SKKN Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh THCS

Nghiên cứu khoa học kỹ thuật (NCKH) là một hoạt động trải nghiệm bổ ích, thiết thực, gắn liền giữa lý thuyết với thực hành và thực tiễn lao động sản xuất. Hoạt động NCKH giúp học sinh phát huy, khích lệ, định hướng, tiếp lửa, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo của các em học sinh và của giáo viên, quá trình nghiên cứu KHKT còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học, tự

1

nghiên cứu, tự kiểm chứng kết quả bằng thực nghiệm, từ nghiên cứu của học sinh giáo viên hướng dẫn cũng được nâng cao năng lực của bản thân về những kiến thức liên quan đến các đề tài nghiên cứu khoa học.

Chúng tôi nhận thấy rằng chỉ đạo tốt hoạt động nghiên cứu KHKT và cuộc thi KHKT của học sinh có ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục trung học, góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập, phát triển năng lực cảu học sinh, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, ngày 02/11/2012 Bộ giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT) đã ban hành Thông tư 38/TT-BGDĐT kèm theo quy chế thi nghiên cứu KHKT các cấp bắt đầu thực hiện từ năm học 2012-2013, từ đó đến nay nghiên cứu KHKT đã trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục của học sinh trung học trên cả nước, phát triển cả về quy mô, số lượng, chất lượng dự án.

Từ năm học 2013-2014 đến nay, trường THCS Sơn Hà nói riêng, huyện Nho Quan nói chung các cuộc thi KHKT đã tổ chức rất thành công, có nhiều sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi sản phẩm đều có nét độc đáo riêng sản phẩm của năm sau nhiều hơn năm trước điều đó cho ta thấy được niềm đam mê nghiên cứu của học sinh và giáo viên hướng dẫn ngày càng đa dạng, phong phú và phát triển.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình 
 Chúng tôi:
 Tỉ lệ %
 Ngày tháng Nơi công Trình độ đóng góp
 Họ tên năm sinh tác Chức danh chuyên môn vào việc tạo
 ra sáng kiến
 Phòng
 Phó Trưởng
Trần Văn Viện 1958 GD&ĐT ĐH 100%
 phòng
 Nho Quan
 Phòng
Lê Trường Cảnh 1979 GD&ĐT Chuyên viên ĐH 100%
 Nho Quan
 THCS Hiệu
Nguyễn Thị Oanh 1974 ĐH Toán 100%
 Sơn Hà trưởng
Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp trong công 
tác quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học 
kỹ thuật của học sinh THCS ”
 I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Công tác quản lý
 II. CHỦ ĐẦU TƯ SÁNG KIẾN:
 Họ và tên: Trần Văn Viện – Phòng GD&ĐT Nho Quan
 Lê Trường Cảnh – Phòng GD&ĐT Nho Quan
 Nguyễn Thị Oanh - Trường THCS Sơn Hà
 III. THỜI GIAN ÁP DỤNG:
 Năm học 2016 - 2017 và năm học 2017-2018.
 IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
 1. Nội dung sáng kiến.
 Nghiên cứu khoa học kỹ thuật (NCKH) là một hoạt động trải nghiệm bổ ích, 
thiết thực, gắn liền giữa lý thuyết với thực hành và thực tiễn lao động sản xuất. 
Hoạt động NCKH giúp học sinh phát huy, khích lệ, định hướng, tiếp lửa, khơi 
dậy niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo của các em học sinh và của giáo viên, quá 
trình nghiên cứu KHKT còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học, tự
 1 - Phân công giáo viên hướng dẫn: Giao cho giáo viên cùng học sinh nghiên 
cứu ý tưởng cho đến khi hoàn thiện sản phẩm và nộp sản phẩm về cuộc thi.
 1.1.2. Nhược điểm của giải pháp cũ:
 - Học sinh bỡ ngỡ khi tham gia cuộc thi, chưa hiểu hết ý nghĩa của cuộc thi, 
học sinh hoàn toàn phụ thuộc và thầy cô. Học sinh nắm chưa chắc những lĩnh vực 
có thể tham gia được trong cuộc thi.
 - Giáo viên hướng dẫn chưa tự tin khi được phân công hướng dẫn học sinh, 
phụ huynh chưa thực sự đồng thuận, chưa tích cực động viên khuyến khích con 
em mình tham gia.
 - Cán bộ giáo viên, nhân viên không hiểu hết được tầm quan trọng, ý nghĩa 
của cuộc thi, cho rằng cuộc thi tổ chức tốn kém nhưng hiệu quả không nhiều.
 1.2. Giải pháp mới cần cải tiến:
 Từ thực trạng trên chúng tôi thấy hàng năm nếu cứ theo các giải pháp đó, 
thầy cô chưa khai thác hết được những ý tưởng của học sinh, giáo viên hướng 
dẫn sẽ làm theo nhiệm vụ phân công chưa cùng học sinh khai thác các ý tưởng, 
chính vì vậy để chỉ đạo cuộc thi thực sự hiệu quả, thiết thực, bổ ích chúng tôi đề 
ra một số giải pháp như sau:
 Giải pháp 1: Tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác 
nghiên cứu khoa học cho học sinh, trong trường và các quy định, hướng dẫn 
của bộ GD&ĐT về cuộc thi để cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh 
và cộng đồng.
 Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nhà trường cần xây dựng kế hoạch 
cho việc tuyên truyền, chuẩn bị tốt các điều kiện, phương tiện, nội dung cần 
tuyên truyền, đối tượng, hình thức tuyên truyền, khi tuyên truyền cần nghiên cứu 
kỹ, thấm nhuần các chỉ thị nghị quyết, nhiệm vụ năm học kế hoạch thực hiện 
nhiệm vụ năm học các cấp, tổ chức quán triệt các chỉ thị nghị quyết, đến cán bộ 
giáo viên, nhân viên. hướng dẫn về công tác Để giáo viên, phụ huynh, học sinh 
nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu KHKT, nhà 
trường chúng tôi phải đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, tuyên truyền sao cho 
những vấn đề cơ bản nhất là mục đích, ý nghĩa, các lĩnh vực có thể tham gia vào 
cuộc thi, hiệu quả của việc nghiên cứu KHKT thấm sâu vào từng thành viên
 3 Hai là: Đối tượng dự thi và lĩnh vực dự thi: Học sinh tham gia kỳ thi là học 
sinh trong toàn trường, có thể tham gia dưới hình thức cá nhân hoặc đồng đội 
(mỗi đội không quá 02 học sinh).
 Lĩnh vực dự thi bao gồm 22 lĩnh vực: Khoa học động vật; Khoa học xã hội 
và hành vi; Hóa sinh; Y sinh và khoa học sức khỏe; Kỹ thuật Y sinh; Sinh học tế 
bào và phân tử; Hóa học; Sinh học trên máy tính và Sinh – tin; Khoa học trái đất 
và môi trường; Hệ thống nhúng; Năng lượng hóa học; Năng lượng vật lý; Kỹ 
thuật cơ khí; Kỹ thuật môi trường; Khoa học vật liệu; Toán học; Vi sinh; Vật lý 
và thiên văn: Khoa học thực vật; Rô bôt và máy thông minh; Phần mềm hệ thống, 
Y học chuyển dịch.
 Ba là: Người hướng dẫn: Cán bộ quản lý phải lựa chọn giáo viên hướng dẫn 
các đề tài nghiên cứu KHKT, cần khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo 
viên hiện có, đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu khoa 
học kỹ thuật, giáo viên đã hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, 
giáo viên đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật sư phạm ứng dụng; 
đưa nội dung hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào sinh hoạt của 
tổ/nhóm chuyên môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những 
vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong các buổi học, các buổi 
sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án 
nghiên cứu của học sinh.
 Bốn là: Cơ chế chính sách và khen thưởng: Nhà trường có cơ chế chính sách 
