm sóc 500 ngôi mộ tại Nghĩa trang Việt - Lào. 
3. Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong việc chấp hành các nội quy, quy 
định của nhà trường. 
31 
- Tổ chức tốt hội nghị về công tác chủ nhiệm vào đầu năm học nhằm trao đổi, 
thảo luận và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác giáo dục toàn 
diện cho học sinh nhất là công tác giáo dục đạo đức. 
- Tuyên truyền cho cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh nhằm 
nâng cao ý thức cảnh giác với âm mưu của các thế lực thù địch hoạt động chống 
phá nhà nước. Giáo dục học sinh không tham gia tụ tập đông người trái phép. 
- Nghiêm cấm, ngăn chặn tình trạng học sinh đến trường nhưng bỏ học, bỏ 
tiết đi chơi, tham gia đánh nhau và vi phạm tệ nạn xã hội. 
- Tổ chức cho học sinh học tập các nội quy, quy định của nhà trường và của 
nghành đề ra. Sau học tập tổ chức cho học sinh làm bản cam kết có chữ ký của phụ 
huynh. 
- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, gia 
đình học sinh, đặc biệt là lực lượng công an trong việc quản lý học sinh trong thời 
gian học tập tại trường, ngăn chặn, đấu tranh trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội xâm 
nhập vào nhà trường. Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, Công an xã tổ 
chức kiểm tra học sinh ở trọ. Phối hợp với Công an huyện tổ chức kiểm tra việc 
chấp hành an toàn giao thông của học sinh. 
- Thực hiện tốt công tác quản lý học sinh, kiên quyết ngăn chặn tình trạng học 
sinh đến trường nhưng bỏ học, tham gia đánh nhau, vi phạm tệ nạn xã hội. Phòng 
ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo, các hành 
vi bạo lực trong trường học. 
- Tăng cường các hình thức giáo dục như ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, 
giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao góp 
phần nâng cao nhận thức cho học sinh cũng như tạo sân chơi để học sinh không 
tham gia các tệ nạn xã hội. 
III. Kế hoạch cụ thể. 
Tháng Nội dung 
9 - Xây dựng nội quy, quy định đối với học sinh., kế hoạch giáo dục lý 
tưởng cách mạng, đạo đức lối sống , ANTH, giáo dục pháp luật. 
- Kiểm tra nề nếp học sinh. 
-Tổ chức cho học sinh học tập các nội quy, quy định của nhà trường. 
- Tổ chức cho học sinh học tập bộ tài liệu : “Bác Hồ và những bài học về 
đạo đức, lối sống dành cho học sinh” khối 10,11,12 
10 - Giáo dục cho học sinh về lối sống lành mạnh, phòng chống bạo lực 
học đường, các tệ nạn xã hội, chống xâm hại tình dục. 
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, 
xử lý những học sinh vi phạm. 
- Thăm do dư luận, thăm do tình hình học sinh bằng phiếu kín tại các lớp 
- Tổ chức cho học sinh học tập bộ tài liệu : “Bác Hồ và những bài học về 
đạo đức, lối sống dành cho học sinh” khối 10,11,12 
11 - Phát thanh tuyên truyền về truyền thống tôn sư trọng đạo, về ngày nhà 
32 
giáo Việt Nam 20.11. Giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo” 
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, 
xử lý những học sinh vi phạm. 
- Tổ chức cho học sinh học tập bộ tài liệu : “Bác Hồ và những bài học về 
đạo đức, lối sống dành cho học sinh” khối 10,11,12 
12 - Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, 
xử lý những học sinh vi phạm. 
- Giáo dục văn hóa ứng xử trong học đường 
- Tổ chức trải nghiệm, ngoại khoá cho học sinh 
- Tổ chức cho học sinh học tập bộ tài liệu : “Bác Hồ và những bài học về 
đạo đức, lối sống dành cho học sinh” khối 10,11,12 
1 - Phát thanh tuyên truyền về ngày học sinh sinh viên 9.1, về tết cổ truyền 
của dân tộc, tuyên truyền và giáo dục về an toàn giao thông, phòng 
chống ma túy và các tệ nạn xã hội. 
- Tuyên truyền, tổ chức cho học sinh ký cam kết đảm bảo an toàn giao 
thông trong các dịp lễ Tết, giáo dục về việc không tàng trữ, vận chuyển, 
mua bán, sử dụng pháo nổ, chất dễ cháy, vật dụng nguy hiểm... 
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, 
xử lý những học sinh vi phạm. 
- Chăm sóc vệ sinh các khu mộ tại Nghĩa trang Việt – Lào. 
- Tổ chức hội thi gói bánh chưng xanh tặng học sinh nghèo nhân dịp tết 
cổ truyền dân tộc. 
