SKKN Một số biện pháp dạy thực hành kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn

Nội dung sáng kiến

Nội dung sáng kiến đề cập tới 7 biện pháp dạy thực hành kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn. Đó là:

+ Phân loại khả năng giao tiếp của học sinh.

+ Xác định các hành vi giao tiếp cần hình thành cho học sinh lớp 2 qua bài tập thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu.

+ Dạy học sinh chú ý đến cử chỉ, thái độ, tình cảm khi thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu phù hợp với hoàn cảnh, mục đích, nội dung giao tiếp.

+ Thay đổi hình thức tổ chức dạy học nhằm rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh.

+ Đánh giá nhận xét kịp thời theo thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT để hỗ trợ học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp.

+ Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để phát triển kĩ năng giao tiếp.

+ Vận dụng kĩ năng giao tiếp đã học trong phân môn Tập làm văn vào thực tế cuộc sống.

 

doc39 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy thực hành kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rò chơi.
* Cách tiến hành:
- Nêu cách chơi: Một nhóm khoảng 10 học sinh làm động tác đứng dậy ra về khi tan học (đứng theo thứ tự để chờ lấy đồ dùng cá nhân). 
Từng học sinh đến lượt mình thì nói lời đề nghị.
Ví dụ: - Cho tôi xin cái mũ (bút, cặp,)
Học sinh làm nhiệm vụ trả đồ dùng, cố ý trao nhầm đồ dùng cho từng bạn.
Học sinh nhận đồ dùng, xem lại tên chủ nhân (ghi ở đồ dùng) và nói câu có nội dung “đề nghị” bạn trả lại đồ dùng cho mình.
Ví dụ: - Cái bút này không phải của tôi. Cho tôi xin cái bút màu xanh ở đằng kia!
Hoặc: - Xin lỗi cậu! Cái bút này không phải của mình. Cậu lấy giúp mình cái bút màu xanh nằm ở góc trong kia kìa!
Học sinh nói đúng một câu được nhận một lá cờ.
- Từng học sinh trong nhóm lên nhận đồ vật từ tay người trả đồ vật và nói câu theo quy định của trò chơi. Giáo viên và học sinh cả lớp xác nhận kết quả và trao cờ cho người nói đúng. 
Những học sinh được cờ đứng sang một bên, những học sinh không được cờ đứng sang một bên. Cuối cùng giáo viên khen thưởng cho học sinh được cờ và yêu cầu học sinh được cờ lần lượt bắt tay các bạn chưa được cờ để động viên. 4.4.3.4. Đóng vai chúc mừng nhau
* Mục đích: 
- Luyện tập cách nói lịch sự khi chúc mừng người khác và đáp lại lời người khác chúc mừng mình. 
- Rèn thói quen lịch sự trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày; tập chúc mừng bằng những lời khác nhau. 
* Chuẩn bi:
 Hai hình vẽ hai tình huống khác nhau có xuất hiện lời chúc mừng và lời đáp lại lời chúc mừng:
+ Một bạn gái đạt giải “Giải Nhất viết chữ đẹp” được một bạn tặng hoa chúc mừng.
+ Một bạn trai đang đứng nhận giải thưởng cuộc thi: “Thi kể chuyện hay”, hai bạn lên tặng hoa cho bạn trai.
 + 5 chiếc mũ làm bằng giấy bìa quây tròn, trên có dòng chữ “Giải Nhất viết chữ đẹp”.
 + 5 chiếc mũ làm bằng giấy bìa quây tròn, trên có dòng chữ:"Kể chuyện hay nhất”. 
 - 2 học sinh giúp giáo viên làm việc.
* Cách tiến hành:
- Nêu cách chơi (tương tự như ở trò chơi “Chọn lời nói đúng”).
Ví dụ: Hai học sinh đại diện cho nhóm 2 tham gia chơi. Một học sinh đóng vai bạn gái đoạt giải Nhất trong kì thi viết chữ đẹp của trường. Một học sinh đóng vai bạn gái lên chúc mừng bạn đạt giải và nói: “Chúc mừng bạn! Chúng tớ rất tự hào về bạn!” rồi xiết chặt tay bạn. Bạn được giải đáp: “Cảm ơn các bạn!”.
* Thực hành chơi: 
