Sáng kiến kinh nghiệm Những sai lầm học sinh thường mắc phải trong một số thí nghiệm ở trường THCS

 Hóa học là một trong những môn khoa học cơ bản có sự đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã hội. Quá trình phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi sự ra đời của vật liệu mới, thuốc chữa bệnh. Bên cạnh những vai trò của hóa học với nền kỹ thuật thì hóa học còn giúp học sinh giải thích được nhiều hiện tượng thú vị trong cuộc sống hàng ngày như sự biến đổi các chất khi chế biến thức ăn. Tại sao bột nở làm cho bánh xốp hơn. Sắt để ngoài không khí bị gỉ do đâu?.có hàng nghìn câu hỏi như thế xuất hiện trong đầu học sinh đang cần giải đáp.

 Môn Hóa học có vai trò quan trọng trong mục tiêu đào tạo nói chung, của trường THCS nói riêng. Môn Hóa học ở trường THCS có những đặc trưng riêng. Nội dung kiến thức của môn học này luôn gắn liền với sự vật hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc khám phá và tiếp thu kiến thức phụ thuộc rất nhiều vào các thí nghiệm bởi đặc trưng của khoa học Hóa học là khoa học thực nghiệm và nguyên tắc dạy học là nguyên tắc trực quan ‘học đi đôi với hành’

 

docx25 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những sai lầm học sinh thường mắc phải trong một số thí nghiệm ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đến quan sát và ghi chép các hiện tượng dẫn đến chưa có hiệu quả cao khi thực hành .
 *Thuận lợi: 
 - Các trường THCS hiện nay đã có phòng học thực hành bộ môn hóa.
 - Đa số các em học sinh đều thích làm thí nghiệm hóa học.
 * Khó khăn: 
 - Một số em học sinh vẫn đang học hóa một cách thụ động, còn lúng túng khi làm thí nghiệm:
 + Làm thí nghiệm chậm, không theo trình tự dẫn đến kết quả không chính xác, làm mất thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng của tiết học.
 + Tâm lý sợ học bộ môn, sợ nguy hiểm do hóa chất và dụng cụ bị vỡ.
 - Nhiều trường vẫn chưa có cán bộ chuyên trách thiết bị thí nghiệm.
 - Mặc dù đã có phòng học bộ môn nhưng cơ sở vật chất vẫn đang thiếu thốn: 
 + Hóa chất cấp lâu ngày không bảo đảm chất lượng dẫn đến một số kết quả thí nghiệm không thành công.
 + Thiếu một số hóa chất, dụng cụ thí nghiệm cần thiết. 
 2. Giải pháp
 2.1 Giải pháp chung
 *Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh:
 - Tăng cường giáo dục thái độ không ngừng kích thích sự ham muốn tìm tòi những cái mới nhằm phát huy sự chủ động, sáng tạo của học sinh, biến Họ thành những người có khả năng nghiên cứu, nắm vững các nội dung cần học và thiết tha những kiến thức mới về Hoá học để có thể áp dụng nghề nghiệp trong tương lai.
 - Tăng cường các hoạt động rèn luyện kĩ năng thực hành của học sinh trong giờ học, làm cho học sinh trở thành chủ thể hoạt động bằng các biện pháp hợp lí như:
 + Tổ chức cho học sinh tự giác làm các thí nghiệm, tự nhận xét thí nghiệm, ưu tiên sử dụng hình thức thảo luận, tranh luận, xây dựng giả thuyết
 + Các gợi ý của giáo viên phải làm tăng mức độ trí lực học sinh qua việc trả lời các câu hỏi tổng hợp, đòi hỏi so sánh, suy luận trước và sau khi thí nghiệm để học sinh tự mình giải quyết các tình huống có “vấn đề” 
 *Tăng cường tham mưu lên cấp trên để kịp thời bổ sung những dụng cụ, hóa chất còn thiếu.
