SKKN Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học Lớp 11 Trung học Phổ thông

- Hình thành và phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại nói chung và các em học sinh lớp 11 THPT nói riêng.

- Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học, dễ vận dung vào thực tế. Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm.

- Hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng. Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,.)

- Tương tác, phương pháp: Đa chiều, học sinh tự hoạt động trải nghiệm là chính.

- Kiểm tra, đánh giá: Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm, theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa, thường đánh giá kết quả đạt được bằng nhận xét.

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học hóa học lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT nhằm:

- Đề xuất nội dung và quy trình dạy học môn hóa học theo tiếp cận dạy học trải nghiệm cho học sinh THPT, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học cũng như phát triển năng lực của học sinh trường THPT.

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả từ đó hình thành năng lực hợp tác trong học tập và trong công việc hàng ngày.

- Định hướng cho học sinh cách tìm tòi, khai thác các tài liệu liên quan đến vấn đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một cách có hiệu quả.

- Giúp học sinh tự tin giao tiếp trước đám đông và khả năng thuyết trình các sản phẩm do chính các em tìm tòi.

- Và hơn hết các em có thể tự hào về những sản phẩm do chính tay mình làm ra và sử dụng những sản phẩm đó với nhiều mục đích khác nhau hoặc sẽ định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường.

- Xây dựng nhiều chủ đề dạy học theo nội dung hoạt động trải nghiệm vào bài giảng hóa học 11 THPT để dạy tốt và học tốt môn hóa học.

 

