SKKN Nâng cao chất lượng dạy và học môn Âm nhạc cấp Tiểu học

 Qua qua trình dạy học và tiếp xúc với HS, tôi nhận thấy:

- Môn âm nhạc được rất nhiều người yêu thích. Trong các nhà trường, môn học âm nhạc được học sinh đón nhận một cách hào hứng, đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học. Vì lứa tuổi này hội tụ sự hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, thích được thể hiện, được bộc lộ khả năng biểu diễn của bản thân.

Một tiết học âm nhạc học sinh lớp 3 tại phòng chuyên biệt.

- Nhà trường có Phòng dậy chuyên biệt, có đủ đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy Âm nhạc: Đàn phím điện tử, thanh phách, trống, máy chiếu, loa đài v.v.v

- Học sinh ở trung tâm thành phố nên việc tiếp cận thông tin đại chúng được cập nhật nhanh.

- Môn học Âm Nhạc là môn học đặc thù và phụ thuộc vào năng khiếu nên nhiều em còn bị hạn chế, nên khi hát còn sai giọng hoặc đọc nhạc chưa đúng cao độ.

- Còn khá nhiều em chưa mạnh dạn, tự tin trong khi hát. Còn gò bó khi biểu diễn trước lớp.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng dạy và học môn Âm nhạc cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG LIỆT
 ------***------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Môn : Âm Nhạc
 ĐỀ TÀI:
 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
 DẠY VÀ HỌC MÔN ÂM NHẠC CẤP TIỂU HỌC
 Người viết: ..........................
 Năm học 2022-2023 nhiệm vụ xây dựng toàn diện nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông, đặt cơ sở 
vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Trong tất cả các môn học ở bậc học tiểu học, môn Âm nhạc là phân môn nghệ 
thuật được giảng dạy ngay từ bậc tiểu học nhằm giúp học sinh có năng lực cảm thụ 
âm nhạc. Môn Âm nhạc bậc tiểu học ngày nay cũng được đánh giá ngang tầm với 
các môn khác để các em được phát triển nhân cách một cách toàn diện.
 Trong giảng dạy bất kì một môn học nào, việc hướng dẫn học sinh học và 
hiểu bài, thực hiện được yêu cầu của bài là rất cần thiết được giáo viên quan 
tâm.Vì qua tiết học, nội dung kiến thức được truyền tải đến học sinh một cách cụ 
thể, môn Âm nhạc cũng vậy. 
 Giáo dục phát huy năng khiếu âm nhạc của học sinh thông qua việc kích 
thích tiềm năng nghệ thuật tiềm ẩm trong mỗi em, làm cho đời sống tinh thần của 
trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, 
hướng tới chân, thiện, mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội 
dung học tập khác ở tiểu học. Khích lệ học sinh hăng hái tham gia vào các hoạt 
động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần của các em phong phú, lành mạnh, tạo 
điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu riêng của mình. 
 Với mục tiêu giáo dục cho học sinh cái hay, cái đẹp trong cuộc sống thông qua 
nội dung các bài hát, giúp học sinh cảm nhận được sự quan trọng của âm nhạc đối 
với đời sống con người. Và qua các tiết dạy và học môn Âm nhạc, giáo viên phát 
hiện những em có năng khiếu để bồi dưỡng, động viên, giúp các em nhận ra thế 
mạnh của bản thân mình mà phát huy.
 Trong bài viết này, tôi xin ghi lại kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng dạy và 
học môn âm nhạc”
2. THỰC TRẠNG & NGUYÊN NHÂN
 Qua qua trình dạy học và tiếp xúc với HS, tôi nhận thấy:
- Môn âm nhạc được rất nhiều người yêu thích. Trong các nhà trường, môn học âm 
nhạc được học sinh đón nhận một cách hào hứng, đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu 
học. Vì lứa tuổi này hội tụ sự hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, thích được thể hiện, 
được bộc lộ khả năng biểu diễn của bản thân. - Đề xuất các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn âm nhạc 
cho học sinh trường tiểu học Phương Liệt.
 Do khuôn khổ và yêu cầu của đề tài ghi lại kinh nghiệm trong công tác giảng 
