Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2

Những năm học gần đây việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được ngành giáo dục quan tâm và giáo viên tích cực hưởng ứng. Đặc biệt với câu khẩu hiệu: “Chất lượng giáo dục là uy tín là danh dự của nhà giáo”. Nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục, người giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy học thích hợp. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên ngoài việc dạy cho các em có kiến thức còn rèn cho các em các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Tiếng Việt là môn có vị trí hết sức quan trọng, cung cấp vốn ngôn ngữ, xây dựng nền tảng, kiến thức ban đầu và là công cụ giúp học sinh học tốt các môn học khác.

 Môn Tiếng Việt lớp hai được phân thành nhiều phân môn, trong đó có phân môn Luyện từ & câu. Đây là một phân môn ít lôi cuốn học sinh Tiểu học, vì nó khô khan, ít có hình ảnh, nhưng đây là phân môn giúp học sinh có những cơ sở ban đầu về vốn từ, biết dùng từ đặt câu. Qua cách đặt câu các em sẽ làm văn hay hơn, câu văn giàu hình ảnh hơn, trau chuốt hơn, từ đó các em sẽ yêu thích môn Tiếng Việt .

 Chúng ta biết rằng “từ và câu” là hai khái niệm, hai phương diện luôn đồng hành cùng nhau, có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ, từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, không có vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ. Việc mở rộng vốn từ sẽ tạo cho học sinh năng lực giao tiếp, giúp cho học sinh nắm vững tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện. Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng chọn lựa từ càng lớn, càng chính xác, sự trình bày suy nghĩ, tình cảm càng rõ ràng, đặc sắc bấy nhiêu.

Mục tiêu môn Tiếng Việt 2 đã xác định: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường và hoạt động của lứa tuổi.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 5417 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏi ách nô lệ, cho các em yên tâm học hành, cho các em được sống trong cảnh yên lành.)
H: Vì thế là con cháu Bác Hồ các em làm gì để lớn lên xây dựng đất nước?
 - Ra sức cố gắng học thật giỏi. 
 - Nghe lời thầy cô giáo, chăm chỉ học hành.
 - Biết giúp đỡ mọi người nhất là bạn gặp khó khăn, hoạn nạn.
Qua mở rộng vốn từ qua các chủ điểm tôi giúp các em hệ thống hoá lại kiến thức mà các em đã học. Đồng thời hình thành nhân cách học sinh biết yêu thương, biết giúp đỡ người khác nhất là lúc khó khăn, hoạn nạn.
2.4.Biện pháp 4: Lựa chọn hoạt động thích hợp cho phần luyện tập 
 Qua việc giảng dạy, tôi nhận thấy muốn có giờ học tốt thì giáo viên cần phải tuỳ thuộc vào mục đích bài dạy để xác định cách tổ chức học tập nào là chủ yếu và có hiệu quả nhất.
 Chẳng hạn: Để kiểm tra học sinh lĩnh hội kiến thức và vận dụng những từ ngữ, mở rộng vốn từ để viết đoạn văn ngắn theo lối trả lời câu hỏi tôi chú trọng hoạt động cá nhân. 
 Ví dụ 1: Luyện từ và câu: Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà. (Sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1, trang 90 - 91)
 Bài tập 1: Tìm các đồ vật được vẽ ẩn trong bức tranh sau và cho biết mỗi vật dùng để làm gì? (hoạt động cá nhân) HS tìm 
 Đồ vật 	Tác dụng đồ vật
 - Đĩa	- Đựng thức ăn
	 - Dao 	- Chặt, thái
 - Ghế	- Ghế để ngồi
 - Cây đàn ghi- ta 	- Để đàn, chơi nhạc
 - Cái chén	- Để ăn cơm
 - Cái tủ	- Để đựng đồ .....
 Học sinh rất thích khi mình tìm ra được đồ vật ở ẩn trong bức tranh.
 Ví dụ 2: Luyện từ và câu: Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy. (sách Tiếng Việt lớp 2, tập 2 trang 35-36)
Bài tập 1: Nói tên các loài chim trong những tranh. (Hoạt động cá nhân) 
	- Học sinh tìm tên các con chim
 1. chim chào mào, 	2. chim sẻ, 	3. con cò, 	4. đại bàng, 
 5. con vẹt, 	6. con sáo sậu, 	7. cú mèo.
Học sinh rất thích khi tự mình tìm ra được tên, chính xác các con chim
Qua việc vận dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy các em làm bài nhanh và hiệu quả.