doc38 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 3056 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học Lớp 11 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn thành 
+	các nhóm thuyết trình về sản	phẩm
của nhóm và bảng so sánh sản phẩm của các nhóm đã thực hiện
+ Video quay lại toàn bộ quá trình tạo thành sản phẩm.
20’
GV triển khai đánh giá các nội dung theo Phiếu đánh giá 
+ Quy trình thực hiện của HS dựa vào bảng theo dõi của nhóm.
+ Kết quả thu được của nhóm dựa theo các nội dung nhóm báo cáo.
GV cho HS tổng hợp kiến thức thu được thông qua các báo cáo của các nhóm.
2.2.7.2. Đề tài: Rượu bia ảnh hưởng gì đến cuộc sống?
Tổng quan về đề tài trải nghiệm:
Phạm vi kiến thức: kiến thức về ancol, ancol etylic, vai trò và những tác động của nó đối với con người.
Bài học liên quan: bài Ancol SGK lớp 11 THPT.
Tình huống triển khai: Rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của nhân dân? Thực trạng sử dụng rượu bia như thế nào tại địa phương? Vì sao người ta nói: “Etanol – dược phẩm và thuốc độc”? Thế nào là xăng sinh học E5? Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện chủ đề trải nghiệm: “Rượu bia ảnh hưởng gì đến cuộc sống”
I. Mục tiêu 
- Về kiến thức
+ Các tính chất lý, hóa học của ancol
+ Gọi tên các ancol từ 1C – 4C và các cách điều chế ancol etylic
+ Trình bày được các thành phần chính của sản phẩm đồ uống.
+ Trình bày được tác dụng và hại của các sản phẩm này.
+ Mô tả và giải thích được quy trình, cách làm các sản phẩm đó.
+ So sánh và giải thích quy trình và cách làm của các sản phẩm ngoài thị trường và sản phẩm handmake do chính tay HS tạo ra.
+ Liệt kê, giải thích được các tác hại của các sản phẩm ngoài thị trường hiện nay làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
+ Đề xuất được phương pháp điều chế an toàn, tiện lợi cho người tiêu dùng.
+ Tìm hiểu và so sánh thực trạng sử dụng xăng sinh học E5 so với các loại xăng A90, A92 tại địa phương.
- Về kĩ năng
+ Rèn luyện được kĩ năng tư duy sáng tạo, cách xử lý và giải quyết tình huống thực tế.
+ Rèn luyện các kĩ năng nghiên cứu khoa học: kỹ năng đặt câu hỏi, xây dựng giả thuyết, xác định phương pháp thực hiện, quan sát hiện tượng trong các thí nghiệm, đưa ra những giải thích và kết luận.
- Về thái độ
+ Rèn luyện tư duy nghiên cứu khoa học thông qua thực hiện các hoạt động, thí nghiệm.
+ Biết cách bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và những người xung quanh.
+ Yêu thích môn học, hứng thú trong việc tìm kiếm thông tin, tri thức, những ứng dụng thực tế của các chất trong cuộc sống.
+ Quan tâm đến những vấn đề xã hội, có thái độ đúng đắn trước những hành vi lạm dụng rượu bia.
+ Xây dựng được các thói quen tốt trong học tập và trong đời sống.
- Về năng lực
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực sáng tạo.
Năng lực tính toán.
Ngoài 5 năng lực phát triển cho HS trong đặc trưng môn hóa, DHTNST còn có thể hình thành các năng lực khác như:
Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động trong tập thể.
Năng lực định hướng nghề nghiệp.
Năng lực làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Giáo án, bài giảng PowerPoint.
Phiếu theo dõi 1 và 2, Phiếu đánh giá 1 và 2 và phiếu học tập 2.
2. Học sinh
Đọc lại các bài: Bài 40: Ancol và Bài 42: luyện tập: Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol.
Phương pháp dạy học
Phương pháp DHTNST.
Quan sát và đàm thoại nêu vấn đề.
Phát hiện và giải quyết vấn đề.
Thực nghiệm. 
3.Trọng tâm:
+ Đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học, phương pháp điều chế ancol.
+ Quan hệ giữa đặc điểm cấu tạo với tính chất vật lí và tính chất hóa học.
* Lí do hình thành đề tài trải nghiệm:
Theo báo Tuổi trẻ (ngày 24-5-2011) người Việt tiêu thụ hàng tỉ lít bia/ năm mặc dù kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn; theo báo Tiền phong (ngày 15-11-2011), 40% vụ tai nạn giao thông xuất phát từ rượu bia, 60% bạo lực gia đình xuất phát từ say rượu và 7% bệnh nhân tâm thần xuất phát từ rượu . . .
Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, trong 9 ngày nghỉ Tết, cả nước đã xảy ra 393 vụ TNGT, làm 317 người chết và 380 người bị thương. Điều đáng nói là trong đó số vụ TNGT do nguyên nhân từ bia, rượu chiếm đến 80% (ngày 8/2/2012).
Rượu – bia trở thành một vấn nạn của xã hội mà bất cứ ai quan tâm đến thế hệ trẻ, đến sức khỏe con người, đến tương lai của đất nước đều phải nhức nhối. “Trong chiến tranh, thực dân Pháp đã từng đầu độc người dân Việt Nam bằng rượu và thuốc phiện. Nay với sự khá lên của đại bộ phận dân cư, nhiều người đã tự biến mình thành con nghiện.” (ý kiến bạn đọc báo tuổi trẻ).
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi sắp trưởng thành, sắp bước vào cuộc sống; Các em sẽ rất dễ nghe theo những thế hệ trước và vướng vào vòng xoáy của nhậu nhẹt bê tha; Nhưng các em cũng chính là những người tích cực nhất trong những hoạt động xã hội. Chủ đề về bia rượu nhằm giúp HS thấy được những ứng dụng quan trọng khác của rượu, biết được những tác hại từ sự lạm dụng rượu bia, từ đó có thái độ đúng và góp phần tuyên truyền, cảnh tỉnh những người xung quanh.
* Nhiệm vụ của chủ đề
+ Tìm hiểu những ứng dụng của rượu etanol; cách sản xuất etanol.
+ Tìm hiểu những tác hại đến gia đình và xã hội từ sự lạm dụng rượu bia.
+ Đề xuất các giải pháp và giáo dục ý thức người dân trước vấn đề bia rượu.
+ Tìm hiểu về quy trình sản xuất, thực trạng sử dụng xăng E5 hiện nay tại địa phương.
* Điều kiện thực hiện đề tài
+ Người phối hợp: giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh.
+ Thiết bị và cơ sở vật chất: máy tính, máy chiếu, máy ảnh, phiếu điều tra.
* Sản phẩm của đề tài
Sản phẩm của đề tài là tài liệu tìn hiểu về các sản phẩm bia - rượu, thực trạng sử dụng bia rượu hiện nay, tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng trong việc sử dụng rượu bia. Và thực trạng sử dụng xăng E5 hiện nay tại địa phương.
* Bộ câu hỏi định hướng
* Câu hỏi khái quát
- Em biết gì về rượu?
* Câu hỏi bài học
Rượu ảnh hưởng gì đến cuộc sống?
Rượu trong văn hóa người Việt?
Rượu và các vấn đề xã hội?
* Câu hỏi nội dung
Ancol là gì? Cách gọi tên ancol?
Ancol có những tính chất hóa học nào?
Làm thế nào để phân biệt ancol đơn chức và ancol đa chức?
Ancol có những ứng dụng gì trong cuộc sống?
Rượu (ancol etylic) có vai trò gì đối với nền kinh tế đất nước?
Rượu được làm từ đâu? Qui trình nấu rượu trong dân gian?
Uống rượu có tốt cho sức khỏe? Rượu tác động như thế nào đến cơ thể người? Những hệ lụy khi uống quá nhiều rượu bia (thức uống chứa cồn)?
Câu hỏi dẫn dắt hình thành các hoạt động trải nghiệm sáng tạo- định hướng nhiệm vụ cần thực hiện- từ khóa gợi ý
Câu hỏi dẫn dắt
Nhiệm vụ cần thực hiện
Từ khóa
Rượu có thành phần hóa học là gì? Tính chất hóa học của rượu etylic? Độ rượu cho chúng ta biết điều gì?
Nguyên liệu để nấu rượu trong dân gian là gì?
Vì sao từ gạo, ngô, khoai chúng ta có thể nấu thành rượu?
Những nguyên liệu khác dùng để điều chế rượu? Cách chế biến? Ưu điểm của những loại rượu này?
Qui trình nấu rượu trong dân gian.
Vậy còn trong công nghiệp, rượu etylic được sản xuất như thế nào?
Nhóm 1:
Thành	phần	hóa học của rượu.
Tính chất của rượu etylic.
Quy trình nấu rượu trong dân gian.
Phương pháp tổng hợp ancol etylic.
Ancol	etylic/ etanol
Độ rượu
Qui	trình	sản xuất rượu
Ancol etylic có những ứng dụng gì trong cuộc sống? Em hãy lấy những ví dụ minh họa trong các lĩnh vực khác nhau (thực phẩm, mỹ phẩm, y tế).
Dựa vào tính chất nào mà ancol etylic được sử dụng làm nhiên liệu? Em biết những gì về xăng E5?
Chất chống đông là những chất gì và được ứng dụng ở đâu?
Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn? Ở nồng độ nào, khả năng này là lớn nhất, giải thích? Ứng dụng của cồn từ khả năng này?
Cồn khô có phải là cồn không? Chúng được ứng dụng ở đâu?
Rượu được sử dụng trong chế biến một số thực phẩm. Cơ sở khoa học của phương pháp này là gì? (Vì sao rượu làm mất mùi tanh của cá?).
Vì sao etanol được dùng làm giấm
Nhóm 2:
- Ứng dụng của rượu etylic
Xăng E5
Chất chống đông Cồn “sát khuẩn”
Rượu làm mất mùi tanh giấm
Thực trạng sử dụng rượu bia ở độ tuổi học sinh và độ tuổi lao động?
Nguyên nhân sử dụng rượu bia?
Cần có những giải pháp gì để hạn chế việc lạm dụng bia rượu?
