SKKN Nâng cao chất lượng tiết dạy vẽ tự do, tạo dáng và trang trí đồ vật theo phương pháp mới quy trình vẽ theo nhạc Lớp 4
Cơ sở lý luận:
Là giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật tại trường qua thực tế giảng dạy, tôi nhận
thấy mĩ thuật là môn học nghệ thuật và cũng là môn học bắt buộc trong trường
tiểu học là Toán, Tiếng việt, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Nghệ thuật, Thể dục.
Có nhận xét từng tháng, học kỳ, cuối năm. Vì vậy, trong giáo dục mục tiêu giáo
dục thẩm mĩ đặt lên hàng đầu. Cụ thể là:
- Học sinh tiếp thu, làm quen với cái đẹp trong thiên nhiên.
- Tạo ra cái đẹp bằng khả năng cảm nhận, sáng tạo và trí tưởng tượng của các
em.
- Vận dụng được những khả năng hiểu biết về phục vụ trong cuộc sống sinh hoạt
hằng ngày.
- Ngoài ra qua môn học giáo dục các em kĩ năng sống, lồng ghép tích hợp bảo
vệ môi trường, hình thành khả năng thuyết trình cho các em Nên tôi đã sử
dụng phương pháp dạy học mới của Đan Mạch để Nâng cao chất lượng tiết
dạy vẽ tự do, tạo dáng và trang trí đồ vật theo phương pháp mới quy trình
ùng đồ trực quan trong các phân môn của Mĩ thuật rất cần thiết vì thông qua đó các em cảm nhận trược tiếp về hình dáng, màu sắc, đường nét từ đó giúp em sáng tác được tốt hơn. Ngoài ra GV còn có thể trình chiếu đoạn clip có liên quan đến nôi dung bài học để các em có thể tham khảo. G iáo viên nên giới thiệu một số sản phẩm mà học sinh có thể làm ra với quy trình vẽ theo nhạc như cái bưu thiếp, lọ hoa, tranh các đề tàiđể các em được quan sát được những ý tưởng sáng tạo đó, cũng là gợi ý trong việc tìm chọn nội dung đề tài cho các em. 4.2.1.3. Phương pháp thực hành: Phương pháp này cũng là phương pháp rất quan trọng trong giờ dạy môn mĩ thuật, bởi vì nếu chỉ có lý thuyết mà không có thực hành thì không thể đạt kết quả tốt trong môn học này. Chúng ta đều hiểu rằng môn mĩ thuật ở trường tiểu học nói riêng cũng như trường phổ thông nói chung không phải là nhằm đào tạo học sinh trở thành hoạ sĩ, như trên đã phân tích, đặc thù của môn học gồm các hoạt động bên trong và bên ngoài nên khi học sinh thực hành bài vẽ chính là lúc các em phải tích hợp hai hoạt động và bộc lộ những suy nghĩ, những cảm nhận của các em về thế giới xung quanh. Sự bộc lộ đó sẽ được thực hiện một cách dễ dàng, nên các em đã có kỹ năng thể hiện một cách thuần thục. Vì vậy, nếu không có thực hành luyện tập thì không thể hình thành được kỹ năng, kỹ sảo cần thiết. Nhưng theo phương pháp cũ thi phần thực hành diễn ra khoảng 15 đến 20 phút thì thời gian ấy lớp học trầm, học sinh chưa phát huy được hết khả năng sáng tạo của ác em, ít được làm việc theo nhóm. Vậy để phần thực hành của các em được nhẹ nhàng như một trò chơi giải trí được vận động theo tiếng nhạc trầm bổng mà tranh phong phú về nội dung màu sắc, hình ảnh tôi áp dụng quy trình VẼ THEO NHẠC đã gây hứng thú rất nhiều cho các em học sinh và tất cả các em thoải mái không bị gò bó và lớp học không còn trầm như trước. Trong khi các em thực hành vẽ theo tiếng nhạc giáo viên nên hướng dẫn học sinh vẽ các 31 nét thanh, đậm dần theo tiết tấu của bản nhạc. Khi học sinh lựa chọn mảng màu mình thích để sáng tạo sản phẩm mới thì giáo cần đến với từng nhóm để hướng dẫn các em cách bố cục hình vẽ trên giấy và cách thể hiện hình tượng với đặc điểm ở mỗi lứa tuổi với từng cá tính riêng của từng em. 4.2.1.4. Phương pháp thuyết trình. Ở phương pháp thuyết trình của quy trình VẼ THEO NHẠC cả giáo và học sinh đều sử dụng nhưng học sinh sử dụng nhiều hơn vì các em thuyết trình về nội