Với bài tập phần luyện từ, tôi tổ chức hoạt động nhóm (Nhóm 2, nhóm 4) sẽ có ưu điểm hơn như mở rộng vốn từ, giải nghĩa từ và học sinh đặt được nhiều câu với nội dung da dạng, phong phú hơn cùng một lúc trong cùng một thời gian ngắn. Đồng thời các nhóm khác góp ý bổ sung để tìm ra những từ, hình ảnh đúng hay.
Ví dụ 1: Bài: Từ ngữ về Bác Hồ (sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2 Trang 104)
Câu hỏi thảo luận nhóm 4:
 - Tìm một số từ nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi. 
 - Tìm một số từ nói về tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. 
Học sinh thảo luận, đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Và đi đến thống nhất:
+ Các từ nói về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi: yêu thương, thương yêu, yêu quý, quan tâm, bảo ban, lo lắng, quan tâm,
+ Các từ nói về tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ: kính trọng, biết ơn, yêu thương, thương yêu, yêu quý, quý mến,...
Sau khi học sinh tìm được một số từ, cho học sinh đặt câu nói lên tình cảm yêu thương giữa Bác Hồ với thiếu nhi và thiếu nhi với Bác Hồ. 
 - Học sinh đặt câu:
 	Bác Hồ rất yêu quý các em thiếu nhi.
 	Bác Hồ luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho các em thiếu nhi.
Các em thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ.
Chúng em luôn kính trọng và biết ơn Bác Hồ. 
Qua phần đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 1 các em sẽ đặt được câu qua mỗi tranh ở bài tập 2. Đồng thời qua cách đặt câu ở bài tập 2, các em quan sát tranh và có thể dễ dàng đặt câu ở bài tập 3.
Ví dụ tranh 1: Chúng em kính cẩn vào viếng lăng Bác.
 Chúng em trật tự khi vào thăm lăng Bác.
 Chúng em trật tự xếp hàng đôi vào viếng lăng Bác.
Ví dụ tranh 2: Chúng em dâng hoa trước tượng Bác Hồ.
 Chúng em dâng những đoá hoa đẹp nhất trước tượng Bác.
 Chúng em nghiêng mình dâng hoa trước tượng Bác.
Ví dụ tranh 3: Thực hiện theo lời của Bác, chúng em trồng cây.
 Vâng theo lời của Bác, chúng em trồng và chăm sóc cây.
 Chúng em trồng cây để ngôi trường xanh - sạch - đẹp.
Qua cách đặt câu các em yêu quý Bác Hồ hơn, biết làm những việc có ích cho đất nước. Việc lựa chọn hoạt động thích hợp góp phần gây hứng thú cho học sinh.
2.5.Biện pháp 5: Tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập
Sau mỗi bài học, bao giờ cũng có phần bài tập để học sinh luyện tập thêm nhằm củng cố vững hơn về kĩ năng luyện từ và câu. Có nhiều hình thức tổ chức cho học sinh luyện tập, nhưng hình thức “Trò chơi học tập” là tạo được không khí học tập sôi nổi và hiệu quả nhất.
2.5.1. Trò chơi tiếp sức: 
Với các bài “Từ ngữ về các môn học và từ chỉ hoạt động” chúng ta có thể tổ chức cho các em học tập qua trò chơi tiếp sức.
 + Số lượng từ 6 -10 em, thời gian từ 2 - 3 phút.
 + Cách tiến hành: chia học sinh làm 2 đội, mỗi đội cử từ 5 đến 7 em xếp thành 1 hàng, lần lượt từng học sinh lên ghi từ chỉ hoạt động. 
Đội A ghi từ chỉ hoạt động của học sinh. Đội B ghi từ chỉ hoạt động của giáo viên. Hết thời gian quy định, học sinh và giáo viên nhận xét, tuyên dương đội thắng.
Ví dụ: Đội A - Hoạt động học sinh. Đội B - Hoạt động giáo viên 
đọc 	giảng
viết	đọc
nghe	nói
nói 	khen 
múa 	nhắc nhở
hát	chấm bài
2.5.2.Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
Trò chơi này được tổ chức với các bài tập so sánh với những hình ảnh trái ngược nhau: như bài Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy (Sách trang 120 Tiếng Việt lớp 2, tập 2) 
 + Số lượng tham gia từ 6 đến 10 em. Thời gian 2-4 phút
 + Cách tiến hành: chia học sinh thành 2 đội (tuỳ theo yêu cầu so sánh bao nhiêu từ), mỗi đội cử từ 6 đến 10. Cho đại diện mỗi đội bốc thăm từ so sánh cho đội mình. Học sinh ở mỗi đội thi đua tìm nhanh từ trái nghĩa theo yêu cầu rồi viết lên bảng. Thời gian quy định, giáo viên và học sinh nhận xét, tuyên dương đội nào nhanh hơn, cá nhân nhanh hơn.
