SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 làm tốt bài văn nghị luận xã hội

 Tập làm văn là phân môn kết tinh đầy đủ nguyên lí “ Học đi đôi với hành”. Là môn học vừa có tác dụng bồi dưỡng các năng lực: cảm thụ, diễn đạt, suy luận lại vừa rèn luyện nhân cách như: ứng xử, đánh giá và nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống. Trong các kiểu bài làm văn được học ở trường Trung học cơ sở, nghị luận xã hội là kiểu bài phát huy được tất cả những tác dụng trên.

 Nghị luận xã hội là thể văn hướng đến phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con người và các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.

 Với đặc điểm, tính chất của nó, nghị luận xã hội giúp cho người viết phải tìm hiểu những vấn đề đa dạng, phong phú của cuộc sống xã hội xung quanh. Có những nhận xét, đánh giá về những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, biết cách nhìn nhận, suy ngẫm cũng như cách giải quyết trước những hiện tượng đã và đang xảy ra Từ đó, rèn cho học sinh thói quen tư duy một cách toàn diện, đa chiều; giáo dục cho các em những kĩ năng sống thật sự cần thiết như: tự nhận thức, biết suy nghĩ, tính kỉ luật Qua những bài nghị luận xã hội, học sinh sẽ tự rút ra những bài học bổ ích cho mình, hướng đến giáo dục các em tư tưởng đạo đức thẩm mĩ. Chính vì lẽ đó, những năm gần đây, nghị luận xã hội là kiểu bài đã được chú ý một cách toàn diện. Từ việc đọc - hiểu phần Văn học, đến luyện cách làm, cách viết ở phần Làm văn. Những kì thi lớn như: thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10, thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, thi đại học đều dành một thời lượng đích đáng để học sinh làm kiểu văn này. Nghị luận xã hội trở thành câu bắt buộc trong khung đề của các kì thi.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 làm tốt bài văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứu. Cách đơn giản nhất là đặt các câu hỏi để tìm ra các khía cạnh, phương diện của vấn đề.
 Chẳng hạn: với đề bài: Suy nghĩ về câu nói của Mác-xim Go-rơ-ki “ Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”, có thể đặt câu hỏi để tìm ra các khía cạnh của vấn đề (sau khi đã giải thích).
 ? Sách chứa đựng trong nó những giá trị gì ?
 ? Những khả năng nào của sách giúp con người mở rộng nhận thức ?
 ? Cần chọn sách và đọc sách như thế nào để đến được “ những chân trời mới”
 ? Có phải đọc sách là con đường duy nhất để chinh phục tri thức không ?
Bước 3: Bình luận đánh giá
 Đây là phần việc để học sinh bộc lộ nhận thức về vấn đề ở mức độ cao nhất, cũng là phần việc khó khăn nhất đối với nhiều học sinh. Định hướng gợi ý của giáo viên cũng là một cách giúp học sinh tháo gỡ các khó khăn, lúng túng khi phải tập đưa ra những đánh giá, những phán xét về một tư tưởng đạo lí của con người – nhất là khi lứa tuổi của các em chưa thật có nhiều kinh nghiệm và chưa có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống. Theo tôi, có thể gợi ý cho các em bằng cách đặt câu hỏi mở, chẳng hạn:
 ? Vấn đề đó có ý nghĩa gì đối với mỗi người, mọi người, xã hội ?
 ? Vấn đề đó có ý nghĩa gì cho hôm qua, hôm nay và mai sau ?
 ? Những biểu hiện nào trái với đạo lí ấy ? Chúng ta nên có thái độ với những biểu hiện đó như thế nào ?
 ? Từ đó, vấn đề đạo lí nào đã trở thành mục tiêu, lẽ sống của chúng ta hôm nay ?...
 Giúp học sinh định hình mạch nghị luận và hướng bàn luận bằng cách xây dựng hệ thống các câu hỏi gợi mở vừa giúp học sinh đỡ lúng túng khi làm bài lại tránh áp đặt, đóng khung trong một bài văn mẫu.
* Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
 Đây là kiểu bài tổng hợp, đòi hỏi học sinh kiến thức về cả hai mảng văn học và đời sống, cũng đòi hỏi cả kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích, đánh giá các vấn đề xã hội. Đối với loại đề này, ta nên hướng dẫn học sinh làm theo hai bước:
Bước 1: Giới thiệu và phân tích vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
 Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề bài, có thể là một khía cạnh của tác phẩm như: Từ vẻ đẹp của anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, suy nghĩ của em về lẽ sống của thanh niên trong thời đại ngày nay. Hay đề chỉ yêu cầu nghị luận dựa trên một câu thơ: 
 “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”
 (Con cò – Chế Lan Viên)
Từ câu thơ của Chế Lan Viên, em hãy suy nghĩ về vai trò của tình mẫu tử? Trước hết, phải làm rõ được vấn đề nghị luận mà đề yêu cầu là gì ? Tất nhiên trả lời được câu hỏi này, học sinh phải hiểu rõ tác phẩm, sử dụng thao tác phân tích và khái quát để gọi ra chính xác và đầy đủ vấn đề nghị luận trước khi bàn luận về nó. Với đề 1, học sinh phải chỉ ra được lẽ sống tự nguyện, cống hiến hết mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Đó là lẽ sống hiến dâng lặng thầm không phô trương, không đòi hỏi đền đáp – một lẽ sống đẹp cho tất cả mọi người noi theo. Hay ở đề 2, học sinh phải phân tích để thấy rằng : đối với mỗi người con lúc nào và bao giờ cũng cần sự trở che, tình yêu thương của mẹ và tình mẹ bao la sẽ theo con, nâng đỡ cho con suốt cả cuộc đời, từ đó khái quát được vai trò lớn lao của người mẹ trong cuộc sống.
 Sau đó mới dẫn dắt để chuyển sang phần 2 của bài làm: Nghị luận về ý nghĩa của vấn đề đó trong cuộc sống hôm nay.
Bước 2: Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm
 Thông thường, đề loại này thường đề cập đến một vấn đề tư tưởng, đạo lí, một lẽ sống hay quan điểm sống nào đó. Vì vậy, sau khi làm bước 1 thì tiếp theo sẽ làm giống mô hình kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đao lí.
 Khi dạy học sinh loại đề này cần phải lưu ý các em rằng đây là dạng bài rất rễ nhầm lẫn với bài nghị luận văn học vì buộc phải có khâu phân tích tác phẩm để xác định vấn đề nghị luận. Để tránh nhầm lẫn, cần xác định và phân biệt rõ sự khác biệt về mục đích và cách thức tiến hành. Mục đích của nghị luận văn học là bàn bạc, phân tích để đánh giá chất lượng về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học, còn mục đích của nghị luận xã hội là chỉ nhằm rút ra và làm sáng tỏ vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm đó trước khi tiến hành phần chính là nghị luận xã hội. Vì thế khi làm bài nghị luận văn học cần cắt nghĩa, bình giá cái hay, cái đẹp của các yếu tố văn chương như ngôn ngữ, hình tượng ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Còn khi làm bài nghị luận xã hội lại chỉ cần chú ý đến mặt nội dung tư tưởng (ở mức độ khái quát)
2.2.3. Hướng dẫn học sinh một số kĩ năng cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận xã hội
 Làm bài văn nghị luận xã hội, bên cạch sắc thái riêng về nội dung, thì hình thức, thao tác trình bày cũng phải tuân theo những yêu cầu cơ bản nhất của một bài văn nghị luận. Nghĩa là điểm mấu chốt của nó là hướng đến thuyết phục người đọc người nghe bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận chặt chẽ và cuốn hút nhất. Các thao tác cơ bản trong văn nghị luận vẫn là: chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, bác bỏGiúp các em làm một bài nghị luận xã hội đúng là yêu cầu cần, tạo cho các em biết các làm một bài nghị luận hay là yêu cầu đủ mà các thầy giáo, cô giáo đang hàng ngày trăn trở.
* Viết phần Mở bài
 Sự khởi đầu của việc làm văn nghị luận là viết Mở bài. Thường thì học sinh hay cọi nhẹ phần này. Tuy nhiên, trong thực tế, hoạt động này được xem là việc khó khăn và gian nan nhất. Vì đoạn mở bài là căn cứ để đánh giá bài làm có thu hút, sáng tạo và độc đáo hay không ? Có đi đúng vào vấn đề cần bàn luận hay không ? Nằm ở phần đầu tiên của một bài văn, đoạn mở bài thường tạo ấn tượng ban đầu về bài viết. Một đoạn mở bài gọn gàng, mạch lạc sẽ thu hút sự quan tâm của người đọc đồng thời sẽ tạo thêm hứng thú cho chính người viết. Ngược lại, nếu phần mở bài dài dòng, khô khan, lạc đề, xa đề hoặc thiếu hấp dẫn sẽ tạo tâm lí không tốt cho người đọc. Và như vậy, mặc nhiên sẽ tạo tâm lí không tốt khi đọc toàn bài. Vì lí do đó, khi dạy học sinh làm văn nghị luận xã hội (cũng như các thể văn khác), việc quan tâm hướng dẫn các em cách viết mở bài là việc làm cần thiết.
