SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS

Trong Luật giáo dục Việt Nam năm 2005, điều 2 chương 3 đã quy định như sau: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã nêu: Trong định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, các hoạt động giáo dục trong trường THCS gồm: Hoạt động tập thể (sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, Sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức theo chủ đề, hoạt động giáo dục hướng nghiệp.được gọi chung là Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tuy là một khái niệm khá mới mẻ nhưng thực tế dạy học giáo dục bấy lâu nay, chúng ta vẫn đang thực hiện hoạt động này.

Đối với mô hình trường học mới THCS, vừa chú trọng đến tính trải nghiệm của HS qua các bài học, vừa chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm giúp HS có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn ở ngoài lớp học. Hơn nữa, từ năm 2008 đến nay, căn cứ chỉ thị số 40/CT BGD ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; để thực hiện tốt phong trào này đòi hỏi phải thực hiện tốt tất cả các mặt giáo dục trong nhà trường theo 5 nội dung của trường học thân thiện, học sinh tích cực mà điều cần quan tâm là việc nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm cho học sinh mà từ trước đến nay chúng ta còn xem nhẹ.

 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ.

 

doc28 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 5714 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS sẽ tiến hành thực hiện trong tuần học đó, kết quả sẽ được thông báo vào buổi chào cờ kế tiếp.
5. Hướng dẫn học sinh tham gia vào cả quá trình của HĐTNST
HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Thông qua HĐTNST hình thành những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp của học sinh. Chính vì thế, để tổ chức HĐTNST. Mỗi giáo viên phải giúp đỡ, hỗ trợ các em thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau:
Bước 1. Thiết kế hoạt động;
Bước 2. Chuẩn bị hoạt động;
Bước 3. Tổ chức thực hiện;
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm
Việc các em được tham gia đầy đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, tự giải quyết vấn đề... Do đó, giáo viên không nên coi nhẹ một bước nào. 
a) Bước 1. Thiết kế hoạt động
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình tổ chức hoạt động TNST, bao gồm
Bước 1.1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 
Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục, nhà giáo dục cần tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành. Xác định rõ đối tượng thực hiện. 
Ví dụ: giáo viên gợi ý cho HS trong tháng 8 âm lịch có ngày nào đặc biệt. Học sinh sẽ nhớ ra đó là ngày Tết trung thu vào rằm tháng 8 hàng năm, là một ngày lễ mà trẻ em nào cũng rất háo hức chào đón vì thường được tặng đồ chơi, bày mâm cỗ hoa quả, xem múa lân, trông trăng
Bước 1.2: Đặt tên cho hoạt động
Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn.
Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn,
- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động.
- Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh.
Ví dụ: Đặt tên cho hoạt động là: Vui Têt trung thu – Tiếng nói tuổi thơ 
vừa toát lên được chủ đề, vừa gây tò mò khi tiếng nói tuổi thơ ấy được thể hiện như thế nào?
Bước 1.3: Xác định mục tiêu của hoạt động
Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng nhưng cũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó. Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động. Việc xác định đúng mục tiêu sẽ giúp:
- Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt động
- Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động
- Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò
Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?)
- Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?
- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động?
Ví dụ: Mục tiêu của hoạt động Vui Tết trung thu – Tiếng nói tuổi thơ
 - Học sinh hiểu thêm ý nghĩa ngày Tết trung thu. Các em biết trang trí trại hè, bầy và trang trí mâm cỗ trung thu, rước đèn trung thu, làm một số sản phẩm dùng hoặc trang trí được để bầy bán, biết mua bán tại quầy hàng yêu thương, thêm quan tâm giúp đỡ ban bè có hoàn cảnh khó khăn nhân ngày tết thiếu nhi
 - Học sinh có được các năng lực: Tổ chức, phán đoán, tự ra quyết định, hợp tác và giao tiếp;
-  HS tự tin, khéo léo, yêu giá trị của lao động, có ý thức bảo vệ môi trường. Tạo mối quan hệ mật thiết giữa HSvới HS, giữa HS với GV và các bậc PH, các ban ngành đoàn thể trong xã.
