SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn Tự nhiên Xã hội Lớp 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Tại hội nghị trung ương lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định rằng : “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà, Giáo dục Tiểu học đang tạo ra những bước chuyển dịch định hướng có giá trị. Việc đổi mới phương pháp dạy học là con đường giúp học sinh tiếp cận với tri thức mới, nhằm thay đổi cách dạy học truyền thống “thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép”. Dựa trên tinh thần luôn luôn tìm tòi đổi mới các phương pháp để cải thiện chất lượng dạy và học, theo tôi nhận thấy việc học của các em học sinh phải phối kết hợp cùng với các hoạt động thiết thực gần gũi với bài học để các em được tự do sáng tạo, phát triển tư duy và tiếp thu bài giảng 1 cách hiệu quả nhất trong các môn học nói chung và với môn Tự nhiên và xã hội nói riêng.

Môn Tự nhiên và xã hội là sự khám phá Tự nhiên – con người – xã hội trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Các kiến thức trong chương trình môn học Tự nhiên và xã hội lớp 2 là kết quả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí, Hoá học, Dân số. Môn học này đem đến cho các em học sinh những kiến thức bổ ích về đời sống, giúp các em phát triển bản thân 1 cách toàn diện, không chỉ là việc học để đối phó với những kì thi những con số mà học môn Tự nhiên xã hội sẽ trang bị cho các em những kĩ năng áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy có thể nói Tự nhiên và xã hội là môn học đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình học tập và phát triển của các em học sinh. Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc đồng tâm phát triển qua các lớp, cùng là một chủ đề dạy học nhưng ở lớp 1 kiến thức trang bị sơ giản hơn ở lớp 2. Bắt đầu bước sang lớp 2, khối lượng kiến thức nhiều hơn, phức tạp hơn đòi hỏi các em phải thực sự tập trung mới có thể lĩnh hội hết được lượng kiến thức đó. Nên việc đổi mới phương pháp giáo dục là rất cần thiết để tạo hứng thú cho các em học tập hiệu quả hơn.

Theo nghiên cứu, đối với các em học sinh tiểu học trí nhớ không chủ định đang chiếm ưu thế. Các em ghi nhớ rất kĩ những gì mà chúng thích, những điều được diễn tả cụ thể bằng hình ảnh một cách sống động. Hiểu một cách khái quát, ở tuổi của các em trí nhớ hình ảnh chiến thắng trí nhớ ngôn ngữ. Chính vì thế với các dạy truyền thống “thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép” chưa thực sự phù hợp khi áp dụng với các em học sinh lớp 2.

 

docx23 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn Tự nhiên Xã hội Lớp 2 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO .
 TRƯỜNG TIỂU HỌC ..
 ---    ---
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC 
 SINH HỌC TỐT MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 2 (Bộ 
 sách Chân trời sáng tạo)
 Lĩnh vực:  
 Họ và tên tác giả: .
 Đơn vị: . 
 Năm học: 20.- 20 A. MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Bậc tiểu học được coi là nền tảng trong việc hình thành và phát triển của 
các em học sinh. Tại thời điểm này, các em học sinh cần được học tập và tiếp thu 
kiến thức 1 cách toàn diện nhất. Bên cạnh môn học Toán, Tiếng việt là những 
môn chính thì môn học Tự nhiên và Xã hội cũng là môn cực kì quan trọng xây 
dựng những kiến thức nền tảng thực tế góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách 
cho các em học sinh. Môn học này đã được đưa vào giảng dạy ở bậc tiểu học từ 
năm 1995 – 1996 và được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển các môn học 
trước nó như “Khoa học thường thức”, “Tìm hiểu khoa học”, “Tìm hiểu tự nhiên 
và xã hội”. Tự nhiên và xã hội là môn học cung cấp cho các em học sinh những 
hiểu biết cơ bản ban đầu về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và các mối quan hệ 
giữa người với người trong xã hội. 
 Trong quá trình giảng dạy môn Tự nhiên xã hội cho các em học sinh lớp 2, 
bản thân tôi thấy mặc dù môn học này đem đến cho các em rất nhiều kiến thức bổ 
ích và gần gũi với cuộc sống nhưng chất lượng dạy và học của môn học này còn 
chưa cao, phương pháp truyền đạt kiến thức truyền thống còn nhiều thiếu sót cần 
phải đổi mới. Ở lứa tuổi tiểu học hầu hết các em học sinh thích chơi hơn là thích 
học nên việc truyền đạt kiến thức bằng cách đọc chép sẽ không tạo hứng thú cho 
các em trong quá trình học tập.
 Thời điểm hiện tại tôi thấy các đồng nghiệp của mình luôn tìm tòi những 
sáng kiến để đổi mới phương pháp dạy và học nhưng hầu hết các thầy cô chỉ tập 
trung vào các môn học Toán, Văn, mà rất ít thầy cô quan tâm đến môn học Tự 
nhiên và xã hội này. Cảm nhận được sự bất cập trong việc dạy và học môn Tự 
nhiên và xã hội bản thân tôi đã nghiên cứu “Một số biện pháp tạo hứng thú cho 
học sinh học tốt môn tự nhiên xã hội lớp 2” dựa theo bộ sách Chân trời sáng tạo 
với mong muốn cải thiện chất lượng dạy và học môn Tự nhiên và xã hội lớp 2. 
 1 | 2 1 B. NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận 
 Tại hội nghị trung ương lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định rằng : “Đổi mới 
căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế”. Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà, Giáo dục Tiểu học 
đang tạo ra những bước chuyển dịch định hướng có giá trị. Việc đổi mới phương 
pháp dạy học là con đường giúp học sinh tiếp cận với tri thức mới, nhằm thay đổi 
cách dạy học truyền thống “thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép”. Dựa trên tinh 
thần luôn luôn tìm tòi đổi mới các phương pháp để cải thiện chất lượng dạy và 
học, theo tôi nhận thấy việc học của các em học sinh phải phối kết hợp cùng với 
các hoạt động thiết thực gần gũi với bài học để các em được tự do sáng tạo, phát 
triển tư duy và tiếp thu bài giảng 1 cách hiệu quả nhất trong các môn học nói 
chung và với môn Tự nhiên và xã hội nói riêng. 
 Môn Tự nhiên và xã hội là sự khám phá Tự nhiên – con người – xã hội 
trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Các kiến 
thức trong chương trình môn học Tự nhiên và xã hội lớp 2 là kết quả của việc tích 
hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí, Hoá học, Dân số. 
Môn học này đem đến cho các em học sinh những kiến thức bổ ích về đời sống, 
giúp các em phát triển bản thân 1 cách toàn diện, không chỉ là việc học để đối phó 
với những kì thi những con số mà học môn Tự nhiên xã hội sẽ trang bị cho các 
em những kĩ năng áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy có thể nói Tự 
nhiên và xã hội là môn học đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình học tập 
và phát triển của các em học sinh. Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có cấu 
trúc đồng tâm phát triển qua các lớp, cùng là một chủ đề dạy học nhưng ở lớp 1 
kiến thức trang bị sơ giản hơn ở lớp 2. Bắt đầu bước sang lớp 2, khối lượng kiến 
thức nhiều hơn, phức tạp hơn đòi hỏi các em phải thực sự tập trung mới có thể 
lĩnh hội hết được lượng kiến thức đó. Nên việc đổi mới phương pháp giáo dục là 
rất cần thiết để tạo hứng thú cho các em học tập hiệu quả hơn.
 3 | 2 1 sinh cũng xem nhẹ môn học Tự nhiên và xã hội. Mặc dù tinh thần giáo dục là giúp 
các em phát triển toàn hiện nhưng trên thực tế các em dành sự ưu tiên cho môn 
Văn, Toán còn đối với môn Tự nhiên và xã hội các em chỉ học một cách đối phó, 
chính vì thế những kiến thức về đời sống của các em rất hạn hẹp. 
 Điển hình như khi tôi nhận giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 thay 
cho một cô giáo khác, tôi đã cho các em làm một bài kiểm tra để khảo sát chất 
lượng học tập của các em với môn học này và thu lại kết quả đáng buồn. 
 ĐỀ KIỂM TRA
 A. Trắc nghiệm (5 điểm)
 Câu 1. Để cột sống không bị cong vẹo, em phải tập mang vác vật nặng 
đúng hay sai? (1 điểm)
 a. Đúng b. Sai
 Câu 2: Bị muỗi đốt sẽ: (1 điểm)
 a, Đau đầu
 b, Không sao
 c, Có thể bị đau bụng
 d, Có thể bị bệnh sốt xuất huyết
 Câu 3. Ăn sạch, uống sạch để đề phòng bệnh giun đúng hay sai? (1 
điểm)
 a. Đúng b. Sai
 Câu 4. Khi mình hoặc người khác bị ngộ độc cần báo cho người lớn 
biết đúng hay sai? (1 điểm)
 a. Đúng b. Sai
 Câu 5. Vì sao một số người bị ngộ độc? (1 điểm)
 a, Ăn uống hợp vệ sinh.
 b, Ăn thức ăn sống và Ăn thức ăn ôi thiu.
 c, Ăn thức ăn đã được làm chín
 5 | 2 1 Khi nghiên cứu về phương pháp giảng dạy, tôi hiểu được cốt lõi của vấn đề 
sở dĩ chất lượng học chưa cao là do không khí lớp học quá căng thẳng và áp lực 
khiến cho học sinh nhàm chán với môn học. Chính vì vậy để tạo hứng thú cho các 
em, tôi đã nghiên cứu và xin đề xuất 5 biện pháp giúp các em học tốt hơn môn 
học Tự nhiên và xã hội.
 3.1 Biện pháp 1 : Thiết kế bài giảng sinh động và chuẩn bị đồ dùng dạy 
học mang tính trực quan để khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh
 Nội dung: Như đã trình bày ở trên, nguyên nhân dẫn đến việc các em học 
sinh chưa tập trung vào bài học môn tự nhiên xã hội, ghi nhớ bài 1 cách máy móc 
nên nhớ không lâu và hiểu không sâu là do sự chuẩn bị chưa chu đáo từ phía các 
thầy cô. Ở lứa tuổi của các em học sinh lớp 2 những màu sắc, hình ảnh sinh động 
thường sẽ thu hút sự chú ý của các em. Chính vì vậy mục tiêu tôi đề xuất phương 
pháp này nhằm thu hút sự quan tâm của các em học sinh và khơi gợi hứng thú 
cũng như niềm yêu thích môn học. Biện pháp này sẽ giúp các em học sinh chủ 
động trong việc học tập. đẩy mạnh tinh thần học của các em, không khí lớp học 
sẽ trở nên sôi nổi hơn và thu hút các em hơn. Từ đó các em học sinh sẽ tiếp thu 
kiến thức một cách tự nhiên nhất mà không bị nhàm chán hay ép buộc.
 Ví dụ minh hoạ : Tôi xin đưa ra ví dụ về bài 2 “Nghề nghiệp của người thân 
trong gia đình” trang 12 sách giáo khoa môn Tự nhiên và xã hội bộ sách Chân trời 
sáng tạo để các thầy cô hình dung rõ hơn về phương pháp mà tôi đề xuất bên trên. 
 7 | 2 1 3.2 Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động quan sát thực tế trong quá trình 
dạy học để nâng cao hứng thú cho học sinh
 Nội dung : Từ trước đến nay các thầy cô vẫn thường nghe “ Học đi đôi với 
hành ” nghĩa là các em học sinh không chỉ học lý thuyết mà còn cần phải thực 
hành để hiểu rõ hiểu sâu vấn đề. Mặt khác với môn Tự nhiên và xã hội bản chất 
là những kiến thức gần gũi với đời sống hàng ngày của các em. Nếu như các thầy 
cô chỉ giảng dạy và đọc cho các em chép thì các em không thể hình dung ý nghĩa 
trọn vẹn của bài giảng. Thay vì thế bên cạnh việc giảng dạy, các thầy cô tổ chức 
cho các em những hoạt động quan sát thực tế để các em thích thú hơn với bài 
giảng của thầy cô. với phương pháp này sẽ giúp cho các em học sinh ngoài việc 
nghe giảng còn được quan sát thực tế để nâng cao sự hứng thú cho các em. Qua 
đó giúp các em mở rộng tầm hiểu biết, ghi nhớ kiến thức môn học lâu hơn và áp 
dụng các kiến thức đó vào cuộc sống hàng ngày của mình. 
 Ví dụ minh hoạ 1 : Bài 4 “Giữ gìn vệ sinh nhà ở” trang 20 sách giáo khoa 
Tự nhiên và xã hội theo bộ sách Chân trời sáng tạo. 
 Cách thức triển khai : Với bài học này các thầy cô có thể cho lớp vứt những 
mảnh giấy không dùng nữa xuống dưới sàn và cho các em quan sát thực tế. Sau 
 9 | 2 1 em học sinh vẫn ghi nhớ kiến thức và ấn tượng với những sự vật, sự việc mà các 
em quan sát được.
 3.3 Biện pháp 3 : Tăng cường hoạt động thảo luận để nâng cao hứng 
thú và rèn luyện kỹ năng cho học sinh
 Nội dung : Trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi luôn dạy cho các em học 
sinh của mình ngoài việc tiếp thu kiến thức của thầy cô các em có thể học hỏi từ 
chính những người bạn của mình. Bản thân tôi trước giờ luôn ý thức được tầm 
quan trọng của việc học nhóm, các em sẽ có sự liên kết với nhau có sự trao đổi 
học hỏi lẫn nhau. Qua đó tạo cho các em không khí sôi nổi trong các tiết học, giúp 
các em học tập vui vẻ và rèn thêm cho các em học sinh kĩ năng làm việc nhóm. 
Việc thảo luận nhóm sẽ thúc đẩy tinh thần thi đua học tập, giúp các em học sinh 
chủ động tư duy suy nghĩ từ đó các em hiểu bài và ghi nhớ bài lâu hơn.
 Ví dụ minh hoạ 1 : Bài 15 “Động vật sống ở đâu” trang 62 Tự nhiên và xã 
hội 2 bộ sách Chân trời sáng tạo
 Cách thức triển khai : Để việc thảo luận nhóm đạt hiệu quả tốt nhất, các 
thầy cô có thể tổ chức trò chơi để các em học sinh có sự thi đua với nhau. Với bài 
trên các thầy cô có thể in những tấm thẻ có hình những con vật khác nhau. Các 
thầy cô chia lớp thành 2 nhóm, mỗi dãy là 1 nhóm. Các thành viên trong nhóm sẽ 
cùng thảo luận và cử ra 1 bạn lên bảng dán hình các con vật tương ứng với nơi 
chúng sống : sống trên cạn, vừa trên cạn vừa dưới nước và sống dưới nước. Nhóm 
nào dán nhanh nhất và đúng nhất sẽ là nhóm chiến thắng và nhận được phần 
thưởng của thầy cô. 
 11 | 2 1

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_hoc_tot_mon.docx
Sáng Kiến Liên Quan