SKKN Một số giải pháp trong dạy học giúp nâng cao chất lượng học tập chủ động và sáng tạo cho học sinh tiểu học

Như chúng ta đã biết, giáo dục phổ thông năm 2018 rất quan trọng trong việc giảng dạy và học tập của học sinh. Ngày nay khoa học và công nghệ phát triển và đổi mới một cách cực kỳ nhanh chóng. Trước thực tiễn đó, để đất nước hội nhập và phát triển thì đòi hỏi hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới, trong đó đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là hết sức cần thiết. Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

pptx39 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong dạy học giúp nâng cao chất lượng học tập chủ động và sáng tạo cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thi biện pháp 
 Người thực hiện: Trần Công Đỉnh 
 BÁO CÁO BIỆN PHÁP  
 Tên biện pháp: 
Một số giải pháp trong dạy học giúp nâng cao c h ất lượng học tập chủ động và sáng tạo cho học sinh tiểu học  
I. Lí do chọn biện pháp: 
II. Nội dung các biện pháp: 
III. Kết quả thực hiện các biện pháp: 
IV. Kết luận: 
I. Lí do chọn biện pháp: 
1. Vai trò của giải pháp đối với học sinh. 
 	Như chúng ta đã biết, giáo dục phổ thông năm 2018 rất quan trọng trong việc giảng dạy và học tập của học sinh. Ngày nay khoa học và công nghệ phát triển và đổi mới một cách cực kỳ nhanh chóng. Trước thực tiễn đó, để đất nước hội nhập và phát triển thì đòi hỏi hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới, trong đó đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là hết sức cần thiết. Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 
Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành áp dụng, có như vậy mới đào tạo được những người lao động không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành động, kỹ năng thực hành. Tuy nhiên trong những năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Chưa mang tính định hướng cho học sinh có được năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra những quyết định sáng tạo, thích ứng với đời sống xã hội. 
Việc dạy học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều mang tính đồng loạt, thiên về lý thuyết xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm giáo dục đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Nên chất lượng học tập của học sinh chưa đạt được hiệu quả cao. Đặc biệt các em không có sự tự tin, mạnh dạn, phát biểu xây dựng bài, chưa năng động và tự giác phát biểu trong học tập, trước đám đông cũng như trong cuộc sống hằng ngày. 
Chính vì thế trước thực tiễn đó nên năm học 2022- 2023 tôi đã quyết định tìm hiểu và nghiên cứu về: "Một số giải pháp trong dạy học giúp nâng cao chất lượng học tập chủ động và sáng tạo cho học sinh tiểu học ”. Đó cũng là lý do mà bản thân tôi chọn giải pháp này. 
2. Thực tế tại đơn vị và rút ra ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu. 
Trong một lớp học thường sẽ có nhiều đối tượng học sinh khác nhau: có em rất năng động nhưng cũng có em rất nhút nhát. Có lẽ bất cứ thầy cô giáo nào cũng đều có chung mong muốn rằng không học sinh nào cảm thấy bị “bỏ rơi” trong lớp học. Với những học sinh rất nhút nhát, giáo viên chỉ đặt ra yêu cầu ở mức độ vừa phải với khả năng của học sinh đó. Với những học sinh năng động học tốt, yêu cầu học sinh hoàn thành các mức độ cơ bản, sau đó, chủ động dành thời gian để tiếp cận các yêu cầu ở mức độ khó hơn. 
Giáo viên thấu cảm những học sinh trong lớp sẽ phân chia thời gian trong giờ học dành cho từng đối tượng một cách hợp lý. Đặc biệt, sẵn sàng dành thời gian ngoài giờ để hỗ trợ, phụ đạo thêm cho những học sinh còn nhút nhát. 
Để thực hiện có hiệu quả trong việc giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường theo hướng tích cực cho học sinh Tiểu học. Bản thân tôi đã tiến hành áp dụng một số giải pháp trong quá trình dạy học cụ thể như sau: 
II. Nội dung các biện pháp: 
1. Giáo viên: 
Người giáo viên phải có trình độ năng lực sư phạm thì mới đáp ứng được với yêu cầu giáo dục trong bối cảnh của đất nước hiện nay. Nếu người giáo viên không có tầm nhìn, không thay đổi được tư duy, không có sự nhạy cảm sư phạm chắc chắn sẽ khó thực hiện được sự đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng tích cực và khó để thực hiện việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Vì thế việc nâng cao trình độ, năng lực sư phạm của giáo viên là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết hàng đầu. 
Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo là nhiệm vụ chiến lược trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, bù đắp những thiếu hụt khi chuyển sang thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò và yêu cầu về năng lực của đội ngũ nhà giáo càng được nâng cao thì công tác đào tạo, bồi dưỡng càng nâng tầm quan trọng. 
