SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực trong môn học Thể dục của học sinh Khối 10 Trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp 2+3 Vĩnh Phúc

Vai trò của môn học Thể dục đối với việc phát triển các phẩm chất đạo đức, trí dục, thẩm mỹ và Lao động.

2.1. Đối với việc phát triển các phẩm chất đạo đức.

Như chúng ta đã biết tư tưởng đạo đức của một con người cụ thể không thể tồn tại bên ngoài cơ thể sống. Tư tưởng đạo đức luôn tồn tại và gắn liền với một cơ thể nhất định. Cho nên nếu một cơ thể phát triển bình thường, khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn là tiền đề vật chất để phát huy cao độ nghị lực, dũng khí, khả năng cống hiến của con người đó. Ngoài ra, trong quá trình học tập và tập luyện thể dục thể thao còn là một quá trình hình thành, phát triển và thử thách nhiều phẩm chất tốt đẹp khác như tính kỷ luật trong các buổi học, tôn trọng đối thủ, thái độ chấp hành các luật lệ, tính kiên trì, chịu khó vượt qua khó khăn, chống lại lối sống bê tha, rèn luyện lòng dũng cảm, linh hoạt, mưu trí

2.2. Đối với việc phát triển trí dục.

Cơ thể người là một khối thống nhất, trí lực và thể lực đều do hệ thống thần kinh trung ương điều khiển. Một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề vật chất giúp con người phát triển các năng lực hoạt động trí óc của cơ thể đó. Ngoài ra hoạt động của thể dục thể thao còn thay đổi theo tình huống và hành động, là một loại nghỉ ngơi tích cực nên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc phát triển các chức năng của võ não, đến tính linh hoạt của thần kinh, đến sự hoàn thiện của bộ máy phân tích, nâng cao hiệu quả vòng phản xạ, ảnh hưởng đến tốc độ và sự vững chắc sự phản xạ có điều kiện, cải tạo hoạt động của cấu tạo dưới võ não là nơi cung cấp “năng lượng” cho toàn bộ hoạt động trí tuệ.

2.3. Đối với việc phát triển phẩm chất thẩm mỹ.

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục thẩm mỹ là bồi dưỡng cho học sinh năng lực thưởng thức cái đẹp. Hoạt động thể dục thể thao làm cho học sinh nhận thức đúng đắn và có tình cảm đối với những hành vi cử chỉ đẹp, lành mạnh của con người, sống có mục đích, luôn lạc quan. Đó là cái đẹp của hành vi dũng cảm, ý chí kiên cường vượt qua mọi khó khăn trong tập luyện và thi đấu hoặc tự giác nhận lỗi khi vi phạm luật lệ hoặc có những hành vi xấu với đồng đội, đối thủ. Ngoài ra tập luyện thể dục thể thao sẽ làm tăng vẻ đẹp tự nhiên của con người. Nó giúp cho cơ thể phát triển cân đối, tư thế đi đứng chính xác, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát

 

doc19 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực trong môn học Thể dục của học sinh Khối 10 Trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp 2+3 Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện tính tự giác, tích cực trong giờ học Thể dục của các em học sinh và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp phù hợp và áp dụng vào trong các giờ học Thể dục của học sinh khối 10 Trường PT dân tộc nội trú cấp 2+3 tỉnh Vĩnh Phúc nhằm giúp các em tự giác, tích cực hơn trong các giờ học môn Thể dục.
1.2. Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thực trạng công tác giảng dạy môn Thể dục và mức độ biểu hiện thái độ tự giác, tích cực của các em khối 10 Trường PT dân tộc nội trú cấp 2+3 tỉnh Vĩnh Phúc 
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn, đánh giá hiệu quả một số phương pháp đã chọn và đã áp dụng vào giảng dạy cho học sinh khối 10 Trường PT dân tộc nội trú cấp 2+3 tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích và giải quyết các nhiệm vụ trên chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây trong quá trình nghiên cứu:
- Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp toán học thống kê.
3. Tổ chức nghiên cứu:
* Thời gian nghiên cứu:
- Giai đoạn 1: Từ 10/9/2019 đến 20/9/2019 tôi đã thực hiện các nhiệm vụ sau: Lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương nghiên cứu và chuẩn bị các tài liệu có liên quan.
- Giai đoạn 2: Từ 25/9/2019 đến 30/11/2019 tôi đã tiến hành giải quyết nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2.
- Giai đoạn 3: Từ 02/12/2019 đến 05/01/2020 tôi đã tiến hành xử lý các số liệu đã thu được, hoàn chỉnh đề tài, rút ra các kết luận và kiến nghị.
* Dụng cụ và trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nghiên cứu:
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số trang thiết bị để xác định, đo đạc như thước dây, đồng hồ
 Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể dành cho học sinh THPT 
(Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra các tiêu chuẩn cho học sinh khối 10, tức là độ tuổi 16. Chúng tôi sẽ sử dụng tiêu chuẩn này để so sánh và đánh giá tình trạng thể chất của đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu đó là các em học sinh khối 10 Trường PT dân tộc nội trú cấp 2+3 tỉnh Vĩnh Phúc).
BẢNG 1: TIÊU CHUẨN RÈN LUYỆN THÂN THỂ
MỨC
NỘI DUNG KIỂM TRA
THÀNH TÍCH
NAM
NỮ
Giỏi
1. Chạy nhanh 80m (giây).
2. Bật xa tại chỗ (cm).
3. Chạy 1000m Nam, 500m Nữ (phút, giây).
11.6”
215cm
3’45”
13.5”
180cm
1’50”
Khá
1. Chạy nhanh 80m (giây).
2. Bật xa tại chỗ (cm).
3. Chạy 1000m Nam, 500m Nữ (phút, giây).
12.2”
205cm
3’55”
14”
170cm
2’00”
Đạt
1. Chạy nhanh 80m (giây).
2. Bật xa tại chỗ (cm).
3. Chạy 1000m Nam, 500m Nữ (phút, giây).
12.8”
195cm
4’10”
14.8”
160cm
2’6”
4. Biện pháp thực hiện:
* Giải quyết nhiệm vụ 1.
- Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục thể chất của học sinh khối 10 Trường PT dân tộc nội trú cấp 2+3 tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong những năm qua Trường PT dân tộc nội trú cấp 2+3 tỉnh Vĩnh Phúc luôn hoàn thành tốt và đầy đủ chương trình GDTC do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Nhà trường hiện nay có 3 giáo viên giảng dạy môn Thể dục có trình độ đạt chuẩn, đây là những giáo viên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt. Đó là điều kiện thuận lợi cho các em tiếp thu được ý nghĩa quan trong của việc tập luyện thể dục thể thao thông qua những giờ học trên lớp từ đó giúp các em tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất cũng như tham gia những hoạt động thi đấu thể thao do nhà trường cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức. Ngoài công tác giáo dục thể chất trong trường học thì hàng năm nhà trường đều tham gia đầy đủ các giải thể thao do Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thể dục thể thao Tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức dành cho lứa tuổi học sinh THPT và đã dành được nhiều thành tích đáng khích lệ ở một số môn như cầu lông, đá cầu, vật, điền kinh.
Đối với học sinh khối 10 của nhà trường hiện có 2 lớp với 79 em, trong đó 52 học sinh Nam và 27 học sinh Nữ. Nhìn chung hình thái cơ thể và tình trạng thể chất của các em chỉ ở mức trung bình khá. Số em bị cận thị và các bệnh học đường khác chiếm hơn 12%, có thể nói đây là một tỷ lệ khá cao và nó có ảnh hưởng xấu đến việc học môn Thể dục của các em. Bước đầu của quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành kiểm tra tình trạng thể chất của các em thông qua 3 nội dung đó là: Chạy nhanh 80m, Bật xa tại chỗ, Chạy bền 500m Nữ và 1000m Nam. Đây là 3 nội dung tiêu biểu cho các tố chất vận động cơ bản của con người đó là sức nhanh, sức mạnh và sức bền. Kết quả chúng tôi thu được như sau:
BẢNG 2: KẾT QUẢ THỂ CHẤT CỦA CÁC EM HỌC SINH KHỐI 11 SO VỚI TIÊU CHUẨN RÈN LUYỆN THÂN THỂ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỚC KHI ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP. (n = 79)