dung, ý tưởng của bức tranh thông qua hình ảnh, màu sắc.cũng có thể các em đóng vai với các nhân vật và tính cách ấn tượng với sự tưởng tượng của các em. 5.2.1.5. phương pháp vấn đáp. Học mỹ thuật, phương pháp vấn đáp được sử dụng nhiều. Phương pháp này sử sụng nhiều xuyên suốt của quy trình VẼ THEO NHẠC .Trong các hoạt động Giáo viên hỏi học sinh, học sinh hỏi học sinh phương pháp này giúp học simh và giáo viên có sự liên kết, là cơ hội để các em học sinh đứng ở vai trò điều khiển. Qua đó kích thích được học sinh suy nghĩ, giúp học sinh hiểu, trình bày ý tưởng và cảm xúc của mình tốt hơn từ đó áp dụng vào bài vẽ. Trong các tình huống vấn đáp người thầy phải biết đặt ra nhiều tình huống để lôi cuốn được các em tránh áp đặt nội dung quá nặng nề và buồn chán trong giờ học. 4.2.1.6 Phương pháp minh hoạ trực quan. Một trong những phương pháp sử dụng nhiều nhất trong giảng dạy mỹ thuật đó là phương pháp minh họa trực quan, có thể nói bước đầu tiên để người giáo viên giúp học sinh tiếp cận với mỹ thuật đó là các hình ảnh trực quan, thông qua nó chúng ta tổ chức tiết học một cách hợp lý nhất để học sinh tiến hành các thao tác tư duy bao gồm : Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa. hình thành nên kiến thức hơn, hiểu sâu hơn, nhớ chính xác hơn. Minh hoạ đẹp, phong phú, phương pháp minh họa trực quan sinh động sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn của tiết học và thuyết phục học sinh, nó có tác động quan trọng đến việc cảm nhận tác phẩm, hình thành nên nhận thức thẩm mỹ của các 32 em, rèn luyện cho các em một trực giác nhạy bén, khả năng quan sát và phát hiện những vấn đề trong cuộc sống. Với phương pháp này theo kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân đã vận dụng cách hướng dẫn minh họa trực tiếp cho học sinh thì chúng tôi nhận thấy vẽ trực tiếp các thao tác từng bước lên trên bảng vẽ để học sinh quan sát trực quan nhưng khi hướng dẫn và vẽ thì không phải giáo viên ai cũng làm được có khi vẽ mà không giải thích, cũng có khi giải thích mà ngừng vẽ liền mạch và giáo viên phải chú ý khi vẽ không được che khuất hình, vừa vẽ vừa giải thích theo trình tự bước vẽ để học sinh hiểu rõ hơn, nắm vững kiến thức cần có được khi ở vị trí người vẽ có thể đạt kết quả tốt, đặc sắc hơn, khác hẳn so với các bước minh họa do giáo viên chuẩn bị hình mẫu, chép trên máy,ở điểm này làm cho học sinh không chắc chắn, không hứng thú khi vẽ. Tất cả các phương pháp trên sẽ thành công hơn khi kết hợp cùng ứng dụng CNTT vào day và học. Để hướng đến những mục tiêu cần đạt được thì người giáo viên phải chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc về kiến thức, khả năng thực hành thông thạo, minh họa trực quan tốt, vừa giảng vừa phải kết hợp được kỷ năng minh họa đặc biệt nhanh, chính xác của người hướng dẫn các emngoài ra còn phải đảm bảo khi hướng dẫn các em phải thu hút được sự chú ý, tập trung gây nên hứng thú khi học và thấu hiểu những nội dung cần thiết của học sinh muốn biết điều gì là trọng tâm. 4.2.2. Một số hình thức tổ chức để Nâng cao chất lượng tiết dạy vẽ tự do, tạo dáng và trang trí đồ vật theo phương pháp mới quy trình VẼ THEO NHẠC lớp 4. Phương pháp dạy học phát huy tích cực của học sinh đang được thực hiện ở tất cả các môn học. Đối với việc giảng dạy mĩ thuật, cần vận dụng phương pháp này một cách hợp lý để phát huy tính tích cực sáng tạo các em, chỉ có phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh mới tạo điều kiện cho các em tự kiếm trí thức và tìm cách giải quyết vấn đề, điều