- 3 nhóm học sinh chơi đóng vai lần lượt từng tình huống theo cách đã hướng dẫn. Khi 2 học sinh trong nhóm chơi xong ở tình huống đầu thì nhóm lại cử 2 học sinh khác chơi ở tình huống thứ hai.
- Hai học sinh giúp việc giáo viên ghi lại câu nói của hai bạn tham gia chơi ở từng tình huống, mỗi học sinh giúp việc giáo viên chỉ ghi lại lời nói của một vai (vai “chúc mừng" hoặc vai “đáp lời chúc mừng”)
- Sau mỗi tình huống, giáo viên cho học sinh nhận xét và bình chọn người nói đúng hay sai. Cuối cùng bình chọn nhóm chiến thắng.
4.4.3.5. Đóng vai khen ngợi nhau
* Muc đích:
- Luyện tập cách nói lịch sự khi khen ngợi người khác và đáp lại lời người khác khen mình.
- Rèn thói quen lịch sự trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày, tập khen ngợi bằng những lời khác nhau.
* Chuẩn bị:
- 3 hình vẽ 3 tình huống khác nhau có xuất hiện lời khen và lời đáp lại lời khen: 
+ Một số bạn khen một bạn gái mặc bộ váy đẹp.
+ Một số bạn khen một bạn trai bơi giỏi.
+ Một bạn gái vẽ tranh con gà trống đẹp. Các bạn khác xem tranh và khen.
- 5 học sinh mặc quần áo đẹp.
- 5 mũ bơi để học sinh giả làm người đang bơi.
- 5 bức tranh (ảnh) con vật trông đẹp mắt.
- Chia nhóm: 6 học sinh/1 nhóm: 2 học sinh đóng vai l tình huống.
- 2 học sinh giúp việc cho giáo viên.
* Cách tiến hành:
- Nêu cách chơi (tương tự ở trò chơi: “Chọn lời nói đúng")
Ví dụ: 2 học sinh đại diện cho nhóm 3 tham gia chơi. Một học sinh đóng vai một em đang bơi. Một học sinh đóng vai bạn cổ vũ vừa vỗ tay, vừa nói lời khen “Cậu giói quá! Tuyệt quá!”. Bạn được khen khi ngừng làm động tác thì đáp: “Cảm ơn bạn! Tớ sẽ cố bơi nhanh hơn nữa”.
* Thực hành chơi:
- Các nhóm học sinh chơi đóng vai lần lượt từ tình huống đầu đến tình huống cuối theo cách đã hướng dẫn. Khi 2 học sinh trong nhóm chơi xong ở tình huống đầu thì nhóm lại cử 2 học sinh khác chơi ở tình huống tiếp theo. Tiếp tục cử người chơi như vậy ở 3 tình huống. 
 - Hai học sinh giúp việc giáo viên ghi lại câu nói của hai bạn tham gia chơi ở mỗi tình huống, mỗi học sinh giúp việc giáo viên chỉ ghi lại lời nói của một vai (vai “khen ngợi” hoặc vai “đáp lời khen ngợi”).
- Sau mỗi tình huống, giáo viên cho học sinh nhận xét và bình chọn nói đúng hay sai. Cuối cùng bình chọn nhóm chiến thắng. 
4.4.3.6. Đóng vai an ủi nhau 
* Mục đích:
- Luyện tập cách nói lịch sự khi an ủi người khác và đáp lại lời người khác an ủi mình.
- Rèn thói quen lịch sự trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày, tập nói lời an ủi bằng nhiều cách khác nhau. 
* Chuẩn bị:
- 3 hình vẽ 3 tình huống khác nhau có xuất hiện lời an ủi và đáp lại lời an ủi:
+ Một bạn gái mặc bộ váy đẹp và bị giây mực ra váy. Một bạn khác đang an ủi bạn có váy đẹp bị giây bẩn.
+ Bạn trai lỡ tay làm rách một trang sách của quyển truyện. Bạn khác đến bên cạnh nói lời an ủi, động viên.
+ Trong đợt kiểm tra định kì, một bạn bị điểm 3 môn Toán đang buồn. Các bạn khác đến an ủi động viên.
- 5 học sinh mặc quần áo có vết bẩn được tạo ra bằng phấn màu.
- 5 bài kiểm tra toán có điểm 3.
- Chia nhóm: 6 học sinh /l nhóm: 2 học sinh đóng vai thực hiện l tình huống. 
- 2 học sinh giúp việc cho giáo viên. 
* Cách tiến hành
- Nêu cách chơi: (tương tự ở trò chơi: “Chọn lời nói đúng"). 
Ví dụ: Hai học sinh đại diện cho nhóm 4 tham gia chơi. Một em đóng vai bạn bị điểm kém. Một em đóng vai bạn đến động viên và nói lời an ủi: “Cậu đừng buồn nữa. Từ bây giờ cậu cố gắng chăm chỉ học bài, làm bài thì đến bài kiểm tra lần sau cậu sẽ đạt điểm cao thôi mà. Cậu yên tâm, bọn mình sẽ giúp đỡ cậu.”
* Thực hành chơi:
- Các nhóm học sinh chơi đóng vai lần lượt từng tình huống theo cách đã hướng dẫn. 
- Khi 2 học sinh trong nhóm chơi xong ở tình huống đầu thì nhóm lại cử 2 học sinh khác chơi ở tình huống tiếp theo. Tiếp tục cử người chơi như vậy ở 3 tình huống.
- Hai học sinh giúp việc ghi lại câu nói của hai bạn tham gia chơi ở từng tình huống, mỗi học sinh chỉ ghi lại lời nói của một vai (vai “an ủi” hoặc vai “đáp lời an ủi”).
- Sau mỗi tình huống, giáo viên cho học sinh nhận xét và bình chọn bạn nói đúng hay sai. Cuối cùng bình chọn nhóm chiến thắng.
4.5. Đánh giá nhận xét kịp thời theo thông tư 30/2014 của BGD&ĐT để hỗ trợ học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp
Thông thường khi nhận xét trên lớp, giáo viên thường sử dụng 2 hình thức bằng lời và viết. Giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt ngôn ngữ "nói" hoặc ngôn ngữ “viết” để đánh giá học sinh thường xuyên. Phải biết dựa vào mục tiêu, nội dung bài học, đối chiếu sản phẩm đạt được theo cách học của học sinh với yêu cầu của hoạt động, với chuẩn kiến thức, kỹ năng; xem xét cả đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh... của học sinh để có nhận xét xác đáng, kịp thời. Từ đó khích lệ biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ của học sinh, làm cho các em hứng thú học tập, đồng thời tư vấn, hướng dẫn, giúp các em biết được những hạn chế và biết tự khắc phục. Sau khi dạy mỗi tình huống giao tiếp, giáo viên xác định rõ hành vi cần hình thành cho học sinh là gì, để thực hiện hành vì này cần đảm bảo những nghi thức nào, điều kiện nào.
Khi đánh giá việc thực hiện bài tập của học sinh, giáo viên cần có những tiêu chí cụ thể về mục đích, nội dung, hoàn cảnh, vai giao tiếp để làm cơ sở đánh giá mức độ đúng, hay, lịch sự trong việc thể hiện lời nói của học sinh.
Giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; thường xuyên hướng dẫn phụ huynh cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; cùng đánh giá, rút kinh nghiệm, hướng đến sự tiến bộ của học sinh trong giao tiếp.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia đánh giá bạn. Đối với học sinh chưa giao tiếp tốt, giáo viên hướng dẫn các em tham gia nhận xét, góp ý bạn cùng thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn tiến bộ. Hướng dẫn các em khi giao tiếp với bạn nên sử dụng các đại từ xưng hô để thể hiện sự gần gũi thân thiện.
Trong mỗi tiết Tập làm văn thực hành về nghi thức lời nói, giáo viên cần gần gũi, động viên học sinh, quan tâm hơn đến những em ít nói, thụ động, những câu nói dễ thường dành cho những em đó trả lời để các em cùng tham gia nói, tạo sự tự tin trong các em. Đối với những em đã giao tiếp tốt, giáo viên khuyến khích gợi mở bằng những câu hỏi, tình huống khó hơn một chút để các em mạnh dạn trình bày ý kiến của mình, kích thích sự hứng thú ham học hỏi của các em. 
4.6. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để phát triển kĩ năng giao tiếp, xây dựng trường học thân thiện, lớp học thân thiện, học sinh tích cực
Môi trường giác dục phải đảm bảo an toàn, lành mạnh, bảo vệ về thể chất và tinh thần cho học sinh, hỗ trợ và tạo cảm giác thân thiện, an tâm, hứng thú học tập và thoải mái vui chơi sinh hoạt cho học sinh. Muốn vậy, người giáo viên phải tạo cơ hội cho học sinh tự tin giao tiếp trước tập thể lớp, nhóm, cá nhân với mục đích góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy và phát huy hết tính chủ động sáng tạo, tự giác học tập của học sinh. Xây dựng môi trường giao tiếp chính là “môi trường tinh thần”. Đó là thái độ ứng xử giữa người với người được thể hiện cụ thể trong mối quan hệ giữa học sinh với những người trong gia đình, giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh. Để xây dựng môi trường tinh thần mang tính thân thiện giáo viên cần: 
+ Tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh ngay đầu năm học thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp trước, qua trao đổi với các bậc phụ huynh trong cuộc họp phụ huynh của học sinh, trao đổi một cách thân mật, nhằm động viên gia đình cùng tích cực tham gia giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
+ Nắm chắc tổng thể nội dung chương trình phân môn Tập làm văn cả năm học, từng học kì, từng tháng, từng tuần của lớp chủ nhiệm và nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên một mô hình trường học tập thân thiện, học sinh tích cực là sử dụng hiệu quả phương pháp và hình thức dạy học mới, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, hoạt động theo nhóm, theo tổ, đóng vai, trò chơi học tập mang lại hiệu quả cao sẽ góp phần giúp học sinh tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình dạy học.
Đây là giải pháp tốt để giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Lớp học thân thiện thì mọi học sinh trong lớp sẽ thân thiện hơn trong cử chỉ, lời nói, trong học tập, trong hoạt động và vui chơi. Lớp học thân thiện giúp các em gần gũi nhau hơn, quan tâm và giúp đỡ nhau một cách chân tình, có những hành vi, cử chỉ, lời nói thực sự đẹp đẽ và chuẩn mực. 
4.7. Vận dụng kĩ năng giao tiếp đã học trong phân môn Tập làm văn vào thực tế cuộc sống
4.7.1. Vận dung kĩ năng giao tiếp vào các hoạt động học tập
 Hoạt động chủ đạo của học sinh Tiểu học khi đến trường là học tập và tham gia các hoạt động giáo dục khác do nhà trường tổ chức (hoạt động tập thể). Vì thế giáo viên cần chú ý rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh trong học tập và các hoạt động tập thể, bao gồm: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đầu giờ. Trong các hoạt động này học sinh là người thực hiện. Để rèn được kĩ năng giao tiếp, giáo viên phải cùng sinh hoạt với các em, giáo viên lắng nghe đồng thời hướng học sinh giao tiếp một cách lịch sự, không chỉ trích nhau trong tiết sinh hoạt mà chỉ khuyên các bạn cố gắng khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm để thực hiện một cách tốt hơn trong tuần tiếp theo. Đồng thời biết lắng nghe ý kiến của nhau, giao tiếp cởi mở thân thiện “Gọi bạn, xưng tôi.” 
4.7.2. Vận dụng kĩ năng giao tiếp trong các hoạt động vui chơi
Hoạt động vui chơi, đặc biệt là trong giờ ra chơi, học sinh thường có những biểu hiện không tốt bằng trong giờ học. Phần lớn học sinh mắc lỗi giao tiếp vào giờ chơi. Vì thế trong giờ ra chơi, giáo viên cần theo dõi, quán xuyến đến mọi học sinh trong trường, trong lớp, chú ý xem các em chơi trò chơi gì, nói năng với nhau ra sao, nhắc nhở những học sinh còn nói năng chưa phù hợp. Có như vậy học sinh mới chú ý rèn cách nói của mình cho đúng cho phù hợp. Qua một vài lần được cô quan tâm các em sẽ có những giờ ra chơi thực sự vui vẻ và bổ ích, khi vào lớp tiết học càng thêm hứng thú, lôi cuốn. Nên hướng học sinh tham gia các trò chơi lành mạnh, có ý nghĩa, có tinh thần tập thể như chơi chuyền, chắt, nhảy dây, đá cầu, kéo co. Có như vậy mới giáo dục được cho học sinh kĩ năng giao tiếp với nhau và tạo ra tinh thần đồng đội.
4.7.3. Vận dụng kĩ năng giao tiếp khi ở nhà