Nhóm 3:
Thực trạng sử dụng bia rượu ở nước ta.
Tiêu thụ bia rượu ở Việt Nam
Rượu tác động như thế nào lên cơ thể người?
Những nguy cơ và hệ lụy nào xảy ra khi con người lạm dụng bia rượu?
Uống rượu có gây ngộ độc không?
Vì sao rượu giả có thể làm chết người?
Làm thế nào các CSGT phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở vượt mức cho phép?
Nhóm 4:
Ảnh hưởng của rượu đến sức khỏe, an toàn giao thông, hạnh phúc gia đình, trật tự xã hội
Ngộ độc rượu 
Tai nạn giao thông từ bia rượu
Rượu và sức khỏe
Rượu trong lịch sử
"xác định độ cồn trong hơi thở""crom"
Sơ đồ về quá trình thực hiện đề tài ancol:
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Triển khai đề tài
1. Giới thiệu đề tài trải nghiệm
GV đưa ra cho các em xem những hình ảnh và số liệu về tác hại từ rượu bia và giới thiệu câu hỏi nội dung: “Rượu bia ảnh hưởng gì đến cuộc sống?”
2. Xác định các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
GV đưa ra tình huống đề tài, các câu hỏi bài học hướng dẫn HS thảo luận tìm hiểu các tiểu chủ đề:
Thành phần, tính chất và cách sản xuất rượu (ancol etylic).
Những ứng dụng của rượu etylic.
Rượu trong lịch sử và văn hóa người Việt.
Thực trạng sử dụng rượu bia.
Những ảnh hưởng của rượu bia đến cuộc sống.
Giải pháp hạn chế bia rượu
3. Thành lập nhóm, lập kế hoạch dự án
Học sinh sau khi xác định các tiểu dự án sẽ thành lập nhóm cùng sở thích, bầu chọn nhóm trưởng.
GV hướng dẫn các nhóm lập sơ đồ tư duy, phân công nhiệm vụ, xác định sản phẩm dự án, những công việc cần làm để hoàn thành công việc.
Trong giai đoạn này, giáo viên sử dụng những câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung để định hướng các em hoạt động.
Nhóm 1: Có nhiệm vụ tìm hiểu về thành phần hóa học, tính chất của rượu, cũng như nguyên liệu, phương pháp sản xuất rượu trong công nghiệp và cách nấu rượu trong dân gian; cách sản xuất một số loại rượu khác; xây dựng thành quy trình sản xuất rượu.
Nhóm 2: Tìm hiểu về xăng E5: Quy trình sản xuất và sử dụng xăng E5 ở nước ta và ở địa phương mình. So sánh với các loại xăng khác như A90, A92.
Nhóm 3: Tìm hiểu thực trạng sử dụng rượu bia trong thực tế (thực trạng, nguyên nhân, tác hại, giải pháp); đưa ra những nhận xét, đánh giá về nhận thức của học sinh và người lao động về rượu bia.
Nhóm 4: Tìm hiểu những tác hại từ việc lạm dụng rượu bia đến sức khỏe con người và đến xã hội, phối hợp với những nhà phân tích xã hội để nắm được thực trạng sử dụng rượu bia. Từ đó, đưa ra các giải pháp tuyên truyền, bảo vệ sức khỏe người
dân.
Hoạt động 2: Thực hiện đề tài
 Thu thập thông tin
Các nhóm có thể tiến hành thu thập thông tin từ sách báo, internet hoặc trực tiếp quan sát, phỏng vấn (cách nấu rượu trong dân gian, những ứng dụng của rượu trong sinh hoạt
và đời sống); hoặc bằng cách phát phiếu điều tra (điều tra
thực trạng sử dụng).
Đối với nhóm học sinh tìm hiểu thực trạng sử dụng rượu bia bằng phiếu điều tra, các em sẽ tiến hành phát phiếu điều tra các học sinh nam trong trường (2 khối 11 và 12); giáo viên và phụ huynh.
Đối với nhóm tìm hiểu về tính chất của rượu, các em sẽ có một buổi thực hành những thí nghiệm về tính chất của rượu (phản ứng với kim loại kiềm; phản ứng đặc trưng của ancol đa chức; phản ứng oxi hóa không hoàn toàn) và ghi lại hình ảnh để báo cáo.
Xử lí thông tin
Từ những thông tin thu nhận được, các em sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp, xử lí số liệu, kết luận 
Đối với nhóm tìm hiểu thực trạng sử dụng rượu bia bằng phiếu điều tra, các em sẽ xây dựng các biểu đồ, đưa ra những nhận định và kết luận từ những dữ liệu thu thập được.
Hình thành sản phẩm
Sau khi thu thập và xử lí thông tin, các em sẽ xây dựng bài báo cáo về sản phẩm của nhóm, tờ rơi tuyên truyền ý thức sử dụng hợp lí bia rượu.
Nhóm 2, bên cạnh bài báo cáo, có thể trình bày sản phẩm thật là sản phẩm rượu được lên men và chưng cất từ ngũ cốc hay rượu được lên men từ những trái cây chứa nhiều đường glucozơ, cơm rượu.
* Báo cáo tiến độ
Các nhóm trưởng nộp báo cáo tiến độ thực hiện; những khó khăn cần giúp đỡ; bản nhận xét về sự đóng góp và ý