đó giúp cho học sinh hình thành kỹ 33 năng suy nghĩ và sáng tạo một cách độc lập, thầy cô giáo là người tổ chức hoạt động và hướng tổ dẫn học sinh hoạt động, môn mĩ thuật là môn học nghệ thuật. Vì vậy, cần được chức hoạt động sau giờ học nhẹ nhàng, thoải mái mang tính nghệ thuật và phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Có thể tổ chức dạy học bằng các hình thức sau: 4.2.1. Hình thức tổ chức thảo luận, làm việc nhóm. Phương pháp tổ chức nhóm đang được áp dụng nhiều trong quá trình dạy- học vì qua việc hợp tác nhóm sẽ tạo cho học sinh tính chủ động, khả năng kết hợp với bạnSử dụng thảo luận nhóm nên dùng với những yêu cầu khó đòi hỏi suy luận hình thức cá nhân nên dùng với câu hỏi mang tính chất dễ hơn. Có thể tổ chức cho các em ngồi theo nhóm, giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu các nhóm trưởng điều hành các thành viên thảo luận và báo cáo ở hoạt động tìm chọn nội dung. VD: Tranh chủ đề về thầy cô thì giáo viên nên hướng cho học sinh những yếu tố sau. + Ngày 20.11 là ngày có ý nghĩa như thế nào? + Nêu các nội dung vẽ về ngày này? + Em vẽ nội dung nào của đề tài này? + Màu sắc và không khí của ngày này như thế nào? + Em, lớp em đã làm những việc gì để chuẩn bị cho ngày 20/11? + Nhân ngày 20.11 em muốn nói gì với thầy cô? Phần tìm chọn nội dung chủ đề thì giáo viên cho Hs tìm hiếu về chủ đề của bài hôm nay học gồm có những nội dung gì. Cho Hs thảo luận nhóm 4 về nội dung, bố cục, màu sắc của các bức tranh từ đó làm tăng khả năng quan sát và nhận xét thuyết trình của HS, sau đó cho HS thảo luận theo nhóm với thời gian 1 đến 2 phút nội dung mình định vẽ là gì. Trong tranh mình vẽ hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ.. từ đó định hướng ngay cho các em bước đầu tiên các em cần vẽ gì là chính của bức tranh. Đối với phần thực hành ở quy trình VẼ THEO NHẠC các em được hợp tác cùng nhau vẽ nên bức tranh màu hòa sắc đẹp trừu tượng từ những nét vẽ mạnh, 34 nhẹ khác nhau không có chủ định nhưng cho ra sản phẩm là bức tranh hòa sắc có một không hai. Sau đó các em em có thể làm việc cá nhân, làm việc nhóm cùng nhau sáng tạo một bức tranh có chủ đề có thể đóng vai, xây dựng cốt truyện dựa trên các nhân vật được sáng tác trên tranh. Khi xem lại kết quả bài vẽ của nhóm mình và các nhóm bạn. Các em cũng sẽ vui mừng, tự hào khi bức tranh của mình được các bạn ưa thích và giới thiệu cho tất cả mọi người xem. Thông qua việc chọn tranh và giới thiệu tranh dần dần hình thành ở các em khả năng cảm thụ thẩm mĩ, và khả năng thuyết trình, đóng vai trước đám đông. 4.2.2 Hình thức tổ chức trò chơi: Để củng cố bài học sau một chủ đề giáo viên có thể đưa ra các tro chơi bổ trợ cho các quy trình như: VD: Bài vẽ tranh chủ đề “con vật em yêu” giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi thời gian 3 phút và phổ biến tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.mỗi nhóm 3 học sinh (thành 3 nhóm). Đại diện cho 3 tổ trong lớp, các em còn lại động viên, cổ vũ cho nhóm của mình bằng các hình thức như hát, hoặc vỗ taytạo không khí lớp được sôi nổi. Lần lượt từng em vẽ con vật của mình mỗi bộ phận là một em vẽ cho đến hết thời gian thi. Hoặc GV vẽ ra 15 hình elip chia đều ra thành 3 phần bảng sẽ cho từng bạn đại diện 3 nhóm lên vẽ thêm các bộ phận của con vật để tạo thành con vật hoàn chỉnh, sau đó bạn tiếp theo lên vẽ tiếp. Nhóm nào vẽ được nhiều con vật hơn là thắng. Ở phần này giáo viên và học sinh cùng nhận xét các nhóm, tuyên dương nhóm vẽ được nhiều con vật hơn. Trò chơi không những tạo hứng thú kích thích các em hoạt động tích cực mà còn giúp cho các em phát triển trí nhớ, tưởng tượng, sáng tạo của mình. Trò chơi kết thúc trong giờ học cũng tạo cho các em hào hứng, các em yêu thích môn học hơn. Để nâng cao chất lượng bộ môn Mĩ thuật, kết hợp cùng phương pháp trên chúng tôi mạnh dạn đưa thêm là có thể tổ chức cho các en học sinh đi tham quan các thắng cảnh của một số địa phương là cơ hội cho các em cảm nhận được vẻ của thiên nhiên. Từ đó hình thành thái độ tích cực về ý thức bảo vệ môi trường ở các em. Một phần quan trọng nữa là tạo điều kiện cho các em có dip 35 được quan sát, cảm nhận trực tiếp quang cảnh, âm thanh, màu sắc quang cảnh thiên nhiên như nhà cửa, cây cối, đường, các phương tiện tham gia giao thôngqua đó bổ trợ rất nhiều vào việc sáng tạo ra các tác phẩm tranh dưới con mắt thẩm mĩ riêng của các em. 4.2.3 Hình thức tổ chức học ngoại khóa giờ Mĩ Thuật. Cũng có thể tổ chức cho các em học sinh đi tham dự buổi triển lãm tranh của Thiếu Nhi đây là môi trường thuận lợi cho các em có cơ hội giao lưu học tập lẫn nhau. Ngài ra nên tổ chức các hội thi sáng tác tranh thiếu nhi ở các cấp như trường, huyện theo một số chủ điểm của tháng, năm để các em có cỏ hội thể hiện tài năng của mình. Vì đây là sân chơi bổ ích nhất để các em có quyền được thể hiện mình. Thông qua các hội thi các em được học tập lẫn nhau, đươc bồi dưỡng thêm năng khiếu của mình. Tham quan học tập bộ môn mỹ thuật là hình thức cần thiết để thực hiện mối liên hệ giữa lí luận và thực tế, gắn nhà trường với cuộc sống và thực hiện nhiệm vụ giáo dục mỹ thuật địa phương cho HS. Tổ chức tham quan là một hình thức học tập, nghiên cứu có nhiều bổ ích và hấp dẫn. HS được trực tiếp mắt thấy, tai nghe những sự vật, hiện tượng có liên quan đến nội dung giáo dục mỹ thuật địa phương. Sự gặp gỡ trực tiếp giữa đối tượng và chủ thể lĩnh hội thông qua sự hoạt động của các giác quan sẽ có tác dụng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ của chủ thể nhận thức. Qua các chuyến đi đó, HS sẽ thu hoạch được nhiều điều bổ ích, hứng thú, phục vụ quá trình học tập, củng cố bài học trên lớp. Để đạt được mục đích đó, GV cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cả về nội dung, kế hoạch, phương tiện,tránh tình trạng coi đây chỉ là việc đi tham quan du lịch thuần túy, không chú ý đến nội dung học tập, không tìm thấy những giá trị lịch sử có ý nghĩa khoa học, cái đẹp thẩm mỹ được ẩn tàng trong các sự vật hiện tượng ở những nơi đến tham quan học tập và như thế thực tiễn không có tác dụng làm sáng tỏ nội dung ngoại khóa. Hình thức tham quan có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức tùy theo điều kiện của nhà trường, địa phương như: - Tham quan danh lam thắng cảnh: - Tham quan di tích văn hóa, lịch sử, các công trình văn hóa: 36 - Tham quan bảo tàng, xem triển lãm mỹ thuật: Bảo tàng tổng hợp tỉnh có thể chọn một địa điểm ngay tại địa phương của mình trong các hình thức trên để tổ chức cho HS tham quan. Các hình thức ngoại khóa trên có thể tổ chức theo trường, theo nhóm, hay kết hợp với các môn học khác. Với các buổi tham quan vừa để giải trí về mặt tinh thần, vừa để lĩnh hội thêm kiến thức. Với môn mỹ thuật cần kết hợp đi tham quan và lấy tư liệu bằng cách kí họa cảnh, tác phẩm điêu khắc, công trình kiến trúc, hoặc ghi chép các mẫu hoa văn trên trang phục thổ cẩm, đền thờ - Thành lập các câu lạc bộ đội nhóm yêu thích vẽ tranh. 