SKKN Nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn 6 ở phần văn bản bằng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy
THỰC TRẠNG
Đầu năm khi được phân công giảng dạy hai lớp 6/1, 6/2 (với tổng số học sinh 78 em), tôi càng băn khoăn hơn về việc làm thế nào cho các em luôn có tinh thần thoải mái, thích thú khi học tiết văn. Nhưng trong tiết học văn bản thời gian có hạn mà kiến thức thì nhiều, sự tiếp thu của học sinh có hạn. Vậy làm thế nào để có thể hạn chế được những khó khăn trên? Trong giờ giảng Ngữ văn, không chỉ là vấn đề ở mặc ngôn ngữ hay lời bình của giáo viên mà còn đòi hỏi phương pháp dạy học thế nào cho phù hợp. Phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu quan trọng đối với sự thành công trong tiết dạy của giáo viên, sự tiếp thu kiến thức tốt hay không của học sinh. Chính vì thế hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học được ứng dụng. Trong đó, có phương pháp ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy (SĐTD), đây là một trong những phương pháp dạy học tương đối hiệu quả. Phương pháp dạy học bằng SĐTD không chỉ giải quyết được vấn đề quá tải đối với kiến thức của môn học mà nó còn giúp học sinh có khả năng hệ thống lại kiến thức một cách ngắn gọn từ đó nhớ lâu hơn, tránh sự nhàm chán đối với môn học, đặc biệt là bộ môn Ngữ văn ở phần văn bản.
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường; sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong tổ.
Phần lớn giáo viên đều tận tụy với công việc giảng dạy, quan tâm học sinh.
Phần lớn học sinh có ý thức trong học tập.
2. Khó khăn:
Một số học sinh còn lười học, không tập trung nghe giảng.
Phụ huynh không có sự quan tâm đến việc học của các em.
Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học còn hạn chế.
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 6 Ở PHẦN VĂN BẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY Huỳnh Diễm My Giáo viên trường THCS Tân Hiệp I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngữ văn là môn học có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sự phát triển tư duy của con người. Đồng thời, có vị trị quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác Ngữ Văn còn là môn học có mối quan hệ với nhiều môn học khác trong nhà trường. Học tốt môn Ngữ Văn sẽ góp phần tác động tích cực đến những môn học khác và ngược lại. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ Văn trong trường mà nhất ở phân môn văn bản là cơ sở để học sinh cảm nhận tình cảm của tác giả thể hiện trong bài và từ đó trải lòng, chiêm nghiệm cuộc sống thực tế. Nhưng hiện nay tình trạng các em đang ngán ngẫm việc học văn, cảm thấy mỗi tiết văn là sự nhồi nhét kiến thức. Điều đó đòi hỏi người giáo viên luôn không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp. Vậy làm thế nào để giảm bớt được tâm lý ngại học văn, khơi dậy trong học sinh tình yêu, cái nhìn và tư duy mới về môn học. Nhận thấy được vấn đề này, tôi đã tìm hiểu và vận dụng một vài phương pháp vào dạy học. Và trong những phương pháp đó, tôi nhận thấy phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ dạy Ngữ văn và đặc biệt phần văn bản đã đem lại hiệu quả trong công tác dạy và học. Vì thế tôi muốn chia sẻ cùng với đồng nghiệp tổ Ngữ văn về phương pháp ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy phân môn văn bản. II. THỰC TRẠNG Đầu năm khi được phân công giảng dạy hai lớp 6/1, 6/2 (với tổng số học sinh 78 em), tôi càng băn khoăn hơn về việc làm thế nào cho các em luôn có tinh thần thoải mái, thích thú khi học tiết văn. Nhưng trong tiết học văn bản thời gian có hạn mà kiến thức thì nhiều, sự tiếp thu của học sinh có hạn. Vậy làm thế nào để có thể hạn chế được những khó khăn trên? Trong giờ giảng Ngữ văn, không chỉ là vấn đề ở mặc ngôn ngữ hay lời bình của giáo viên mà còn đòi hỏi phương pháp dạy học thế nào cho phù hợp. Phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu quan trọng đối với sự thành công trong tiết dạy của giáo viên, sự tiếp thu kiến thức tốt hay không của học sinh. Chính vì thế hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học được ứng dụng. Trong đó, có phương pháp ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy (SĐTD), đây là một trong những phương pháp dạy học tương đối hiệu quả. Phương pháp dạy học bằng SĐTD không chỉ giải quyết được vấn đề quá tải đối với kiến thức của môn học mà nó còn giúp học sinh có khả năng hệ thống lại kiến thức một cách ngắn gọn từ đó nhớ lâu hơn, tránh sự nhàm chán đối với môn học, đặc biệt là bộ môn Ngữ văn ở phần văn bản. 1. Thuận lợi: Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường; sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong tổ. Phần lớn giáo viên đều tận tụy với công việc giảng dạy, quan tâm học sinh. Phần lớn học sinh có ý thức trong học tập. 2. Khó khăn: Một số học sinh còn lười học, không tập trung nghe giảng. Phụ huynh không có sự quan tâm đến việc học của các em. Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học còn hạn chế. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Câu hỏi đặt ra ở đây: Sơ đồ tư duy là gì? Tác dụng của sơ đồ tư duy và cách thiết kế sơ đồ tư duy như thế nào? Khái niệm sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy còn gọi là Bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, một chủ đề nào đó,.. bằng cách kết hợp sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Đây là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả. Sơ đồ tư duy đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho GV và HS khi dạy – học các bài nghiên cứu kiến thức mới, bài ôn tập, tổng kết, hoặc củng cố, hệ thống kiến thức sau mỗi bài, mỗi phần. Sơ đồ tư duy như một bức tranh lớn đầy hình ảnh màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán. Thay cho những từ ngữ đơn điệu, sơ đồ tư duy cho phép giáo viên và học sinh làm nổi bật các ý trọng tâm bằng việc sử dụng những đường nét, hình ảnh đa dạng. Để thấy rõ thế mạnh của việc dùng sơ đồ tư duy trong việc dạy học Văn bản, ta nhìn vào sơ đồ của văn bản Thánh Gióng sau: Sơ đồ tư duy văn bản Thánh Gióng, Ngữ Văn 6/SGK - tập 1 Đối với học sinh lớp 6, việc nhớ được một văn bản chỉ có thể tóm tắt lại bằng câu chữ, nhưng việc viết hay liệt kê ra câu chữ cũng khá dài, các em sẽ ngán ngẫm và trở nên lười học phân môn văn bản hơn. Chính vì thế, cách hệ thống kiến thức toàn bài bằng sơ đồ tư duy giúp các em nhớ bài dễ dàng hơn. Các bước vẽ sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy nhìn thì có vẻ khá giản đơn nhưng khi bắt tay vào làm các em sẽ rất mơ hồ không biết bắt đầu từ đâu và vẽ như thế nào là phù hợp, thể hiện được hết các ý của một văn bản dài mà chỉ bằng vài đường nét. Chính lẽ đó, người giáo viên phải hướng dẫn thật cụ thể, rõ ràng và thực hiện trên lớp nhiều lần để các em dễ dàng nắm bắt phương pháp này. Thông thường vẽ sơ đồ tư duy có thể sử dụng những vật liệu có sẵn và thực hiện khá đơn giản với những bước, cách cơ bản sau a. Vẽ phác hoạ sơ đồ tư duy trên giấy: Sử dụng giấy bìa, phía sau tờ lịch cũ, giấy A4, bút viết, bảng, để vẽ sơ lược những ý trọng tâm, các nhánh mang ý nhỏ tiếp theo. Sơ đồ tư duy văn bản Bánh chưng, bánh dày (Ngữ Văn 6/ SGK – tập 1) b. Tạo sơ đồ tư duy trên máy vi tính: dựa theo những ý tưởng đã phác hoạ, bắt đầu bằng từ khoá và các nhánh nhỏ. Cụ thể, trước tiên GV nên chọn cụm từ trung tâm là tên của bài dạy, một mục kiến thức hay nội dung báo cáo, với kích cỡ chữ to và đậm, đặt cơ sở cho việc vẽ các nhánh có quan hệ với nhau. Tiếp đó vẽ các nhánh cấp 1 là nội dung chính (ý chính) của chủ đề trung tâm. Tuỳ theo số lượng nhánh cấp 1 cần bố trí sao cho cân đối xung quanh từ ngữ trung tâm. c. Vẽ bổ sung: vẽ các nhánh nhỏ tiếp theo và những chi tiết hỗ trợ. Đây là bước hoàn thiện những nhánh nhỏ trước đó. d. Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện SĐTD: Ở bước này GV vẽ trang trí màu sắc, font chữ, có thể tích hợp thêm hình ảnh để minh hoạ, giúp cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn. Sau mỗi phần, mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ sơ đồ tư duy. Mỗi phần học, bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng kiến thức vừa mới học vừa có kết quả của bài tập. Và phương pháp này sẽ hỗ trợ nhiều cho các em trong các tiết ôn tập, hệ thống lại kiến thức đã học ở những tiết trước. Ví dụ: Khi dạy phần tổng kết phần truyện dân gian, để củng cố những kiến thức đã học ở học kì về thể loại, tên truyện, nội dung chính giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức đã học: Sơ đồ củng cố kiến thức truyện dân gian, Ngữ Văn 6 – tập 1 Sơ đồ tư duy là sơ đồ mở, nên mỗi người có thể vẽ, chỉnh sửa theo cách riêng của mình sao cho vừa truyền tải được nội dung kiến thức vừa giúp HS ghi chép được ý chính và hình dung rõ vấn đề giáo viên trình bày. Đối với HS trung bình tập cho HS có thói quen tự ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng sơ đồ tư duy. Cho các em tập “đọc hiểu” và tự vẽ sơ đồ tư duy sau từng bài học. Biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy để hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập hoặc củng cố bài cũ. GV tiến hành khi hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, chuẩn bị bài mới nhằm rèn luyện tính tự giác, chuyên cần và chủ động trong học tập giúp tăng tính hiệu quả, sau khi kết thúc một bài học trên lớp. Qua sơ đồ tư duy đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau thời gian ngắn ứng dụng sơ đồ tư duy tôi thấy bước đầu có những kết quả khả quan. Tôi đã nhận thấy được hiệu quả tích cực phương pháp này trong quá trình dạy môn Ngữ Văn ở phần văn bản. Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, phần. Học sinh hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng sơ đồ tư duy để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Một số học sinh trung bình đã biết dùng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Qua thực tiễn vận dụng giảng dạy tôi thấy lớp học sôi động hơn rất nhiều so với khi chưa áp dụng. Thống kê số liệu khảo sát chất lượng môn Ngữ Văn đầu năm học so với kết quả ở học kì I năm học 2020-2021 cho thấy bước đầu có nhiều chuyển biến, cụ thể: * Chỉ tiêu đầu năm học 2020 – 2021 Khối Môn Lớp TS HS Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 6 Ngữ văn 6/1 39 9 23,1% 18 46,1% 12 30,7% 6/2 39 2 5,1% 12 30,7% 20 51,2% 5 12,8% Kết quả HKI năm học 2020-2021 Khối Môn Lớp TS HS Giỏi Khá TB SL % SL % SL % 6 Ngữ văn 6/1 39 16 41,03% 20 51,28 3 7,69% 6/2 39 7 17,95% 21 53,85 11 28,21 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Sau quá trình áp dụng việc phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học môn Ngữ Văn 6, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như sau: Luôn tạo không khí lớp học sôi nổi, có sự trao đổi giữa GV và học sinh. Khuyến khích các em tự trình bày ý kiến của mình trước lớp. Giáo viên hướng dẫn kỹ về các bước làm sơ đồ tư duy để học sinh nắm bắt và tự thực hành nhiều hơn. Dành thời gian để các em tự hệ thống lại kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc trình bày ý kiến dựa vào sơ đồ đã thảo luận với bạn. Giáo viên cần chỉnh sửa những sơ đồ chưa đầy đủ để các em nhận biết chỗ hạn chế, khắc phục cho những lần tiếp theo. VI. KIẾN NGHỊ Tuy đã ứng dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong giảng dạy học sinh, nhưng thực tế đây vẫn là một phương pháp học sinh chưa được áp dụng rộng ở nhiều lớp khác cho nên hiệu quả đạt được chưa cao. Vì vậy, theo tôi: cần thống nhất ở tổ chuyên môn về những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của phương pháp này từ đó đưa vào áp dụng trong quá trình dạy phân môn văn bản ở môn Ngữ Văn 6. Mặc dù kết quả thực hiện còn khiêm tốn nhưng đã có nhiều khả quan hơn trong việc giúp học sinh củng cố qua sơ đồ tư duy nhưng còn không ít thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để phương pháp được hoàn thiện hơn./. Người viết Huỳnh Diễm My Xác nhận của Hiệu trưởng Hiệu trưởng trường THCS . xác nhận: Biện pháp......của giáo viên:..áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. ., ngày tháng năm 2021 HIỆU TRƯỞNG
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_ngu_van_6_o_phan_van_ba.doc