SKKN Một số giải pháp lồng ghép nội dung giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua các tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trung học Phổ thông

Cơ sở thực tiễn

Sau gần 10 năm thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện, nền giáo dục nước

ta đang ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực và có nhiều thành tựu đáng khích

lệ. Tuy nhiên, thực tiễn đã cho chúng ta thấy nền giáo dục nước ta còn nhiều vấn

đề cần phải bàn bạc và xem xét kỹ. Khi đánh giá những mặt hạn chế của Giáo dục

và Đào tạo sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng

khóa XII, quyết nghị của Đại hội XIII đã khẳng định: “.Giáo dục và đào tạo, khoa

học và công nghệ chưa trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã

hội. Lĩnh vực văn hóa, xã hội chưa có nhiều đột phá, hiệu quả chưa cao.”

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhìn chung trong những năm gần đây, ngoài

việc nền giáo dục tỉnh nhà có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển về quy mô,

chất lượng như Báo cáo tổng kết năm học 2019 - 2020 và phương hướng nhiệm vụ

năm học 2020 - 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã nêu bật thành tích: “

Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, với vị trí tốp đầu toàn

quốc về kết quả học sinh giỏi quốc gia, khu vực, quốc tế .”, thì giáo dục Nghệ An

vẫn còn nhiều hạn chế ” .tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng về số

vụ, tính chất, mức độ (6 tháng đầu năm xảy ra 18 vụ) ,. Điển hình như vụ việc học

sinh hành hung bạn và quay video clip đăng tải lên mạng xã hội tại trường THCS

Diễn Kim, Diễn Châu; vụ việc học sinh sử dụng dao bấm gây thương tích xảy ra

tại trường Tiểu học Cửa Nam 1 - TP Vinh; vụ hiếp dâm bé gái 8 tuổi của học sinh

trường THCS Nghi Phong, Nghi Lộc.” (Theo bài viết tham luận tại Hội thảo về

“Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo

lực học đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, thực trạng và giải pháp do UBND Tỉnh

Nghệ An tổ chức, tháng 9-2019 của Công an Tỉnh Nghệ An). Mặt khác, có một bộ

phận học sinh có biểu hiện sống không có lí tưởng, sa đà vào các tệ nạn xã hội như

cờ bạc, hút chích ma túy, xâm hại tình dục, nghiện lướt web, facebook, zalo,

nghiện Game có xu hướng ngày càng phức tạp và trở thành những vấn đề nhức

nhối được cả xã hội quan tâm.

Để góp phần khắc phục những hạn chế trên, chúng ta phải đẩy mạnh học tập

và làm theo Bác. Để việc học tập và làm theo Bác đạt hiệu quả cao, ngoài việc có

rất nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thì trong thực tiễn

đã có rất nhiều cách làm hay và thiết thực, hiệu quả.

Đối với công tác chủ nhiệm trong các trường phổ thông, tiết sinh hoạt lồng

ghép nội dung giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh đã bắt đầu được chú ý. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn Bộ sách “Bác

Hồ và những bài học về đạo đức lối sống” một cách công phu, khoa học, được phổ

biến rộng rãi đến các đối tượng học sinh từ tiểu học đến THPT. Bộ sách đã tuyển

chọn những câu chuyện tiêu biểu, gần gũi, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng

học sinh cùng với hệ thống câu hỏi, bài tập khoa học nhằm giáo dục học sinh học

tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, từ đó góp phần hình

thành các phẩm chất và năng lực của các em đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội7

và thời đại. Cùng với việc chỉ đạo sát sao của Bộ và Sở, các trường học đã thực

hiện nội dung lồng ghép giáo dục học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh cho học sinh qua nhiều hình thức, cách làm khác nhau, trong đó có việc

thông qua các tiết sinh hoạt lớp. Tuy nhiên, để việc lồng ghép nội dung giáo dục tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tiết sinh hoạt đạt hiệu quả thì chưa

có công trình nào nghiên cứu cụ thể về cách thức, phương pháp, .

pdf48 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp lồng ghép nội dung giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua các tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vai thầy mo 
Câu hỏi 2. Tình huống khó xử mà Bác và Pù Sấn gặp phải trên đường là gì? 
- Đại diện của đội trả lời 
- MC chốt đáp án: Khi đến Đồn Chương, bị bọn lính tra hỏi thì cả Bác và Pù 
Sấn đều vào vai rất thành công, bọn lính không nghi ngờ gì và cho đi. Nhưng tình 
huống bất ngờ: thằng Tòng - xã đoàn trưởng muốn nhờ thầy mo về cúng cho vợ 
của hắn đang ốm nặng. 
Câu hỏi 3. Pù Sấn và Bác đã xử lí tình huống đó như thế nào? 
- Đại diện của đội trả lời 
- MC chốt đáp án: Pù sấn từ chối khéo: mẹ vợ ốm nặng lâu rồi và hơn nữa 
 30 
thầy mo này cũng không giỏi, chỉ chiều ý mẹ vợ mà đi mời thôi. Bác Hồ tỏ ra 
nghễnh ngàng, giọng ề à, 
Câu hỏi 4. Bài học có ý nghĩa rút ra từ câu chuyện 
- Đại diện của đội trả lời 
- MC chốt đáp án: Luôn bình tĩnh, khéo léo, linh hoạt ứng xử trước mọi tình 
huống khó khăn, thử thách của cuộc sống. 
Câu 5. Kể tên 3 tấm gương về sự sáng tạo? 
- Đại diện của đội trả lời 
- MC chốt đáp án: Đáp án hợp lí đều được chấp nhận 
3. Hùng biện về chủ đề: Bác Hồ với sự sáng tạo 
Để thực hiện phần thi này học sinh đã được giao nhiệm vụ chuẩn bị ở nhà: 
sưu tầm hình ảnh, video, phóng sự,... trên mạng Internet liên quan đến chủ đề được 
cho. Từ những tư liệu đó, học sinh sẽ tạo ra sản phẩm của nhóm mình và thuyết 
trình về sản phẩm đó. Học sinh có thể tạo thành một video có lồng lời thuyết trình, 
hoặc có thể tập hợp các hình ảnh, phóng sự ngắn, ... và trình chiếu, thuyết trình về 
sản phẩm của nhóm mình. 
- Đại diện hai đội lần lượt trình bày phần thi của mình 
- Ban giám khảo cho điểm về phần thi của mỗi đội 
4. Hát về Bác: 2 đội sẽ thi hát về Bác Hồ. Mỗi đội sẽ chọn 1 ca khúc và thể 
hiện ca khúc đó. 
- Ban giám khảo sẽ cho điểm phần trình bày của mỗi đội. 
5. Học tập và làm theo Bác 
Để thực hiện phần này, dẫn chương trình của lớp sẽ đưa ra tình huống từ 
thực tiễn để 2 đội xử lí. 
Tình huống 1: Bạn là một cán bộ lớp và trong lớp của bạn có một bạn học 
sinh rất hay làm mất trật tự trong lớp đã làm ảnh hưởng đến Giáo viên bộ môn, đến 
các bạn khác và thành tích chung của lớp.Bạn phải làm gì để giải quyết tình huống 
đó? 
Hướng giải quyết: Trước tiên tôi sẽ gần gũi với bạn đó và tìm hiểu nguyên 
nhân tại sao lại làm mất trật tự trong lớp. Có thể do bạn đó chán nản về gia đình 
hoặc không thích môn học đó hoặc thầy cô bộ môn dạy khó hiểu hoặc cho rằng đó 
là môn phụSau đó tôi sẽ động viên, phân tích về vai trò tác dụng của các môn 
học, hoặc trao đổi với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm để tìm ra phương 
pháp khắc phục hiệu quả hơn 
Tình huống 2: Trong một lần bạn là người đại diện cho lớp đi dự Đại hội chi 
đoàn của lớp khác bạn được giới thiệu hát tặng Đại hội một bài (Mặc dù bạn không 
 31 
có năng khiếu hát) nhưng cả Đại hội vỗ tay yêu cầu. Bạn xử ký như thế nào trong 
tình huống này? 
Hướng giải quyết: Nếu là tôi gặp phải trường hợp trên tôi sẽ tươi cười vui 
vẻ (Vì lúc này không thể từ chối được) và nói rằng tôi không có năng khiếu về hát 
,nhưng để đáp lại tình cảm của Đại hội ,tôi sẽ bắt nhịp cất hát một bài hát tập thể 
để cả Đại hội cùng hát. 
Ban giám khảo sẽ cho điểm dựa trên sự hợp lí, logic của phương án mỗi đội 
đưa ra. 
Sau các phần thi, thư ký sẽ tổng hợp điểm và công bố kết quả - Trao quà cho 