 Ví dụ: 	 Đội A 	 Đội B
đẹp - xấu 	cao - thấp
lên - xuống 	yêu – ghét.
ngày – đêm 	khen - chê
nóng - lạnh 	lên - xuống
dài - ngắn 	 ngày – đêm 
- Nói tóm lại việc tổ chức các trò chơi học tập trong giờ Luyện từ và câu nhằm góp phần mang lại hiệu quả cao cho tiết học, cụ thể là:
- Học sinh rất hứng thú trong học tập.
-Tích cực động não suy nghĩ tìm câu trả lời đúng.
-Lớp học sôi nổi, giờ học nhẹ nhàng.
-Học sinh tập trung quan sát, nhận xét bài của đội bạn và cả đội minh.
-Biết đoàn kết, thi đua trong học tập.
-Tự tin và thích học môn học này.
2.6. Biện pháp 6: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học
- Việc dạy học đối với mỗi bài học là trách nhiệm của mỗi giáo viên, vì vậy 
chính giáo viên là người quyết định cho việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp cho từng bài học, sao cho tương tác giữa thầy và trò trong quá trình lĩnh hội tri thức của trò đạt hiệu quả cao nhất.  
- Giáo viên nên thay đổi hình thức tổ chức hình thức dạy học phù hợp với nội dung để học sinh không nhàm chán, thụ động. Một số hình thức tôi thường sử dụng trong tiết Luyện từ và câu như:
a, Dạy học cá nhân :
- Đối với những bài tập yêu cầu những kiến thức đơn giản thì chúng ta nên tổ chức cho học sinh làm việc độc lập. 
Ví dụ: Bài: “Từ chỉ tính chất. Câu kiểu Ai thế nào?  Từ ngữ về vật nuôi.”  (Tuần 16)
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: tốt , ngoan , nhanh , trắng , cao , khỏe. 
+ HS làm việc độc lập (trả lời miệng). 
- Đối với những dạng bài tập điền vào chỗ trống, điền dấu câu thích hợp, luyện viết hoa tên riêng; đặt câu, học sinh làm việc cá nhân vào vở bài tập hoặc phiếu bài tập trước sau đó trình bày miệng trước lớp. 
Ví dụ: Bài: “Từ ngữ về các môn học. Từ chỉ hoạt động.” (Tuần 7)
Bài 4: Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống sau:
a) Cô Tuyết Maimôn Tiếng Việt. (dạy)
b) Cô bài rất dễ hiểu. (giảng)
c) Cô chúng em chăm học. (khuyên)
+ HS làm vào vở bài tập.
b) Dạy học theo nhóm
- Đối với những bài tập yêu cầu kiến thức khó hơn nên tổ chức dạy học theo nhóm để học sinh có thể chia sẻ nguồn kiến thức, hợp tác với nhau. Tùy mức độ của từng bài tập mà có thể tổ chức theo nhóm 2, nhóm 4 hay nhóm 6 học sinh.
Ví dụ: Bài “Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi.” (Tuần 10)
Bài 2: Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết.
	+ HS thảo luận theo nhóm đôi.
	+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
III. KẾT QUẢ: 
Như đã nói trên, việc áp dụng một số giải pháp vào dạy học phân môn luyện từ và câu đã mang lại hiệu quả. Sau một thời gian tiến hành các giải pháp trên qua các tuần học, lớp tôi chủ nhiệm đã đạt được một số kết quả tiến bộ rõ rệt về học tập trong phân môn Luyện từ và câu. 
 - Học sinh rất hứng thú khi học phân môn Luyện từ và câu.
 - Lớp học sinh động, hào hứng hẳn lên.
 - Những em nhút nhát giờ cũng mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến.
 - Kỹ năng đặt câu, dùng dấu câu của học sinh từng bước được nâng lên, nhất là câu văn có hình ảnh.