Bước 1.4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động
Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện.
Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ.
Ví dụ: Hoạt động Vui Tết trung thu – Tiếng nói tuổi thơ
- Nội dung
       + Hoạt động trang trí trại trung thu, bầy mâm cỗ trung thu, rước đèn trung thu.
       + Hoạt động mua bán một số sản phẩm do chính các em làm ra để trích một phần tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Hình thức: Tổ chức học sinh toàn trường tham gia. Mỗi lớp bầy một mâm cỗ trung thu. Mỗi lớp cử 1 bạn đứng bán hàng tại quầy hàng yêu thương.
Bước 1.5: Lập kế hoạch
Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch:
- Tìm các nguồn lực (nhân lực - vật lực - tài liệu) và thời gian, không gian,... cần cho việc hoàn thành các mục tiêu.
- Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiện mỗi một mục tiêu. 
	Ví dụ: Để chuẩn bị cho mâm cỗ trung thu, mỗi tổ phân công thành viên mang hai loại quả khác nhau, tự sáng tạo cách trang trí sau đó tiến hành bày lên mâm ngũ quả. Các tổ chọn mua các loại quả đặc trưng, khuyến khích đóng góp cây nhà lá vườn để tiết kiệm chi phí.
Bước 1.6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy
Trong bước này, cần phải xác định:
- Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện?
- Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao?
- Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào?
- Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân. 
	- Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc.
(xem phụ lục)
Bước 1.7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động
- Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được.
- Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh.
Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động.
Bước 1.8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh
b) Bước 2. Chuẩn bị hoạt động
Trong quá trình học sinh thực hiện bước này, giáo viên cần theo dõi, giúp đỡ học sinh việc chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt: Sức khỏe, tác phong, lời nói, ăn mặc, đồ dùng, dụng cụ... phục vụ cho hoạt động. Đặc biệt giáo viên có thể tập huấn, hướng dẫn cho các em các kĩ năng nền cần thiết: cách ghi chép, phỏng vấn hoặc dự đoán tình huống nảy sinh khi thực hiện, cách giải quyết...
Ví dụ: Trong quá trình chuẩn bị mâm cỗ trung thu, nhiều HS không biết cách tỉa hoa quả, GV hướng dẫn rồi yêu cầu HS khéo tay hơn hỗ trợ các bạn còn lại, bên cạnh đó ngoài việc bày, HS phải hiểu được ý nghĩa các loại quả trên mâm cỗ trung thu. Các em có thể tìm hiểu điều này qua người lớn hoặc mạng ineternet...
c) Bước 3. Tổ chức thực hiện
Học sinh tiến hành thực hiện công việc. Trong quá trình các em thực hiện, giáo viên cần theo dõi và giúp đỡ. GV cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em. Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất năng lực của các em.
d) Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm
Đây là bước cuối cùng của hoạt động, học sinh tự đánh giá lại quá trình hoạt động. Hội đồng tự quản duy trì trực tiếp hoặc học sinh tự viết ra giấy, sau đó Hội đồng tự quản tổng hợp lại các ý kiến. Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến tất cả các bước tổ chức thực hiện; kết quả công việc và ý nghĩa của nó; những bài học kinh nghiệm về mọi mặt; những sáng kiến mới nào có thể áp dụng trên lớp học hoặc hoạt động ngoài lớp học tiếp theo... Thông qua đây, giúp học sinh sẽ có khả năng tư duy sâu hơn; việc giao tiếp được mạnh dạn, tự tin; ý thức trách nhiệm của các em được bộc lộ.
6. Làm tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp
Để giúp các em tổ chức tốt hoạt động TNST thì sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng. Nhà trường cũng như mỗi giáo viên cần chủ động đề xuất, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương; các các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động... cùng tham gia. Các cơ sở như khu di tích lịch sử, khu văn hóa, cơ quan, công trường, nhà vườn, khu chăn nuôi, đồng ruộng... hoặc ở mỗi gia đình đều có thể là địa điểm lý tưởng để học sinh được thực hành, trải nghiệm sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thường diễn ra trong không gian mở, có nhiều lực lượng giáo dục tham gia, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức, kinh phí nên mỗi nhà trường cần xây dựng thời khóa biểu hợp lí, linh hoạt. Có thể bố trí tiết hoạt động TNST liền với tiết sinh hoạt tập thể để giáo viên có nhiều thời gian hơn. Mặt khác hoạt động TNST không chỉ là trách nhiệm của riêng GVCN nên nhà trường cần đóng vai trò trung tâm, định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều hành, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trường; chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác khi tổ chức hoạt động TNST cho học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ cho hoạt động của các em; khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tích cực và sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động. Tổ chức hoạt động TNST trong nhà trường góp phần thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh.
Thực hiện tốt HĐTNST cũng chính là thực hiện tốt Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo góp phần thực hiện tốt mục tiêu: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học...” của người học. Mỗi nhà trường cần căn cứ vào khả năng, điều kiện của học sinh, của trường, của cộng đồng địa phương để tổ chức HĐTNST sao cho học sinh được chủ động, phấn khởi, tích cực tham gia.
III. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM ĐỀ TÀI
1. Đối với cha mẹ HS
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ - giáo viên, các em học sinh, sự vào cuộc của cha mẹ HS, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS ở trường THCS nơi tôi công tác đã gặt hái được rất nhiều thành quả đáng khích lệ, làm thay đổi cách nhìn nhận của mọi người, những định kiến ban đầu khi thí điểm mô hình mô hình trường học mới. Đảng uỷ, chính quyền địa phương không những nhất trí về quan điểm chỉ đạo mà còn tích cực động viên về tinh thần, hỗ trợ về kinh phí cho nhà trường hoạt động, lãnh đạo các đoàn thể nhân dân cùng tham gia vào cuộc với nhà trường.
Cha mẹ HS hiểu được vai trò, tầm quan trọng của mình trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục HS như: tham gia trang trí lớp học, hướng dẫn con em bày mâm cỗ trung thu, làm các sản phẩm sáng tạo, đồ dùng học tập. Ngoài ra ban phụ huynh còn hướng dẫn em làm các món ẩm thực: chè xanh, cơm cuộn, trà sữa thái mỗi dịp liên hoan của lớp.
2. Đối với giáo viên
 + Nhận thức rõ vai trò, vị trí của mình trong việc giáo dục HS. Hơn ai hết, GV chủ nhiệm lớp là người quyết định cơ bản đến kết quả giáo dục của HS lớp mình. Các hoạt động tổ chức, GV đều cố gắng để khẳng định mình nâng cao uy tín của bản thân, tạo mối quan hệ thân thiện với HS, cha mẹ HS.
+ GV được phân công dạy các tiết thí điểm vận dụng phương pháp dạy học tích cực theo mô hình trường học mới đã có sự đầu tư nghiêm cứu cụ thể làm sao để tất cả HS đều được tham gia, tất cả HS đều được học và học được, tạo đà cho các giáo viên khác cùng phấn đấu theo.
+ Đối với việc phát huy vai trò của Hội đồng tự quản HS, GV đã hướng dẫn HS một cách tỉ mỉ ở những công việc đầu tiên, sau đó hướng dẫn HS tự linh hoạt thực hiện ở các công việc khác.
+ Đối với việc tham gia các hội thi với qui mô lớn, có sự tham gia của cha mẹ HS, có đại biểu khách mời đến dự đối với GV lúc đầu còn mất tinh thần, ngại tham gia nhưng khi đã vào việc các giáo viên đều thể hiện hết năng lực của mình khuyến khích để tất cả HS đều được tham gia vào các phần thi.
3. Đối với HS: các em HS đã được tham gia vào tất cả các hoạt động trải nghiệm. Em nào cũng được đóng vai trò chủ động, được phát huy tính sáng tạo của mình.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
LỚP 7A3 NĂM HỌC 2016 – 2017
(Tổng số: 41 học sinh)
 Xếp loại
Thời gian
Đạt
Còn hạn chế/ Cần rèn luyện thêm
SL
%
SL
%
Đầu năm học
30
73,2
11
26,8
Giữa kì 1
35
85,4
6
14,6
Cuối kì 1
40
97,6
1
2,4
Giữa kì 2
41
100
0
0
*Một số thành tích của lớp 7A3 đến tháng 4/2017:
1. 100% tham gia viết bài “Em yêu lịch sử Việt Nam”được Liên đội đầu năm tuyên dương.
2. Lớp dẫn đầu thi đua khối/ trường trong nhiều tuần liên tiếp
3. 100% các bạn tham gia viết bài sáng tác thơ văn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 
4. Các tiết mục văn nghệ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đạt giải nhất cấp trường, báo tường đạt giải nhì, khung cảnh sư phạm đạt giải nhất
5. Giải nhì toàn đợt thi đua 20/11.
6. 100% HS tham gia thu Kế hoạch nhỏ vượt chỉ tiêu nhà trường đề ra 102 kg
7. Cuối kì 1 đạt danh hiệu Chi đội tiên tiến xuất sắc.
8. Giải nhì Hội chợ trao đổi đồ cũ và nhì toàn đợt trong dịp thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3.
C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Với việc đi đầu trong công tác đổi mới giáo dục theo mô hình Trường học mới, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên,Tổng phụ trách Đội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc rèn luyện cho các em phẩm chất đạo đức, năng lực học tập và khả năng tự học của HS; xây dựng cho các em những kế hoạch thiết thực, những kỹ năng sống đời thường bổ ích thông qua các hoạt động TNST. Theo đó các thế hệ HS năng động, tích cực học tập trong môi trường thân thiện sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững, lâu dài của đất nước. 
	Qua quá trình thực hiện đề tài tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Công tác tuyên truyền cần khéo léo tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương tham gia thật đông đảo.
- Phối hợp tốt với CMHS để họ cùng tham gia giải quyết một số nhiệm vụ như bàn bạc, định hướng cho họ cách phối hợp giáo dục HS.
- Tổ chức tốt các hoạt động TNST thường xuyên tạo cho các em HS tự tin, sự gần gũi với bạn bè, thầy cô, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Cần khuyến khích cá nhân, tập thể có thành tích trong quá trình thực hiện.
II. KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận cần phối hợp hơn nữa với Quận Đoàn trong việc tổ chức các hoạt động trong hè cho HS để các em được tham gia hoạt động vui tươi lành mạnh, bổ ích.
Ban giám hiệu tạo điều kiện cho GV, tổng phụ trách phát huy hơn nữa sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục HS. Chỉ đạo tốt việc xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động TNST để thúc đẩy chất lượng giáo dục.
Ngoài GVCN mô hình trường học mới, các GVCN khác cần tích cực học hỏi, phối hợp chặt chẽ với giáo viên Tổng phụ trách , Đoàn, Đội trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho HS
PHỤ LỤC
Kế hoạch tố chức hoạt động “Vui Têt trung thu – Tiếng nói tuổi thơ”
1. Mục tiêu:
      - Học sinh hiểu thêm ý nghĩa ngày tết trung thu. Các em biết trang trí trai hè, bầy và trang trí mâm cỗ trung thu, rước đèn trung thu, làm một số sản phẩm dùng hoặc trang trí được để bầy bán, biết mua bán tại quầy hàng yêu thương, thêm quan tâm giúp đỡ ban bè có hoàn cảnh khó khăn nhân ngày tết thiếu nhi
      - Học sinh có được các năng lực: Tổ chức, phán đoán, tự ra quyết định, hợp tác và giao tiếp;
     -  HS tự tin, khéo léo, yêu giá trị của lao động, có ý thức bảo vệ môi trường. Tạo mối quan hệ mật thiết giữa HSvới HS, giữa HS với GV và các bậc PH, các ban ngành đoàn thể trong xã.
2. Nội dung và hình thức tổ chức:
a) Nội dung:
- Hoạt động trang trí, bầy mâm cỗ trung thu, rước đèn trung thu.