cụ thể, có chế độ ưu tiên khuyến khích đối với giáo viên, người hướng dẫn 
nghiên cứu khoa học, học sinh đạt giải các cấp, người đóng góp tích cực trong 
cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh năm học cũ; phát động phong 
trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật và tham gia Cuộc thi năm học mới.
 Để học tiếp thêm nguồn đam mê nghiên cứu của học sinh, khai thác được 
hết các ý tưởng của học sinh, lôi cuốn nhiều học sinh tham gia nghiên cứu khoa 
học, đồng thời để học sinh được phát triển một cách toàn diện nhà trường đã thực 
hiện giải pháp 3 “Khơi dậy niềm đam mê”:
 Giải pháp 3: Chỉ đạo thành lập “câu lạc bộ nghiên cứu khoa học” cho 
học sinh trong đó có giáo viên tham gia.
 5 cuộc thi KHKT hàng năm (bằng các video, băng hình trên các phương tiện nghe 
nhìn khác).
 Học sinh tìm hiểu về Hội thi khoa học và kỹ thuật quốc tế (Internationnal 
Science and Engineering Fair, viết tắt là ISEF) được phát triển từ Hội thi khoa 
học quốc gia (National Science Fair) của Hoa Kỳ, do Hiệp hội khoa học và cộng 
đồng (Society for Science &the Public, viết tắt là SSP) sáng lập, tổ chức lần đầu 
tiên tại Philadelphia – Hoa Kỳ vào năm 1950. Năm 1985, Hội thi này lần đầu tiên 
trở thành Hội thi khoa học, kỹ thuật quốc tế với sự tham gia của Nhật Bản, 
Canada và Đức.
 Từ năm 1997, tập đoàn Intel là nhà tài trợ chính cho Hội thi và từ đó Hội thi 
mang tên Intel ISEF. Ngoài tập đoàn Intel còn có nhiều đơn vị, tổ chức tài trợ 
khác tài trợ giải thưởng cho Intel, đến nay Intel ISEF là hội thi khoa học và kỹ 
thuật quốc tế hàng năm lớn nhất dành cho học sinh trung học (từ lớp 8 đến lớp 
12). Mỗi năm có khoảng hơn 1500 học sinh trung học đến từ trên 70 quốc gia và 
vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia giới thiệu kết quả ở 22 lĩnh vực nghiên cứu 
khoa học. Hội thi là cơ hội kết nối các nhà khoa học trẻ tương lai trên toàn cầu, 
được tiếp cận với các nhà khoa học đã đoạt giải thưởng Nobel. Các em học sinh 
cũng được giao lưu học hỏi và chi sẻ kinh nghiệm về các đề tài nghiên cứu với 
các bạn cùng lứa tuổi trên khâp năm châu một cách sâu hơn, rộng hơn trong 
tương lai.
 Để tham gia Intel ISEF, các thí sinh phải tham gia và được lựa chọn từ các 
Hội thi khoa học ở các quốc gia. Các hội thi quốc gia này phải tuân thủ một số 
quy định cơ bản của Intel ISEF và được gọi là các Hội thi Intel ISEF thành viên. 
Intel ISEF kết nối và tạo điều kiện để những nhà khoa học trẻ này tranh tài ở đấu 
trường quôc tế; tạo điều kiện cho học sinh gửi những đề tài nghiên cứu của mình 
đến các nhà khoa học trình độ cao để được đánh giá, nhận xét.
 Ở Việt Nam từ năm 2006, Bộ giáo dục và Đào tạo, Intel ISEF và Vifotec đã 
có những bước chuẩn bị đầu tiên để nghiên cứu và triển khai Hội thi tại Việt 
Nam. Sau một thời gian chuẩn bị triển khai thí điểm ở một số địa phương, lần đầu 
tiên vào tháng 5 năm 2009 tỉnh Lâm Đồng đại diện cho Việt Nam cử đoàn gồm 5 
chuyên viên và 3 học sinh tham dự Intel ISEF tại Nevada, Hoa Kỳ. Bắt
 7 Ba là: Thực hành ý tưởng theo các chủ đề trên từng lĩnh vực và viết báo 
cáo và thuyết trình sản phẩm:
 Sau khi đã lựa chọn được ý tưởng sáng tạo hay, thực tế có thể khả năng điều 
kiện có thể làm hoàn thiện sản phẩm cao thì khâu quan trọng nhất là thi công và 
viết báo cáo nghiên cứu KHKT, đây là khâu quan trọng nhất quyết định nên 
thành công của sản phẩm. Trong giai đoạn này tiến hành phân công giáo viên 
hướng dẫn, giáo viên hướng dẫn, giáo viên hướng dẫn là người yêu khoa học, có 
trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm, có niềm đam mê nghiên cứu 
khoa học, có tinh thần trách nhiệm, khi đó mới là động lực thúc đẩy học sinh 
nghiên cứu khoa học.
 Trong khâu thi công và viết báo cáo nghiên cứu khoa học giáo viên và học 
sinh cần huy động vốn kiến thức tổng hợp trên nhiều phương diện khác nhau và 
trình bầy sao cho rõ ràng, chính xác, logic, chặt chẽ, đáp ứng đúng yêu cầu một 
bản nghiên cứu khoa học.
 Trong cuộc thi KHKT, ngoài sản phẩm và báo cáo ra thì khả năng thuyết 
trình của học sinh có ý nghĩa to lớn, khả năng thuyết trình chủ động tự tin, am 
hiểu đem đến thành công cuộc thi.
 Để đạt được các điều kiện trên trong câu lạc bộ KHKT nhà trường thường 
xuyên tạo cho học sinh các sân chơi lành mạnh, bổ ích như: Hội thi rung chuông 
vàng, tổ chức cuộc thi STEM tái chế, học sinh sử dụng các phế phẩm để trang trí 
cây hoa ngày tết. Tổ chức Hoạt động trải nghiệm thực tế dưới nhiều hình thức 
khác nhau, tổ chức tìm hiểu tri thức Việt hóa số. Tổ chức các hoạt động văn 
nghệ, thể dục thể thao của cả giáo viên và học sinh, từ đó tạo động lực tích cực 
cho học sinh trong học tập. Tổ chức học tập nghiên cứu trên trang trường học kết 
nối.
 Giải pháp 4: Phối hợp với Đoàn thanh niên, với cha mẹ học sinh, với 
các cơ quan, doanh nghiệp, với trường dạy nghề trong việc hướng dẫn đánh 
giá các dự án khoa học của học sinh đồng thời tạo điều kiện về cơ sở vật 
chất, thiết bị cho học sinh nghiên cứu khoa học và tham gia cuộc thi.
 Sau khi hoàn thiện sản phẩm, học sinh tiến hành thử nghiệm, đây là quá 
trình sản phẩm được góp ý, sửa chữa, để đánh giá sản phẩm có hiệu quả nhà 
trường phối hợp với các cơ quan doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực nghiên
 9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_quan_ly_chi_dao_nham_na.doc
Sáng Kiến Liên Quan