Trong quá trình dạy học thì việc tự bồi dưỡng là điều kiện tốt nhất để nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tương xứng với vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Mỗi người giáo viên trong quá trình dạy sẽ biết rõ nhất mình có những ưu thế gì, còn những hạn chế gì; biết điểm mạnh và yếu của bản thân; biết chất lượng giảng dạy của mình đến đâu từ đó sẽ có cách tự bồi dưỡng để hoàn thiện mình. Tự bồi dưỡng là con đường tích lũy kiến thức để tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp truyền đạt kiến thức tới người học. 
Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay việc tự đào tạo, bồi dưỡng quả là gặp rất nhiều thuận lợi. Chỉ cần thầy cô của chúng ta cầu toàn, nổ lực, nghiêm khắc với bản thân và có phương pháp học tập thì việc nâng cao năng lực của bản thân không phải là việc quá khó. Có rất nhiều tấm gương về dạy giỏi; có rất nhiều cách làm hay, sáng tạo mà thầy cô ở nơi này, nơi khác đã áp dụng và mang lại kết quả đáng ghi nhận; có những chương trình ý nghĩa như “thầy cô chúng ta đã thay đổi” để thầy cô có thể tham gia, có thể học hỏiđể tự hoàn thiện mình. 
2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh. 
Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào người giáo viên. Vì thế để đạt được hiệu quả cao trong học tập cho học sinh và đáp ứng với mục tiêu giáo dục đề ra đòi hỏi người giáo viên phải “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực” . Đây là giải pháp chính, cực kỳ quan trọng quyết định đến chất lượng học tập chủ yếu của học sinh. 
Đó là người dạy phải biết kế thừa, phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của các phương pháp dạy học truyền thống và cập nhật các phương pháp dạy học hiện đại sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học của nhà trường nói riêng và đất nước nói chung. Đồng thời phải có sự linh hoạt, sáng tạo trong vận dụng các phương pháp dạy học, phải đảm bảo được sự tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với người học. Giáo viên là người “tổ chức” các hoạt động học tập cho học sinh và “trợ giúp” khi có “tình huống khó” mà các em cần sự trợ giúp. Người học là chủ thể của hoạt động, được chủ động khám phá kiến thức. Giáo viên "không nói thay, không làm thay" cho học sinh như vậy kiến thức mới được khắc sâu và bền vững. 
+ Dạy học theo phương pháp thụ động: 
+ Dạy học theo phương pháp tích cực: 
Nếu người giáo viên dạy học theo phương pháp thụ động, tức là giáo viên mang toàn bộ kiến thức thông báo theo kiểu đồng loạt và nhồi nhét hết vào học sinh, các em chủ yếu là học thuộc và ghi nhớ như vậy các em sẽ rất nhanh quên và các em sẽ có hình thức học là học vẹt và đối phó. 
Dạy học theo phương pháp tích cực thì học sinh có cơ hội thể hiện năng lực học tập của mình, các em tích cực và chủ động hơn trong việc khám phá kiến thức bằng phương pháp trao đổi, thảo luận và tương tác cùng bạn bè đồng thời có sự hỗ trợ của cô giáo, thầy giáo. Như vậy các em sẽ khắc sâu kiến thức đồng thời sẽ mạnh dạn, tự tin và năng động hơn trong học tập và cuộc sống hàng ngày. 
Ví dụ: Học qua “làm” 
Nói cho tôi nghe - Tôi sẽ quên 
Chỉ cho tôi thấy - Tôi sẽ nhớ 
Cho tôi tham gia - Tôi sẽ hiểu 
Hướng dẫn người khác - Sẽ là của tôi. 
*Hoặc: 
Ta nghe - Ta sẽ quên 
Ta nhìn - Ta sẽ nhớ 
Ta làm - Ta sẽ học được. 
Như vậy trong quá trình dạy học theo hướng tích cực vai trò của người giáo viên là người định hướng, tổ chức và là trọng tài trong các tình huống thảo luận, đồng thời là người đưa ra các kết luận và đánh giá trên cơ sở tự đánh giá của người học. Mối quan hệ tương tác này là động lực cho sự chủ động tích cực tham gia phát biểu của học sinh giúp học sinh có cơ hội sáng tạo trong học tập đồng thời giúp mối quan hệ của học sinh thân thiện với nhau hơn và tự tin phát biểu trước đám đông mà không rụt rè. 
3. Kế hoạch bài dạy được thiết kế cụ thể, rõ ràng. 
Một giờ học thực sự tích cực và có hiệu quả khi giờ học đó được thực hiện trên cơ sở một kế hoạch bài học được thiết kế cụ thể rõ ràng, được cân nhắc kỹ lưỡng từ mục tiêu đến phương pháp tính chất các hoạt động sao cho linh hoạt, phù hợp với thời gian và đối tượng người học. Đồng thời tập trung vào trọng tâm bài học, khắc sâu kiến thức được hình thành cho học sinh. 
Vì vậy kế hoạch dạy học có ý nghĩa quan trọng giống như xây nhà, nếu có bản thiết kế tốt chúng ta sẽ có ngôi nhà như mong muốn đồng thời tiết kiệm được kinh phí và thời gian. Ngược lại nếu không có bản thiết kế tốt thì người thi công hay người thực hiện vừa làm vừa mò mẫm, hoặc theo lối mòn kinh nghiệm, thói quen có sẵn dẫn đến hiệu quả tiết dạy thấp và học sinh sẽ thụ động trong giờ học. 
4. Xây dựng hệ thống câu hỏi khoa học, logic và trọng tâm trong mỗi tiết dạy. 
Đây là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Thay cho việc giáo viên thuyết trình, đọc, chép, nhồi nhét kiến thức, giáo viên phải chuẩn bị hệ thống các câu hỏi để học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học, đồng thời khuyến khích học sinh động não, tham gia thảo luận xoay quanh nội dung bài học một cách có trật tự và logic. 
Hệ thống câu hỏi còn dẫn dắt, định hướng cho học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, kích thích sự tích cực tìm tòi sáng tạo, phát hiện kiến thức mới. Vì vậy giáo viên dành thời gian để thiết kế hệ thống các câu hỏi theo các cấp độ tư duy khác nhau sẽ có tác dụng khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy cho học sinh. 
5. Đồ dùng dạy học: 
Có thể nói song song với việc đổi mới phương pháp dạy học thì điều kiện cần thiết để thực hiện thành công về đổi mới phương pháp dạy học đó là phải có đủ đồ dùng, phương tiện dạy học tối thiểu cần thiết để phục vụ cho việc dạy học. Nếu thực hiện phương pháp dạy học theo hướng đổi mới mà không có đồ dùng dạy học và không sử dụng đồ dụng dạy học thì đó chỉ là một lý thuyết suông. 
Ví dụ: Khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thảo luận về một nhiệm vụ cụ thể nào đó, trước hết tối thiếu phải có thẻ và phiếu học tập, bút cung cấp cho từng nhóm học sinh để trong quá trình hoạt động các em có thể dùng thẻ giơ lên yêu cầu sự trợ giúp của thầy cô giáo khi gặp khó khăn. 
Như vậy có thể nói rằng, đồ dùng dạy học là một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì thế sự cần thiết là mỗi giáo viên khi tổ chức dạy học cần phải chuẩn bị về đồ dùng dạy học ít nhất là tối thiếu theo mục tiêu, yêu cầu của bài học. 
6. Tạo cảm giác thoải mái trong học tập cho học sinh. 
 	Ta có thể nhận thấy cảm giác thoải mái của một học sinh thông qua sự cởi mở và tiếp thu kiến thức tốt. Học sinh dễ dàng thích nghi hoà nhập với môi trường, không bị băn khoăn hay chán nản. Vì trẻ em cần phải cảm thấy an toàn và được tôn trọng trong môi trường học tập thân thiện. Bằng cách này cảm giác thoải mái là điều kiện để đạt được mức độ tham gia và tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập. Cảm giác thoải mái và sự tham gia tích cực có thể trở thành tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng của quá trình giáo dục. 
Điều đó nghĩa là giáo viên cần phải thiết kế những hoạt động học tập nhằm đảm bảo mức độ tham gia cao và tham gia tích cực của người học tác động đến tình cảm, thái độ của người học và đem đến cho các em niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Điều này sẽ làm thay đổi vai trò của người dạy và người học, trong đó giáo viên chủ yếu giữ vai trò là người tạo môi trường học tập thân thiện, phong phú, đa dạng, là người tư vấn chỉ dẫn, động viên, kèm cặp, đưa đến những thông tin phản hồi cần thiết định hướng qua tính lĩnh hội tri thức và cuối cùng là người thể chế hoá kiến thức. 
Tránh tình trạng học trong trạng thái sợ hãi và gò bó, như vậy các em sẽ dễ dẫn đến tự kỷ và trầm cảm trong tiết học và không mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. 
7. Phối hợp và vận động gia đình học sinh quan tâm đến việc học của các em. 
Đây là hình thức phổ biến được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả. Trong khi thăm hỏi gia đình, giáo viên có thể tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh sống, lao động, học tập và tu dưỡng của học sinh, hiểu được sự giáo dục của gia đình; cùng gia đình kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục giữa giáo viên chủ nhiêm và giáo viên dạy môn. 