dạy, tôi tập trung vào nghiên cứu việc Nâng cao chất lượng dạy và học môn âm 
nhạc.
4 .ĐỐI TƯỢNG & PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc và học sinh ở trường tiểu học .............. 
- Nghiên cứu về chương trình giảng dạy âm nhạc cho học sinh lớp 1,2,3,4,5 của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo.
- Các hình thức tổ chức lớp học âm nhạc ở trường tiểu học ............. .
- Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy âm nhạc của học sinh trường tiểu học 
.............. 
 4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Khảo sát thực tế chương trình dạy và học cũng như các hoạt động ngoại khóa 
tại trường tiểu học Phương Liệt trong năm học 2022 - 2023
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Làm rõ một số cơ sở lý luận như vai trò của âm nhạc trong đời sống con người nói 
chung, đối với học sinh bậc tiểu học nói riêng, sơ lược về nội dung chương trình 
âm nhạc bậc tiểu học, một số yêu cầu nhiệm vụ dạy học âm nhạc bậc tiểu học.
- Góp phần cải tiến một số nội dung, phương pháp giảng dạy âm nhạc tại trường 
tiểu học Phương Liệt.
- Nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc ở trường 
tiểu học Phương Liệt
- Đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo với những người quan tâm đến giáo dục âm 
nhạc ở bậc tiểu học.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Để tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp 
nghiên cứu chủ yếu như sau: phương pháp điều tra, phỏng vấn, phương pháp quan 
sát, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thực nghiệm. Trong từng phần, 
chương, mục của đè tài, các phương pháp được chúng tôi vận dụng một cách hài 
hòa nhằm giải quyết hiệu quả các vấn đề mà đề tài đặt ra.
 Tôi có kế hoạch nghiên cứu trong năm học 2022 - 2023 tiết. Để phù hợp với lứa tuổi cũng như trình độ và đặc điểm nhận thức, cấu trúc 
chương trình học được chia làm 2 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Chương trình cho các lớp 1, lớp 2, lớp 3.
 Ở các lớp này, âm nhạc sẽ cung cấp những kiến thức đầu tiên về học hát, bước 
đầu hình thành các kỹ năng cần thiết để các em hoàn thành được các bài hát theo 
chương trình. Thông qua môn học hát giáo dục cho các em cảm nhận và vận dụng 
cái hay, cái đẹp vào sinh hoạt và học tập hàng ngày. Giai đoạn này các em sẽ học 
hát là chính, ngoài ra, còn được bổ sung các kiến thức âm nhạc thông qua phần 
“Phát triển khả năng âm nhạc”.
 Chương trình học hát lớp 1, 2, 3
Lớp 1,2,3 chương trình môn âm nhạc gồm có 2 phần: phần học hát và phần phát 
triển khả năng âm nhạc.
 Phần học hát
 Mục đích chủ yếu của môn âm nhạc này là cung cấp cho học sinh những kiến 
thức căn bản, rèn luyện một số kỹ năng bước đầu về ca hát, phát triển khả năng 
cảm thụ âm nhạc, giúp các em biết sơ lược về một số nhạc sĩ trong và ngoài nước
 Phần phát triển khả năng âm nhạc
 Phần này không có trong chương trình bắt buộc nhưng theo giáo viên có thể dạy 
theo các yêu cầu trong sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn âm 
nhạc ở tiểu học do bộ GD&ĐT ban hành.
 Giai đoạn 2: Chương trình dành cho các lớp 4, lớp 5.
 Các em ở lớp 4, lớp 5 ngoài phân môn học hát, được học thêm 2 phân môn đó 
là phân môn phát triển khả năng âm nhạc và phân môn tập đọc nhạc. Mục tiêu của 
môn âm nhạc ở giai đoạn này là hình thành một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu 
cho các em, bước đầu làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát và thói quen tập 
hát đúng nhằm tạo cho các em hứng thú, vui vẻ khi học hát, nghe ca nhạc, kích 
thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú .
 Chương trình bộ môn âm nhạc lớp 4,5 ở giai đoạn này gồm có 3 phân môn: 
phân môn học hát, phân môn TĐN, phân môn phát triển khả năng âm nhạc.
 Phân môn học hát
 Phần học hát ở giai đoạn này được rút ngắn hơn giai đoạn 1. Trong chương trình 
