SKKN Một số giải pháp để phát huy hiệu quả vai trò của ban nữ công trong hoạt động công đoàn cơ sở trường Trung học Phổ thông miền núi
Cơ sở lí luận
Nhằm tiếp tục phát huy vai trò và tiềm năng của nữ công nhân viên chức lao
động, quán triệt Nghị quyết 20/NQ - TW của Ban Chấp hành TW Đảng về “Tiếp
tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước”ngày 27-4-2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số
11-NQ/ TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước: "Trong suốt quá trình cách mạng, Ðảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công
tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương
của Ðảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong
Nghị quyết Ðại hội Ðảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Ðảng, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác
cán bộ nữ. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để
phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới".
Hoạt động nữ công trong giai đoạn hiện nay được triển khai theo tinh thần
Nghị quyết số: 06/ Quyết định - Tổng liên đoàn, ngày 29 tháng 01 năm 2011 của
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác vận động nữ công nhân viên chức
lao động thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 03
của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi
đua “Giỏi việc nước- đảm việc nhà”; Chương trình hành động số 190 của tổng lao
động liên đoàn Việt Nam về thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ chính trị
Căn cứ vào chương trình hoạt động của Ban nữ công công đoàn ngành giáo dục.
Quán triệt Nghị quyết của Chi bộ nhà trường về việc nâng cao nhận thức trong công
tác nữ và vai trò của cán bộ nữ. Căn cứ vào nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong phương
hướng giai đoạn 2015-2020 của Ban nữ công và công đoàn Trường THPT Tương
Dương 1.
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của
người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống
chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại
diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác
(sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh
tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng
nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Công đoàn là nơi tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội
ngũ giai cấp công nhân lao động. Vị trí của Công đoàn ngày càng được khẳng định
và thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà Công đoàn tham5
gia. Tổ chức công đoàn cơ sở Trường THPT Tương Dương 1 hoạt động tuân thủ
theo Điều lệ công đoàn và sự chỉ đạo của công đoàn cấp trên. Ban nữ công là một
bộ phận quan trọng của tổ chức công đoàn, hoạt động dưới sự chỉ đạo của BCH
công đoàn. Trong những năm qua hoạt động nữ công của trường THPT Tương
Dương 1 mặc dù đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ nhưng để tạo được sự
vững mạnh lâu dài và niềm tin thật sự trong đội ngũ, đòi hỏi người cán bộ công
đoàn phải luôn có những giải pháp mới và có hiệu quả phù hợp với đặc thù của nhà
trường.
Về công tác nữ công, các cấp lãnh đạo và công đoàn cấp trên đều quan tâm
sâu sắc, đặc biệt là vấn đề bình đẳng giới trong giai đoạn 2011-2020 đang được
triển khai và ngày càng được đẩy mạnh. Vì thế ở các cấp công đoàn cơ sở muốn
thực hiện tốt công việc này thì hoạt động nữ công cần phải đẩy mạnh, thường
xuyên quan tâm đến giới nữ và phải tổ chức các hoạt động về giới hiệu quả, thiết
thực.