thức làm việc của từng thành viên.
Phản hồi của GV
GV động viên, góp ý, giúp các em tháo gỡ các khó khăn.
Hoạt động 3: Tổ chức báo cáo – Giới thiệu sản phẩm
Báo cáo
HS báo cáo, thể hiện kết quả tìm hiểu, cộng tác của nhóm thông qua sản phẩm.
GV chính xác hóa và hệ thống hóa lại những kiến thức HS cần nắm vững.
Đánh giá
HS tham gia đánh giá sản phẩm và phần trình bày của các nhóm theo bản tiêu chí đánh giá sản phẩm và tiêu chí đánh giá áp phích.
HS tham gia đánh giá quá trình cộng tác của các thành viên trong nhóm theo bản tiêu chí đánh giá cộng tác. Nhóm trưởng đánh giá sự cộng tác của các thành viên trong nhóm và mỗi HS tự đánh giá về sự tham gia của bản thân.
GV cùng HS đánh giá sản phẩm, từ đó có những khuyến khích và phê bình kịp thời.
3. Rút kinh nghiệm
HS trình bày những điều học được từ các nhóm khác.
GV cùng HS nghiêm túc nhận xét những ưu và khuyết điểm trong quá trình thực hiện và rút kinh nghiệm cho lần sau về kế hoạch thực hiện; kiến thức, thông tin; thời gian thực hiện; phân công công việc; sản phẩm dự án.
3. Phần kết luận: 
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Việc hình thành cho học sinh thế giới quan và niềm say mê khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới. Dạy học theo hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong các phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên đặc biệt là bộ môn hóa học. Bởi qua đó giúp người học quen dần với việc tiếp thu kiến thức và phát huy tính sáng tạo khoa học.
Sau một thời gian tiến hành thực hiện đề tài “Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 11 trung học phổ thông” Bản thân tôi đã thu được những kết quả sau:
	- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của mô hình dạy học trải nghiệm sáng tạo (DHTNST) và thực trạng vận dụng mô hình này trong dạy học hóa học ở trường phổ thông
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thiết kế các dự án trong chương trình hóa học lớp 11 THPT
 - Thiết kế dự án
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về mô hình DHTNST và thực tiễn dạy học, tôi đã xây dựng tiến trình dạy học theo dự án và hồ sơ bài dạy cho 2 bài: Phân bón hóa học và ancol thuộc chương trình hóa học lớp 11 THPT. Hồ sơ bài dạy bao gồm: kế hoạch tổ chức thực hiện, kế hoạch đánh giá, những tư liệu hỗ trợ cho quá trình thực hiện đề tải trải nghiệm như: tình huống đề tài, bộ câu hỏi định hướng, phiếu học tập, kế hoạch phân công nhiệm vụ ...
-Tiến hành thực nghiệm
- Những khó khăn khi triển khai DHTNST trong dạy học hóa học ở trường THPT
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhận thấy có những khó khăn sau:
	- Điều kiện cơ sở vật chất ở một số trường học còn thiếu thốn, chưa đủ đáp ứng nhu cầu của DHTNST. Những hoạt động tìm kiếm thông tin và xây dựng sản phẩm đều phải tiến hành ngoài giờ lên lớp bằng sự tự lực của các em, trong khi tỉ lệ HS khu vực nông thôn có máy tính ở nhà rất thấp (khoảng 1-2/20 HS).
	- Nội dung học tập được tổ chức theo chương bài nên thời gian bị hạn chế, các kiến thức lại liên quan với nhau, rất khó triển khai dự án (thường từ 1-2 tuần các em mới hoàn thành trong khi nội dung bài học đôi khi chỉ được phân phối trong một tiết). Hóa học lại là môn khoa học tự nhiên, với nhiều kiến thức mà với đối tượng HS yếu cần sự hướng dẫn của GV rất chi tiết mới có thể nắm được và vận dụng, không thể tự mình tìm hiểu mà rút ra được.
	- Kiểm tra - đánh giá hiện nay vẫn chưa chú trọng đến kĩ năng mềm, cũng như kiến thức thực tế của HS. 
* Về phía HS, nhiều em không hứng thú với những hoạt động thực tiễn, vì chúng ảnh hưởng đến thời gian học tập của các em mà không đem lại điểm số. Không chỉ đánh giá HS thông qua điểm số những bài kiểm tra, việc đánh giá xếp loại GV cũng được dựa trên kết quả học tập do người đó giảng dạy. Với áp lực trên, làm sao HS không học để thi và GV không dạy để thi? Mục tiêu sâu xa là học để biết phải trái, học để hành, học để làm người đã bị bỏ qua.