 - Học sinh có những chuyển biến rõ rệt, tạo nên không khí học tập vui tươi, hào hứng, kích thích được sự tư duy cá nhân, dẫn dắt học sinh vào giờ học một cách thoả mái và nhẹ nhàng. Mọi hoạt động trong nhóm linh hoạt hẳn lên để nhóm của mình trả lời nhanh, tập trung nhận xét câu trả lời của nhóm bạn Hay khi giáo viên đưa ra trò chơi kết bạn, các em đều tham gia rất hào hứng. Học sinh hiểu bài, vận dụng linh hoạt trong phân môn luyện từ và câu cũng như tập làm văn. 
- 100% học sinh hoàn thành đầy đủ các bài tập được giao. Hầu hết các em sử dụng đúng dấu câu và xác định đúng các kiểu câu đã học. Hơn thế nữa, sự yêu thích của các em đối với giờ Luyện từ và câu cũng đã có sự thay đổi rõ rệt: các em đều yêu thích môn học, tích cực phát biểu xây dựng bài, hoàn thành đầy đủ các bài tập. Qua việc phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp của học sinh cũng được nâng cao. 
Kết quả thi cuối năm (năm học 2017- 2018) của mộn Tiếng Việt cụ thể như sau:
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
12
37.5
15
46.9
5
15.6
Học kì 1 năm học 2018-2019:
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
10
40
13
52
2
8
Nhờ những cố gắng, nỗ lực trên của bản thân đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Học sinh ngày một chăm ngoan học giỏi, biết nói lời hay, làm việc tốt; yêu trường, yêu lớp nhiều hơn. Nề nếp và chất lượng dạy - học được nâng lên, mối quan hệ giữa “Thầy với Trò và giữa Trò với Trò” ngày càng thân thiện. Tạo dựng được niềm tin với cha mẹ học sinh đối với giáo viên, với nhà trường. Phụ huynh học sinh quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. Chất lượng dạy học ổn định ở mức cao.
Hi vọng rằng với đà chuyển biến như vậy, tôi sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong năm học này và những năm sau.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Như chúng ta đã biết sự vật hiện tượng không đứng yên một chỗ mà nó luôn chuyển động. Bản thân tôi cũng vậy, tôi nhận thấy mình không nên hài lòng với những gì đã có mà cần phấn đấu nhiều hơn nữa. Qua thời gian thực hiện tôi rút được nhiều bài học cho bản thân:
Trước hết giáo viên phải tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi, học hỏi, cập nhật những vấn đề mới của xã hội để có phương pháp dạy học phù hợp. Phải yêu thương học sinh mới đạt được kết quả tốt đẹp trong công việc.
Nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 2 nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
Cần xác định rõ mục tiêu của bài dạy, quy trình của một tiết dạy.
Thường xuyên dự giờ, quan sát, tìm hiểu thực tế để rút ra ưu nhược điểm của phương pháp giảng dạy mình đang thực hiện từ đó có hướng khắc phục
Dạy học bằng phương pháp trên khơi gợi sự hứng thú học tập, lòng say mê ham thích học hỏi của học sinh, cần làm cho học sinh cảm thấy mỗi giờ học như một buổi tham quan, khám phá những điều mới lạ có trong cuộc sống xung quanh các em. Không nên gò ép các em theo một khuôn thước nhất định mà cần phát huy tính sáng tạo, chủ động của các em.
Qua việc nghiên cứu thực trạng dạy và học về từ, câu, dấu câu, trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 tôi thấy việc rèn học sinh mở rộng vốn từ, dùng từ, viết câu theo mẫu có hình ảnh, dấu câu,  là việc làm vô cùng quan trọng. Công việc này đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo song cũng cần kiên trì, chịu khó trong suốt quá trình giảng dạy để giúp các em học tốt phân môn Luyện từ nói riêng và các môn học khác nói chung. Đặc biệt tạo tiền đề cho các em học tốt phân môn Tập làm văn. 
Với phân môn luyện từ và câu, để học sinh lớp 2 bước đầu có được vốn từ phong phú, dùng từ tương đối chuẩn xác, có chọn lọc nhằm giúp các em học tốt tiếng mẹ đẻ cũng như các môn học khác thì không thể ''nhồi nhét'' một cách cứng nhắc kiến thức vào đầu học sinh mà đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải kiên trì. Học sinh phải thực hành nhiều tạo thói quen, từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Tùy theo từng bài, từng đối tượng học sinh để có những phương pháp và những hình thức, trò chơi khác nhau thích hợp giúp học sinh nắm vững kiến thức. 
