SKKN Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động dạy – học mĩ thuật khối 4-5 ở trường tiểu học theo phương pháp mới

 Môn Mĩ thuật là môn học để tập cho các em học sinh tiếp xúc với cái đẹp, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ giúp các em biết rung động trước cái đẹp và tạo ra cái đẹp. Muốn có cái đẹp trước tiên phải có kiến thức, tiếp đó là môi trường học tập và quan trọng nhất và sự hứng thú, lòng say mê với Mĩ thuật

Đặc biệt ở môn học này các em cần tiếp nhận sự truyền tải kiến thức từ thầy cô giáo, từ đó các em được trải nghiệm, phát triển tiếp các hoạt động và sáng tạo ra các sản phẩm mang màu sắc của riêng mình do đó thầy cô cần làm thế nào để truyền được cảm hứng học tập cho học sinh, khiến các em có một tâm thế học tập thoải mái, hăng say và thích thú với môn học.

ppt25 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động dạy – học mĩ thuật khối 4-5 ở trường tiểu học theo phương pháp mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC MĨ THUẬT KHỐI 4-5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI 
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CẦU NGANG TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆP MỸ TÂY A 
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Như 
Bộ môn: Mĩ thuật 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 
III. GIẢI PHÁP 
IV. HIỆU QUẢ 
NỘI DUNG BÁO CÁO 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Môn Mĩ thuật là môn học để tập cho các em học sinh tiếp xúc với cái đẹp, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ giúp các em biết rung động trước cái đẹp và tạo ra cái đẹp. Muốn có cái đẹp trước tiên phải có kiến thức, tiếp đó là môi trường học tập và quan trọng nhất và sự hứng thú, lòng say mê với Mĩ thuật 
	Đặc biệt ở môn học này các em cần tiếp nhận sự truyền tải kiến thức từ thầy cô giáo, từ đó các em được trải nghiệm, phát triển tiếp các hoạt động và sáng tạo ra các sản phẩm mang màu sắc của riêng mình do đó thầy cô cần làm thế nào để truyền được cảm hứng học tập cho học sinh, khiến các em có một tâm thế học tập thoải mái, hăng say và thích thú với môn học. 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
	Qua một thời gian áp dụng phương pháp dạy học mới, tôi cũng như các đồng nghiệp giảng dạy bộ môn Mĩ thuật nói chung đều nhận thấy kết quả có những tiến triển nhất định, cũng chính từ đó tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động dạy – học Mĩ thuật khối 4-5 ở trường tiểu học theo phương pháp mới” 
II . NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 
a . Thu ận lợi 
	- Được sự quan tâm và hỗ trợ của Ban giám hiệu, những giờ học Mĩ thuật luôn được trang bị đầy đủ các trang thiết bị về cơ sở vật chất, nên việc dạy – học Mĩ thuật tại cơ sở luôn có những thuận lợi cơ bản. 
 - Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên khuyến khích giáo viên học hỏi, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp mới vào các hoạt động mĩ thuật để có kết quả tốt nhất. 
 	- Học sinh say mê, thích thú với các giờ học Mĩ thuật theo phương pháp mới. Các em được học tập theo những hình thức khác nhau về môi trường học cũng như cách thức thực hiện các bài học theo c hủ đề. 
II . NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 
a . Thu ận lợi 
b. Khó khăn 
	- Cơ sở vật chất còn là vấn đề chung của nhiều trường tiểu học trên địa bàn. 
- Điều kiện bàn ghế trên các phòng học chưa đáp ứng được yêu cầu ở một số quy trình mới như: Vẽ theo nhạc, sắm vai trình diễn... 
Vấn đề lưu giữ sản phẩm của học sinh sau mỗi chủ đề cũng là một trăn trở của số đông giáo viên. Khi số học sinh đông, khối lượng sản phẩm các em làm hoàn thiện nhiều khiến việc bảo quản cũng gặp nhiều khó khăn. 