đội thi. 
 32 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Việc lồng ghép nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ chí 
Minh cho học sinh trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp là một vấn đề mới, có ý 
nghĩa nhưng để đạt hiệu quả cao là một thách thức đối với giáo viên chủ nhiệm 
cũng như học sinh. 
Vì vậy, để việc giáo dục lồng ghép nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức, 
phong cách Hồ chí Minh trong tiết sinh hoạt đem lại hiệu quả, trước hết người giáo 
viên phải có sự chuẩn bị tốt ở nhà. Giáo viên phải chịu khó suy nghĩ, nghiên cứu, 
tìm tòi các phương pháp mới để khơi gọi hứng thú, tinh thần tự giác học tập của 
học sinh. Giáo viên cần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học 
sinh tham gia một cách tích cực trong quá trình học tập, cần chú ý khai thác vốn 
kinh nghiệm, kỹ năng đã có của học sinh, giúp các em phát triển tối đa năng lực 
tiềm ẩn của bản thân. 
Về phía học sinh, cần nhận thức được một cách đúng đắn, sâu sắc ý nghĩa 
của việc học tập và làm theo Bác là một việc làm cần thiết để từ đó luôn có tinh 
thần tự giác, nghiêm túc học tập và làm theo tấm gương của Bác. Học tập và làm 
theo Bác từ những việc nhỏ nhất, bình thường nhất trong cuộc sống, trong học tập, 
trong ứng xử. 
Mặt khác các cấp lãnh đạo, các tổ chức cần có sự quan tâm và có những định 
hướng, chỉ đạo, kiểm tra kịp thời để việc lồng ghép nội dung giáo dục tư tưởng, 
đạo đức, phong cách Hồ chí Minh trong tiết sinh hoạt nói riêng và việc học tập và 
làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức của Bác nói chung đem lại hiệu quả thiết 
thực. 
Lồng ghép nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 
cho học sinh qua các tiết sinh hoạt lớp là một việc làm cần thiết. Việc lồng ghép đó 
góp phần lớn vào quá trính giáo dục đạo đức, phẩm chất và hình thành năng lực 
cho các em để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và thời đại. 
Trên đây là đề tài nghiên cứu và đã được chúng tôi áp dụng vào thực tế tiết 
sinh hoạt lớp chủ nhiệm tại Trường Trung Học Phổ Thông Tân Kỳ 3. Tuy nhiên để 
có được những tiết sinh hoạt chủ nhiệm thành công cần phải liên tục rút kinh 
nghiệm. Vì thế chúng tôi rất mong được sự góp ý chân tình của quý thầy cô và các 
bạn đồng nghiệp./. 
 33 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bác Hồ sự cảm hóa kỳ diệu (2007), Nxb Thanh niên. 
2. Bộ GD&ĐT, Thông tư Số 12/2011/TT - BGD ĐT, ngày 28 tháng 3 năm 
2011 về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và 
trường phổ thông có nhiều cấp học. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương 
trình tổng thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối 
sống dành cho học sinh lớp 10”, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019),“Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối 
sống dành cho học sinh lớp 11”, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019),“Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối 
sống dành cho học sinh lớp 12”, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
7. Bộ giáo dục và Đào tạo, Thông tư 32/2018/BGD & ĐT ban hành kèm theo 
Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018. 
8. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần 
trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm (2014), Nxb Chính 
trị Quốc gia. 
9. Hồ Chí Minh tuyển tập ( 1980), Nxb Chính trị quốc gia, tập II 
10. Hồ Chí Minh toàn tập ( 2000), Nxb CTQG, tập II. 
11. Hồ Chí Minh: Toàn tập ( 2002), Nxb Hà Nội, tập V. 
12. Kể chuyện Bác Hồ (3 tập), (2019), Nxb Giáo dục Việt Nam. 
13. Nguyễn văn Khoa (2020), Một số giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng đạo đức 
Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức học sinh, https://www.google.com.vn 
14. Những chuyện kể về Bác Hồ với giáo dục và thế hệ trẻ (2009), Nxb Lao động. 
15. Những chuyện kể về Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng (2008), Nxb Lao động. 
16. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức (2008), Nxb Giáo dục Việt Nam 
17. Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2010), Nxb Chính trị Quốc gia 
18. Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, (2010), Nxb Chính trị Quốc gia. 
 34 
PHẦN PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: Biên kịch câu chuyện Bài học của thầy Mo (sách Bác Hồ và 
những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 12 - NXBGD Việt Nam) 
cho HS sân khấu hóa 
Kịch bản: BÀI HỌC CỦA THẦY MO. 
Cảnh 1: Tại 1 ngôi nhà ở căn cứ địa Việt Bắc (đạo cụ: bàn ghế , ấm nước, 
và các vật dụng.cái gậy dựng ở vách , nón, dao phát , gùi ) Bác Hồ đang xức 
thuốc cho một em bé , xức xong quay qua dặn dò gia đình vợ chồng cán bộ CM . 
- Bác Hồ: Cô chú nhớ phải vệ sinh sạch sẽ cho cháu nhé. Chúng ta thiếu 
thuốc Tây nhưng quanh ta có rất nhiều thuốc Nam, với bệnh chốc lỡ này chỉ cần 
tro sạch chấm lên cho cháu là chữa được. 
- Vợ chồng cán bộ cách mạng : Dạ , chúng cháu cảm ơn Bác ạ.(hai người 
cùng con đi ra ngoài) 
(Lúc này một chiến sĩ liên lạc của Bác đi từ bên ngoài vào (Trang phục dân 
tộc Nùng đi rẫy về, với dao phát và ống đựng nước uống) 
- Chiến sĩ liên lạc (CSLL) : (Đi đến bên Bác ) Thưa Bác Ngày mai có cuộc 
họp quan trọng ở Pác Bó mọi người đang chờ Bác ạ. 
- Bác Hồ: (mời CSLL ngồi xuống rót nước cho anh) Chú đi xa về mệt, 
uống nước cho đỡ khát đã, (đợi CSLL uống xong nước Bác Hồ mới hỏi) thế chú 
đã kiểm tra đường đi chưa ? có con đường nào đi an toàn không? 
- CSLL: Thưa Bác đường đi từ Nước Hai đến Pác Bó chúng nó canh gác 
hết rồi ạ. 
- Bác Hồ: Thế chú có cách nào để đi qua không? 
- CSLL: (Gãi đầu ) Thưa Bác cháu chưa tìm ra ạ. 
- Bác Hồ : Thôi chú cứ về nghỉ ngơi đi nhé, chúng ta sẽ nghĩ cách sau. 
- CSLL: Dạ cháu chào Bác ạ (đi ra). 
- Bác Hồ: (Đi ra phía cổng gọi) Chú Pù Sấn, vào Bác hỏi chút nhé. 
- Pù Sấn: Dạ, báo cáo đồng chí Bác cháu có mặt. 
- Bác Hồ: (Cười ) có ai báo cáo như chú đâu, chú ngồi xuống đây ta bàn tí việc. 
- Pù Sấn: (gãi đâù cười) dạ. (ngồi xuống, rót nước mời Bác). 
- Bác Hồ: Ngày mai, Bác có cuộc họp ở Pác Bó, các con đường đều bị lính đồn 
Đôn Chương canh gác rất chặt chú là người dân ở đây có cách nào đi qua được không? 
- Pù Sấn: Dạ thưa Bác đường từ Nước Hai đến Pác Bó chúng nó kiểm tra 
chặt lắm ạ. Người lạ bị chúng nó hỏi vặn vẹo đủ thứ Bác ạ, chỉ còn cách đóng giả 
dân địa phương để đi thôi Bác ạ. 
- Bác Hồ: Ý Bác cũng thế, nhưng giờ đóng dân bình thường dễ bị tra hỏi 
nhiều, hay ta đóng vai thầy mo, chú xem thế nào? 
 35 
- Pù Sấn: Dạ, đúng Bác ạ, đồng bào rất nể trọng thầy mo. 
- Bác Hồ: Thế này nhé , bây giờ chú về tìm mượn tất cả dụng cụ của thầy 
mo đi cúng , sáng mai đến sớm hai Bác cháu ta hóa trang rồi đi 
- Pù Sấn: Dạ, cháu chào Bác ạ. 
Cảnh 2: (Bác Hồ và Pù Sấn trong trang phục của người dân tộc Nùng, trên 
đường đi , vừa đi vừa nói chuyện). 
- Bác Hồ: Chú nhớ nội dung và vai kịch không? 
- Pù Sấn: Thưa Bác, cháu nhớ ạ. Cháu là con rể có mẹ vợ ốm, Bác là thầy 
mo ạ. 
- Bác Hồ: Tốt lắm , chú cần phải bình tĩnh và ứng biến cho tốt nhé. 
- Pù Sấn: Dạ, cháu nhớ rồi ạ, thưa Bác chúng ta sắp tới đồn địch ạ. 
Cảnh 3(tại đồn địch: 2 tên lính canh mặc đồ lính Pháp ôm súng đứng bên 
ngoài, có cây tre nằm ngang đường). 
- Lính 1 : (Đi ra, chĩa súng vào Bác Hồ và Pù Sấn, quát lớn) hai người này 
đi đâu? 
- Pù Sấn: Mình đi mời thầy mo về nhà cúng cho mẹ vợ mình ốm đấy! 
- Lính 1: Có thật không? 
- Pù Sấn: Thật lắm mà! 
- Lính 2: (chạy đến lục tung gánh đồ đang mang, thấy quần áo, sách kinh, 
giấy sớ, bùa, dấu ấn gỗ.  phẩy tay cho đi.) đi đi. 
(Vừa lúc này Thằng Tòng xuất hiện, 4 tên lính đứng dậy chào. Chào xã đoàn 
trưởng ạ. ). 
- Thằng Tòng: (giữ đòn gánh của Pù Sấn nói ) thầy mo hả, may quá. Vợ 
tao đang ốm, phải nhờ ông thầy này vào cúng cho vợ tao khỏi thôi. 
- Pù Sấn: Không được đâu xã đoàn trưởng ơi! 
- Thằng Tòng: Sao thế, mày dám cãi lời tao à? 
- Pù Sấn: Mẹ vợ mình ốm nặng lâu rồi, phải đưa về nhanh không vợ hắn 
nạt mà. (Ghé tai Thằng Tòng nói nhỏ) Thầy mo này không được ưng cái bụng đâu, 
chiều ý mẹ vợ thôi.(lúc này Bác Hồ vừa đi quanh vừa sờ vào súng của tên lính 
canh và gật gật cái đầu) 
- Thằng Tòng: (Đi một vòng vừa đi vừa nhìn Bác Hồ, dò xét bất ngờ vỗ 
vai hỏi) Thầy bắt được mấy con ma rồi.? 
- Bác Hồ (quần áo chàm xộc xệch, khăn cũ lôi thôi, răng đen, giả giật 
mình) nói: bắn Mang hả ? ta không có cái súng nên không bắn được con Mang 
đâu. Chỉ đào được mấy con dúi thôi. Bữa sau bắt được ta mang cho quan ạ. 
- (Thằng Tòng và mấy tên lính cùng phá lên cười và khoát tay cho Bác Hồ 
và Pù Sấn đi) 
- Bác Hồ và Pù Sấn: chào các ông ạ (gánh đồ đi ). 
 36 
Phụ lục 2: Hình ảnh tiết sinh hoạt chủ nhiệm theo chủ đề “Học và làm theo 
Bác” của học sinh lớp 12-trường THPT Tân Kỳ 3 
2.1 Một vài hình ảnh sân khấu hóa vở kịch Bài học của thầy mo 
 2.2. Tiết mục văn nghệ Hát về Bác - em Thanh Thảo lớp 12A7 trình bày 
trong giờ sinh hoạt lớp 
 37 
 2.3. Phần thi “hiểu về Bác” giữa 2 đội “ Hoàng Trù “ và “Làng Sen” 
2.4. Học sinh ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường hiệu quả học tập 
 38 
Phụ lục 3: Giáo viên chủ nhiệm dùng hình ảnh những người gần gũi với các 
em để nêu gương . 
Nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp nêu gương trong giáo dục, 
nhiều năm học qua, thầy và trò trường THPT Tân Kỳ 3 luôn thực hiện tốt việc 
“đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng những việc 
làm, hành động thiết thực, có hiệu quả, tạo dấu ấn trong giáo dục tỉnh nhà. 
Một trong số những tấm gương điển hình về học và làm theo Bác của đội 
ngũ cán bộ, giáo viên trường THPT Tân Kỳ 3 nổi bật nhất là hình ảnh thầy giáo 
Trần Đình Đức. 
Thầy Trần Đình Đức sinh năm 1977 trong một gia đình thuần nông tại vùng 
quê nghèo xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương. Sau khi tốt nghiệp phổ thông 
trung học, thầy thi tuyển vào ngành sư phạm với mong muốn trở thành thầy giáo. 
Năm 2001 thầy ra trường và về giảng dạy tại trường THPT Tân Kỳ 3. Gần 20 năm 
gắn bó với “ sự nghiệp trồng người” thầy không ngừng rèn luyện nâng cao chuyên 
môn và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thầy Nguyễn Văn Thịnh, 
nguyên là hiệu trưởng nhà trường đánh giá: Ngoài công tác giáo dục, thầy Đức 
tích cực tham gia tốt các hoạt động chuyên môn của trường, của ngành. Nổi bật 
nhất là các phong trào thi đua “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học 
và sáng tạo”, và thực hiện tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong 
cách Hồ Chí Minh theo chỉ thị 05-CT/TW về thực hành tiết kiệm, chống tham 
nhũng lãng phí, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, tích cực quan tâm 
xây dựng khối đoàn kết nội bộ, hăng say nhiệt tình trong các hoạt động của địa 
phương”. 
Thầy Đức chia sẻ: “từ lúc còn là một sinh viên nghành sư phạm tôi rất tâm 
đắc câu nói “ Một gánh sách hay không bằng một người thầy giỏi”. Thầy đã không 
ngừng trau dồi chuyên môn, học tập để nâng cao trình độ. Đặc biệt tích cực hưởng 
ứng phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” cũng là một trong 
những nội dung đăng ký học tập chỉ thị 05-CT/TW, thầy đã áp dụng các phương 
pháp dạy học mới vào giảng dạy đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục, như 
là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh luôn có học sinh đậu, đạt giải khá cao, 
điểm thi THPT Quốc gia bộ môn cao nhất trong các môn thi Ngoài ra, trong quá 
trình giảng dạy, thầy vận dụng kinh nghiệm có được để hoàn thành những sáng 
kiến kinh nghiệm cấp ngành, cấp tỉnh có giá trị thực tiễn. 
Với sự nỗ lực bản thân và ý chí vượt khó của một cậu học trò nghèo trở 
thành một người thầy giáo được đồng nghiệp và học trò quý mến, cùng những 
thành tích đáng ghi nhận của thầy như: giải ba cuộc thi báo cáo viên giỏi cấp tỉnh 
(năm 2003), nhiều năm liền thầy được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (năm 
2018,2019), được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng bằng khen (năm 2018). Đặc 
biệt, năm 2019 thầy đạt giải nhất tại hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, được liên 
đoàn lao động tỉnh tặng bằng khen và được vinh danh một trong những gương lao 
động điển hình tiến tiến của tỉnh nhà trong 5 năm liền giai đoạn (2015-2020). Thầy 
 39 
giáo Trần Đình Đức như là một tấm gương sáng để các em noi theo. 
Cũng từ mái trườngTHPT Tân Kỳ 3 đã có hàng ngàn học sinh đã trưởng 
thành công tác trên mọi miền đất nước, hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, 
nhiều em đã là nhà giáo, nhà báo, công an, bộ đội hoặc giám đốc các doanh nghiệp 
hoặc công nhân, kĩ sư lành nghề ... Dù đảm nhiệm nhiều cương vị khác nhau 
nhưng cựu học sinh nhà trường đang góp sức mình trong sự nghiệp dựng xây và 
bảo vệ tổ quốc,“sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Trong số những cựu 
học sinh tiêu biểu -là tấm gương sáng cho các thế hệ đàn em noi theo. Một trong số 
đó có em Nguyễn Văn Công (khóa 2004- 2007) trở thành tiến sĩ đầu tiên của các 
thế hệ học trò. 
Những năm học phổ thông, cũng như nhiều bạn bè cùng trang lứa với em 
Công, điều kiện kinh tế gia đình hết sức khó khăn, trên 15 kilomet đường đá gập 
ghềnh với “ổ gà”, “ổ voi” chi chít, phương tiện không có gì “sang” hơn ngoài chiếc 
xe đạp thô sơ. Bởi vậy việc đến trường cấp 3 của các em ở vùng Đồng Văn nơi em 
Công ở hay những vùng lân cận quả là một điều đáng khâm phục. Em Công là một 
trong số ít những học sinh vượt nghèo, vượt khó để đến trường. Giờ đây em đã là 
một tiến sĩ, với nhiều người cho rằng sự học như thế là đã đủ, riêng em Công chia 
sẻ rằng “em xác định sự nghiệp học tập của em kéo dài đến chừng nào còn có 
thể”, sự say mê học tập và sự nghiêm túc, sáng tạo trong công việc đã đem lại cho 
em những thành quả đáng được ghi nhận, đến nay em đã có trên 24 công trình 
khoa học được công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế nghiên cứu về liên 
 40 
ngành Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ sinh học, đã xuất bản đồng tác giả 
giáo trình đại học cùng ngành. 
Hình ảnh em Nguyễn Văn Công 
Phụ lục 4: Một vài hình ảnh hoạt động giáo dục của học sinh theo kế hoạch 
“ Học và làm theo Bác” 
Các em phát huy khả năng học tập qua các cuộc thi trên mạng internet 
 41 
“Ngày chủ nhật xanh “- vui vẻ, sạch sẽ! 
“Đâu cần thanh niên có, đâu khó 
có thanh niên” 
“Tết yêu thương” ở trường em ! 
 42 
Các anh chị đoàn viên THPT Tân Kỳ 3 tham gia chương trình 
“Bữa cơm tình thương” tại trường THCS Hương Sơn - Tân Kỳ - Nghệ An 
Cùng nhau chia sẻ những hoàn cảnh khó khăn 
 43 
Phụ lục 5: Phiếu thăm dò ý kiến học sinh 
Kết quả đánh giá từ học sinh khi áp dụng đề tài: 
Câu 1: Xin em vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào 
đáp án mà em cho là hợp lý nhất (đúng nhất) 
1.1. Trong các tiết sinh hoạt lớp mà giáo viên đã áp dụng theo em: 
a. Nên áp dụng nhiều việc lồng ghép Tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí 
Minh 
b. Không Nên áp dụng việc lồng ghép Tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ 
Chí Minh 
c. Nên dành tiết sinh hoạt lớp để đánh giá nhận xét về hoạt động của lớp 
trong tuần 
d. Nên dành thời gian để các em nghỉ ngơi sau một buổi, tuần học căng 
thẳng 
1.2. Giờ sinh hoạt lớp vừa rồi (Có lồng ghép Tư tưởng, đạo đức, phong cách 
Hồ Chí Minh) bản thân em thấy: 
a. Rất thích 
b. Thích 
c. Thích vừa phải. d. Không thích 
1.3. Sinh hoạt lớp theo cách vừa rồi (Có lồng ghép Tư tưởng, đạo đức, 
phong cách Hồ Chí Minh) em thấy: 
a. Toàn là ưu điểm 
b. Ưu điểm nhiều hơn nhược điểm 
c. Toàn là nhược điểm 
d. Nhược điểm nhiều hơn ưu điểm 
1.4. Theo em nên như thế nào về việc giờ sinh hoạt lớp Có lồng ghép Tư 
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh? 
a. Áp dụng nhiều 
b. Áp dụng vừa 
c. Áp dụng ít 
d. Không Áp dụng 
Học sinh không cần phải ghi tên vào phiếu trưng cầu này. 
Xin chân thành cảm ơn! 
 44 
Kết quả thăm dò 84 học sinh đạt được như sau: 
Câu 1: 
1.1: Có 70/84 chọn a, Có 10/84 chọn b, Có 4/84 chọn c, và không có học 
sinh chọn d. 
1.2: Có 71/84 chọn a (rất thích) Có 13/84 chon b (thích) Không có HS 
chọn c và d. 
1.3: Có 84/84 chọn b (ưu điểm nhiều hơn nhược điểm) Không có HS chọn 
a, c và d. 
1.4: 75/84 chọn a (áp dụng nhiều) có 9/84 chọn b (áp dụng vừa) Không có 
HS chọn c và d . 
Câu 2: Giờ sinh hoạt lớp Có lồng ghép Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ 
Chí Minh HS đạt được gì ? (Bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng) 
a. Bồi dưỡng, giáo dục lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh 
b. Giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để 
học theo Người, làm theo Người, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cá nhân 
c. Hình thành nên những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trung thực, trách 
nhiệm, chăm chỉ. Những năng lực: tự học, tự chủ, giải quyết vấn đề và sáng tạo,.... 
từ đó góp phần phục vụ và cống hiến cho Tổ quốc. 
d. Áp lực, căng thẳng mất thời gian,.... 
Kết quả thăm dò 84 học sinh thu được: 
Đáp án a b c d 
Số HS 23 /84 27 / 84 32 / 84 2 /84 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_long_ghep_noi_dung_giao_duc_hoc_tap_va.pdf
Sáng Kiến Liên Quan