5. Kết quả đạt được. Như chúng ta đã biết môn mĩ thuật là môn nghệ thuật, được áp dụng vào trường tiểu học đây không phải chúng ta đào tạo học sinh thành hoạ sĩ, mà là truyền thụ cho học sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu về thẩm mĩ, tư duy sáng tạo, cách nhìn nhận, cách suy nghĩ. Đó là nền tảng cho các em học ở cấp II, cũng là nền tảng sau này các em học những ngành nghề có mang tính chất mĩ thuật như thiết kế thời trang, kỹ sư xây dựng, kỹ sư kiến trúc .. Từ khi áp dụng sáng kiến này kết hợp cùng phương pháp dạy học cũ tôi nhận thấy chất lượng tiết dạy và học vẽ tự do thu được kết quả tôt như: - Lớp học sôi nổi hơn. - Tiết kiệm hơn về thời gian và kinh tế vì các sản phẩm làm ra ở các tiết trước lại chính là ngân hàng hình ảnh có thể tái sử dụng lại để tạo thành tranh theo ý tưởng của học sinh vào các tiết sau. - Khuyến khích học sinh phát triển các kỹ năng thẩm mỹ. Sản phẩm mà các em học sinh tạo ra phong phú hơn về kiểu dáng độc đáo hơn về màu sắc...mà đều mang được đặc trưng riêng cá tính riêng của từng em. - Thay đổi các bước vẽ là đi từ vẽ màu nền trước rồi vẽ, cắt dán hình ảnh chính, phụ sau. - Tạo sự hứng thú cho học sinh các kỹ năng thẩm mỹ. Học sinh hứng thú hơn với môn học. 37 - Thúc đẩy khả năng tập trung cuả học sinh, tạo học sinh các cơ hội học tập cùng nhau. Học sinh hoạt động nhóm nhiều và hiệu quả hơn. Thông qua đó tạo được tinh thần đoàn kết, tác phong làm việc nhóm tốt ở các em học sinh. - Kết hợp các tác phẩm Mĩ thuật với thức tế. Giúp học sinh mở rộng nhận thức, trải nghiệm và liên hệ với bản thân, cuộc sống và xã hội. Các em phát huy được khả năng sáng tạo về hình ảnh, màu sắc, khả năng thuyết trình, khả năng đóng vai, Kĩ năng sống và cách ứng xử thân thiện hơn thông qua các vai diễn mà học sinh tưởng tượng theo nội dung tranh. - Tạo ra một diễn đàn để học sinh thảo luận và giải quyết vấn đề. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn học sinh là trung tâm. Thông qua đó giáo viên tích lũy được khả năng điều hành học sinh. - Khuyến khích học sinh sử dụng và tìm tòi các kiến thức liên quan tích hợp. - Khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh. Trên đây là sáng kiến mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình nâng cao chất lượng dạy vẽ tự do, tạo dáng và trang trí đồ vật ở lớp 4 từ tháng 11 năm 2014 và đã tổ chức chuyên đề liên trường có hiệu quả. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng phương pháp để Nâng cao chất lượng tiết dạy vẽ tự do, tạo dáng và trang trí đồ vật theo phương pháp mới quy trình VẼ THEO NHẠC lớp 4. Tổng Học sinh khối 4. Bài vẽ bố cục hợp lí, hình vẽ đẹp, sáng tạo trong cách phối màu. Bài vẽ bố cục hợp lí, vẽ màu hài hòa. Hoàn thành các bài vẽ. Hoàn thành các bài vẽ nhưng chưa đẹp. 62 em 13 em 38 em 7 em 4 em Kết quả khảo sát sau khi áp dụng phương pháp mới vào dạy-học. 38 Tổng Học sinh khối 4.. Bài vẽ bố cục hợp lí, hình vẽ đẹp, sáng tạo trong cách phối màu. Bài vẽ bố cục hợp lí, vẽ màu hài hòa. Hoàn thành các bài vẽ. Hoàn thành các bài vẽ nhưng chưa đẹp. 62 em 23 em 34 em 5 em 0 em + Một số sản phẩm của học sinh khi áp dụng sáng kiến để Nâng cao chất lượng tiết dạy vẽ tự do, tạo dáng và trang trí đồ vật theo phương pháp mới quy trình VẼ THEO NHẠC lớp 4. . 