 Trước hết, HS phải nằm vững những ý cơ bản cần phải có ở phần mở bài, đó là :
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Nêu luận đề: dẫn nguyên văn tư tưởng đạo lí hoặc nội dung bao trùm của vấn đề. 
- Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận.
 Bên cạnh việc phải đảm bảo đủ các ý cơ bản trên, học sinh phải tìm cho bài làm một cách mở bài mà mình ưng ý nhất. Bằng phương pháp quan sát và học tập theo mẫu, tôi giới thiệu và hướng dẫn học sinh một số cách vào bài cơ bản sau:
Cách 1: Mở bài trực tiếp: đó là cách mở bài đi thẳng vào vấn đề nghị luận.
Chẳng hạn: bàn về lòng tự trọng, có thể vào bài trực tiếp: “Tự trọng là một trong những phẩm chất làm nên giá trị của con người. Là con người nếu không biết tự trọng thì không thể nhận ra giá trị của mình cũng như của người khác”.
 Đây là cách mở bài dễ nhất, vừa đúng, vừa đảm bảo độ “an toàn” nhưng không gây ấn tượng và chưa tạo được cảm xúc cho người đọc và cả người viết. Đối với học sinh có học lực yếu và trung bình, tôi gợi ý cho các em lựa chọn cách mở bài này.
Cách 2: Mở bài gián tiếp: là cách mở bài không đi thẳng vào vấn đề nghị luận ngay mà người viết lựa chon một con đường nào đó, đẫn dắt, tạo ấn tượng trước khi giới thiệu vấn đề nghị luận. Có rất nhiều cách vào bài như:
- Đi từ vấn đề chung đến riêng. (Sách giáo khoa)
- Đi từ thực tế đến đạo lí (Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí – Sách giáo khoa)
- Từ một vấn đề (hiện tượng, nhận xét, câu nói, câu thơ, đoạn thơ) có chủ đề gần gũi hay trái ngược để dẫn dắt vào vấn đề.
Ví dụ: Với đề Tình thương là hạnh phúc của con người, có thể bắt đầu bằng một câu chuyện bạn gặp trên đường phố (hành động chưa đúng của một ai đó với người già, người hoạn nạn, người khuyết tật) Từ đó đặt vấn đề, phải chăng vẫn còn rất nhiều người sống thiếu tình thương và họ chưa hiểu rằng tình thương là hạnh phúc của con người ?Hay, với đề bài: Suy nghĩ về vấn đề thanh niên phải sống có lí tưởng, có thể mở bài bằng một quan niệm: “Nhà văn Pháp Đ. Đi-đơ-rô từng quan niệm: “ Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường.” Đây là một quan niệm đúng và rất phù hợp với thế hệ trẻ Việt Nam. Là thanh niên, phải có lí tưởng sống cao đẹp !”
- Mở bài bằng một suy ngẫm có tính chiêm nghiệm: Chẳng hạn với đề “ Những người không chịu thua số phận”: “Khi sinh ra không phải ai cũng may mắn. Ai cũng muốn mình được là người khỏe mạnh, sống trong gia đình hạnh phúc, nhưng ta nào có thể chọn được hoàn cảnh gia đình. Và vì vậy, ắt hẳn cuộc sống sẽ có những mảnh đời khác nhau, muôn hình vạn trạng. Có ai đó đã nói rằng “ Số phận là do bản thân mình quyết định”, ngẫm ra, nhiều phần đúng. Bởi có rất nhiều tấm gương không chịu đầu hàng số phận, họ đã vươn lên để sống và cống hiến cho đời”.
 Có nhiều cách mở bài. Tuy nhiên cũng phải lưu ý học sinh đến tính trọng tâm của vấn đề. Cần tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mãi mới gắn được vào vấn đề; tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề nghị luận; tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết dẫn đến việc lặp ý ở phần thân bài. Dù bằng cách nào thì mở bài cũng cần dung dị, tự nhiên không sáo mòn.
* Viết phần Kết bài
 Phần kết bài phải khép được bài văn lại bằng một khẳng định chắc chắn, không thể nào bác bỏ. Bàn về một vấn đề của cuộc sống, người viết cần liên hệ đến bản thân, đến mọi người, đến thời đại mình đang sống để vấn đề đang bàn luận thật sự có ý nghĩa và có tác dụng giáo dục.