 2.2 Giải pháp cụ thể
 2.2.1 Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
 1. Sự chuẩn bị của giáo viên 
 Giáo viên sau khi nhận lớp, tìm hiểu kĩ về tình hình học tập bộ môn của lớp, sau đó kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tiến hành việc phân nhóm, trong đó phải có đủ đối tượng theo năng lực bộ môn phải có nhóm trưởng, nhóm phó, đến khi nhóm trưởng vắng thì nhóm phó thay, có thư kí ghi chép hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm, ý kiến thống nhất và viết phương trình hóa học xảy ra. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, điều hành hoạt động của nhóm theo hướng dẫn của giáo viên, yêu cầu nhóm trưởng khi phân công nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm phải thường xuyên đổi vị trí làm việc của mỗi thành viên để tất cả học sinh đều được làm thí nghiệm sẽ có kĩ năng thực hành tốt hơn.
 Phải tích lũy kinh nghiệm bằng cách làm thí nghiệm nhiều lần để rút ra thiếu sót và có thể cải tiến, sáng tạo. Nắm vững những kỹ thuật làm thí nghiệm.
 Phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo trước khi tiến hành lên lớp. Không nên chủ quan cho rằng thí nghiệm đó đơn giản đã làm quen nên không cần thử trước.
 Khi chuẩn bị cho thí nghiệm cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt như: Lượng hóa chất, nồng độ các dung dịch, nhiệt độ...là yếu tố quan trọng.
 Chuẩn bị dụng cụ cần đồng bộ, gọn, đảm bảo tính khoa học. Kiểm tra số lượng, chất nghiên cứu cách khắc phục những sự cố xảy ra.
 Giáo viên phải tổ chức để học sinh thực sự chủ động thực hiện các hoạt động theo kế hoạch bài giảng. Tập trung theo dõi uốn nắn các nhóm gặp khó khăn. 
 2. Sự chuẩn bị của học sinh 
 Khi làm một bài thí nghiệm học sinh phải chuẩn bị trước ở nhà, đọc các vấn đề lí thuyết liên quan đến bài thực hành trong sách giáo khoa hay sách hướng dẫn thực hành, tìm hiểu tính chất của các chất ban đầu và sản phẩm cũng như tính độc và cách đề phòng, tìm hiểu các điều kiện phản ứng, các dụng cụ của bài thực hành. Trên cơ sở đó làm đề cương cho bài thực hành để sau khi làm xong thí nghiệm bổ sung thêm vào bản tường trình nộp cho giáo viên.
 Chuẩn bị kĩ phần lí thuyết và phương pháp tiến hành làm thí nghiệm các dụng cụ cần dùng. Thí nghiệm học tập và nghiên cứu phải được bố trí một cách khoa học và có định hướng, không được làm mò mẫm. Trước khi làm thí nghiệm các nhóm phải bàn thật kĩ trong việc bố trí thời gian, phân công thành viên làm thí nghiệm và số người ghi hình ảnh tránh tác động thừa và thiếu. Bản thân mỗi thành viên đều phải biết thật kĩ mục đích thí nghiệm, nguyên tắc, phương pháp thí nghiệm, phải dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích nó, viết phương trình và kết luận các vấn đề đã khảo sát.
 Phải nhớ và tuân thủ một số nguyên tắc: Không chuẩn bị đầy đủ, không hiểu nội dung thí nghiệm không được làm thí nghiệm.
2.2.3 Những sai lầm của học sinh trong các tiết thực hành của sách giáo khoa hóa học 8
 a. Một số thí nghiệm trong sách giáo khoa Hóa học lớp 8
 * Bài thực hành 1: Tính chất nóng chảy của chất 
 Tách chất từ hỗn hợp 
 Đây là tiết đầu tiên học sinh được làm quen với các dụng cụ- hóa chất. Nên giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thật kỹ phần ‘Phụ lục 1. Một số quy tắc an toàn – Cách sử dụng hóa chất, một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm’ và nội dung bài thực hành. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần lưu ý một nội dung sau: 
 Ở thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh.
 + Cần điều chỉnh việc lấy hóa chất của học sinh: Lấy một ít lưu huỳnh, một ít parafin(chỉ bằng hạt lạc). Nếu nhóm nào làm chưa đúng yêu cầu làm lại. Tuyệt đối không được làm hóa chất rơi vãi ra ngoài ống nghiệm.