39 6. Điều kiện để sáng kiến nhân rộng: Để áp dụng sáng kiến có hiệu quả hơn tôi thiết nghĩ các thầy cô nên chuẩn bị một số yếu tố sau. - Trước tiên mỗi nhà trường cần có phòng chức năng riêng. - Thời gian cho mỗi chủ đề học ít nhất từ hai tiết trở lên, thông thường khoảng 3 đến 4 tiết. - Cần có dụng cụ để mở nhạc. - Có giấy A3 + keo dán + kéo+ Màu vẽ (Chất liệu tùy ý) . - Bàn, ghế, giá vẽ cho học sinh thực hành. - Máy chiếu (nếu có). - Bảng viết, phấn. Tuy nhiển còn tùy từng điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế khác nhau của mỗi nhà trường, địa phương mà người giáo viên có thể linh hoạt thay đổi như. - Thay nhạc ở đĩa bằng các bài hát tập tập thể của học sinh tự hát. - Lúc vẽ theo nhạc không nhất thiết là học sinh phải di chuyển xung quanh nếu thiếu nhà chức năng. - Có thể dùng bằng giấy trắng mà học sinh viết thừa thay cho giấy A3. 40 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận. Để áp dụng thành công sáng kiến đưa quy trình vẽ theo nhạc đòi hỏi GV và HS cần chuẩn bị về tài liệu là nhạc, các bài mẫu có sự sắp xếp bố cục, sự phối hợp màu sắc hài hòa, vì vẽ theo nhạc đòi hỏi học sinh bộc lộ khả năng về nghệ thuật ở mức cao hơn năng lực, có ý nghĩa riêng, có cách cảm thụ thế giới riêng. Học sinh phải biết tưởng tượng, sáng tạo để thể hiện suy nghĩ của mình thông qua ngôn nghữ là hình ảnh, màu sắc bằng cách vẽ, xé, cắt dán thể hiện thành tranh theo ý tưởng của các em. Sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy ở khối 4 từ tháng 11 năm 2014 đến nay, tôi nhận thấy rằng chất lượng các bài vẽ của học sinh rất tốt, phong phú về hình ảnh, màu sắc đặc sắc hơn. Màu sắc sản phẩm làm ra chỉ có một không có hai, Học sinh đã bạo dạn hơn, phát huy được tất cả ưu điểm của học sinh. Quan trọng hơn là học sinh rất hứng khởi khi tới tiết Mĩ thuật. Qua sáng kiến này tôi mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy để đáp ứng yêu cầu giảng dạy Mĩ thuật trong giáo dục hiện đại. Trên đây là những điều mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình nhằm “Nâng cao chất lượng tiết dạy vẽ tự do, tạo dáng và trang trí đồ vật theo phương pháp mới quy trình VẼ THEO NHẠC lớp 4. Trong quá trình áp dụng và nghiên cứu của tôi còn ngắn thời gian nếu còn thiếu sót rất mong được sự góp ý của BGH, các đồng nghiệp và Phòng giáo dục cấp trên góp ý để bản thân tôi vận dụng quy trình dạy học mới của Đan Mạch vào công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn nhằm thúc đẩy chất lượng giáo dục được tốt hơn. 2. Khuyến nghị. - Để áp dụng sáng kiến đật kết quả cao rất mong Ban giám hiệu các nhà trường tạo điều kiện sắp xếp về cơ sở vật chất, thời khóa biểu hợp lí để giáo viên Mĩ thuật hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Giáo viên bộ môn nghiên cứu và lập kế hoạch bồi dưỡng theo phân môn của mình, liên kết để tổ chức các chuyên đề cấp trường, cấp phòng qua đó giáo viên co cơ hội học hỏi,rút kinh nghiệm về chuyên môn. 41 - Phòng giáo dục cấp trên nên tổ chức các cuộc thi như giáo viên dạy giỏi môn Mĩ thuật qua đó giáo viên có cơ hội học hỏi cũng như khẳng định chuyên môn của từng giáo viên. Trên đây là những điều mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình nâng cao chất lượng dạy vẽ tranh và tạo dáng, trang trí đồ vật theo quy trình VẼ THEO NHẠC ở lớp 4. Trong quá trình áp dụng và nghiên cứu và áp dụng sáng kiến do thới gian còn ít không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự góp ý của BGH, các đồng chí đồng nghiệp và phòng giáo dục cấp trên góp ý để bản thân tôi vận dụng quy trình dạy học mới của Đan Mạc vào công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn nhằm thúc đẩy chất lượng giáo dục tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đông Xuyên ngày 6 tháng 3 năm 2015 Người viết Nguyễn Thị Quyên
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_chat_luong_tiet_day_ve_tu_do_tao_dang_va_trang.pdf