 Phần kết bài phải hô ứng với phần mở bài
 Ở một bài văn nghị luận xã hội hay, phần kết không chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là chốt lại vấn đề. Điều quan trọng hơn là phải mở ra những ý tưởng cần suy ngẫm, những điều cần bàn luận tiếp theo.
 Cũng có nhiều cách kết bài, miễn là đảm bảo các ý theo yêu cầu bố cục đã nêu. Có thể giới thiệu với HS một số cách kết:
- Kết bài bằng cách dẫn một câu nói nổi tiếng. Chẳng hạn, với đề Tình thương là hạnh phúc của con người: “ M. Go-rơ-ki nói “ Nơi lạnh nhất không phải là bắc cực mà là nơi thiếu tình thương”. Đừng bao giờ biến trái tim mình trở thành một bắc cực thứ hai, tình yêu thương luôn có trong mỗi con người, nó cần được vun đắp và phát huy trong những tình huống cụ thể. Chỉ khi biết hành động xuất phát từ tình thương con người ta mới thật sự hạnh phúc, cuộc sống mới thật sự tốt đẹp”
- Kết bài hô ứng với mở bài: Chẳng hạn tương ứng với mở bài của đề “ Những người không chịu thua số phận” đã nói ở trên thì kết bài có thể là: “Chẳng ai muốn những người xung quanh mình đau khổ và càng không muốn bản thân đau khổ. Tuy nhiên, nếu chẳng may lâm vào hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo, hãy biết chấp nhận và chống lại số phận. Một xã hội chỉ tốt đẹp khi nó có người công dân tốt. Sống là có trách nhiệm với chính mình, có nghị lực, quyết tâm cùng ý chí vươn lên, ngay từ hôm nay.” (Bài làm của học sinh).
*Cách đưa dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội
 Dẫn chứng trong bài văn nghi luận rất quan trọng, nó không chỉ làm cho bài văn có được sự sinh động, hấp dẫn mà còn tạo được tính thuyết phục đối với người đọc. Trong bài nghị luận xạ hội, dẫn chứng phải lấy từ thực tế đời sống, càng xác thực, càng cụ thể càng có tính thuyết phục cao. Nên hạn chế việc lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học, vì dù tác phẩm văn học có phản ảnh thực tế đời sống thì nó vẫn là sản phẩm của sự hư cấu, tưởng tượng. Hơn nữa việc lấy dẫn chứng trong tác phẩm còn có thể làm nhòe ranh giới giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Muốn có được nhiều dẫn chứng cho bài nghị luận xã hội, cần chú ý quan sát đời sống hàng ngày; theo dõi báo, đài, truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúngTập cho các em thói quen ghi chép ngắn gọn, những ghi chú để có những tư liệu cần thiết cũng như có được một vốn hiểu biết sâu rộng các vấn đề xã hội (có thể dẫn cho các em thấy tấm gương học tập của Hồ Chí Minh – người đã quan sát, ghi chép những gì nhìn thấy, đọc thấy để trở thành một danh nhân văn hóa thế giới, Nguyễn Du đã học tập nhân dân bằng cách ghi lại ngôn từ nghe được để trở thành bậc thầy về ngôn ngữ)
 Dẫn chứng trong bài văn nghị luận không được đưa ra một cách tùy tiện, phải được chọn lọc mang tính tiêu biểu, được mọi người biết đến và thừa nhận, tránh đưa dẫn chứng theo kiểu bạn A ngồi cạnh emhay bác B gần nhà emCó dẫn chứng rồi thì việc đưa lúc nào và đưa như thế nào cũng là vấn đề cần xem xét cân nhắc. Không nên kể dài dòng mà nên thuật lại một cách ngắn gọn, nhấn mạnh vào khía cạnh ứng dụng của dẫn chứng đối với ý cần trình bày. Đưa dẫn chứng đúng lúc, đúng chỗ và có tính mục đích chứ không nên tùy tiện. Chẳng hạn: Nghị luận về vấn đề vai trò của tự học, có thể lấy dẫn chứng từ các tấm gương tiêu biểu như: Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng Nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Mac-xim Go-rơ-ki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại thi hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quí Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn HiềnNhờ tự học đã trở thành bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương xứ sở. Đưa dẫn chứng nên kèm theo thái độ, quan điểm đánh giá rõ ràng trên cơ sở lập trường nhân văn và tinh thần vì sự tiến bộ chung để làm nổi bật tính tư tưởng của bài viết. 