 Luôn tạo niềm tin với học sinh và phụ huynh. 
	 Phải luôn có sự tự giác trong thực hiện vì thay đổi một thói quen là rất khó. 
 Luôn học hỏi, tìm tòi cái mới. Tạo cho học sinh sự say mê khám phá, giúp các em nuôi dưỡng đam mê bằng những cái đột phá trong khâu xây dựng kế hoạch bài học. Không để các em thấy nhàm chán, rập khuôn, máy móc.
C. KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Phân môn luyện từ và câu có một vị trí rất quan trọng cho việc phát triển văn hóa của đất nước, bởi vì một đất nước phát triển thì trước tiên con người phải phát triển. Cho nên việc rèn luyện từ và câu cho học sinh là thiết thực mang đầy đủ ý nghĩa. Thực tế cho thấy trong phân môn luyện từ và câu thì kĩ năng dùng từ để đặt câu là rất cơ bản và trọng tâm của môn Tiếng Việt. Muốn làm bài tập luyện từ và câu đúng và không sai yêu cầu học sinh phải nắm chắc lí thuyết và các quy tắc, định nghĩa, kĩ năng làm bài tập. Việc dạy từ và câu ở giai đoạn đầu giúp học sinh nắm được tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện học tập và phát triển toàn diện. Khả năng giáo dục nhiều mặt của luyện từ và câu là rất to lớn. Nó có nhiều khả năng để phát triển ngôn ngữ, tư duy lôgic và các năng lực trí tuệ như trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích tổng hợp và các phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, cần cù. Ngoài ra, phân môn Luyện từ và câu còn có vai trò hướng dẫn và rèn cho học sinh kĩ năng nói, đọc, viết. Để thực hiện tốt việc dạy từ và câu cho học sinh lớp 2 , theo tôi giáo viên cần có kiến thức sâu rộng, phải linh động sáng tạo trong sử dụng các phương pháp, thủ pháp dạy học, đổi mới hình thức dạy học phù hợp với lứa tuổi học sinh.
II. KẾT LUẬN
	Kết quả nghiên cứu mới về phương pháp dạy học trên thế giới và ở Việt Nam đã cho thấy phương pháp thuyết trình mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng hạn chế lớn nhất của nó là không phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, đẩy họ vào thế bị động, thụ động - nếu GV lạm dụng. “Tôi nghe thì tôi sẽ quên, tôi đọc thì tôi sẽ nhớ, tôi làm thì tôi sẽ hiểu” (I heard I forget, I read I remember, I do I understand). Hơn nữa, người có nhiều kiến thức mà không có năng lực thực hành, vận dụng kiến thức làm biến đổi cuộc sống thì cũng chỉ là “mọt sách”. Vì vậy, muốn đạt mục tiêu đào tạo con người: năng động, sáng tạo, thích ứng với biến đổi không ngừng của thực tiễn thì nhà trường phải đổi mới phương pháp dạy học.
Nếu GV không đầu tư thời gian xây dựng kế hoạch bài học thì việc sử dụng phương pháp diễn giảng dựa trên nội dung tài liệu HDH hay SGK được sử dụng thường xuyên phổ biến là điều không thể tránh khỏi. GV có thể dùng phương pháp đàm thoại nhưng câu hỏi không được dự tính trước thì tình trạng câu hỏi tùy tiện, ngẫu hứng, hoặc vụn vặt, không đúng trọng tâm, không kích thích tư duy, quá dễ hoặc quá khó, không phù hợp đối tượng... rất dễ xảy ra. Giờ dạy không được tính toán, hoạch định kỹ trước khi lên lớp thì việc sử dụng đồ dùng, thiết bị, phương tiện dạy học cũng sẽ không hợp lý, hoặc tình trạng thực hiện chậm hoặc quá nhanh tiến độ, lịch trình của học phần cũng là điều tất yếu.
