SKKN Một số cở sở bài tập nhằm sớm phát hiện học sinh năng khiếu vào đội tuyển bồi dưỡng dự thi các cấp ở bậc Trung học Cơ sở

I. Mục đích, yêu cầu giới hạn đề tài:

+ Trước tiên tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học.

+ Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập.

+ Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi, giới tính, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn các em.

II. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:

+ Học sinh trường THCS Phong Phú.

+ Học tập và rèn luyện thân thể trong giờ học chính khoá, các hoạt động trong nhà trường và tự tập luyện ở nhà.

III. Phương pháp nghiên cứu:

+ Tạo sân chơi lành mạnh để cácem ham thích học môn thể dục qua việc cho các em hiểu được lợi ích, tác dụng của tập luyện thể dục thể thao đối với cơ thể.

+ Sử dụng tranh ảnh, dụng cụ học tập đa dạng, phong phú: Tranh các loại, Bóng (các loại bóng), Cầu đá (các loại cầu), dây nhảy cự li chạy mang tính hấp dẫn, gây được sự hứng thú cho học sinh.

+ Phương pháp sử dụng “trò chơi”, Thi đấu.

+ Phương pháp thi đua khen thưởng các thành tích trong thể dục thể thao

IV. Nội dung nghiên cứu:

Trước hết người giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Giáo viên phải tập làm mẫu từng động tác, thao tác, yếu lĩnh kỹ thuật và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thiết bị

Do đặc điểm của học sinh ở lứa tuổi THCS mang tính hiếu động, mặt khác do điều kiện trường có nhà đa năng nên khi lên lớp ngoài trời không bị ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến việc học của các em. Do vậy việc lên lớp dạy vá phát hiện học sinh có tố chất, có năng khiếu cũng thuận lợi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số cở sở bài tập nhằm sớm phát hiện học sinh năng khiếu vào đội tuyển bồi dưỡng dự thi các cấp ở bậc Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN HOÀI NGHI BÁO CÁO THÁNG 02.2021
Sáng kiến kinh nghiệm
“ MỘT SỐ CỞ SỞ BÀI TẬP NHẰM SỚM PHÁT HIỆN HỌC SINH NĂNG KHIẾU VÀO ĐỘI TUYỂN BỒI DƯỠNG DỰ THI CÁC CẤP Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ ”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 	“Sức khỏe và trí tuệ”. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại, thể dục thể thao (TDTT) giúp học sinh có được sức khỏe tốt, và tham gia các hoạt động ở nhà trường ,các phong trào HKPĐ, đại hội TDTTđạt hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục được toàn diện hơn về; Thể dục - Trí dục - Mĩ dục - Đức dục để các em trở thành những con người toàn diện, có ích cho xã hội.
 	Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục. Người viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ” chính vì thế: Việc luyện tập thể dục thể thao, giáo dục thể chất là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước”.
 	Môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sự phát triển sức khoẻ học sinh, 
 	Ở học sinh THCS nói riêng, các em mang tính năng động, vui tươi, hồn nhiên, là điều không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt về mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. So với cấp tiểu học, các em gặp một loạt hoàn cảnh mới: nhiều môn học mới; phải thực hiện yêu cầu không phải của một giáo viên mà nhiều giáo viên, học sinh phải hoạt động độc lập với khối lượng công việc tăng một cách đáng kể và các em có một địa vị mới ở gia đình và trường học.
Đối với các em ở lúa tuổi này bắt đầu cố gắng muốn tự lập, điều này có quan hệ đặc biệt đến sự phát triển thái độ có ý thức đối với hoạt động của mình. 
Tuy nhiên ở lứa tuổi này nếu giáo dục không đúng thì tính độc lập trong tư duy của các em phát triển theo chiều hướng không đúng sẽ dẫn đến kết quả không tốt và dễ dàng mắc phải những tệ nạn xã hội). .
 Với những yêu cầu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“một số cơ sở bài tập nhằm phát hiện sớm học sinh năng khiếu vào đội tuyển bồi dưỡng dự thi các cấở ở bật THCS” .
B. NỘI DUNG:
I. Mục đích, yêu cầu giới hạn đề tài:
+ Trước tiên tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học.
+ Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập.
+ Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi, giới tính, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn các em.
II. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
+ Học sinh trường THCS Phong Phú.
+ Học tập và rèn luyện thân thể trong giờ học chính khoá, các hoạt động trong nhà trường và tự tập luyện ở nhà.
III. Phương pháp nghiên cứu:
+ Tạo sân chơi lành mạnh để cácem ham thích học môn thể dục qua việc cho các em hiểu được lợi ích, tác dụng của tập luyện thể dục thể thao đối với cơ thể.
+ Sử dụng tranh ảnh, dụng cụ học tập đa dạng, phong phú: Tranh các loại, Bóng (các loại bóng), Cầu đá (các loại cầu), dây nhảy cự li chạymang tính hấp dẫn, gây được sự hứng thú cho học sinh.
+ Phương pháp sử dụng “trò chơi”, Thi đấu.
+ Phương pháp thi đua khen thưởng các thành tích trong thể dục thể thao
IV. Nội dung nghiên cứu: 
Trước hết người giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Giáo viên phải tập làm mẫu từng động tác, thao tác, yếu lĩnh kỹ thuật và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thiết bị
Do đặc điểm của học sinh ở lứa tuổi THCS mang tính hiếu động, mặt khác do điều kiện trường có nhà đa năng nên khi lên lớp ngoài trời không bị ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến việc học của các em. Do vậy việc lên lớp dạy vá phát hiện học sinh có tố chất, có năng khiếu cũng thuận lợi.
* Ví dụ minh hoạ: Trong một tiết dạy có 3 nội dung học khác nhau; Bật nhảy – Chạy nhanh – Chạy bền.
+ Luyện tập Bật nhảy: có thể tổ chức trò chơi nhảy ô tiếp sức.
+ Luyện tập chạy nhanh: Có thể tổ chức chạy tốc độ cao, chạy đuổi, chạy thoi tiếp sức, ai nhanh hơn, v.v
+ Luyện tập Chạy bền: Có thể cho học sinh thi chạy dích dắc tiếp sức.
 Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy nhàm chán, mà tạo cho học sinh có sự hứng thú, phát huy tính tích cực trong tập luyện.
Trong quá trình dạy học, nếu có các nội dung mang chất trò chơi thi đấu thì giáo viên cần tập trung quan sát tốt những em có tố chất vượt trội
V. Áp dụng thực tiển:
Nhìn chung đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy môn thể dục ở trường đầy đủ, có trình độ chuyên môn vững vàng, từ cao đẳng trở lên, thời gian công tác khá lâu năm đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, đó là vấn đề thuận lợi chọn học sinh năng khiếu bồi dưỡng.
Điều kiện cơ sở vật chất đối với môn học thể dục là rất cần thiết, hiện nay trường có sân khá rộng để tập thể dục,. Nhưng thực tế thì điều kiện cơ sở vật chất của trường hiện nay chỉ áp dụng được vào những tiết nội khoá (chính khoá)
 	* Áp dụng các phương pháp trên vào giảng dạy thể dục tại trườngTHCS PhongPhú.
 	Sau thời gian áp dụng phương pháp trên tôi thấy rất thuận tiện trong việc phát hiện học sinh năng khiếu ở các khối, lớp , đặt biệt là ở khốí 6, chất lượng tăng lên đáng kể qua các phong trào của ngành ,
VI- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả:
* Giải pháp về giáo viên thể dục:
 Người giáo viên hướng dẫn học sinh tập luyện mà không nắm được tình hình sức khoẻ, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh . Để thực hiện được chương trình và giảng dạy cho học sinh tập luyện có hiệu quả, điều quan trọng có tính quyết định là phải có giáo viên thể dục có trình độ vững vàng, yêu thích TDTT, có sức khoẻ tốt. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi xin đưa ra những giải pháp sau:
Giáo viên thể dục phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn, phải thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệng.
Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng về chuyên môn.
* Giải pháp về cơ sở vật chất: 
 	Mỗi năm nhà trường cần tham khảo với giáo viên thể dục để mua sắn thêm một số thiết bị, dụng cụ học tập như: mua thêm nệm, xà nhảy cao, bóng chuyền, cầu đá.
 	Thường xuyên cải tạo và nâng cao mặt bằng các sân tập.
 	Khai thác triệt để nhà tập đa năng để đảm bảo việc học tập, tập luyện thường xuyên cho học sinh khi thời tiết không thuận lợi.
* Giải pháp về phối hợp gia đình và nhà trường 
 Tạo lòng tin vệ phía phụ huynh.
 Tạo điều kiện thuận l ợi để các em cố gắn trong luyện tập.
C. KẾT LUẬN:
 	Việc chọn học sinh năng khiếu TDTT vào đội tuyển rất cần thiết. Vì vậy chúng ta phải sớm phát hiện ở đầu cấp học, luôn tìm ra những phương pháp tập luyện phù hợp khắc phục những khó khăn để phát huy tính tích cực tập luyện cho học sinh, đưa chất lượng GDTC,phong trào TDTT của trường THCS Phong Phú ngày càng phát triển cao hơn nữa. 
 	Đào tạo cho địa phương, xã hội thế hệ trẻ là thế hệ tương lai, là những con người toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước. Sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
 Người thực hiện
	 Nguyễn Hoài Nghi

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_co_so_bai_tap_nham_som_phat_hien_hoc_sinh_nang_k.doc
Sáng Kiến Liên Quan