thì các em sẽ được quy định chung về đồng phục: Thứ 2 đầu tuần các em nữ dân tộc Thái mặc váy thái, các em nữ Hơ mông mặc trang phục đúng bản sắc của dân tộc mình, mặc áo sơ mi trắng có logo trường, thứ 7 mặc áo xanh tình nguyện, đeo thẻ; đi dép quai hậu hoặc dày; trong những tiết học các môn học như thể dục, giáo dục quốc phòng an ninh các em có trang phục theo quy định của môn học. Riêng với học sinh nữ, Ban Nữ công tham mưu để có các quy định riêng như: Không được nhuộm tóc, trang điểm, sơn móng tay, móng chân (trừ lúc các em tham gia các hội thi). Với trang phục này vừa toát lên vẽ đẹp chân phương, mộc mạc, giản dị của lứa tuổi học trò vừa thể hiện tính nghiêm túc, năng động và đặc biệt phù hợp với học sinh là con em mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao. Hình ảnh học sinh nữ mặc đồng phục dân tộc Thái tham gia cuộc thi hát bài truyền thống của trường và hình ảnh cô giáo chủ nhiệm bên các em học sinh đạt giải cuộc thi trang phục dân tộc đẹp nhất năm 2019-2020 41 Ngoài việc quy định trang phục hàng ngày đến trường, Ban nữ công cần chú trọng các hoạt động của các em tại trường.Trường học là nơi diễn ra các hoạt động giao tiếp hàng ngày và hoạt động giao tiếp này không chỉ diễn ra giữa các em học sinh với nhau mà còn là hoạt động giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với các vị quan khách khi đến trường. Hơn nữa đây là môi trường giáo dục, các em cần thể hiện rõ mình là người có giáo dục, có văn hóa. Đầu tiên là văn hóa ứng xử, với thầy cô và người lớn các em thể hiện lễ phép trong lời nói, biết lắng nghe và biết tỏ thái độ đúng mực, luôn kính trọng thầy cô giáo và người lớn. Với bạn bè thì thể hiện thái độ hòa nhã, chân thành và tôn trọng nhau. Trong giao tiếp, cần biết nói lời cảm ơn và lời xin lỗi. Đây là nét đẹp của văn hóa học đường. Nét đẹp của nữ học sinh còn thể hiện ở khả năng chiếm lĩnh kiến thức, phát huy truyền thống hiếu học, khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập để mang lại kết quả học tập và rèn luyện tốt nhất làm rạng danh cho nhà trường, gia đình, dòng họ và chính bản thân các em. Do đó ngoài việc các em lĩnh hội kiến thức do thầy cô giáo truyền thụ, Ban nữ công phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các câu lạc bộ môn học để các em thành lập nhóm học tập tại trường cũng như qua các trang mạng xã hội để các em cùng hỗ trợ nhau trong học tập; phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thông qua tiết sinh hoạt để phân tích những tồn tại của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ hiện nay đang ứng xử một cách vô văn hoá, hiện tượng bạo lực học đường từ đó giúp các em nhận thức đúng vấn đề giáo dục và thực hiện tốt văn hóa học đường. Trong thời đại ngày nay, yêu cầu của xã hội về con người ngày càng cao, nhất là thế hệ trẻ. Vì vậy các em không chỉ tích lũy kiến thức môn học mà cần rèn luyện thêm những kĩ năng sống cơ bản. Do đó, Ban nữ công đã kết hợp với Công đoàn và Đoàn thanh niên tạo nhiều sân chơi bổ ích để các em tập luyện, thi đấu và thể hiện mình. Đây là những trải nghiệm thú vị để các em trau dồi phẩm chất và năng lực tích lũy hành trang để các em tự tin sau khi rời ghế nhà trường. Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Giá trị đạo đức còn được thể hiện ở lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn. Đặc biệt giá trị ấy cần được giáo dục nơi trường học, nó không chỉ thể hiện ở thái độ mà cả hành vi trong cuộc sống hàng ngày. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, Ban nữ công đã tham mưu cùng BCH đoàn trường tạo cho các em nữ học sinh những cơ hội cũng như thách thức để các em rèn luyện và thể hiện mình như tổ chức thi cắm hoa, thi báo tường với chủ đề tri ân người phụ nữ nhân ngày lễ 20/10, 8/3; tổ chức quyên góp hỗ trợ người nghèo hoặc nhận chăm sóc di tích lịch sử Đền Vạn cửa rào, vệ sinh chăm sóc cây cảnh ở nghĩa trang liệt sĩ của huyện và vệ sinh các địa điểm công cộng của thị trấn vào các ngày chủ nhật xanh. Bài học từ những việc làm cụ thể ấy sẽ khiến các em khắc sâu và nhớ mãi. Hình ảnh các em học sinh tham gia vệ sinh khuôn viên nghĩa trang của huyện nhà, Đền Vạn Cửa Rào,khu vực công cộng của thị trấn và quyên góp hỗ trợ người nghèo năm 2020 - Cứ hàng năm vào đầu Xuân năm mới, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu, BCH công đoàn đã phối kết hợp với Hội Phụ huynh, Đoàn Thanh niên, Y tế trường học và các giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh đi tham gia lễ hội ĐềnVạn Cửa Rào. Mỗi chuyến đi đều đã mang lại tinh thần vui tươi phấn khởi cho toàn thể cán bộ giáo viên, hội phụ huynh và các em học sinh. Đây là bài học thực tế đặc biệt có giá trị giáo dục đối với các em học sinh trường THPT Tương Dương 1 về nhớ về cội nguồn. Hình ảnh các em hs nữ tham gia lễ hội Đền Vạn Cửa Rào vào đầu Xuân năm mới năm 2019 (Dịch bệnh Covid chưa xẩy ra) - Đặc biệt để ứng phó với đại dịch Covid-19, với phương châm chống dịch như “chống giặc” nữ hoc sinh trường THPT Tương Dương 1 đã nhận thức được vai trò trách nhiệm của bản thân, tích cực tham gia công tác vệ sinh phòng chống dịch tại địa phương, gia đình và trường học. Mỗi nữ học sinh trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Hình ảnh nữ học sinhtham gia cùng giáo viên nữ vệ sinh trường lớp, đeo khẩu trang khi đến lớp và tham gia nấu ăn cùng chị em thị trấn để phục vụ người dân cách li ở Lào về tháng 3/ 2020 3.7.2. Kết quả đạt được Về phía nữ cán bộ, giáo viên Qua phát động phong trào xây dựng “Nét đẹp văn hóa nơi công sở”, “văn hóa học đường”, từ thực tế theo dõi và kiểm tra, 100% chị em hưởng ứng và thực hiện tốt văn hóa nơi công sở và văn hóa học đường. Đây là một bước chuyển biến tích cực tạo nên môi trường giáo dục chuyên nghiệp và kiểu mẫu. Các cô giáo thật lịch sự, kín đáo trong bộ trang phục công sở, duyên dáng thướt tha trong bộ áo dài truyền thống, trẻ trung năng động trong trang phục thể thao. Trong giao tiếp các cô giáo luôn vui tươi hòa nhã và lịch sự, trong công việc luôn tận tụy hết lòng vì học sinh thân yêu vừa thể hiện nét đẹp của người phụ nữ truyền thống “công, dung, ngôn, hạnh” vừa thể hiện nét đẹp của người phụ nữ hiện tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người được các em học sinh gửi trọn niềm tin, lòng biết ơn và tri ân sâu sắc bằngthành tích học tập và rèn luyện xuất sắc hoặc thông qua các tác phẩm dự thi “cắm hoa”,“báo tường”,“thầy cô trong mắt em” ... Hình ảnh chị em trong lễ kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam và hưởng ứng tuần lễ áo dài tháng 3/2021 Về phía nữ học sinh Khi mọi quy định đã đưa vào nội quy học sinh thì các em dần nhận thức được giá trị của nét đẹp lứa tuổi học trò, các em tự điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ và thái độ để có được vẻ đẹp đồng nhất trong trường học. Do đó, hiện tượng nữ học sinh vi phạm nội quy ngày càng ít, đây là một bước chuyển biến tích cực, là dấu hiệu tin rằng tiến tới sẽ không còn học sinh nữ vi phạm nội quy trường học. Trong giao tiếp và ứng xử các em luôn kính trọng thầy cô giáo, các vị quan khách, người lớn tuổi ; với bạn bè luôn cư xử đúng mực, chân thành, biết nói lời cảm ơn, lời xin lỗi, biết nhận và sữa lỗi. Các em đã góp phần xây dựng nên nét đẹp văn hóa học đường tại trường THPT Tương Dương1. Đặc biệt qua các sân chơi, các cuộc thi các em đã mạnh dạn, tự tin thể hiện các tài năng của mình. Hàng năm, Ban nữ công đã phát huy vai trò của nữ công trong BCH Đoàn thanh niên tổ chức cuộc thi tìm kiếm tài năng, học sinh thanh lịch dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 qua các phần thi:Trình diễn trang phục áo Đoàn thanh niên, trang phục dạ hội, phần thi tài năng và phần thi hùng biện. Đây là Hội thi vừa có giá trị giáo dục cao vừa tạo tiền đề để các em tự tin tham dự các cuộc thi trên phạm vi và quy mô lớn hơn của tuổi trẻ. Hình ảnh Hội thi nữ học sinh Thanh lịch năm học 2018-2019 Trong các tác phẩm dự thi “Thầy cô trong mắt em”, các em đã thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo mà mình yêu quý, trân trọng, cảm phục, góp phần đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực và hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực, hướng tới xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc. 7.2.3. Bài học kinh