	- HS còn rất xa lạ và hầu như không có kĩ năng hoạt động nhóm, làm việc tập thể, báo cáo, thuyết trình, cũng như các hoạt động lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, đánh giá. Phương pháp này chỉ áp dụng tốt khi HS đã có những kĩ năng cơ bản, có tinh thần trách nhiệm, tinh thần tập thể cũng như tính tự lực, tinh thần tự học.
- HS phải học nhiều môn, kiểm tra thường xuyên và định kì, áp lực học tập rất lớn khiến các em khó sắp xếp được thời gian thảo luận nhóm, thời gian tự học, tự tìm hiểu trở nên rất hạn chế.
* Về phía GV, phần lớn vẫn chưa hiểu sâu về phương pháp DHTNST, chưa được đào tạo và hướng dẫn cụ thể để áp dụng có hiệu quả vào thực tế.
Tuy vậy, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học hóa học lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT đã đem lại nhiều kết quả khả thi:
- Đề xuất nội dung và quy trình dạy học môn hóa học theo tiếp cận dạy học trải nghiệm cho học sinh THPT, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học cũng như phát triển năng lực của học sinh trường THPT
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả từ đó hình thành năng lực hợp tác trong học tập và trong công việc hàng ngày.
- Định hướng cho học sinh cách tìm tòi, khai thác các tài liệu liên quan đến vấn đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một cách có hiệu quả.
- Giúp học sinh tự tin giao tiếp trước đám đông và khả năng thuyết trình các sản phẩm do chính các em tìm tòi.
- Và hơn hết các em có thể tự hào về những sản phẩm do chính tay mình làm ra và sử dụng những sản phẩm đó với nhiều mục đích khác nhau hoặc sẽ định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường.
- Xây dựng nhiều chủ đề dạy học theo nội dung hoạt động trải nghiệm vào bài giảng hóa học 11 THPT để dạy tốt và học tốt môn hóa học.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
DHTNST với những ưu điểm vượt trội của nó cùng với xu thế phát triển của giáo dục hiện đại, việc vận dụng mô hình này cũng như những hình thức dạy học tích cực khác vào trường học là một việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, việc vận dụng DHTNST vào thực tế gặp không ít khó khăn. Làm thế nào để khắc phục những khó khăn này để đưa DHTNST vào dạy học THPT một cách thường xuyên và hiệu quả hơn? Tôi xin có một số kiến nghị nhằm triển khai một cách rộng rãi phương pháp DHTNST trong trường phổ thông:
* Với giáo viên
	- Từng bước nâng cao sự hiểu biết của mình về lí luận phương pháp dạy học, kịp thời vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hóa học sinh, đặc biệt là phương pháp DHTNST.
	- Luôn cập nhật những vấn đề thời sự để lồng ghép vào bài học nhằm gây hứng thú học tập và rèn luyện cho mình các kĩ năng vận dụng kiến thức bộ môn vào thực tiễn cuộc sống để từ đó có thể truyền thụ các kĩ năng ấy cho học sinh.
	- Chủ động, tích cực trong việc học tập những PPDH hiện đại, tăng cường rèn luyện cho HS những kĩ năng sống.
* Với các trường THPT
	- Thay đổi tiêu chí đánh giá giáo viên theo hướng dần khuyến khích giáo viên vận dụng phương pháp mới như phương pháp DHTNST.
	- Nhà trường cần động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện cần thiết về trang thiết bị, có giáo viên chuyên trách, kịp thời hỗ trợ giáo viên khi họ cần vận dụng phương pháp DHTNST.
	- Lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn bằng các buổi hội thảo về vận dụng phương pháp mới, các giáo viên trong tổ lần lượt thao giảng các tiết có ứng dụng phương pháp mới.
* Với sở Giáo dục và Đào tạo
	- Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về những phương pháp hiện đại, khuyến khích giáo viên vận dụng những mô hình dạy học mới, tích cực, trong đó có mô hình dạy học dự án.
	- Kịp thời cung cấp các trang thiết bị cần thiết giúp giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp DHTNST.
Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này vào thực tế gặp không ít khó khăn cả về khách quan lẫn chủ quan đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân thực hiện. Tôi rất mong có sự bổ sung, góp ý của Ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí, đồng nghiệp trong tổ và trong đơn vị. Tôi xin chân thành cảm ơn. 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_nham_nang_cao_hie.doc
Sáng Kiến Liên Quan