Giờ dạy – học trên lớp hiện nay được xác định là thành công chỉ khi nào giờ học đó phát huy được tính năng động, chủ động, tích cực của người học. Người học phải được hoạt động. Giờ học không nhồi nhét kiến thức. Giờ học phải rèn luyện kỹ năng và hình thành ở các em cách học. Muốn vậy, GV phải xây dựng chiến lược dạy học, con đường tất yếu phải là thiết kế hoạt động của thầy và trò trên lớp. Các hoạt động phải được tính toán kỹ, sự hoạch định, trù liệu của GV chu đáo bao nhiêu thì khả năng thành công của giờ dạy cao bấy nhiêu. Phương pháp (PP) dạy học nào cũng có ưu và nhược, không có PP nào là vạn năng. PP nào cũng cần được sử dụng đúng liều lượng, phù hợp với nội dung, tính chất của bài học và đối tượng học. GV cần linh hoạt, sáng tạo để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhất. Sự lựa chọn đó được thể hiện trong quá trình xây dựng kế hoạch bài học. Xây dựng kế hoạch bài học là một công việc thường xuyên của GV trước khi lên lớp. Một khi giáo án được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu thì sẽ giúp cho GV có được sự tự tin, từ đó quyết định rất lớn đến sự thành công của GV trong giờ giảng. Giáo viên ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Lao động của một giáo viên ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
	III. KIẾN NGHỊ 
Để đạt được điều đó trong việc dạy và học phân môn “Luyện từ và câu” cần có:
2.1. Đối với giáo viên :
- Phải hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của phân môn để có các hình thức tổ chức và phương pháp dạy phù hợp, tránh dạy nhồi nhét, cứng nhắc áp đặt; gây mất hứng thú cho trẻ.
- Giáo viên phải tự trau dồi cho mình có kiến thức từ ngữ phong phú, ngôn ngữ phải chuẩn xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng gần gũi đời sống ngôn ngữ trẻ thơ.
- Xác định rõ mục tiêu của tiết dạy để chuẩn bị bài dạy một cách chu đáo và đầy đủ các phương tiện dạy học phục vụ cho bài dạy. 
- Biết cung cấp chọn lọc vừa phải số lượng từ ngữ theo chủ đề, song cũng phải biết lựa chọn những từ xa lạ không cần thiết với vùng địa lý, với cuộc sống hàng ngày của trẻ chỉ mang tính chất cung cấp để tham khảo, khi cần dùng tới. Coi trọng nguyên tắc dạy học vừa sức nhằm phát huy tiềm lực và năng khiếu tiếng Việt ở mỗi học sinh.
- Phân loại đối tượng học sinh trong lớp (vốn từ, đặt câu) để có biện pháp giúp đỡ, động viện sự cố gắng của các đối tượng trong lớp.
- Biết lựa chọn hệ thống phương pháp,hình thức dạy học phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh trong lớp tạo nên sự hoạt động đồng bộ giữa thầy và trò, tạo sự hứng thú học tập của học sinh một cách tự nhiên, thoải mái. Để đạt yêu cầu đó yêu cầu giáo viên phải biết khai thác vốn kiến thức của trẻ vào việc xây dựng kiến thức bài học.
2.2.Đối với nhà trường. 
Nhà trường thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc dạy và học. Đặt mua đầy đủ các tài liệu, thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy.
Tổ chức các cuộc hội thảo, chuyên đề về "đổi mới phương pháp dạy môn Luyện và Câu cho học sinh tiểu học'' .Trong năm học Đội nên tổ chức các cuộc thi về Tiếng Việt và có phần thưởng động viên đối với giáo viên và học sinh đạt kết quả tốt trong cuộc thi.
2.3.Đối với gia đình 
Phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc các em cả về trí tuệ lẫn thể chất. Hằng ngày nên bớt chút thời gian kèm cặp các em học tập, trang bị cho các em đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. Động viên con em kịp thời đúng lúc khi con có sự tiến bộ trong học tập.Từ đó giúp các em thích học hơn và có ý thức phấn đấu hơn nữa.
2.4.Đối với địa phương 
Thường xuyên quan tâm tới gia đình có hoàn cảnh khó khăn tạo điều kiện cho các em được đến trường học hành đầy đủ. Các buổi chiều tối nên mở đài phát thanh chương trình dành cho thiếu nhi, nêu gương những học sinh có ý thức vượt khó để đạt được kết quả tốt trong học tập.
 Do điều kiện thời gian làm đề tài có hạn nên chắc chắn đề tài này cũng không tránh khỏi thiếu sót.Tôi cũng mong rằng đây là một phần kinh nghiệm nhỏ giúp giáo viên và học sinh dạy và học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 2. Tôi cũng rất mong sự đóng góp và bổ sung ý kiến của các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docRèn_kỹ_năng_sống_cho_học_sinh_Tiểu_học_thông_qua_tích_hợp,_lồng_ghép_vào_các_môn_học,_hoạt_động_giáo.doc
Sáng Kiến Liên Quan