nghiệm Để thực hiện tốt văn hóa nơi công sở, văn hóa học đường, trước hết Ban nữ công cần nghiêm túc phối hợp với Cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu, Ban thi đua đưa quy chế áp vào nội quy cơ quan để theo dõi, các mức vi phạm đều được quy ra điểm và trừ điểm thi đua hàng tuần để xếp loại thi đua cuối kì và cuối năm. Trái lại những giáo viên tham gia tích cực và có hiệu quả trong các phong trào thì được cộng điểm thi đua, có như vậy mới có hiệu ứng và hiệu quả trong thi đua nói chung và thực hiện tốt văn hóa nơi công sở nói riêng. Các quy định đều được thông qua các tổ công đoàn thảo luận, bàn bạc, thống nhất và đưa vào quy chế thi đua thông qua Hội nghị công nhân viên chức đầu mỗi năm học biểu quyết và thực hiện. Để tổ chức các Hội thi có chất lượng và hiệu quả, Ban nữ công cần phối hợp với BCH Công đoàn và Đoàn thanh niên cùng bàn bạc về chương trình, lựa chọn thời điểm, cách thức tổ chức. Tại đơn vị trường chúng tôi thường tổ chức Hội thi nấu ăn hoặc cắm hoa vào dịp 20/10 ; 8/3; còn Hội thi nét đẹp người giáo viên nhân dân thường tổ chức để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 bởi đây là dịp cơ quan đón những thầy cô giáo đã về hưu trở lại trường dự lễ, phần thi được diễn ra trong buổi tọa đàm, là món quà thay lời tri ân của thế hệ giáo viên trẻ gởi tặng quý thầy cô, cũng là để khẳng định rằng thế hệ thầy cô giáo trẻ không những chăm lo giáo dục tốt cho học sinh mà còn tạo được tinh thần vui tươi, phấn khởi trong hội đồng sư phạm. Đây là nét văn hóa đặc sắc trong ngành giáo dục cần phát huy. Hình ảnh thầy giáo Hồ Văn Thanh, hiệu trưởng nhà trường phát biểu và tập giáo viên cán bộ Trường THPT Tương Dương 1trong ngày Lễ 20/11/2020. Riêng đối với nữ học sinh, Ban nữ công cần phối hợp với Đoàn thanh niên vừa xây dựng nội quy vừa tạo những sân chơi bổ ích để các em có cơ hội thể hiện nét đẹp riêng của nữ giới. Sau mỗi phần thi cần có nhận xét đánh giá để các em rút kinh nghiệm. Kết thúc cuộc thi cần có giải thưởng xứng đáng để ghi nhận những nổ lực phấn đấu của các em đồng thời để khích lệ toàn thể nữ học sinh trong trường nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện mình.Các hoạt động tri ân, uống nước nhớ nguồn, chăm sóc các di tích lịch sử hay hoạt động học tập trải nghiệm cần sự phối hợp của các tổ chức trong nhà trường, hội phụ huynh và các đoàn thể tại địa phương. 46 III. Kết quả đạt được 1. Kết quả của nữ cán bộ, giáo viên Trong 5 năm qua, việc tổ chức các hoạt động nữ công trong Trường THPT Tương Dương 1 đã thực sự có những đổi mới, chuyển biến và có kết quả thiết thực. Các phong trào này được chị em hưởng ứng rất nhiệt tình và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Từ những phong trào này, nhiều chị em đã nâng cao tinh thần tự học, tự rèn, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục. Nhờ vậy số lượng viết sáng kiến kinh nghiệm và số sáng kiến kinh nghiệm được công nhận bậc 4 cấp tỉnh tặng lên 60 % so với giai đoạn 5 năm trước đó. Đặc biệt riêng năm 2020 có 6 sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp tỉnh trong đó của nữ chiếm 5 rồi. 100% cán bộ giáo viên nữ tích cực thực hiện các cuộc vận động như” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”. Nếu những năm 2015 trở về trước, ban nữ công rất vất vả trong việc chọn hình thức tổ chức, các hình thức tổ chức còn nghèo nàn, chưa đủ sức hấp dẫn. Việc điều các nữ cán bộ, giáo viên tham gia vào các buổi tọa đàm, hội thi, thăm hỏi, hiếu hỉ, thể thao còn khó khăn, nhiều đồng chí còn thờ ơ, trốn tránh, thì nay (từ năm học 2015-2020 đến nay) các chị em đã rất tích cực, tự giác trong tham gia hoạt động và lan tỏa ra toàn cơ quan. Nhiều chị em còn rất đam mê trong các hoạt động văn nghệ thể thao và coi đây là món ăn tinh thần không thể thiếu. Vai trò của Ban nữ công thực sự được khẳng định, chị em đã coi Ban nữ công như trung tâm tư vấn, trao đổi mỗi khi có những