- Tổ chức cho học sinh học tập bộ tài liệu : “Bác Hồ và những bài học về 
đạo đức, lối sống dành cho học sinh” khối 10,11,12 
2 - Phát thanh tuyên truyền về ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 
3/2, tiếp tục tuyên truyền, giáo dục về thực hiện các quy định về an toàn 
giao thông, không tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng pháo nổ, chất 
dễ cháy, vật dụng nguy hiểm... 
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, 
xử lý những học sinh vi phạm. 
- Giáo dục tinh thần tương thân, tương ái 
- Tổ chức cho học sinh học tập bộ tài liệu : “Bác Hồ và những bài học về 
đạo đức, lối sống dành cho học sinh” khối 10,11,12 
3 - Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, 
xử lý những học sinh vi phạm. 
- Giáo dục văn hóa trong sử dụng mạng xã hội 
- Tổ chức cho học sinh học tập bộ tài liệu : “Bác Hồ và những bài học về 
đạo đức, lối sống dành cho học sinh” khối 10,11,12 
4 - Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, 
xử lý những học sinh vi phạm. 
- Giáo dục tình bạn, tình yêu học đường 
- Tổ chức cho học sinh học tập bộ tài liệu : “Bác Hồ và những bài học về 
đạo đức, lối sống dành cho học sinh” khối 10,11,12 
33 
5 - Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, 
xử lý những học sinh vi phạm. 
- Giáo dục về ý thức và sẵn sàng tham gia tình nguyện vì cuộc sống cộng 
đồng. 
- Tổ chức cho học sinh học tập bộ tài liệu : “Bác Hồ và những bài học về 
đạo đức, lối sống dành cho học sinh” khối 10,11,12 
 IV.Tổ chức thực hiện. 
Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục 
pháp luật đảm bảo an ninh trường học là nhiệm vụ thường xuyên, hàng đầu, vì vậy 
Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu các ban, bộ phận, cán bộ, giáo viên thực hiện tốt 
các nội dung sau : 
- Đối với Đoàn trường: Thực hiện tốt công tác phát thanh tuyên truyền, công 
tác giáo dục lý tưởng cách mạng truyền thống cho học sinh, đôn đốc đội an toàn 
giao thông, đội cờ đỏ tăng cường kiểm tra việc thực hiện nề nếp của học sinh. Việc 
tổ chqức các hoạt động đoàn gắn với giáo dục lý tưởng cách mạng. 
- Đối với các tổ chuyên môn: Chỉ đạo giáo viên trong tổ thực hiện tốt nhiệm 
vụ của người giáo viên. Đối với tổ Sử - Địa – GCDC chú trọng công tác giáo dục 
truyền thống và giáo dục pháp luật cho học sinh. 
- Đối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn: Luôn luôn chú trọng cộng 
tác giáo dục học sinh trước hết là thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà 
trường, thường xuyên nắm bắt diễn biến tư tưởng học sinh, kịp thời phát hiện và 
xử lý các hiện tượng học sinh vi phạm. 
Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, 
lối sống cho học sinh thông qua các hoạt động, trải nghiệm, ngoại khóa, giáo dục 
kỹ năng sống 
Trên đây là kế hoạch công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo 
đức lối sống, cho học sinh năm học 2020 – 2021, yêu cầu tất cả cán bộ, giáo viên 
thực hiện nghiêm túc để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. 
Nơi nhận 
 - Chi uỷ, BGH; 
 - Lưu VP. 
 HIỆU TRƯỞNG 
34 
III-MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
Hình ảnh: Tổ chức cho học sinh học tập các nội quy, quy định của nhà trường 
thông qua giờ chào cờ đầu tuần 
Hình ảnh giờ chào cờ học sinh đang diễn vở kịch tuyên truyền giáo dục 
về việc không tàng trữ, mua bán, sử dụng pháo nổ 
 Hình ảnh: HS diễn kịch “Văn hóa sử dụng mạng FB” để giáo dục cách 
sử dụng mạng xã hội văn minh, đúng pháp luật 
35 
Hình ảnh: Giờ sinh hoạt lớp có tổ chức diễn đàn “nói cho nhau nghe” 
để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, kế hoạch học tập và phấn đấu của học sinh. 
Hình ảnh: HS tham gia vệ sinh, cắm hoa, thắp hương tại Nghĩa trang Việt- Lào 
36 
 Hình ảnh học sinh thu gom giấy loại, chai lọ nhựa để gây quỹ vì bạn nghèo 
Hình ảnh GV và HS tham gia ủng hộ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt 
 Hình ảnh về hoạt động ủng hộ Miền Trung bị thiệt hại do bão lũ của GV, HS 
37 
Hình ảnh học sinh tham gia tìm hiểu di tích lịch sử đền Cửa Lũy 
 Hình ảnh học sinh tham gia hội thi gói bánh chưng xanh, tặng học sinh nghèo 
Hình ảnh học sinh học tập tài liệu “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối 
sống dành cho học sinh” 

File đính kèm:

  • pdfskkn_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_dao_duc_loi_song_cho_hoc_sin.pdf
Sáng Kiến Liên Quan