Thực tế cho thấy nhiều học sinh ở trường rất ngoan nhưng về nhà lại ngược lại. Lí do là vì ở trường có các thầy cô và các bạn theo dõi và đánh giá, còn ở nhà bố mẹ chỉ nhắc nhở chứ không đánh gỉá. Để các em vừa giao tiếp tốt ở trường vừa giao tiếp tốt ở nhà và ở mọi nơi, mọi lúc, giáo viên hướng dẫn học sinh cùng học nhóm ở nhà để từ đó các em theo dõi, giúp nhau trong cả học tập lẫn ứng xử, giao tiếp với ông bà, bố mẹ hay anh, chị em trong gia đình. Thông qua sự phối kết hợp bằng việc thông tin hai chiều giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, cha mẹ học sinh trao đổi một cách thường xuyên với giáo viên về tình hình của con em mình ở nhà. Nếu em nào mắc lỗi hoặc vi phạm trong cách ăn nói hay cư xử chưa đúng mực khi ở nhà, giáo viên gặp riêng để nói chuyện, nhắc nhở và khuyên bảo. Nhờ đó mà đã rèn cho học sinh trong lớp kĩ năng giao tiếp đúng mực, phù hợp trong mọi tình huống ở nhà hay ở trường.
Bên cạnh đó, giáo viên cần kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Gia đình cùng theo dõi, giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp khi ở nhà, để quá trình giác dục được thường xuyên và liên tục. Vì nếu chỉ có giáo viên tham gia việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh thì khi ở nhà có em thực hiện tốt giao tiếp nhưng cũng có em không thực hiện được hoặc quên giao tiếp lịch sự, đúng yêu cầu. .. Giáo viên cần trao đổi để phụ huynh nắm được tầm quan trọng và yêu cầu cần thiết của việc giáo dục các kĩ năng trong đó có kĩ năng giao tiếp, phụ huynh ủng hộ và cùng giúp đỡ giáo viên khi học sinh ở nhà. Giáo viên cần yêu cầu các bậc phụ huynh phải gương mẫu trong từng lời nói, việc làm thì mới giáo dục được con em mình. Có như vậy giáo viên mới thực hiện thành công nhiệm vụ mà mình đã đặt ra.
5. Kết quả đạt được
5.1. Về phía giáo viên
+ Nắm vững việc dạy kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn, trong đó dạy nghi thức lời nói trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 là nền tảng. Sau mỗi bài tập, giáo viên xác định rõ hành vi giao tiếp cần hình thành cho học sinh là gì, đề thực hiện hành vi này cần đảm bảo những nghi thức nào, điều kiện nào.
+ Linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động giao tiếp cho học sinh, gắn việc học các nghi thức lời nói trong chương trình với các cuộc hội thoại ngày thường để tạo cho học sinh thói quen giao tiếp có văn hoá.
+ Đánh giá việc thực hiện kĩ năng giao tiếp của học sinh thông qua phân môn Tập làm văn đúng theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT. 
+ Giáo viên chủ nhiệm dễ dàng hơn trong việc rèn nề nếp lớp tự quản. Mối quan hệ cô - trò thân thiện, học sinh quý mến thầy cô, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
5.2. Về phía học sinh
+ Đa số học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt, các em nhận thức được cần lễ phép với mọi người trên, phải xưng hô đúng cách, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp.
+ Học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, lớp học ngày càng thân thiện, đoàn kết hơn, mọi hành vi cử chỉ đẹp được hình thành và nhân rộng, chất lượng học tập cũng dần được nâng lên một cách rõ rệt.
+ Học sinh biết sử dụng các yếu tố phụ trợ như điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt... trong giao tiếp, thành thạo khi sử dụng các nghi thức lời nói để tác động đến nhận thức của người nghe, bày tỏ sự quan tâm... nhằm đạt đến các mục đích khác nhau trong giao tiếp.
+ Bài tập tình huống giao tiếp đã kích thích được hứng thú, nhu cầu giao tiếp, tích cực hoá được hoạt động giao tiếp của học sinh. Học sinh lớp 2 tham gia vào các tình huống hội thoại một cách chủ động, tự nhiên, mạnh dạn, hào hứng. Những nhân tố giả định của bài tập đã giúp học sinh trở thành các nhân vật giao tiếp thực sự.