Mức
Nội dung kiểm tra
HSNam
n = 52
Tỷlệ %
HS Nữ
n = 27
Tỷlệ %
Không
đạt
1. Chạy nhanh 80m (giây).
2. Bật xa tại chỗ (cm).
3. Chạy 1000m Nam, 500m Nữ (phút, giây).
24
46,2
10
37
Đạt
1. Chạy nhanh 80m (giây).
2. Bật xa tại chỗ (cm).
3. Chạy 1000m Nam, 500m Nữ (phút, giây).
28
53,8
17
63
Như vậy qua kết quả kiểm tra ở bảng 1 ta thấy số học sinh ở mức Không đạt là rất cao: Nam 46.2%, Nữ 37% có thể do tình trạng sức khỏe không đáp ứng được yêu cầu môn học hoặc các em không có hứng thú với môn học này. Số em ở mức Đạt chiếm hơn 50% và chú ý hơn nữa là sự khác biệt giữa học sinh Nam và Nữ ở hai mức này là không đáng kể.
- Mức độ biểu hiện tính tự giác, tích cực trong môn Thể dục và các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ đó của học sinh khối 10 Trường PT dân tộc nội trú cấp 2+3 tỉnh Vĩnh Phúc. 
Để tìm hiểu vì sao tình trạng thể chất của các em lại có kết quả thấp như vậy chúng tôi đã tiến hành xác định thái độ của các em đối với môn học Thể dục. Và chúng tôi đã có kết quả ở bảng 3:
 BẢNG 3: MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA CÁC EM HỌC SINH KHỐI 10 ĐỐI VỚI MÔN THỂ DỤC. (n = 79)
STT
Các ý kiến
Sô học sinh đồng ý
Tỷ lệ %
1
Rất thích
18
22,8
2
Thích
35
44,3
3
Không thích
16
20,3
4
Chán
10
12,6
Phân tích đánh giá chung thì chỉ có 67,1% học sinh “Rất thích” và “Thích” học môn Thể dục đây là một tỷ lệ khá cao và rất đáng khích lệ, nó sẽ tạo thêm động lực và nâng cao tính tự giác, tích cực của các em trong học tập, tuy vậy tỷ lệ này có được chắc là do các em cho rằng những giờ học Thể dục dễ và các em có thể vui chơi thoải mái. Riêng đối với các em “Không thích” và “Chán” học môn Thể dục lại chiếm hơn 32.9%. Có thể nói đây là một trở ngại không nhỏ đối với các giáo viên trong việc giảng dạy nếu như giáo viên không có các phương pháp thu hút và lôi cuốn. Qua kết quả tìm hiểu ở bảng 3 để chính xác hơn nữa trong việc tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em không thích và cảm thấy chán nản khi học môn Thể dục cũng như có cơ sở thực tiễn và khách quan hơn khi đưa ra các phương pháp tôi đã đưa ra một số nguyên nhân và các em sẽ đánh dấu “x” vào những nguyên nhân mà các em cho là phản ánh đúng tâm lý của các em nhất. Kết quả tôi thu được như sau:
 BẢNG 4: NGUYÊN NHÂN LÀM CHO CÁC EM HỌC SINH KHỐI 10 KHÔNG THÍCH HỌC MÔN THỂ DỤC. ( n = 79)
STT
Các nguyên nhân
Số học sinh đồng ý
Tỷ lệ %
1
Môn học không có ý nghĩa.
2
2,5
2
Hình thức tập luyện nghèo nàn.
2
2,5
3
Xã hội đánh giá thấp.
8
10,1
4
Thiếu sự quan tâm của nhà trường.
3
3,8
5
Khó học.
6
7,6
6
Điều kiện sân bãi tập không phù hợp.
5
6,3
7
Không có thiện ý với giáo viên.
2
2,5
8
Thấy ngại ngùng trước bạn bè.
8
10,1
9
Không phải là môn học chính.
17
21,5
10
Học đạt kết quả thấp.
11
13,9
11
Thiếu dụng cụ tập luyện.
5
6,3
12
Không có năng khiếu.
10
12,7
13
Thầy dạy không hay.
2
2,5
Tổng cộng
79
100%
Kết quả điều tra trên cho thấy số học sinh cho rằng “Điều kiện sân bãi tập không phù hợp”, “Không có năng khiếu”, “Thiếu dụng cụ tập luyện” chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên đây là những lý do xuất phát từ yếu tố khách quan nên có thể khắc phục được. Các ý kiến xuất phát từ yếu tố chủ quan như “Không phải là môn học chính”, “Khó học” hay “Môn học không có ý nghĩa” đây là những ý kiến theo chúng tôi là phản ánh đúng tâm tư và suy nghĩ của các em nhất nhưng đây thực sự là một trở ngại lớn trong giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải giải thích, phân tích cho các em hiểu để các em có hứng thú hơn với môn học này. Các ý kiến còn lại đều chiếm tỷ lệ thấp nên không được xem là lý do chủ yếu. Như vậy qua bảng 4 đã rút ra được những lý do khiến các em không thích học môn Thể dục, từ đó sẽ giúp chúng tôi đưa ra các giải pháp chính xác hơn.
 * Giải quyết nhiệm vụ 2.
- Lựa chọn và đánh giá hiệu quả một số giải pháp nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực trong môn học Thể dục của học sinh khối 10 Trường PT dân tộc nội trú cấp 2+3 tỉnh Vĩnh Phúc.
Trên cơ sở giải quyết nhiệm vụ 1 tôi đã tìm hiểu được thực trạng công tác giáo dục thể chất và mức độ biểu hiện tính tự giác, tích cực của học sinh khối 10, từ đó rút ra được những nguyên nhân chủ yếu được thể hiện rõ qua bảng 4. Do vậy việc lựa chọn các giải pháp được khách quan và chính xác sẽ giúp các em khối 10 tự giác, tích cực hơn trong môn Thể dục qua đó nâng cao nhận thức của các em về môn học cũng như nâng cao kết quả học tập.
- Yêu cầu đối với các giải pháp.
- Giải pháp cần phải gắn với thực tiễn.
- Giải pháp phải có tính hiệu quả do quá trình học tập mang lại.
- Giải pháp phải mang tính sư phạm.
- Các giải pháp phải thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định và thường xuyên.
- Cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn các giải pháp.
Để đánh giá một cách chính xác, có độ tin cậy cao, có căn cứ thực tiễn tôi đã lựa chọn các giải pháp có tính thường xuyên sau đó tiến hành phỏng vấn các giáo viên có kinh nghiệm, từ đó có thể chọn ra những giải pháp phù hợp nhất cho học sinh khối 10. Kết quả chúng tôi thu được như sau:
BẢNG 5: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH TỰ GIÁC, TÍCH CỰC TRONG MÔN HỌC THỂ DỤC CỦA HỌC SINH KHỐI 10.
 (n = 15)
STT
Những giải pháp
Số người 
đồng ý
Tỷ lệ
 %
1
Giáo viên cập nhật phương pháp đổi mới trong giảng dạy
15
100
2
Giải thích ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học.
13
86.7
3
Thầy dạy phải nghiêm khắc.
7
46.7
4
Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
15
100
5
Ưu tiên những học sinh yếu.
11
73.3
6
Sử dụng phương pháp phù hợp với mỗi đối tượng.
14
93.3
7
Đổi mới phương pháp dạy học.
15
100
8
Giáo dục phẩm chất ý chí cho học sinh.
12
80
9
Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
10
66.7
10
Đầu tư cơ sở vật chất.
15
100
11
Đánh giá kết quả học tập một cách khác quan và công bằng.
12
80
12
Giao nhiệm vụ cho người học.
3
20
13
Quán triệt nguyên tắc trong giảng dạy.
14
93.3
14
Tổ chức thêm các buổi ngoại khóa.
9
60
15
Giảm nhẹ lượng vận động.
8
53.3
16
Động viên kịp thời các em có kết quả cao.
13
86.7
17
Các hình thức tập luyện phải phong phú có sức lôi cuốn.
15
100
Qua kết quả phỏng vấn cho thấy đa số giáo viên được hỏi đều cho rằng các giải pháp trên đều có tác dụng trong việc nâng cao tính tự giác, tích cực cho học sinh. Tuy vậy tác dụng của các giải pháp lại được đánh giá ở các mức độ khác nhau. Trong đó các giải pháp 1, 7, 10, 17 có số giáo viên đồng ý là 100%. Các giải pháp 2, 6, 8, 13, 16 có số giáo viên đồng ý chiếm tỷ lệ trên 80%. Ngoài ra các ý kiến còn lại cũng được các giáo viên đánh giá cao. 
Sau khi phân tích và đánh giá trên cơ sở ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy môn Thể dục tôi đã lựa chọn ra được 10 giải pháp. Đó là các giải pháp:
ơ- Giáo viên luôn cập nhật phương pháp đổi mới trong giảng dạy
- Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
- Đầu tư cơ sở vật chất.
- Quán triệt nguyên tắc trong giảng dạy.
- Động viên kịp thời các em có kết quả cao.
- Các hình thức tập luyện phải phong phú có sức lôi cuốn.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Sử dụng phương pháp phù hợp với mỗi đối tượng.
- Giải thích ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học.
- Đánh giá kết quả học tập một cách khác quan và công bằng
PHẦN 3: HIỆU QUẢ CỦA SKKN
Sau khi lựa chọn được 10 giải pháp nói trên tôi đã áp dụng các giải pháp đó vào trong quá trình giảng dạy môn Thể dục của học sinh khối 10 Trường PT dân tộc nội trú cấp 2+3 tỉnh Vĩnh Phúc. Để kiểm tra các giải pháp, tôi đã lựa chọn phù hợp với thực tiễn và có tác dụng nâng cao tính tự giác, tích cực của học sinh. Thời gian áp dụng là 5 tháng từ 10/9/2019 đến 05/01/2020. Sau 5 tháng áp dụng các giải pháp nói trên tôi lại tiến hành kiểm tra tình trạng thể chất của học sinh khối 10 một lần nữa. Và kết quả tôi thu được như sau: 
BẢNG 6: KẾT QUẢ THỂ CHẤT HỌC SINH KHỐI 10 SO VỚI TIÊU CHUẨN RÈN LUYỆN THÂN THỂ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SAU KHI ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP. (n = 79)
Mức
Nội dung kiểm tra
HSNam
n = 52
Tỷlệ %
HS Nữ
n = 27 
Tỷlệ %
Không
đạt
1. Chạy nhanh 80m (giây).
2. Bật xa tại chỗ (cm).
3. Chạy 1000m Nam, 500m Nữ (phút, giây).
12
23,1
7
25.9
Đạt
1. Chạy nhanh 80m (giây).
2. Bật xa tại chỗ (cm).
3. Chạy 1000m Nam, 500m Nữ (phút, giây).
40
76.9
20
74.1
Như vậy, qua bảng 6 chúng ta có thể nhận thấy rằng những giải pháp đem áp dụng cho học sinh khối 10 là có hiệu quả. Cụ thể số người Không đạt ở học sinh Nam giảm từ 46.2% xuống còn 23.1%, ở học sinh Nữ từ 37% xuống còn 25.9%. Số học sinh ở mức Đạt cũng tăng đáng kể đây là một tín hiệu đáng mừng. Bên cạnh đó kết quả điều tra về mức độ hứng thú của học sinh khối 10 Trường PT dân tộc nội trú cấp 2+3 tỉnh Vĩnh Phúc thì chỉ có 67.1% học sinh rất thích và thích học môn Thể dục, số em không thích và chán học môn Thể dục chiếm hơn 32.9%. 
- Trước khi áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực cho học sinh thì tình trạng thể chất của các em là rất yếu. Cụ thể số học sinh Không đạt là rất cao: Nam 46.2%, Nữ 37% và chú ý hơn nữa là sự khác biệt giữa học sinh Nam và Nữ ở hai mức này là không đáng kể. Vì vậy trong quá trình tìm hiểu tôi đã lựa chọn một số giải pháp để nâng cao tính tự giác, tích cực cho học sinh, từ đó giúp các em nhận thức được ý nghĩa của môn học, từ đó giảm số học sinh không thích và chán khi học Thể dục để qua đó cải thiện được tình trạng thể chất, sức khỏe của các em.
- Sau khi áp dụng các giải pháp thì tình trạng thể chất của các em được cải thiện rất nhiều. Cụ thể số người Không đạt ở học sinh Nam giảm từ 46.2% xuống còn 23.1%, ở học sinh Nữ từ 37% xuống còn 25.9%. Số học sinh ở mức Đạt tăng đáng kể. 
Vì vậy có thể khẳng định những giải pháp tôi đưa ra là khả thi nên cần áp dụng và phát huy chúng trong quá trình giảng dạy.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Những giải pháp để nâng cao tính tự giác, tích cực cho học sinh khối 10 trong môn học Thể dục bao gồm:
 - Giáo viên cần học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
 - Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
 - Đầu tư cơ sở vật chất.
 - Quán triệt nguyên tắc trong giảng dạy.
 - Động viên kịp thời các em có kết quả cao.
 - Các hình thức tập luyện phải phong phú có sức lôi cuốn.
 - Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
 - Sử dụng phương pháp phù hợp với mỗi đối tượng.
 - Giải thích ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học.
 - Đánh giá kết quả học tập một cách khác quan và công bằng.
2. Kiến nghi:
- Nhà trường cần tổ chức thường xuyên hội khỏe phù đổng cấp trường để học sinh có điều kiện giao lưu và học hỏi cũng như thể hiện năng khiếu của mình từ đó nâng cao và hoàn thiện hơn về kỹ thuật đã được học.
- Sở giáo dục cần tổ chức nhiều hơn nữa các lớp bồi dưỡng thường xuyên, mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên thể dục nói riêng.
Với những lí do trên tôi mạnh dạn đem một phần sáng kiến nhỏ của mình trong những năm công tác giảng dạy ở trường phổ thông để góp phần chung vào việc đào tạo thế hệ trẻ. Mặc dù vậy trên đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi, không thể tránh được những thiếu sót, những bất cập, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của thầy cô, các đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, có thể áp dụng rộng rãi hơn. Tất cả thế hệ trẻ, vì tương lai con em chúng ta, góp phần vào việc giáo dục toàn diện và phát triển cho học sinh trong thời kỳ hội nhập. Để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và sức khoẻ đã được quy định trong trương trình giảng dạy nhằm thực hiện tốt giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông nói chung và trường PT dân tộc nội trú cấp 2+3 tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sân tập theo đúng tiêu chuẩn, các điều kiện CSVC đầy đủ phục vụ công tác giảng dạy huấn luyện môn Thể dục.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Đánh giá được thực trạng công tác giảng dạy môn Thể dục của trường PT dân tộc nội trú C2+3 tỉnh Vĩnh Phúc.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Tìm ra được những nguyên nhân chủ yếu đẫn đến thực trạng dạy học. Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực trong môn học thể dục trường PT DTNT C2+3 Vĩnh Phúc.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Nguyễn Trọng Bình
Trường PT DTNT C2+3 Vĩnh Phúc
Cầu lông
Vĩnh Yên, ngày ..tháng...năm 2020
HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Yên, ngày...tháng...năm 2020
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh Yên, ngày ..tháng...năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Trọng Bình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 – Trường đại học sư phạm TDTT Hà Nội (2004) , sinh lý TDTT , NXB TDTT – Hà Nội.
2 - Hoàng Thị Đông (2004) Lý luận và phương pháp GDTC – NXB TDTT -Hà Nội. 
3 - Bộ môn điền kinh trường đại học sư phạm TDTT – Hà Nội (2004) – Giáo trình điền kinh – NXB TDTT – Hà Nội. 
4 - Vũ Đức Thu, Vũ Thị Thanh Bình ( 2005 ) Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT – NXB đại học sư phạm TDTT .
5 - Quách Văn Tỉnh (2005) giáo trình hoá sinh TDTT – NXB TDTT Hà Nội

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_tinh_tu_giac_tich_cuc_tr.doc
Sáng Kiến Liên Quan