	Khi trò chuyện với cha mẹ học sinh, giáo viên hiểu được tính cách, hứng thú và khuynh hướng của học sinh, đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng đem lại cho gia đình những lời khuyên về mặt sư phạm trong việc tổ chức công việc ở nhà, những hình thức và phương pháp rèn luyện đạo đức cho các em... 	Qua đó, tạo ra và củng cố sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên. Nhờ vậy hiệu quả giáo dục học sinh sẽ được nâng cao. 
Tuy nhiên, những thông tin này phải được xử lý một cách cẩn thận và có hệ thống cùng với các thông tin khác về học sinh trong quá trình giáo dục, tuyệt đối không được hời hợt, chủ quan định kiến. Về học tập các bộ môn, phụ huynh cũng cần trao đổi trực tiếp với giáo viên giảng dạy để sâu sát hơn tình hình học tập của con em mình và có biện pháp cụ thể, kịp thời đối với từng môn học để đạt kết quả tốt. 
	 III. Kết quả thực hiện các biện pháp: 
	Kết quả thu được sau khi áp dụng các biện pháp rèn luyện cho các em, tôi đã giúp các em nâng cao chất lượng học tập chủ động và sáng tạo trong năm học 2022 - 2023 ở các khối lớp mà tôi giảng dạy qua đánh giá theo thông tư 27 ở GHKI đạt cụ thể như sau: 
KHỐI 1 
Số HS 
TN&XH 
HĐTN 
T 
H 
C 
T 
H 
C 
SL 
TL% 
SL 
TL% 
SL 
TL% 
SL 
TL% 
SL 
TL% 
SL 
TL% 
86 
27 
31,39 
49 
56,97 
10 
11,62 
27 
31,39 
49 
56,97 
10 
11,62 
KHỐI 2 
Số HS 
TN&XH 
HĐTN 
T 
H 
C 
T 
H 
C 
SL 
TL% 
SL 
TL% 
SL 
TL% 
SL 
TL% 
SL 
TL% 
SL 
TL% 
51 
22 
43,13 
25 
49,01 
4 
7,84 
22 
43,13 
24 
47,05 
5 
9,80 
KHỐI 3 
Số HS 
HĐTN 
T 
H 
C 
SL 
TL% 
SL 
TL% 
SL 
TL% 
61 
24 
39,34 
34 
55,73 
3 
4,91 
IV. Kết luận: 
	Từ kết quả thu được về sự tiến bộ của học sinh. Tôi đã rút ra được một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực cho học sinh Tiểu học đó là: 
+ Giáo viên phải nâng cao trình độ, năng lực sư phạm. 
+ Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. 
+ Giáo viên phải đảm bảo đủ đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học tối thiếu trong mỗi tiết dạy. 
+ Giáo viên phải có sự “nhạy cảm sư phạm”, sự linh hoạt trong vận dụng các phương pháp dạy học và thái độ tích cực, thân thiện đối với học sinh. 
+ Tạo cảm giác thoải mái trong học tập cho học sinh. 
+ Phối hợp và vận động gia đình học sinh quan tâm đến việc học của các em. 
	Qua thực hiện các giải pháp trên tôi đã đưa được chất lượng học tập của học sinh tôi giảng dạy vượt lên rõ rệt. Các em đã có được phong cách học tập tốt hơn; có hiệu quả hơn so với đầu năm học các em tích cực, chủ động và sáng tạo hơn trong mọi hoạt động học tập. Đặc biệt là sự mạnh dạn, tự tin và thoải mái được thể hiện rất rõ nét trong tập thể lớp học. Không những thế các em còn thể hiện được một lớp học rất đoàn kết, gần gũi, thân thiện và biết hỗ trợ nhau trong học tập. Với một số biện pháp này chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp trong trường tiểu học. 
	Tôi nghĩ rằng: Trong bối cảnh của thời kỳ đổi mới, giáo dục cần phải phát triển để đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Hơn ai hết, giáo viên là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục. Chính vì vậy nhiệm vụ đòi hỏi ở mỗi giáo viên chúng ta là phải dạy học làm sao để đào tạo học sinh đáp ứng được với mục tiêu giáo dục đề ra. Mỗi giáo viên phải có được những kế hoạch dạy học, phương pháp và cách thức tổ chức dạy học phù hợp và tiến bộ để mang lại hiệu quả cao nhất cho tiết học của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. 
Xin chân thành cảm ơn 
Chúc quý thầy cô mạnh khỏe 
Chúc hội thi thành công tốt đẹp 

File đính kèm:

  • pptxskkn_mot_so_giai_phap_trong_day_hoc_giup_nang_cao_chat_luong.pptx
Sáng Kiến Liên Quan