 Đối với học sinh Trung học cơ sở việc có được một vốn kiến thức đủ rộng để có thể vận dụng chứng minh trong bài văn nghị luận quả không dễ dàng. Bên cạnh những giờ học chính khóa, những nội dung bắt buộc trong chương trình, những mẫu chuyện được nghe kể, những tư liệu quý, những buổi tham quan, những tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ là “sàng khôn” bồi đắp hành trang tri thức của các em thêm vững vàng, là cơ sở hình thành kĩ năng sống và thái độ sống tốt đẹp.
* Hành văn trong bài văn nghị luận
 Văn nghị luận hay bất kì thể văn nào khác đều có sự kết hợp hài hòa, hợp lí của các phương thức biểu đạt. Sự kết hợp này phải đảm bảo không làm mất đi màu sắc riêng của mỗi kiểu bài. Nghị luận vẫn phải có sự lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ sáng tỏMột bài văn nghị luận hay phải là bài văn có hành văn cuốn hút, dẫn chứng tiêu biểu, lập luận chặt chẽ và đặc biệt, người viết phải xuất phát từ nhiệt huyết của bản thân. Phải tạo cho học sinh một tâm thế tốt trước khi đặt bút làm bài. Bởi bài văn chỉ hay và thuyết phục người đọc khi người viết đặt vào đó cả trái tim với những suy ngẫm trăn trở, bằng cảm xúc say sưa. Mỗi dòng văn phải tỏ rõ thái độ, quan điểm của người viết. Và bài văn nghị luận sẽ khô khan, sẽ rời rạc nêu thiếu đi yếu tố cảm xúc. Hướng dẫn các em học sinh Trung học cơ sở viết được một bài văn nghị luận hay quả không hề dễ dàng, khả năng đó cũng khó cả đối với thầy cô giáo. Tuy nhiên, nếu chúng ta tạo cho các em cơ hội, là “ ngọn hải đăng” chỉ đường thì chắc chắn sẽ phát huy được tài năng của các em học sinh.
 Để khơi gợi được khả năng diễn đạt của các em, trước hết tạo cho các em một tâm thế tiếp cận vấn đề ấn tượng. Sau đó đưa các em vào trạng thái suy ngẫm vấn đề thông qua hệ thống câu hỏi. Chẳng hạn với vấn đề tai nạn giao thông, hãy cho các em quan sát hình ảnh về những vụ tai nạn thương tâm, gợi cho các em một số vấn đề để các em suy nghĩ:
? Cảm giác của em như thế nào khi xem các hình ảnh trên ?
? Hãy đặt mình vào tâm trạng của những người thân của họ, em có cảm xúc như thế nào ?
? Vì những nguyên nhân gì mà sảy ra những tai nạn thương tâm như vậy ?
? Nếu được đưa ra giải pháp, em có đề xuất gì ?
.
 Trong quá trình hướng dẫn các em làm văn, tôi thường xuyên cho các em học tập theo mẫu và học tập lẫn nhau. Chẳng hạn, với bài tập nhỏ là viết một đoạn văn triển khai luận điểm: Là thanh niên, cần phải sống có lí tưởng. Tôi chọn 3 đoạn văn của 3 em học sinh có lực học Trung bình, khá, giỏi để cả lớp quan sát cùng tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của từng đoạn. Từ đó các em sẽ vận dụng khi làm bài. Bên cạnh đó tôi cũng cho các em tham khảo những đoạn văn, bài văn hay của các em HS từng đoạt giải cao và cho các em thảo luận chỉ rõ những thành công của các đoạn văn, bài văn ấy.
Ví dụ: đoạn văn:
 Tại sao sống cần lí tưởng và lí tưởng sống phải cao đep ? Bởi vì con người luôn muốn sống hạnh phúc, và hạnh phúc là cả cuộc đời. Có những hạnh phúc bình dị như ăn ngon, mặc đep, vợ hiền, con ngoan, bạn tốtvà hạnh phúc có thể đến từ gia đình, tiền bạc, bạn bè, cha mẹ, người yêu. Lí tưởng sống của đời người chỉ có chừng ấy cũng từng đã khiến cho người ta phải cố gắng, mưu cầu mà có được! Nhưng có những lí tưởng sống rất tầm thường của kẻ mong muốn có được nhiều tiền, có sự giàu sang để chấn áp, để khinh rẻ kẻ khác, dùng đồng tiền để khuynh đảo mọi người xung quanh. Lí tưởng sống như vậy dễ dàng làm bạn với tội ác, với cái xấu. Muốn sống đẹp phải có lí tưởng cao đẹp. Người có lí tưởng cao đẹp thường rất hạnh phúc khi hi sinh cho người khác, hạnh phúc bởi được cống hiến cho cuộc đời chung. Điều vĩ đại mà Anh-xtanh, Ê-đi-xơn, Pát-xtơn, đặc biệt là Các Mác, Lê-nin, Hồ Chí minh hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Dulàm được cho hậu thế chắc chắn đã được nuôi dưỡng trong tâm huyết họ lí tưởng sống thật cao cả cho muôn người!
