SKKN Một số giải pháp của Phó hiệu trưởng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh bậc trung học cơ sở

Trước khi phổ biến pháp luật cho công dân, học sinh cần hiểu được tại sao phải phổ biến pháp luật? Phổ biến pháp luật để làm gì? Đây chính là vấn đề vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và xã hội.

 Pháp luật là phương tiện tạo lập môi trường, hành lang, khung pháp lí cho các quan hệ kinh tế tồn tại, là phương tiện để Nhà nước quản lí các hoạt động kinh tế, là phương tiện để góp phần hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.

 Pháp luật cũng là phương tiện của Đảng và Nhà nước để tổ chức lãnh đạo, quản lí trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

 Pháp luật còn là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thiết lập công bằng xã hội, là phương tiện để định hướng các hành vi ứng xử hợp quy luật của con người và nó cũng là phương tiện quan trọng để giáo dục mọi người.

 Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật nhằm áp dụng về hiệu quả pháp luật vào đời sống xã hội, nó là chiếc cầu nối để chuyển tải pháp luật vào đời sống. Nêu không làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật để cho mọi người hiểu, nhận thức đúng đắn thì pháp luật dù đúng và phù hợp đi nữa cũng chỉ dừng lại trên giấy tờ mà thôi. Nhận thức đúng vấn đề này, đồng chí Đỗ Mười – Nguyên tổng bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Một xã hội có kỉ cương, kỉ luật phải được xây dựng trên ý thức giáo dục mọi thành viên và cả cộng đồng trong xã hội thói quen và nếp sống tuân theo hiến pháp và pháp luật”

 Trong nghị quyết Đại Hội X của Đảng cũng chỉ rõ: “Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho toàn dân, gắn quyền hạn với trách nhiệm, lợi ích với nghĩa vụ của công dân, tôn trọng kỉ cương, trật tự xã hội ”

 Cũng theo tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định số 13/2003/QĐ-TTG của TTCP – “Chú trọng việc chuẩn hóa nội dung, chương trình, tài liệu, sách giáo khoa giảng dậy pháp luật chính khóa cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa bằng nhiều hình thức phong phú”

Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đã làm cho diện mạo đất nước thay đổi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới, hệ thống giáo dục các cấp đã và đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Một trong những mục tiêu giáo dục ở nhà trường là giáo dục toàn diện. Ở trường THCS học sinh được học rất nhiều bộ môn khác nhau. Tất cả các môn học đó đều góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, pháp luật cho học sinh. Bên cạnh đó còn có sự tác động của hoạt động Đoàn, Đội. Nhưng môn học ngoại khóa, trải nghiệm là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh trong đó có việc giáo dục ý thức pháp luật.

 

docx32 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 68 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp của Phó hiệu trưởng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh bậc trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN GIA BÌNH
 TRƯỜNG THCS ĐẠI LAI
 -----------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP NGÀNH
 TÊN SÁNG KIẾN:
 “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG 
 TRONG VIỆC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 
 CHO HỌC SINH BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ ”
 Tác giả sáng kiến: Lưu Hồng Sơn 
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Nơi công tác: Trường THCS Đại Lai, 
 huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 
Bộ môn: Quản lý giáo dục. 
 ĐẠI LAI, THÁNG 12 NĂM 2020 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
 KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
 “ Một số giải pháp của Phó hiệu trưởng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh 
bậc trung học cơ sở”
2. Ngày sáng kiến được áp dụng: 
 Sáng kiến được áp dụng lần đầu từ tháng 8 năm 2020 đến nay.
3. Các thông tin cần bảo mật: Tên các học sinh vi phạm pháp luật của trường. 
4. Các giải pháp cũ thường làm và nhược điểm của nó:
 Các giải pháp cũ chưa nêu bật được những việc làm cụ thể, còn chung chung, chưa 
được phổ biến rộng rãi. Do vậy chưa tác động sâu sắc đến ý thức chấp hành pháp luật của học 
sinh.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: 
 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự tác động của nền kinh tế tiên tiến đã 
làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện pháp luật của học sinh. Vì vậy những giải pháp 
mà tôi đưa ra cần được áp dụng thực tế, rộng rãi. Điều đó không chỉ giúp thực hiện nhiệm vụ 
môn học mà còn cải thiện đáng kể về tình trạng tuân thủ pháp luật của học sinh.
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến:
 Giải pháp tôi đưa ra nhằm tuyên truyền sâu rộng hơn những kiến thức pháp luật của Nhà 
nước tới học sinh THCS một cách tích cực và hiệu quả, giúp học sinh có nhận thức đúng đắn 
kiến thức pháp luật, hình thành thói quen tuân thủ pháp luật.
7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:
 Sáng kiến nêu ra 10 giải pháp cơ bản đã được áp dụng trong quá trình chỉ đạo ở trường 
THCS Đại Lai.
 Giải pháp 1: Cần lấy học sinh làm trung tâm trong giảng dậy pháp luật.
 Giải pháp 2: Cung cấp hệ thống kiến thức pháp luật một cách cụ thể, chính xác, gắn với yêu 
cầu giáo dục về ý thức, tư tưởng, tình cảm pháp luật cho học sinh.
 Giải pháp 3: Luôn luôn liên hệ với thực tế, hướng dẫn thực hành. MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu....3
I. Mục đích của sáng kiến.....3
II. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.3
III. Đóng góp của các giải pháp được trình bày trong skkn ....4
Phần II: nội dung.....5
Chương I. Khái quát thực trạng5
Cơ sở lý luận.....5
Cơ sở thực tiễn..6
Chương II. Những giải pháp thực hiện.....9
Chương III. Kiểm chứng các giải pháp qua việc ứng dụng trong một số
 bài cụ thể .....19
Phần III. Kết luận.............................29
Phần IV: Phụ lục...30
Tài liệu tham khảo.............................................................................................30 giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường học là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan 
trọng của chương trình giáo dục Việt Nam. Đây cũng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược góp phần 
hình thành một cách vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành pháp luật, 
đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. Do đó trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà 
nước ta đã ra những nghị quyết, chỉ thị, trong đó khẳng định rằng để xây dựng và nâng cao ý 
thức pháp luật cho nhân dân cần "Đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, 
từ phổ thông đến đại học là vô cùng quan trọng và cần thiết”
 Trong nghị quyết Đại hội X, Đảng ta khẳng định: "Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên 
truyền giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, các phương 
tiện thông tin đại chúng tham gia cuộc vận động thiết lập trật tự kỉ cương và các hoạt động 
thường xuyên, xây dựng nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan 
nhà nước và trong toàn xã hội".
 Với tinh thần đó, trong thời gian qua, công tác giáo dục pháp luật trong hệ thống giáo 
dục quốc dân đã có những chuyển biến tích cực cả về nội dung, phương pháp và hình thức tiến 
hành.
 Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống các vụ vi phạm pháp luật nói chung tội phạm nói 
riêng do nhiều nguyên nhân khác nhau, song trong đó luôn chứa ẩn nguyên nhân từ nhận thức 
pháp luật và thi hành pháp luật. Tỉ lệ học sinh phổ thông vi phạm pháp luật ngày càng tăng với 
mức độ và hình thức vi phạm ngày càng phức tạp.
 Từ đó tôi đặt ra câu hỏi: Phải chăng việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho học 
sinh chưa được quan tâm đúng mức? Vậy trong thời gian tới chúng ta cần có biện pháp gì để 
nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong các trường trung học cơ sở, nâng cao ý thức pháp 
luật cho học sinh, góp phần giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh?
 Với những lí do nói trên, để góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh tôi mạnh 
dạn đưa ra vấn đề nghiên cứu của mình với đề tài “ Một số giải pháp của Phó hiệu trưởng 
trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh bậc trung học cơ sở” nhằm tuyên truyền sâu rộng 
hơn những kiến thức pháp luật của Nhà nước ta tới học sinh trung học cơ sở một cách tích cực 
và có hiệu quả. Đó cũng là nhiệm vụ, mục tiêu của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục đề ra cho 
ngành giáo dục.
 II. Điểm khác của các giải pháp được trình bày trong SKKN so với những giải pháp 
trước đó.
 - So với các đề tài trước đó tôi xin đóng góp một số giải pháp mới với hình thức mới cụ 
thể và sinh động.
 - Các biện pháp này đã được tôi áp dụng trong thực tại trường mà tôi đang công tác.
 - Từ việc vận dụng sáng tạo một số giải pháp mới tôi đã giúp học sinh tiếp cận với kiến 
thức pháp luật một cách tích cực và có hứng thú. Điều đó không chỉ tạo niềm tin với pháp luật 
của học sinh mà còn giúp kích thích các em tìm hiểu pháp luật. Từ đó thực hiện theo pháp luật 
một cách tốt hơn.
 - Điểm nổi bật của đề tài là một số giải pháp trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh 
THCS, giúp việc phổ biến kiến thức pháp luật tới học sinh sâu rộng hơn, hiệu quả hơn. Học 
sinh lĩnh hội kiến thức pháp luật không còn thụ động khô khan.
 III. Đóng góp của các giải pháp được trình bày trong SKKN. Cũng theo tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban bí thư 
Trung ương Đảng và quyết định số 13/2003/QĐ-TTG của TTCP – “Chú trọng việc chuẩn hóa 
nội dung, chương trình, tài liệu, sách giáo khoa giảng dậy pháp luật chính khóa cũng như việc 
tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa bằng nhiều hình thức phong phú”
 Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đã 
làm cho diện mạo đất nước thay đổi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đáp ứng 
nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới, hệ thống giáo dục các cấp đã và đang được Đảng và 
Nhà nước ta hết sức quan tâm. Một trong những mục tiêu giáo dục ở nhà trường là giáo dục 
toàn diện. Ở trường THCS học sinh được học rất nhiều bộ môn khác nhau. Tất cả các môn học 
đó đều góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, pháp luật cho học sinh. Bên cạnh đó còn có sự tác 
động của hoạt động Đoàn, Đội. Nhưng môn học ngoại khóa, trải nghiệm là môn học trực tiếp 
giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh trong đó có việc giáo dục ý thức pháp luật. 
 Giáo dục pháp luật cho công dân nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng là một 
vấn đề quan trọng của mọi Quốc gia vì được coi là một phương thức để xây dựng, phát triển 
nền văn hoá pháp lí, đảm bảo sự ổn định và bền vững của mỗi Quốc gia. Chính vì vậy, ngày 
nay trên thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, một Quốc gia hùng mạnh là một Quốc gia 
có nền giáo dục phát triển. Nghiên cứu nền giáo dục của một số nước như: Anh, Mĩ, Hung-ga-
ri, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sing-ga-po... tôi thấy rằng nền giáo dục được họ đặc biệt 
quan tâm. Có thể nói rằng sự quan tâm đó là khá toàn diện: Giáo viên, hệ thống nhà trường, 
phương tiện giảng dạy .... Nội dung chương trình thường xuyên được cập nhật, bổ sung, đổi 
mới theo tiến độ phát triển của xã hội. Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy cũng thường xuyên 
được đổi mới ngay từ các tiết học ở các cấp học theo đặc thù riêng của từng bộ môn và nội dung 
chương trình. Tính tích cực, chủ động của người học không ngừng được phát huy. Nhờ có sự 
đổi mới và tiến độ nêu trên mà học sinh các Quốc gia đó có mặt bằng kiến thức rất cao, sát với 
thực tiễn, họ tự tin, làm chủ và phát huy tốt chính chất xám của họ, nhờ vậy mà đất nước của 
họ rất phát triển. 
 Ở nước ta, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, thì vấn đề trật tự 
pháp luật trong xã hội càng trở nên bức xúc. Nguyên nhân của những con số trên là do ý thức 
của các em về vấn đề pháp luật rất thấp. Có nhiều giải pháp đưa ra để làm giảm vi phạm pháp 
luật ở học sinh nhưng những giải pháp đó chỉ được coi là giải pháp tình thế. Do đó cần phải 
hình thành cho mọi người có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh "pháp luật" đặc biệt là đối tượng 
học sinh, ngay từ khi các em chưa phải là người tham gia pháp luật thường xuyên. Vì thế, xây 
dựng chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường là giải pháp mang tính lâu dài. 
 2. Cơ sở thực tiễn. 
 ❖ Về phía nhà trường:
 Trong những năm qua, trường THCS Đại Lai luôn quan tâm, chú trọng tới công tác tuyên 
truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến đáng kể trong việc giáo dục đạo đức, 
pháp luật cho học sinh.
 Song, mặc dù nhà trường đã có nhiều hình thức và nội dung tuyên truyền pháp luật, nhưng 
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn thiếu chiều sâu, mang tính thời vụ và mang tính 
lẻ tẻ không liên tục. Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh còn tản mạn, quy 
mô nhỏ, chủ yếu lồng ghép với các hoạt động xã hội. Trang thiết bị, phương tiện phục vụ công 
tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
 ❖ Về đối tượng học sinh:

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_cua_pho_hieu_truong_trong_viec_giao_du.docx
Sáng Kiến Liên Quan