b. Khó khăn 
	Trước tâm lý chưa quan tâm đến môn nghệ thuật ở trường tiểu học của một số phụ huynh (chỉ coi trọng đầu tư cho học sinh học các môn Toán, Tiếng việt là chính) 
	 Thời gian phân bố tiết học còn đan xen với phân phối chương trình học chung nên không đảm bảo được tính chất liền mạch của nội dung, việc này khiến quá trình lĩnh hội cũng như thực hiện của học sinh bị gián đoạn gây mất hứng thú cũng như việc chuẩn bị đồ dùng, lưu giữ sản phẩm chưa hoàn thành không đạt yêu cầu. 
b. Khó khăn 
III . GIẢI PHÁP 
1. Giải pháp điều tra cơ bản. 
a. Với học sinh: 
+ Một số học sinh vẫn còn nhút nhát, rụt rè chưa bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình. 
+ Có nhiều học sinh còn chưa thực sự quan tâm đến việc học Mĩ thuật cụ thể ở việc chuẩn bị đồ dùng học tập, chưa tích cực trong các giờ học... Tất cả những điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dạy mĩ thuật tại nhà trường cũng như kết quả học tập của các em. 
1. Giải pháp điều tra cơ bản. 
b. Với giáo viên 
 Qua việc trao đổi, chia sẻ góp ý tại các tiết hội giảng, các buổi chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường, phần lớn các ý kiến của giáo viên Mĩ thuật cho rằng: Phương pháp dạy học mĩ thuật mới là hay và cần thiết. 
III . GIẢI PHÁP 
2. Nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý học sinh 
 - Để việc áp dụng phương pháp mới vào dạy có hiệu quả thì việc tìm hiểu tâm lý học sinh rất quan trọng. Giáo viên phải hiểu rõ tâm lý, trình độ, khả năng cũng như cách tiếp nhận vấn đề của từng đối tượng học sinh, để từ đó đưa ra những lập luận chính xác phù hợp với mục tiêu. 
- Hiểu tâm lý học sinh để xây dựng cách giảng bài ngắn gọn súc tích, phù hợp với nhận thức của các em theo đúng lứa tuổi để các em khám phá nội dung kiến thức một cách có chủ động. 
- Chính vì vậy, ngoài việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn kĩ năng một cách chọn lọc, người giáo viên cần tạo được bầu không khí lớp học vui vẻ, hứng khởi cho học sinh thấy yêu thích việc học của mình. Để làm được điều đó, giáo viên cần có kỹ năng sư phạm chắc, cách dạy khéo léo linh hoạt xử lý mọi tình huống phát sinh trong quá trình dạy. 
III . GIẢI PHÁP 
2. Nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý học sinh 
3. Xây dựng và lập kế hoạch 
3.1. Nghiên cứu tài liệu, phân tích chọn lọc. 
3.2. Cách thức tổ chức các hoạt động linh hoạt. 
3.3. Xây dựng hệ thống các câu hỏi gợi mở cụ thể cho từng nội dung. 
3.4. Xây dựng hướng liên kết thực tế và kiến thức mở. 
3.1. Nghiên cứu tài liệu, phân tích chọn lọc. 
- Chủ động nghiên cứu chọn lựa những tài liệu cũng như phương pháp thích hợp nhất với đối tượng học sinh 
+ Phù hợp với trình độ và khả năng tiếp cận của học sinh 
+ Chọc lọc, đánh giá nguồn tài liệu phù hợp với tính chính xác đặc trưng của môn học 
+ Phù hợp với thời gian học 
+ Hợp thức hóa lượng kiến thức, nội dung dạy học 
Ngoài ra còn có một số cách thức thực hiện mới cần khéo léo có sự liên kết với nội dung chính, với mối tương quan đời sống thực tế hàng ngày. 
- Tìm tòi, sưu tập và làm đồ dùng dạy học: 
+ Nghiên cứu tham khảo các nội dung liên quan đến các Chủ đề trong chương trình. 
+ Xây dựng các bài giảng điện tử có chất lượng (hình ảnh, màu sắc: mang tính đặc trưng). 
+ Tập hợp lưu giữ các sản phẩm của học sinh qua các Chủ đề để làm đồ dùng dạy học. 
3.2. Cách thức tổ chức các hoạt động linh hoạt. 
- Từng chủ đề đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi cách thức dẫn dắt bằng các hoạt động khởi động sao cho gần gũi, học sinh thích thú mà vẫn bao hàm nội dung ý tưởng muốn truyền đạt. 