 ( Bài làm của học sinh- Tài liệu tham khảo)
 Đoạn văn trên, em học sinh đã sử dụng thao tác giải thích kết hợp với chứng minh và bình luận để làm sáng tỏ thế nào lí tưởng sống cao đẹp. Đoạn văn thuyết phục người đọc không chỉ bởi người viết có một sự hiểu biết sâu rộng, am hiểu sâu sắc về vấn đề lí tưởng sống mà điều quan trọng là em đã viết bằng tất cả cảm xúc, niềm rung động say sưa khiến cho lời văn dung dị mà vô cùng sâu sắc.
 Từ những đoạn văn hay nếu ta biết phân tích, tìm tòi điểm sáng tạo thật kĩ càng chắc chắn sẽ là những kinh nghiệm tốt từng bước giúp các em học sinh viết được nhũng đoạn văn nghị luận hay.
C. KẾT LUẬN
 Bài làm văn của học sinh là sản phẩm cuối cùng của cả quá trình dạy học 3 phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn, cũng là một trong 4 kĩ năng quan trọng HS cần rèn luyện là: nghe – nói – đọc – viết. Vì vậy, chất lượng bài làm văn của các em học sinh là niềm trăn trở, nghĩ suy, hướng tới của tất cả những giáo viên có lương tâm và trách nhiệm với nghề. Với ý nghĩa đó, sau khi nghiên cứu và vận dụng đề tài bước đầu đạt hiệu quả, tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ sau đây:
1. Người giáo viên phải không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ; có lòng yêu nghề, yêu thương học sinh, quan tâm sâu sắc đến chất lượng học tập của học sinh.
2. Dạy học là một quá trình đồng học tập, người làm thầy là người học tập không ngừng, bám sát những vấn đề của cuộc sống xã hội, gắn quá trình dạy học với quá trình tự học.
3. Muốn dạy học sinh làm văn thì trước hết người dạy phải đặt mình vào nhiệm vụ, vai trò của người học, bắt tay làm bài cùng học trò mới hiểu được những khó khăn, vướng mắc của các em trong quá trình học tập để tìm cách tháo gỡ.
4. Hãy truyền cho các em ngọn lửa say mê bằng chính tâm huyết, nhiệt huyết, kinh nghiệm của người thầy. Giúp các em dễ học, dễ tiếp thu và khắc sâu kiến thức, đem lại cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. 
5. Giáo viên cần định hướng, gợi mở cho học sinh cách tiếp cận những vấn đề thiết thực, đáng suy nghĩ của cuộc sống, dạy các em học cách lắng nghe, cảm nhận, đồng cảm và sẻ chia với những ngang trái, bất hạnh trong cuộc đời; biết phê phán, loại bỏ những điều xấu; tiếp thu, học tập những điều tốt đẹp ở xung quanh Đây cũng là cách giúp các em trau dồi vốn sống, kĩ năng sống, hiểu biết về xã hội. Từ đó có khả năng làm tốt các bài văn nghị luận xã hội, đưa văn bản nghị luận xã hội các em tạo lập được về gần hơn, gắn bó chặt chẽ hơn với chính cuộc sống của các em.
6. Làm văn là quá trình rèn luyện công phu, cũng như: “ Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” (Tục ngữ ); “ Rễ phải làm việc vất vả, cho quả được ngọt bùi” (Ngạn ngữ Nga ). Ông cha ta thường nói “Mưa dầm thấm lâu”, thiết nghĩ trong quá trình làm văn không thể một sớm một chiều là làm được một bài văn hay mà cần có sự nhiệt tình, tận tâm chỉ bảo của giáo viên bên cạnh sự chịu khó miệt mài suy nghĩ học tập, phấn đấu của học sinh.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_9_lam_tot_bai.doc
Sáng Kiến Liên Quan