- Hoạt động mua bán một số sản phẩm do chính các em làm ra để trích một phần tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
b) Hình thức:Tổ chức học sinh toàn trường tham gia. Mỗi lớp bầy một mâm cỗ trung thu.. Mỗi lớp cử 1 bạn đứng bán hàng tại quầy hàng yêu thương.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a) Địa điểm: Sân trường
b) Thời gian: Chiều ngày thứ ba, ngày 15/9/2016  
c) Thành phần:
+ Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường;
+ Phụ huynh học sinh
d) Cơ sở vật chất:
+ Sân khấu, âm thanh, băng rôn khẩu hiệu.
+ Đồ để trang trí, giấy mầu, kéo, hồ dán, giây nhóng nhánh,đèn nháy
+ Hoa quả, bánh kẹo
+ 25 phần quà để tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
+ Giấy bút, máy ảnh
e) Phân công nhiệm vụ:
+ Công tác tổ chức: BGH và tổng phụ trách Đội, Liên đội trưởng/ Hội đồng tự quản trường, một số giáo viên khác và trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;
+ Công tác tuyên truyền: Hội đồng tự quản các lớp, HS toàn trường.
+ Tiếp đón đại biểu: BGH, GV Tổng phụ trách.
+ Ban giám khảo: GV Tổng phụ trách, GV mỹ thuật, ban chỉ huy liên đội.
+ Chuẩn bị sân khấu: Lớp trực tuần.
+ Giáo viên chủ nhiệm các lớp: Giúp HS hiểu thêm ý nghĩa của ngày tết trung thu. Định hướng cho học sinh xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, thực hiện các nội dung trong quá trình trang trí, bầy mâm cỗ trung thu, rước đèn trung thu, mua bán, phán đoán các tình huống, hướng dẫn học sinh một số kỹ năng liên quan 
xây dựng kế hoạch, tuyên truyền: HĐTQ
mỗi nhóm chuẩn bị một loại quả
trang trí bầy mâm cỗ trung thu: ban văn thể mĩ
tham gia quầy hàng yêu thương: trưởng ban học tập
văn nghệ: ban văn nghệ 
+ Phân công địa điểm bầy mâm cỗ trung thu của mỗi lớp, địa điểm đặt quầy hàng yêu thương.
4.Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động cụ thể trong ngày hội trung thu:
STT
Thời gian
Nội dung
Bộ phận thực hiện
1
13h30 đến 14h
Văn nghệ 
Ban văn nghệ
2
14h đến 14h30
Đón tiếp khách
BGH, GV Tổng phụ trách
3
14h30 đến 15h
Khai mạc và tặng quà cho HS có hoàn cảnh đặc biệt
Liên đội trưởng
4
15h đến 15h 30
Thi bầy mâm cỗ trung thu
HS các lớp
5
15h30 đến 16h30
- Chấm mân cỗ trung thu,
- Mua bán tại quầy hàng yêu thương.
Ban giám khảo
HS toàn trường
6
16h30 đến 16h50
Rước đèn trung thu
GV, HS, PHHS, khách mời 
7
Từ 16h50
Phá cỗ trung thu
GV, HS, PHHS, khách mời 
5. Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tiến hành:
- HS tự đánh giá; GV hướng dẫn HS tự viết báo cáo có đối chiếu với những nội dung thực hiện (trang trí trại, bầy mâm cỗ trung thu), những cách giải quyết tình huống phát sinh, kinh nghiệm rút ra, xây dựng ý tưởng mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Hà Nội 2015.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học”, Tài liệu tập huấn tháng 9/2015.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, Hà Nội 2013.
Thành Đoàn Hà Nội, Chương trình công tác Đội TNTPHCM và phong trào thiếu nhi năm 2016.
Bùi Ngọc Diệp, “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục Số 113, Tháng 02/2015, Trang 37.
Đinh Thị Kim Thoa, “Trải nghiệm sáng tạo - Hoạt động quan trọng trong Chương trình GD phổ thông mới”, báo Giáo dục thời đại, tháng 10/2015.

File đính kèm:

  • docmy_skkn_16-17_262201819.doc
Sáng Kiến Liên Quan