- Để kết nối các hoạt động trong chủ đề một cách hợp lý, giáo viên cần giới thiệu nội dung tổng thể của chủ đề ở phần đầu để các em hình dung quá trình học sẽ diễn ra các nội dung gì cũng như việc tiếp nhận kiến thức và các kỹ năng sẽ thực hiện ở từng tiết. 
3.2. Cách thức tổ chức các hoạt động linh hoạt. 
- Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm nhằm tăng tính đoàn kết, sự hợp tác và năng lực cùng đưa ra quyết định cho các em. Khi biết cách cùng bàn bạc, phân công và thực hiện theo các chức năng riêng thì hiệu quả công việc sẽ nhanh đạt hơn và chất lượng sản phẩm s ẽ phong phú hơn. 
- Việc thảo luận và thực hành theo nhóm không còn xa lạ trong các giờ học nhưng áp dụng vào học Mĩ thuật theo phương pháp mới là rất phù hợp và mang lại hiệu quả cao. 
- Giáo viên phải nghiên cứu phát triển nội dung bài học dựa trên hệ thống câu hỏi gợi mở liên quan trực tiếp đến nội dung bài học. Công việc này khiến học sinh tư duy và ghi nhớ sâu hơn kiến thức bài học. 
3.3. Xây dựng hệ thống các câu hỏi gợi mở cụ thể cho từng nội dung. 
3.4. Xây dựng hướng liên kết thực tế và kiến thức mở 
- Hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế với kiến thức bài học. 
 - Hướng dẫn học sinh liên kết các câu trả lời, từ kiến thức và thực tế sản phẩm (nhóm, cá nhân) để xây dựng câu chuyện riêng về sản phẩm tạo hình. 
Từ đó chủ động tự tin trình bày và chia sẻ về sản phẩm của mình trước lớp. Công việc này nhằm phát huy năng lực tự giải quyết vấn đề cho học sinh, học sinh tăng khả năng tự quyết định vấn đề, cũng như khả năng đoàn kết trong nhóm. 
- Việc đổi mới môi trường lớp học góp phần tích cực và hỗ trợ cần thiết cho việc sử dụng các phương pháp dạy học nói chung và dạy mĩ thuật nói riêng. Việc đổi mới có thể được thực hiện qua các hoạt động tổ chức sau: 
+ Hoạt động tích hợp nhiều môn học 
+ Kết hợp các hoạt động dã ngoại, thực tế, để các em có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các môi trường mĩ thuật khác nhau. 
+ Tổ chức các hoạt động ngoài lớp học 
4. Đổi mới môi trường lớp học . 
5 . Thường xuyên bồ i dưỡng nghiệp vụ . 
- Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng các hoạt động bồi dưỡng phẩm chất chính trị n h ằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; tham gia hội giảng, chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp để trao đổi rút kinh nghiệm trong từng khối lớp để giáo viên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, học hỏi lẫn nhau những kinh nghiệm giảng dạy. 
- Tự học tự bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy: giáo viên thiết kế bài dạy khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động; thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, vừa đảm bảo trọng tâm, vừa đảm bảo sức tiếp thu của học sinh, đồng thời phát huy được tính độc lập, sáng tạo của các em, tránh tình trạng học sinh ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất kiến thức. 
6. M ột số hình ảnh hoạt động và sản phẩm cụ thể 
6. M ột số hình ảnh hoạt động và sản phẩm cụ thể 
I V . HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC 
	Bằng sự sáng tạo nhiệt tình tâm huyết với nghề, không ngại khó khi tiếp cận phương pháp mới. Việc thực hiện đã thu được một số kết quả như sau: 
Tổng số HS 
162 
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
SL 
% 
SL 
% 
Giữa HK I 
57 
35,2 
105 
64,8 
Cuối HK I 
85 
52,5 
77 
47,5 
-Kết quả đánh giá chất lượng cuối HK I cũng thay đổi rõ rệt so với giữa HK I. 
Bài thuyết trình báo cáo đến đây đã hết. 
Kính chúc quý Thầy Cô giáo mạnh khỏe và công tác tốt! 

File đính kèm:

  • pptskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_to_chuc_hoat_dong_day_hoc.ppt
Sáng Kiến Liên Quan