SGK, các bài hát ở giai đoạn 1 có 11 – 12 bài hát, các bài hát ở giai đoạn 2 có 10 
bài hát. Nội dung chương trình giai đoạn 2 nhiều hơn giai đoạn 1 cho nên phần học 
hát các bài ca khúc thiếu nhi được giảm bớt. trường với trình độ đào tạo chuẩn, trình độ chuyên môn và quản lý tổ chức tốt. 
Luôn giữ vững truyền thống dạy tốt học tốt, trường luôn đạt danh hiệu trường tiên 
tiến xuất sắc cấp Thành phố, trường chuẩn Quốc gia.
Cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy học khang trang, đầy đủ, phục vụ tốt cho công 
tác giáo dục và các hoạt động khác. Cảnh quan sư phạm được quy hoạch khá đẹp, 
bố trí sân chơi, bãi tập hợp lý, khoa học
 Lễ khai giảng Năm học 2022 - 2023
 Trường tiểu học Phương Liệt.
 Trường có các tổ chuyên môn (tổ 1, tổ 2,3 và tổ 4,5, tổ Văn Thể Mĩ, tổ Tin 
Ngoại ngữ ): Tổ chuyên môn có kế hoạch hoạt động theo kế hoạch chỉ đạo của nhà 
trường. Kế hoạch hoạt động của tổ được xây dựng cho cả năm học, từng kì, từng 
tháng.
 Các hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua trong nhà trường hàng năm đạt 
chất lượng tốt.
 2.2. Đặc điểm và khả năng tiếp thu âm nhạc của học sinh.
 Các em trường tiểu học Phương liệt rất thích ca hát, có khả năng nghe tốt. các 
em khá nhạy cảm, nhận biết nhanh, dễ dàng nắm được cao độ, trường độ, âm hình 
tiết tấu, đường nét giai điệu * Với phân môn Tập đọc nhạc, chúng tôi đến dự tiết học ở các lớp:
 Ngày Lớp Sĩ Tiết Phân Nội dung tiết học Giáo viên
 số môn
18-11- 3A4 54 16 Tập - Kể chuyện âm 
2022 đọc nhạc: Cá heo với âm Tạ Hồng Khuyên
 nhạc nhạc
 - Giới thiệu tên nốt 
 nhạc qua trò chơi.
09-10- 4A2 55 6 Tập -Tập đọc nhạc số 1 
2022 đọc - Giới thiệu một số Tạ Hồng Khuyên
 nhạc nhạc cụ dân tộc.
11-12- 5A5 58 15 Tập - Ôn TĐN số 3, số 4
2022 đọc - Kể chuyện âm nhạc Nguyễn Thị 
 nhạc Thu Hà
 * Với phân môn Phát triển khả năng âm nhạc, chúng tôi đến dự tiết học 
ở các lớp:
 Ngày Lớp Sĩ Tiết Phân Nội dung tiết học Giáo viên
 số môn
24-10- 2A3 52 8 Phát - Ôn tập 3 bài 
1022 triển hát: Bài Thật là hay, 
 khả Xoè hoa, Múa vui Tạ Hồng Khuyên
 năng - Phân biệt âm thanh 
 âm cao - thấp, dài - ngắn.
 nhạc
09-10- 3A2 51 6 Phát - Ôn tập bài 
1022 triển hát: Đếm sao
 khả - Trò chơi âm nhạc Nguyễn Thị 
 năng Thu Hà
 âm 2.4. Kết quả kiểm tra, đánh giá môn học Âm nhạc năm học 2022 – 
2023 (học kỳ 1)
 Trong thời gian tìm hiểu tình hình thực tế tại trường tiểu học Phương Liệt, 
chúng tôi đã có những cuộc khảo sát học sinh thông qua các phiếu điều tra ở 5 khối 
lớp, để từ đó chúng tôi thấy được thái độ của các em đối với môn âm nhạc.
Chúng tôi đã phát tổng số 665 phiếu cho HS. Kết quả thu lại các phiếu như sau:
 Kết quả khảo sát thái độ của học sinh với môn Âm nhạc 
 ở HK1 năm học 2018-2019
 Tổng số học sinh khảo sát Thái độ của học sinh Tỉ lệ
 Thích môn âm nhạc 72%
 665 Không thích môn âm nhạc 11%
 Nhìn chung, các em trường tiểu học Phương Liệt rất thích học âm nhạc, tổng 
số các em thích học âm nhạc chiếm 72%, các em không thích học âm nhạc chiếm 
11%. Qua đó thấy rằng nhu cầu học âm nhạc của các em rất lớn.
 Ngoài khảo sát các phiếu điều tra ra, chúng tôi còn tổng kết quả đánh giá học 
lực môn học âm nhạc của 5 khối ở HK1 năm học 2022 - 2023.
 Kết quả đánh giá học lực môn học âm nhạc của học sinh 
 ở HK1 năm học 2018 – 2019.
 Xếp loại Tỉ lệ %
 Hoàn thành tốt (A+) 37 %
 Hoàn thành (A) 63 %
 Chưa hoàn thành (B) 0 %
 Với kết quả mà chúng tôi thống kê, tỉ lệ các em đạt xếp loại đánh giá Hoàn 
thành tốt chiếm 37%, Hoàn thành chiếm 63%, Chưa hoàn thành 0%. Tỉ lệ các em 
đạt đánh giá HHT chiếm rất cao trong khi đó tỉ lệ các em đạt đánh giá Chưa Hoàn 
thành là không có, điều này chúng ta có thể thấy rõ ở bảng thống kê mà chúng tôi 
thu nhận được. 

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_mon_am_nhac_cap_tieu_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan