SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên và phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Trung học Phổ thông Nguyễn Duy Trinh

Cơ sở thực tiễn

1. Thực trạng GDSKSSVTN, phòng chống XHTD và nhận thức của học sinh,

CB và GV ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

1.1. Thực trạng của việc giáo dục SKSSVTN và phòng, chống XHTD

+ Thuận lợi:

Trường THPT Nghi Lộc I trước đây và nay là trường THPT Nguyễn Duy

Trinh là trường có truyền thống gần 60 năm xây dựng, là trường trung tâm của

huyện Nghi Lộc và là một trong những trường lớn của tỉnh Nghệ An. Trường có

tập thể sư phạm gồm 90 cán bộ, giáo viên, nhân viên với chất lượng đội ngũ: 100%

đạt chuẩn, trong đó có 43 thạc sỹ, 2 đang học thạc sỹ, 38 giáo viên dạy giỏi cấp

tỉnh. Tập thể cán bộ viên chức nhà trường luôn đoàn kết thống nhất cao trong ý chí

và hành động, luôn tận tâm, yêu nghề, đạt chất lượng cao trong giảng dạy và công

tác. Đó chính là điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Với quy mô trường, lớp học sinh tương đối lớn 36 lớp (Trên 1500 em học

sinh). Học sinh chủ yếu là con em nông dân sống bằng nghề nông, còn lại là con

em viên chức và những người buôn bán nhỏ. Đại đa số các em hoc sinh chăm

ngoan, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập.

Phòng học được xây dựng cơ bản, có các phòng chức năng đảm bảo cơ bản cho

việc giảng dạy và học tập. Trang thiết bị và đồ dùng dạy học được cấp theo dự án

phát triển giáo dục, tạo điều kiện thận lợi cho việc sử dụng đồ dùng phục vụ giảng

dạy và học tập đặc biệt là tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Nhà trường có một tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí cao, các tổ chức trong

trường như: Công Đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Chữ Thập Đỏ, Hội khuyến học 8

đó phối hợp chặt chẽ, là những tổ chức vững mạnh. Các hoạt động tập thể như:

Thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ luôn đứng đầu các trường trong huyện và cấp

tỉnh.

+ Khó khăn:

- Nhà trường chưa có phương pháp giáo dục SKSS tuổi vị thanh niên phù hợp

với học sinh

- Học sinh chưa có hứng thú khi tham gia các hoạt động NGLL, nhà trường

chưa có đầu tư thời gian công sức cho các hoạt động NGLL.

- Tuy nhiên bên cạnh đó do sự tác động của môi trường sống, một số gia đình

do mải mê buôn bán, làm ăn nên thả lỏng con mình ăn chơi lêu lổng, ít quan tâm

đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em. Đây chính là khó khăn lớn nhất

của những người làm công tác giáo dục hiện nay, đặc biệt là vấn đề giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh.

- Thực tế, giáo dục SKSS VTN lại chứa đựng rất nhiều chủ đề nhạy cảm, tế

nhị, học sinh khó có thể trình bày, trao đổi một cách cụ thể trong môi trường lớp

học, trước mặt thầy cô và bạn bè khác giới.

pdf45 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên và phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường Trung học Phổ thông Nguyễn Duy Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên kiến thức về SKSS vị thanh 
niên và kỹ năng về phòng, chống xâm hại tình dục đề việc giảng dạy truyền đạt 
cho học sinh một cách đầy đủ và hiệu quả nhất. 
3. Đối với Trường THPT Nguyễn Duy Trinh - huyện Nghi Lộc 
- Để áp dụng được sáng kiến này các nhà trường phổ thông chỉ cần đảm bảo đủ 
điều kiện cơ sở vật chất ở mức cơ bản như: Phòng học rộng, có máy chiếu, máy 
tính, Internet, bảng phụ. 
 23 
- Đảm bảo về đội ngũ giáo viên chuyên trách hoặc giáo viên có kinh nghiệm 
của các môn học như: Sinh học, Địa lý, GDCD 
4. Đối với gia đình học sinh 
- Tham dự đầy đủ và có trách nhiệm các cuộc họp phụ huynh học sinh do nhà 
trường tổ chức. 
- Gia đình phải dành thời gian để quan tâm tới con và kịp thời nắm bắt những 
thay đổi về tâm sinh lý của con để có sự định hướng, điều chỉnh kịp thời, hãy là 
nơi để con tin tưởng tâm sự khi gặp những vướng mắc trong cuộc sống. 
- Thường xuyên liên hệ với GVCN lớp để nắm bắt tình hình học tập, rèn 
luyện của con em; kịp thời phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh; tuyệt đối 
không dạy con bằng roi, vọt. 
- Tích cực sưu tầm, nghiên cứu sách báo về tâm lý giáo dục lứa tuổi học sinh 
THPT để lựa chọn biện pháp giáo dục, quản lý con em phù hợp với từng học sinh. 
 24 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dự án lớn lên an toàn (2017), Báo cáo đánh giá kiến thức của trẻ em được 
tập huấn về giới tính - phòng chống xâm hại tình dục chương trình lớn lên an 
toàn thực hiện từ tháng 7/2016 đến hết tháng 11/2017, Well-being, Hà Nội. 
2. Vị thanh niên và sức khỏe sinh sản vị thanh niên trên báo chí (2013), khoa 
Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học Quốc gia hà nội. 
3. Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thanh niên, thanh niên vì tương lai (2019), sở 
Y tế tỉnh Phú Thọ. 
4. Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thanh niên (2018), sở Y tế tỉnh Nam Định 
5. Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản vị thanh niên cho học sinh ở 
trường THPT Hồng Đức (2019), sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk 
6. Nghiên cứu kiến thức bản địa trong chăm sóc sức khỏe của người Dao và 
người Thái ở Yên Bái (2017), 
7. Bùi thị Bích ngọc, “Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thanh niên ở 
trường THPT Yên Dũng I”, trường Đại học Lao động xã hội 
8. Nguyễn Minh Phương (2016), Công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy 
cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm, Đại học Khoa học Xã hội và 
Nhân văn 
9. Sức khỏe sinh sản vị thanh niên, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 
thành phố Hồ Chí Minh. 
10. Tháng 11/2011, Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 
được Chính phủ phê duyệt.“Cải thiện tình hình SKSS của VTN&TN thông 
qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ SKSS phù hợp với lứa 
tuổi” và “Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình 
dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ 
tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng 
cao SKSS và chất lượng cuộc sống” 
11. Tháng 6 năm 2006, Bộ Y tế đã phê duyệt “Kế hoạch tổng thể Quốc gia về 
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên và thanh niên Việt 
Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng 2020”. 
12. Tháng 4 năm 2007, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra: 
“Chương trình hành động chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, 
thanh niên năm 2006-2010”. “Kế hoạch tổng thể giáo dục HIV và sức khỏe 
sinh sản trong nhà trường” đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo phê duyệt tháng 3 
năm 2007 
 25 
PHẦN IV. PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: 
PHIẾU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC 
GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VTN VÀ PHÒNG, CHỐNG XHTD 
CỦA HỌC SINH 
Mã số: 
Họ và tên: 
Lớp: 
Nội dung điều tra Mức độ Đánh dấu (×) vào ô 
bạn thấy phù hợp 
nhất. 
Ý kiến của bạn về sự cần 
thiết của việc GD SKSS 
VTN và phòng, chống 
XHTD trong nhà trường 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Có cũng được, 
không có cũng được 
Không cần thiết 
 26 
Phụ lục 2: 
PHIẾU ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VỀ CÔNG TÁC GD SKSS VTN VÀ 
PHÒNG CHỐNG XHTD CHO HỌC SINH CỦA CÁN BỘ, GV Ở TRƯỜNG 
THPT NGUYỄN DUY TRINH, HUYỆN NGHI LỘC. 
Mã số: 
Họ và tên: 
Chức vụ: 
Nội dung điều tra Mức độ Đánh dấu (×) vào ô 
bạn thấy phù hợp 
nhất. 
Ý kiến của bạn về sự 
cần thiết của việc GD 
SKSS VTN và phòng, 
chống XHTD trong nhà 
trường 
Rất quan trọng 
Quan trọng 
Không quan trọng 
 27 
Phụ lục 3: 
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC LỚP HỌC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VỀ 
CSSKSS VÀ PHÒNG CHỐNG XHTD CHO HỌC SINH 
A: Công tác chuẩn bị 
• Phương tiện: 
- Lớp học 
- Loa đài, micro 
- Máy tính, máy chiếu hoăc các tranh ảnh 
- Bút, giấy, tài liệu và các câu hỏi, tình huống về CSSKSS và phòng, chống 
XHTD 
• Người dẫn chương trình: 
• Thời gian, địa điểm 
- Thời gian: Một buổi từ 14h đến 17h30 ngày 12 tháng 12 năm 2020. 
- Địa điểm: Trường THPT Nguyễn Duy Trinh 
• Cách thức tổ chức 
 Tổ chức một buổi giáo dục kỹ năng sống về chăm sóc SKSS VTN và phòng 
chống, XHTD cho học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Duy Trinh. 
• Nội dung 
Được chia làm 2 phần: 
Phần 1 với nội dung là: Giới thiệu những vấn đề liên quan đến SKSS VTN 
(VTN là gì và vì sao cần phải CSSKSSVTN, thế nào là tình dục an toàn, các biện 
pháp tránh thai hiện nay; hậu quả của việc nào phá thai và cách ứng xử; XHTD là 
gì; kỹ năng phòng, chống XHTD) 
Phần 2: Đưa ra các câu hỏi, tình huống về SKSS và XHTD; giải đáp những 
thắc mắc của học sinh. 
Phần 3: Đánh giá kết quả thu được. 
B: Triển khai kế hoạch: 
Phần 1. Khái niệm 
• Vị thanh niên là gì? 
Tuổi vị thanh niên được chia làm 3 giai đoạn: 
- Giai đoạn vị thành niên sớm tương đương với tuổi thiếu niên: Nam từ 12 - 14 
tuổi, nữ từ 10 - 12 tuổi. 
 28 
- Giai đoạn vị thành niên giữa tương đương với lứa tuổi thiếu niên lớn: Nam từ 
14 - 16 tuổi, nữ từ 13 - 16 tuổi. 
- Giai đoạn cuối vị thành niên tương đương với lứa tuổi đầu thanh niên: Nam 
từ 17 - 19 tuổi, nữ từ 16 - 18 tuổi. 
• Vì sao phải chăm sóc SKSSVTN 
- Là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất và có nhiều thay đổi trong tâm sinh 
lý 
- Là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành nhân cách để làm chủ bản thân 
về những hành vi tình dục, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản sau này. 
- Vị thanh niên có điều kiện để tiếp cận thông tin, kiến thức mới nhưng phải 
đối mặt với nhiều nguy hiểm về kiến thức như: 
 + Chưa có kỹ năng sống và kinh nghiệm sống 
 + Dễ bị kích động dùng thử thuốc, thử QHTD và có khả năng sinh con. 
 + Không biết các biện pháp tránh thai và các bênh lây truyền qua đường tình dục 
khi quan hệ tình dục. 
 + Chương trình giáo dục giới tính, tình dục trong gia đình, nhà trường và xã hội 
còn hạn chế. 
 + Các em còn e ngại khi tìm hiểu những kiến thức về SKSSVTN. 
3. Những thay đổi ở tuổi vị thành niên 
3.1. Sinh lý 
- Với trẻ gái 
+ Về thời gian: Bắt đầu từ khi 8 – 13 tuổi, trung bình 15 tuổi và hoàn tất dậy thì 
vào thời điểm trẻ được 13 – 18 tuổi. 
+ Về phát triển cơ thể: thay đổi ở vú (núm vú nhô lên rõ hơn, hình thành quầng 
vú và bầu vú, phát triển đầy đủ sau 18 tháng); phát triển xương chậu (khung chậu 
của nữ tròn hơn và rộng hơn khung chậu của nam); xương đùi, các mô mỡ hình 
thành đường cong; phát triển chiều cao, cân nặng; bộ phận sinh dục phát triển (âm 
hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển); buồng trứng bắt đầu hoạt 
động bằng việc xuất hiện kinh nguyệt. 
+ Về thay đổi sinh lý: bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Trong khoảng 1 năm đầu 
khi có kinh, kinh nguyệt không đều và thời gian hành kinh cũng thay đổi. 
- Với trẻ trai 
+ Về thời gian: Bắt đầu dậy thì khi trẻ được 10 – 15 tuổi. 
+ Về thay đổi cơ thể: vỡ tiếng; có ria mép xuất hiện và râu ở cằm; phát triển 
chiều cao và cân nặng; tuyến bã và tuyến mồ hôi phát triển, xương ngực và vai 
 29 
phát triển; các cơ rắn chắc hơn; hình thành trái cổ do sụn giáp phát triển; dương vật 
và tinh hoàn to lên. 
+ Về thay đổi sinh lý: Tinh hoàn hoạt động sinh ra nội tiết sinh dục nam và tinh 
trùng; biểu hiện xuất tinh, những lần đầu là mộng tinh. 
3.2. Tâm lý 
Với những đặc điểm sinh lý riêng biệt, trẻ vị thành niên dễ thay đổi tính cách, 
hành vi ứng xử như sau: 
- Tính độc lập: trẻ có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ, chuyển từ sinh 
hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè để đạt được sự độc lập. Đôi khi, trẻ có biểu 
hiện chống đối lại các quan điểm của cha mẹ. 
- Nhân cách: cố gắng khẳng định mình như một người lớn, có hành vi bắt 
chước người lớn. 
- Tình cảm: chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương, học cách biểu lộ tình cảm và 
điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong 
mối quan hệ với người khác. 
- Tính tích hợp: Thu thập thông tin từ cha mẹ, nhà trường, bạn bè, xã hội,... để 
tạo ra giá trị của bản thân, tạo sự tự tin và cách ứng xử. 
- Trí tuệ: trẻ vị thành niên thường thích lập luận, nhìn sự vật theo quan điểm lý 
tưởng hóa. 
4 . Thế nào là QHTD “có trách nhiệm” và QHTD “an toàn”? 
- QHTD “có trách nhiệm” là QHTD chỉ nên có sau khi kết hôn và nên hạn chế 
trong giới hạn hôn nhân. 
- QHTD “an toàn” là QHTD có sử dụng bao cao su khi giao hợp hoặc QHTD 
mà không giao hợp (thủ dâm), QHTD “an toàn” có khả năng tránh thai ngoài ý 
muốn và phòng được các bênh lây truyền qua QHTD. 
• Các bệnh lây truyền qua QHTD: 
- HIV/AIDS 
- Bệnh giang mai 
- Bệnh lậu 
- Bệnh viêm âm đạo 
- Bệnh sùi mào gà 
- Bệnh viêm gan B 
5 . Các biện pháp tránh thai hiện nay. 
 + Bao cao su là một biện pháp tránh thai an toàn hiểu quả và rẻ tiền, đồng 
thời là một biện pháp tích cực phòng chống HIV/AIDS và BLQĐTD. 
 30 
Hiện bao cao su có 2 loại sử dụng cho nam và cho nữ. 
Ưu điểm: 
• Phòng được các bệnh lây qua đường tình dục kể cả 
HIV/AIDS. 
• An toàn, không có tác dụng phụ. 
• Hiệu quả cao. 
• Có thể sử dụng vào bất cứ thời gian nào. 
• Giúp nam giới có trách nhiệm KHHGĐ. 
• Tiện lợi khi muốn tránh thai tạm thời. 
• Đối với bao cao su cho nữ có thêm ưu điểm là người phụ nữ 
có thể chủ động ngừa có thai được. 
• Dễ sử dụng, có sẵn, nhỏ gọn có thể mang theo người. 
• Rẻ tiền. 
 Nhược điểm: 
• Có thể bị tuột, rách trong khi giao hợp hoặc có thể bị trào dịch 
ra âm đạo. 
• Làm giảm mức độ khoái cảm. 
• Đôi khi có cặp vợ chồng bị dị ứng. 
• Đối với bao cao su nữ, phải biết cách sử dụng tốt thì mới tránh 
được thất bại. 
+ Dụng cụ tránh thai trong tử cung thường gọi là “ vòng tránh thai” là một 
biện pháp tránh thai sử dụng một vật nhỏ đặt vào tử cung chỉ một lần nhưng tác 
dụng tránh thai trong nhiều năm. 
Ưu điểm: - Hiệu quả tránh thai cao (97-99%). 
• Giá thành rẻ hơn so với các biện pháp khác. 
• Thao tác đặt, tháo dễ dàng. 
• Có thể giao hợp bất cứ lúc nào. 
• Không ảnh hưởng đến chức năng nội tiết và tiết sữa để nuôi 
con. 
• Hiếm có tai biến nặng. 
 Nhược điểm: 
 - Phải đến cơ sở y tế đề đặt và tháo. 
• Các bộ y tế phải được tập huấn mới có thể đặt và tháo. 
 31 
• Có thể có các tác dụng phụ như: Đau bụng cơn, kinh nguyệt ra 
nhiều, kéo dài 
• Không phòng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục. 
• Không phòng chống được ung thư cổ tử cung, buồng trứng 
+ Viên thuốc tránh thai kết hợp liều thấp là một trong những biện pháp tránh 
thai tạm thời sử dụng nội tiết tố. Thành phần của thuốc gồm 2 loại hormon 
estrogen và progestin. Hiệu quả tránh thai cao nếu sử dụng đúng và liên tục. 
Ưu điểm: 
• Giúp tránh thai theo thời hạn dài hay ngắn tùy ý. 
• Hiệu quả cao nếu uống đúng cách. 
• An toàn cho phần lớn phụ nữ. 
• Có thể có thai ngay sau khi ngừng thuốc. 
• Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, cổ tử cung, chửa ngoài tử 
cung. 
• Giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. 
• Có thể sử dụng ở mọi lứa tuổi. 
• Không ảnh hưởng đến hoạt động tình dục. 
Nhược điểm: 
• Phải uống hằng ngày và đúng giờ. 
• Phải có dịch vụ cung cấp thuốc đầy đủ và đều đặn 
• Làm giảm tiết sữa khi cho con bú. 
• Có một số tác dụng phụ trong 3 tháng đầu: ra máu, vô kinh, 
buồn nôn, đau đầu, sạm da 
• Không phòng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục 
+ Thuốc tráng thai chỉ có PROGESTIN là một biện pháp tránh thai tạm thời. 
Hiện nay đang phổ biến 3 loại: 
• Viên thuốc tránh thai (Extuton): Vỉ 28 viên chứa 0,5 mg 
lynestrenol. 
• Thuốc tiêm tránh thai (Depot Provera – viết tắt là DMPA) là 
loại hormon progestin liều 150 mg, có tác dụng tránh thai 3 
tháng. 
• Viên thuốc tránh thai khẩn cấp. 
Ưu điểm: 
• Sử dụng được cho phụ nữ cho con bú kể từ tuần thứ 6. 
 32 
• Ít gây các tác dụng phụ. 
• Có thể ngăn ngừa các bệnh: ung thư vú, buồng trứng 
Nhược điểm: 
• Giá thành cao. 
• Không ngăn ngừa được thai ngoài tử cung. 
• Không phòng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục. 
+ Thuốc diệt tinh trùng là chế phẩm hóa học, đặt vào âm đạo trước khi quan 
hệ tình dục nhằm mục đích tránh thai. Gồm có nhiều dạng khác nhau: Dạng gel, 
dạng kem, dạng sủi bọt, dạng viên thuốc, dạng thuốc đạn, dạng màng mỏng. 
Ưu điểm: 
• Dễ sử dụng. 
• Hiểu quả tránh thai cao và an toàn. 
• Có thể áp dụng bất cứ lúc nào. 
• Không ảnh hưởng đến sữa mẹ. 
• Hỗ trợ thêm các BPTT khác. 
Nhược điểm: 
• Có thể kích thích và gây dị ứng cho cả nam và nữ, nhất là khi 
sử dụng nhiều lần trong một ngày. 
• Có thể làm nhiễm trùng đường tiểu. 
• Tính hiệu quả phụ thuộc vào việc sử dụng đúng cách. 
+ Triệt sản là một BPTT vĩnh viễn, thực hiện một lần có tác dụng suốt đời. 
Đối với nam là thắt và cắt ống đẫn tnh, đối với nữ là thắt và cắt ống dẫn trứng. 
Ưu điểm: 
• Hiểu quả tránh thai cao trên 99,5%. 
• Không có ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh lý và sinh hoạt tình 
dục. 
• Không có tác dụng phụ. 
• Thủ tục đơn giản, nhanh chóng. 
Nhược điểm: 
• Chỉ áp dụng cho những người muốn tránh thai vĩnh viễn. 
• Không phòng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục. 
 33 
• Đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sỹ chuyên khoa đã được 
đào tạo. 
+ Biện pháp tránh thai tự nhiên là những BPTT không cần dùng đến dụng cụ, 
thuốc men hay thủ thuật tránh thai nào đề ngăn cản thụ tinh. Bao gồm : Tính theo 
vòng kinh, theo sự bài tiết chất nhầy cổ tử cung, theo thân nhiệt, xuất tinh ngoài 
âm đạo. 
Ưu điểm: 
• Không ảnh hưởng đến sức khỏe, không có tác dụng phụ. 
• Không tốn kém, không bị phụ thuộc. 
Nhược điểm: 
• Không được tự do quan hệ tình dục. 
• Hiệu quả tránh thai thấp. 
• Cần có kiến thức. 
• Không thể áp dụng cho những trường hợp vô kinh hay có chu 
kỳ kinh nguyệt không đều. 
+ Bú vô kinh đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài khoảng cách sinh và 
tham gia vào việc giảm tỷ suất tử vong mẹ và tử vong trẻ em. 
Ưu điểm: 
• Hiệu quả tranh thai trong vòng 6 tháng và có thể lâu hơn. 
• Áp dụng ngay sau khi sinh. 
• Không cần cung cấp thêm BPTT hỗ trợ. 
• Không tốn kém. 
• Không có tác dụng phụ. 
Nhược điểm: 
• Sau 6 tháng hiệu quả tránh thai giảm. 
• Một số người có thể gặp khó khăn khi cho con bú vì công việc. 
• Không phòng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục. 
• Nếu mẹ bị nhiễm HIV con có thể bị nhiễm với tỷ lệ thấp. 
• Nguy cơ nạo phá thai và cách ứng xử như thế nào: 
- phá thai có thể dẫn đến các tai biến như nhiễm trùng, thủng tử cung, vô 
sinh, 
- Không QHTD sớm, an toàn trong QHTD 
• XHTD là gì và biện pháp phòng, chống 
 34 
- Xâm hại tình dục là việc lôi kéo trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục, mà 
trẻ em đó không hiểu một cách đầy đủ, không có khả năng quyết định ưng thuận 
một cách hiểu biết, hoặc hoạt động tình dục vi phạm đến luật pháp hay giá trị văn 
hóa của cộng đồng sở tại. 
- Xâm hại tình dục là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, 
dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, 
cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, 
khiêu dâm dưới mọi hình thức. 
Các biện pháp phòng chống xâm hại tình dục: 
- Cảnh giác với những thủ đoạn dụ dỗ 
- Tránh những tình huống không an toàn có thể dẫn tới bị XHTD 
- Biết tìm kiếm sự giúp đỡ của những người lớn tin cậy khi cần thiết. 
- Biết nói không, rời bỏ và chia sẽ với người lớn tin cậy khi có nguy cơ hoặc bị 
xâm hại tình dục. 
- Sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với trẻ em khác để phòng ngừa và bảo vệ trẻ em 
khỏi XHTD. 
- Phân biệt được những hành vi XHTD và những hành vi không phải XHTD. 
- Cơ thể em là của em, không ai có quyền ép buộc các em sử dụng cơ thể mình 
vì những mục đích của họ. 
Phần 2: Phát phiếu điều tra kiến thức sau khi đã được giáo dục kỹ năng sống 
về chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống xâm hại tình dục. 
Phần 3. Đánh giá kết quả đạt được 
- Hầu hết các học sinh tham gia lớp học đã có kiến thức về chăm sóc SKSS vị 
thanh niên: Hiểu rõ về các biện pháp tránh thai, thế nào là quan hệ tình dục an 
toàn, các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. 
- Biết được thế nào là XHTD và cách phòng chống XHTD 
 35 
Phụ lục 4: 
PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN 