thắc mắc, xem Ban nữ công như chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho chị em. Ban nữ công cúng đã phối hợp với Công đoàn nhà trường thực hiện đầy đủ các chính sách đối với lao động nữ: nghỉ dưỡng sức, chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội, chế độ giảng dạy có con nhỏ 100% các nữ cán bộ, giáo viên được khám sức khỏe định kì 1 lần trong năm. 100% các nữ cán bộ, giáo viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao do Ban nữ công phát động. 100% đoàn viên nữ tham gia đóng góp hưởng ứng các hoạt động từ thiện. Mặt khác, sự lan tỏa của các hoạt động nữ công ở Trường THPT Tương Dương 1 trong 4 năm qua đã có những chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành động của nữ cán bộ, giáo viên và học sinh. Có nhiều mô hình tổ chức hoạt động nữ công đã trở thành hoạt động thường xuyên, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với các chị em như; hoạt động thể dục, thể thao, phong trào văn nghệ Chị em đã tham gia tự giác và say mê các hoạt động nữ công và có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động nữ công nhà trường và của ngành. Từ đó tạo những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động. Mọi người yên tâm công tác, yêu trường yêu lớp - “Mỗi ngày đến 47 trường là một ngày vui”. Cũng từ kết quả của các phong trào này ,chị em rất tích cực, hăng say trong công tác chuyên môn và đã thực hiện công tác chuyên môn ngiêm túc. 98 % chị em không vi phạm kỉ luật của cơ quan đơn vị. Nhiều chị em đã biết cách lồng ghép và tận dụng thời gian để tổ chức các hoạt động nữ công cho học sinh. Giúp học sinh có nhận thức đầy đủ về giới , biết tự bảo vệ mình và có phương pháp sinh hoạt cộng đồng tốt hơn.Trong 5 năm qua có 3 gương điển hình tiên tiến được cấp ngành tặng bằng khen. Có 27 gương điển hình tiên tiến được cấp trường tặng giấy khen. 100 % gia đình nữ cán bộ giáo viên đạt gia đình văn hóa. 80% nữ cán bộ , giáo viên được tham quan, học tập thực tế. Có 3 đồng chí được được bộ giáo dục tặng bằng khen. Có 4 đồng chí được Công đoàn ngành giáo dục tặng bằng khen; có 2 đồng chí được Liên đoàn lao động tỉnh tặng bằng khen. Có 22 đồngchí được công đoàn ngành tặng giấy khen; Có 2 đồng chí được tặng danh hiệu điển hình tiên tiến; có 1 đồng chí được công nhận là giáo viên tiêu biểu ; Có 20 đồng chí được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, có 4 đồng chí được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Cũng qua 5 năm tổ chức các hoạt động nữ công theo các mô hình trên, các nữ cán bộ giáo viên thực sự đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ, hỗ trợ cho nhau cùng tiến bộ, chị em cùng toàn thể cơ quan xem như là một gia đình lớn, ấm áp tình yêu thương và rộn rã tiếng cười. 2. Đối với nữ học sinh: 99 % các em nữ sinh không vi phạm nội quy nhà trường, nhiều tấm gương người tốt, việc tốt được biểu dương kịp thời... Trong 5 năm qua , Ban nữ công kết hợp với công đoàn đã tuyên dương 25 điển hình nữ học sinh rèn luyện tốt, học tập tốt. 8 điển hình nữ học sinh thực hiện nghĩa cử cao đẹp. Toàn trường không có hiện tượng nữ học sinh mắc các tệ nạn xã hội. 48 Phần III. KẾT LUẬN 1. Kết luận Có thể nói, người phụ nữ Việt Nam, dù ở thời đại nào cũng là lực lượng cơ bản, là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam. Chiếm 3/4 lực lượng lao động, phụ nữ ở Trường THPT Tương Dương 1 đã và đang không ngừng phấn đấu nỗ lực để khẳng định vai trò và vị trí của mình. Các chị luôn đoàn kết, thương yêu, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công tác và cuộc sống gia đình. Các chị thực sự là những bông hoa tươi thắm giữa đời thường vẫn đang tỏa hương sắc mặc cho những bộn bề của cuộc sống thường nhật hôm nay. Trên đây là nhưng việc làm, kết quả, những suy nghĩ ban đầu của bản thân tôi trong quá trình thực hiện tổ chức các hoạt động nữ công trong Trường THPT Tương Dương 1. Thiết nghĩ, hoạt động nữ công là vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa mang ý nghĩa chính trị rất lớn, giúp nâng cao đời sống tinh thần cho nữ cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Với những người làm cán bộ nữ công thì đây chính là cơ hội để thực hiện chức năng của mình, cống hiến những sáng tạo cho hoạt động công tác nữ công nói riêng và hoạt động Công đoàn nói chung. Trong thời gian qua, bản thân tôi đã thực hiện tốt công tác chuyên môn, với vai trò là BCH nữ công và công đoàn, tôi cũng đã cùng với các chị em khác trong Ban nữ công và trong BCH công đoàn tổ chức các hoạt động phong trào, các công tác xã hội nhằm mang lại cho mái trường vùng cao Tương Dương một không khí vui tươi, phấn khở, đoàn kết và tràn ngập tình yêu thương. Với những kết quả ban đầu trong việc tổ chức các hoạt động nữ công trong Trường THPT Tương Dương 1, tôi hy vọng rằng những mô hình, cách thức tổ chức của chúng tôi sẽ góp thêm tiếng nói và kinh nghiệm nhỏ để góp phần năng cao hơn nữa công tác nữ công trong các trường THPT nói chung và THPT Tương Dương 1 nói riêng. Tôi mong rằng những việc làm, những ý tưởng và kết quả của chúng tôi trong 5 năm qua sẽ được các bạn đồng nghiệp hưởng ứng, góp ý và trao đổi để vai trò của hoạt động nữ công ngày càng lan tỏa và có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động công đoàn các trường THPT, đặc biệt là Trường THPT Tương Dương 1 vùng cao. 2. Kiến nghị - Đề nghị Công đoàn ngành thường xuyên tổ chức tập huấn để nâng cao kỹ năng cho cán bộ nữ công Công đoàn cơ sở - Đối với Ban nữ công Công đoàn ngành: Cần tổ chức Hội thảo về công tác nữ công hàng năm hoặc định kì để Ban nữ công các đơn vị có điều kiện học tập, trao đổi, đúc rút kinh nghiệm, vận dụng tại cơ quan mình công tác. Xây dựng mô hình và giới thiệu những mô hình hoạt động nữ công hiệu quả ở một số đơn vị tiêu biểu để áp dụng và nhân rộng mô hình. Cần tham mưu để cấp quản lí tạo điều kiện hỗ trợ 49 chế độ cho chị em làm công tác nữ công, nhất là chị em trong Ban nữ công quần chúng. - Đối với các tổ chức trong nhà trường: Để Ban nữ công hoạt động có hiệu quả thì các tổ chức trong nhà trường như BCH Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi đoàn giáo viên, tổ chuyên môn, Ban thi đua khen thưởng trong xây dựng kế hoạch cần có sự thống nhất, tránh chồng chéo nội dung và có sự phối hợp hỗ trợ nhau trong các hoạt động nhất là hoạt động trọng điểm vào các ngày lễ lớn như 20/10; 8/3; 20/11...Cấp Ủy chi Bộ, ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm ủng hộ chủ trương và có kế hoạch hỗ trợ kinh phí hoạt động cho chị em. - Đối với Ban nữ công các trường học: Cần nhận thức về tầm quan trọng của Ban về sự phát triển của chị em phụ nữ trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể chi tiết, chị em trong Ban cần chịu khó học hỏi, tích cực phấn đấu và cống hiến để thể hiện là những “người mẹ” trong tổ chức Công đoàn. Mặc dù bản thân tôi đã cố gắng rất nhiều trong quá trình hoàn thành đề tài, song không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp và các em học sinh để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sổ tay công tác nữ công( Nhà xuất bản lao động). 2. Cẩm nang công tác nữ công và các kĩ năng nghiệp vụ giành cho cán bộ hội phụ nữ (tác giả Hồng Thắm, Nhà xuất bản Hồng Đức). 3. Sổ tay công tác phụ nữ trong các Ban, Ngành, Đoàn thể (tác giả Nguyễn Thương, Nhà xuất bản Thanh niên). 4. Bình đẳng giới ở Việt Nam (tác giả Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Bình, Nhà xuất bản KHXH). 5. Giới, bình đẳng giới và phát triển bền vững (tác giả Đăng Trường, Nhà xuất bản dân trí). 6. Quan điểm của Đảng, nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ và công tác phụ nữ (Nhà xuất bản Phụ nữ). 7. Công-Dung-Ngôn-Hạnh, Phụ nữ Việt Nam xưa và nay (Nhà xuất bản thanh niên). 50
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_de_phat_huy_hieu_qua_vai_tro_cua_ban_n.pdf