 + Chiều cao của cốc nước khoảng 2cm .
 + Cách cắm nhiệt kế vào cốc, phải để cho nhiệt kế đứng quay mặt ra cho dễ đọc.
 - Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối cát.
 Đây là thí nghiệm tương đối dễ làm. Tuy vậy giáo viên cũng cần chú ý hình thành học sinh một số kỹ năng sau: 
 + Cách kẹp ống nghiệm : Dùng kẹp gỗ kẹp gần sát miệng ống nghiệm(cách miệng ống 1/3)
 + Khi đun nóng ống nghiệm : Lúc đầu hơ dọc ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho ống nghiệm nóng đều, sau đó đun ở đáy ống nghiệm. Vừa đun vừa lắc nhẹ ống để tránh chất lỏng sôi đột ngột và phun mạnh ra ngoài.
 + Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
 *Bài thự hành 2: Sự lan tỏa của chất 
 Để mỗi thí nghiệm được thành công, học sinh không phải làm lại, giáo viên cần lưu ý một số nội dung sau:
 - Thí nghiệm 1: Sự lan tỏa amoniac
 + Lấy giấy quỳ tím tẩm nước để cẩn thận vào sát đáy ống nghiệm.
 + Đặt ống nghiệm nằm ngang và dùng ghim đính chặt bông vào chiếc nút rồi đậy lên miệng ống nghiệm.
 -Thí nghiệm 2: Sư lan tỏa của kali penmanganat.
 + Không nên lấy nhiều thuốc tím chỉ nên lấy một ít mảnh vụn tinh thể thuốc tím.
 + Lấy thuốc tím vào tờ giấy gấp đôi, rồi bàn tay này khẽ đập vào bàn tay kia giữ giấy.
 *Bài thực hành 3: Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học.
 - Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng Kali penmanganat
 + Lượng thuốc tím cần lấy: bằng vài hạt đỗ.
 + Cách đun nóng ống nghiệm: Lúc đầu hơ dọc ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho ống nghiệm nóng đều, sau đó đun ở đáy ống nghiệm.
 + Dùng một que đóm còn tan đỏ vào sát mặt chất rắn(tuyệt đối không bỏ trực tiếp vào ống nghiệm)
 + Để ống nghiệm nguội sau đó đổ nước vào.
 -Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit
 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh lọc để thu được dung dịch nước vôi trong.
 *Bài thực hành 4: Điều chế - Thu khí oxi và thử tính chất của oxi 
 Đây là một trong những tiết thực hành quan trọng của chương trình hóa học lớp 8. Tiết học hình thành cho học sinh rất nhiều kỹ năng. Do đó giáo viên cần chú trọng cho học sinh những nội dung cụ thể sau:
 -Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi 
 + Hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm(như hình vẽ). Trong đó cần chú ý đáy ống nghiệm luôn cao hơn miệng ống nghiệm một chút.
 + Cách cho lượng nhỏ KMnO4 vào ống nghiệm để lượng KMnO4 không bị rơi vãi ra ngoài.
 + Cách đậy và xoáy nút cao su(có ống dẫn khí xuyên qua) sao cho chặt, kín nhưng không làm vỡ ống nghiệm
 + Cách dùng đèn cồn hơ nóng phần ống nghiệm.
 + Cách đưa que đóm còn tàn hồng vào miệng ống nghiệm để nhận ra oxi. Không nên đưa que đóm còn tàn hồng vào sâu bên trong ống nghiệm để tránh oxi bị đốt cháy hết, không có để dùng cho các thí nghiệm sau.
 Giáo viên lưu ý học sinh dựa vào tính chất vật lý của oxi( nặng hơn không khí và ít tan trong nước) để tiến hành thu khí oxi theo 2 phương pháp:
 Phương pháp.Dời chổ của không khí(hình a) 
 + Nhánh dài của ống dẫn khí sâu tới sát gần đáy lọ thu(ống nghiệm).
 + Dưới đáy lọ thu nên cho thêm một ít cát vào(tránh hiện tượng vỡ bình ở các thí nghiệm sau)
 Phương pháp. Dời chổ của nước(hình b). Sau khi thu khí oxi nên để lại một ít nước(tránh hiện tượng vỡ bình ở các thí nghiệm sau)
 Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong oxi.
 Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị thí nghiệm(như hình vẽ). Trong đó học sinh cần chú ý:
 + Lấy một lượng nhỏ lưu huỳnh dạng bột (bằng hạt đậu xanh) tránh sinh ra nhiều khí SO2.
 + Khi đưa môi sắt chứa lưu huỳnh đang cháy vào lọ cần đậy nhanh và kín để hạn chế khí SO2 thoát ra ngoài.
 + Ở đáy lọ cần có một ít nước hoặc một ít cát.
* Bài thực hành 5: Điều chế - Thu khí Hidro và thử tính chất của Hidro.
 - Thí nghiệm 1: Điều chế khí hidro từ axit HCl, kẽm. Đốt cháy Hidro trong không khí.
 Giáo viên yêu cầu học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm(như hình vẽ)
 Giáo viên nhìn bao quát lớp, nhắc nhở học sinh làm không đúng kĩ thuật, có thể đến chỉ dẫn, uốn nắn trực tiếp cho một hai nhóm, nhưng không quên bao quát chung. Giáo viên cần chú trọng một số nội dung sau:
 + Học sinh lấy nút cao su có ống thủy tinh xuyên thẳng qua, cần đảm bảo độ kín của nút(nếu nút bị hở khi đốt gây nên hiện tượng tăng áp suất làm vỡ ống nghiệm)
 + Cần thử độ tinh khiết của hidro, khẳng định khí hidro không có lẫn oxi(tạo thành hỗn hợp nổ khi đốt)
 + Màu của ngọn lửa: Không có màu xanh nhạt (giáo viên giải thích cho học sinh do thành phần của thủy tinh làm thay đổi màu của ngọn lửa)
 -Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí.
 Học sinh sử dụng ngay bộ dụng cụ thí nghiệm như ở thí nghiệm 1. Giáo viên giải thích lí do và lợi ích của việc liên tục cả hai thí nghiệm. Nếu ngay sau khi điều chế H2, tiến hành đốt cháy H2 trong không khí, sau đó thu khí H2 vào ống nghiệm và kiểm tra xem đã thu khí H2 chưa- sẽ tiết kiệm hóa chất và thời gian. Khi đã thấy rõ hiện tượng cháy trong không khí của H2 và học sinh hiểu được cách nhận ra khí H2 thì cần dập tan H2 đang cháy và tiến hành thu khí H2 bằng cách đẩy không khí.
 -Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng II oxit
 Giáo viên yêu cầu học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm(như hình vẽ). 
 Trong quá trình làm thí nghiệm giáo viên lưu ý học sinh 2 nội dung chính sau:
 + Cần thử độ tinh khiết của hidro, khẳng định khí hidro không có lẫn oxi(do tạo thành hỗn hợp nổ khi đốt)
 + Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống thủy tinh, sau đó đun nóng mạnh chổ có CuO.
 *Bài thực hành 6: Tính chất hóa học của nước.
 - Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với Na
 Giáo viên lưu ý học sinh:
 + Nên thấm khô dầu hỏa của mẫu Na để hạn chế Na cháy cho nhiều muội đen.
 + Nên để tờ giấy lọc trên đĩa sứ nhỏ.
 - Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống CaO.
 Giáo viên lưu ý với học sinh:
 + Chọn những cục vôi sống trắng, nhẹ mới sản xuất ra, được bảo quản trong lọ thủy tinh đậy kín(tránh hiện tượng hút ẩm của CaO).
 + Dùng khối lượng CaO nhỏ vì phản ứng của CaO với nước tỏa nhiệt lớn, nếu dùng nhiều, nhiệt tỏa ra có thể làm nước sôi, bắn vào người rất nguy hiểm.
 + Liên hệ nội dung thực tế cho học sinh: Khi tôi vôi cho vôi vào hố nước mà không dội nước vào vôi sống.
 - Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit
 + Giáo viên yêu cầu tất cả các nhóm chọn nút đậy vào lọ thủy tinh cho kín(hạn chế P2O5 thoát ra ngoài)
 + Lấy một lượng nhỏ bằng hạt đỗ xanh P đỏ vào muỗng sắt. Giáo viên kiểm tra 1-2 nhóm, yêu cầu các nhóm lấy quá nhiều P đỏ thì phải đổ lại lọ đựng.
 + Học sinh cần lưu ý không để P dư rơi xuống đáy lọ.
 *Bài thực hành 7: Pha chế dung dịch theo nồng độ
 Rèn luyện cho học sinh:
 + Các kỹ năng cân, đo, rót hóa chất để pha chế dung dịch.
 + Các thao tác hoàn tan chất rắn, chất lỏng.
 + Giáo viên lưu ý với học sinh nên lấy tỉ lệ khối lượng giữa chất tan và khối lượng dung môi sao cho đảm bảo pha đúng nồng độ dung dịch do không có cân thí nghiệm chính xác đến 1g. 
 b.Một số thí nghiệm trong sách giáo khoa Hóa học lớp 9.
 * Thí nghiệm với H2SO4 đặc: Do H2SO4 đặc có thể gây bỏng nặng, làm cháy quần áo, yêu cầu học sinh cẩn thận khi làm thí nghiệm.
 Muốn pha loãng axit sunfuric đặc , yêu cầu học sinh rót từ từ axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đều. Làm ngược lại sẽ rất nguy hiểm.
 * Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt.
 Thí nghiệm : Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.
 Lưu ý học sinh: 
 + Phản ứng của sắt và lưu huỳnh tỏa ra lượng nhiệt lớn, khi thực hiện phản ứng trong ống nghiệm phải làm với lượng nhỏ và cẩn thận.
 + Để đảm bảo an toàn hơn giáo viên có thể cho học sinh làm thí nghiệm trên trong hõm đế sứ của giá thí nghiệm: Cho khoảng nữa thìa nhỏ hỗn hợp lưu huỳnh và sắt vào hõm lớn của đế sứ giá thí nghiệm. Đốt nóng đỏ đũa thủy tinh rồi cho tiếp xúc với hỗn hợp trên. Phản ứng xảy ra rất mạnh, tỏa nhiều nhiệt.
 * Thí nghiệm với clo:
 + Điều chế clo trong phòng thí nghiệm:
 Học sinh chú ý: Chỉ mở khóa từ từ cho một ít axit HCl chảy xuống để hạn chế lượng khí clo sinh ra dư gây độc hại. Ngoài ra còn chuẩn bị cốc nước vôi trong và bông tẩm xút để khử khí clo sau thí nghiệm.
 + Thí nghiệm clo tác dụng với nước: Để hạn chế clo thoát ra ngoài môi trường, giáo viên yêu cầu các nhóm đổ nhanh nước vào lọ đựng khí clo, đậy nút, lắc nhẹ. Dùng đũa thủy tinh chấm vào nước clo và nhỏ nước clo vào giấy quỳ.
 * Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng.
 Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng II oxit ở nhiệt độ cao.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ(như hình vẽ)
 Học sinh cần lưu ý:
 + Bột CuO phải được bảo quản trong lọ kín khô.
 + Than mới điều chế phải được nghiền nhỏ và sấy khô.
 + Lấy khoảng 1 phần bột CuO với 2-3 phần bột than trộn thật đều.
 + Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm,sau đó tập trung đun vào đáy ống nghiệm chứa hỗn hợp CuO + C.
 Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ (như hình vẽ)
 Giáo viên lưu ý học sinh: Đậy nút ống nghiệm thật kín để CO2 được tạo thành đi qua ống dẫn sục vào dung dịch Ca(OH)2, đây là dấu hiệu chính nhận biết có phản ứng xảy ra, nếu ống nghiệm không kín, thí nghiệm không đảm bảo tính trực quan.
 *Thực hành: Tính chất hóa học của hidrocacbon.
 Thí nghiệm: Axetilen tác dụng với oxi.
 Giáo viên lưu ý: Trước khi đốt cháy axetilen, phải cho phản ứng giữa đất đèn với nước 
 * Thực hành: Tính chất của ancohol ethylic và axit axetic. 
 Thí nghiệm: Phản ứng của ancohol ethylic và axit axetic.
 Yêu cầu học sinh lắp dụng cụ(như hình vẽ)
 Học sinh cần lưu ý: 
 + Để phản ứng tạo thành etyl axetat được thuận lợi cần dùng axit axetic và ancol ethylic khan và axit sufuric đặc, ngâm ống nghiệm thu etyl axetat trong cốc chứa nước lạnh(tốt nhất nước đá).
 + Axit H2SO4 đặc có thể gây bỏng nặng, làm cháy quần áo, yêu cầu học sinh cẩn thận khi làm thí nghiệm.
 + Ancohol ethylic khan dễ cháy, lưu ý học sinh không để gần lửa.
 *Thực hành: Tính chất của gluxit.
 Thí nghiệm: Tác dụng của glucozo với bạc nitrat trong dung dịch amoniac.
 Ngoài các kĩ năng tiến hành thí nghiệm cơ bản để đảm bảo thành công của thí nghiệm này, giáo viên cần chú trọng học sinh làm thí nghiệm cẩn thận, nhẹ nhàng, không đun quá nóng, không lắc ống nghiệm vì làm mạnh hoặc lắc, lớp bạc tạo thành sau phản ứng không thể bám lên thành ống nghiệm thành ‘gương’ được.
 Chương 3. Kết quả áp dụng 
 Sau khi tổ chức dạy thực hành theo hướng tự học, tự nghiên cứu, giáo viên chỉ hỗ trợ khi thật sự cần thiết đã đem lại những biến chuyển rõ rệt từ học sinh. Các em đã tự mình làm thí nghiệm, biết cách quan sát thí nghiệm. Giải thích hiện tượng và biết được sản phẩm phản ứng xảy ra và viết được phương trình hóa học chính xác. Vì vậy các em rất muốn học tiết thực hành, làm thí nghiệm tránh sự nghi ngờ về lý thuyết đã học. 
 Qua quá trình dạy học tôi đã tiến hành khảo sát thăm dò học sinh tại đơn vị giảng dạy, dưới hai thông tin là tính hứng thú học tập và kết quả kiểm tra đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm cụ thể như sau: 
 1.Hứng thú của học sinh khi học thực hành, thí nghiệm dạy học theo hình thức:
 * Giáo viên hướng dẫn sau đó học sinh làm theo:
TT
Lớp
TS
Hứng thú
Thường 
Ít hứng thú 
TS
%
TS
%
TS
%
1
8A
32
11
34,38%
10
31,25%
11
34,37%
2
8B
32
9
28,13%
10
31,25%
12
37,5%
3
8C
28
8
28,57%
10
35,71%
10
35,71%
4
8D
28
8
28,57%
9
32,14%
11
39,29%
TT
Lớp 
TS 
Hứng thú 
Thường 
Ít hứng thú.
TS
%
TS
%
TS
%
1
9A
28
7
25%
11
39,28%
10
35,72%
2
9B
28
8
28,56%
10
35,72%
10
35,72%
3
9C
32
10
31,25%
12
37,5%
11
34,38%
4
9D
32
11
34,38%
13
40,63%
9
28,13%
*Học sinh tự nghiên cứu, tự làm thực hành thí nghiệm.