VÀ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC 
Mã số:. 
Họ và tên: 
Lớp:. 
Giới tính:  Nam/Nữ 
Câu hỏi số 1: Trong những dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào thể hiện bạn gái đã 
bước vào tuổi dậy thì chính thức? 
A. Lớn nhanh, mặt nổi mụn 
B. Bắt đầu có kinh nguyệt 
C. Ngực phát triển, hông nở rộng, eo thu hẹp 
D. Bắt đầu rụng trứng 
Câu hỏi số 2: Đặc điểm nào trong những đặc điểm sau đây là biểu hiện của một 
tình bạn tốt: 
A. Biết bao che khuyết điểm cho nhau 
B. Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau 
C. Kết thành bè phái để làm bất cứ thứ gì theo ý thích 
D. Tụ tập những người có cùng những vấn đề khiếm khuyết để cảm thông với nhau 
Câu hỏi số 3: Vì sao không nên kết hôn và sinh con ở tuổi vị thanh niên 
A. Vì còn ít tuổi 
B. Vì cơ thể chưa phát triển đủ độ thuần thục về sinh dục 
C. Vì chưa được chuẩn bị về tâm lý và các điều kiện 
D. Vì tất cả lý do trên 
Câu hỏi số 4: Thời gian bắt đầu dậy thì của bé gái là bao nhiêu: 
A. 7-8 
B. 8-12 
C. 8-13 
D. 10-12 
Câu hỏi số 5: Thời gian bắt đầu dậy thì của bé trai là bao nhiêu: 
A. 8-12 
B. 8-13 
 36 
C. 10-12 
D. 10-15 
Câu hỏi số 6: Bệnh nào sau đây lây qua đường tình dục 
A. Bệnh viêm gan A 
B. Bệnh ung thư, lao 
C. Bệnh giang mai, lậu, HIV 
D. Bệnh viêm da 
Câu hỏi số 7. Nêu tên các biện pháp tránh thai mà bạn biết? 
.
. 
Câu hỏi số 8. Ở tuổi các em, phương pháp phòng tránh thai nào hiệu quả nhất 
A. Dùng thuốc tránh thai hàng ngày theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ 
B. Dùng bao cao su 
C. Không quan hệ tình dục 
Câu hỏi số 9. Sức khỏe sinh sản là gì? 
A. Một trạng thải hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội. 
B. Hoạt động giới tính thỏa mãn, an toàn, có khả năng sinh sản và quyết định số 
con và thời gian sinh con. 
C. Quyền được hưởng thông tin và các dịnh vụ kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu 
quả của phụ nữ và nam giới. 
D. Tất cả các yếu tố trên. 
Câu hỏi số 10: Một bạn gái sau khi đã trót lỡ có QHTD lần đầu tiên, hiện đang rất 
lo lắng. Theo bạn, những nguy cơ nào có thể xẩy ra đối với bạn gái ấy? 
A. Bạn ấy có thể mang thai. 
B. Bạn ấy có thể bị nhiễm HIV 
C. Bạn ấy có thể bị nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục. 
D. Tất cả các nguy cơ trên 
Câu hỏi số 11: Có phải chỉ phụ nữ có QHTD mới có nguy cơ mắc các bênh viêm 
nhiễm phụ khoa? 
A. Đúng 
B. Sai 
Câu hỏi số 12: Nếu gặp phải những tình huống xâm hại tình dục, bạn nên làm gì để 
tự bảo vệ mình? (có thể chọn nhiều đáp án) 
 37 
A. Hét lên thật to cho mọi người xung quanh nghe thấy 
B. Im lặng và không làm gì cả 
C. Tìm cách bỏ chạy 
D. Kể lại, chia sẻ với người lớn mà bạn tin cậy 
Câu hỏi số 13: Theo bạn XHTD là gì? ( có thể chọn nhiều đáp án) 
A. Là hành động dụ dỗ, ép buộc trẻ tham gia hoạt động tình dục 
B. Là hành vi vi phạm pháp luật 
C. Là hành động bắt tay ôm bạn khi gặp bạn để chào hỏi 
 38 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH 
Buổi thảo luận nhóm về các biện pháp phòng tránh xâm hại tình dục 
Hình ảnh buổi tập kịch chuẩn bị cho lớp kĩ năng sống 
chủ đề xâm hại tình dục và cách phòng tránh 
 39 
Hình ảnh học sinh thảo luận và tìm hiểu các biên pháp phòng tránh thai 
Hình ảnh giáo viên sử dụng phòng học thông minh để tổ chức sinh hoạt cho câu lạc 
bộ "“Giáo dục sức khỏe tuổi vị thành niên và phòng, chống xâm hại tình dục” 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_nhan_thuc_ve_van_de_suc.pdf
Sáng Kiến Liên Quan