TT
Lớp 
TS
Hứng thú 
Thường 
Ít hứng thú 
TS
%
TS
%
TS
%
1
8A
32
29
90,63%
3
9,37%
0
0%
2
8B
32
28
87,5%
4
12,5%
0
0%
3
8C
28
24
85,71%
5
17,86%
0
0%
4
8D
28
23
82,14%
4
14,29%
0
0%
TT
Lớp 
TS
Hứng thú 
Thường 
Ít hứng thú 
TS
%
TS
%
TS
%
1
9A
28
23
82,14%
5
17,86%
0
0%
2
9B
28
24
85,71%
4
14,29%
0
0%
3
9C
32
28
87,5%
4
12,5%
0
0%
4
9D
32
29
90,63%
3
9,37%
0
0%
2. Kết quả đánh giá năng lực thực hành, thí nghiệm: 
 *Giáo viên hướng dẫn sau đó học sinh làm theo:
TT
Lớp 
TS 
Giỏi 
Khá 
Trung bình 
Yếu 
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
1
8A
32
9
28,13%
13
40,63%
7
21,88%
3
9,28%
2
8B
32
8
25%
12
37,5%
8
25%
4
12,5%
3
8C
28
7
25%
10
35,71%
7
25%
4
14,29%
4
8D
28
6
21,43%
10
35,71%
7
25%
5
17,86%
TT
Lớp 
TS
Giỏi 
Khá 
Trung bình 
Yếu 
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
1
9A
28
6
21,43%
7
25%
8
28,57%
7
25%
2
9B
28
7
25%
8
28,57%
7
25%
6
21,43%
3
9C
32
8
25%
10
31,25%
8
25%
6
18,75%
4
9D
32
9
28,13%
11
34,37%
7
21,88%
5
15,62%
*Học sinh tự nghiên cứu, tự làm thực hành thí nghiệm.
TT
Lớp 
TS
Giỏi 
Khá 
Trung bình 
Yếu 
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
1
8A
32
18
56,25%
9
28,13%
5
15,63%
0
0%
2
8B
32
17
53,13%
9
28,13%
6
18,75%
0
0%
3
8C
28
13
46,43%
8
28,57%
7
25%
0
0%
4
8D
28
12
42,86%
9
32,14%
7
25%
0
0%
TT
Lớp 
TS
Giỏi 
Khá 
Trung bình 
Yếu 
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
1
9A
28
12
42,86%
8
28,57%
8
28,57%
0
0%
2
9B
28
13
46,43%
8
28,57%
7
25%
0
0%
3
9C
32
16
50%
8
25%
8
25%
0
0%
4
9D
32
17
53,13%
8
25%
7
21,87%
0
0%
 Phần 3. Kết luận và kiến nghị 
 1.Kết luận 
 Trong quá trình dạy học thực hành, thí nghiệm như ở trên. Tôi thấy mình đã một phần nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác chất lượng bộ môn cũng được nâng lên, đồng thời cải tiến được phương pháp dạy học theo hướng học sinh tự lực để chiếm lĩnh tri thức. Trong học tập làm cho tâm lý ngườ học không nặng nề và dụng cụ thí nghiệm được phát huy tối đa, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Bước đầu tập cho các em làm việc cẩn thận và khoa học.
2. Kiến nghị 
 Tuy vậy tôi vẫn mong được sự đóng góp của quý đồng nghiệp, quý lãnh đạo, quý ngành .... xây dựng, đóng góp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và đầy đủ hơn, hiệu quả hơn. Để có thể áp dụng một cách triệt để vào việc dạy thực hành môn Hóa ở trường THCS có kết quả tốt hơn đáp ứng mục tiêu giáo dục của ngành đề ra. Đồng thời góp phần vào đổi mới một cách toàn diện phương pháp dạy học theo hương tích cực – lấy học sinh làm trung tâm của mọi hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu càng cao của xã hội.
 Danh mục tài liệu tham khảo 
1
Sách giáo khoa hóa 8,9
Bộ GD-ĐT 
2
Thiết kế bài giảng hóa 8,9
TS. Cao Cự Giác
3
Chuẩn kiến thức kỹ năng hóa 8,9
Vụ GD TH Bộ GD
4
Sách giáo viên hóa 8,9 
Bộ GD-ĐT
5
Một số vấn đề về phòng học bộ môn 
Phạm Văn Nam- Đặng Thị Thu Thủy-Trần Đức Vượng 
6
Khai thác tư liệu trên mạng 
7
Thí nghiệm Hóa học ở trường THCS 
Trần Quốc Đắc 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nhung_sai_lam_hoc_sinh_thuong_mac_phai.docx
Sáng Kiến Liên Quan