+ Học sinh bước đầu có khả năng ứng xử tế nhị, khéo léo, phù hợp với văn hóa giao tiếp Việt Nam với những cách ứng xử rất thực tế, vừa đảm bảo văn hoá giao tiếp, vừa phù hợp với thực tế xã hội hiện nay.
+ Thông qua trò chơi đóng vai học sinh đã thật sự nhập vai và thực hiện các nghi thức lời nói một cách hồn nhiên, chân thực, vì vậy hiệu quả dạy học rất cao.
+ Học sinh đã vận dụng các nghi thức học được trong nhà trường vào thực tế cuộc sống một cách rất tự nhiên, sinh động.
Kết quả cụ thể như sau:
Năm học 2014 - 2015
Học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt
Học sinh có kĩ năng giao tiếp chưa tốt
Đầu năm học
16/32 em = 50%
16/32 em = 50%
Kết thúc năm học
29/32 em = 90,6%
3/32 em = 9,4%
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Sáng kiến này được áp dụng cho giáo viên giảng dạy lớp 2 và có thể thực hiện cho các lớp khác ở bậc Tiểu học.
KÊT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Một trong những mục đích quan trọng của việc dạy Tiếng Việt cho học sinh trong nhà trường là giúp cho các em hiểu và sử dụng thành thạo Tiếng Việt, một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của chúng ta. Hơn nữa, việc dạy học Tiếng Việt không phải chỉ đơn thuần nhằm cung cấp cho học sinh một số những khái niệm hay quy tắc ngôn ngữ, mà mục đích cuối cùng cần phải đạt đến lại là việc giúp các em có được những kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Học sinh không thể chỉ biết những lí thuyết về hệ thống ngữ pháp Tiếng Việt, biết một khối lượng lớn các từ ngữ Tiếng Việt, mà lại không có khả năng sử dụng những hiểu biết ấy vào giao tiếp. Dạy Tiếng Việt cho các em, đặc biệt ở các lớp đầu bậc Tiểu học, không phải chủ yếu là dạy “kĩ thuật” ngôn ngữ mà là dạy “kĩ thuật” giao tiếp. Việc dạy Tiếng Việt gắn liền với hoạt động giao tiếp là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất giúp học sinh nắm được các quy tắc sử dụng ấy. Vì vậy, có thể nói dạy Tiếng Việt cũng là việc dạy cho các em cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ. 
Nội dung Tập làm văn ở lớp 2 chỉ có tập tả và tập kể chút ít, ngoài ra chủ yếu là những bài tập nói và viết những lời đối thoại trong một số tình huống giao tiếp, những bài viết văn bản thường dùng, đơn giản và gần gũi với các em. Mỗi tiết Tập làm văn là một dịp cho các em có thêm kiến thức và kĩ năng chủ động tham dự vào cuộc sống văn hoá thường ngày. Vì vậy, giáo viên cần hết sức linh hoạt để làm cho tiết Tập làm văn trở thành một tiết học hứng thú và bổ ích. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lí, đúng mực. Đồng thời giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh theo tinh thần thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT để khuyến khích, động viên học sinh. Tạo nhiều cơ hội cho các em phát huy hiệu quả, năng lực học tập, giao tiếp của bản thân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với nhà trường
- Tổ chức các chuyên đề dạy Tập làm văn lớp 2 cụ thể và thiết thực.
- Nhân rộng các sáng kiến dạy Tập làm văn đã áp dụng có hiệu quả.
2.2. Đối với giáo viên
- Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm, thật sự tâm huyết với nghề nghiệp. Tiếp thu, vận dụng tốt các giải pháp trong sáng kiến để truyền thụ những gì tốt nhất cho học sinh của mình.
- Cần giữ mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, vì cha mẹ học sinh là yếu tố thứ hai sau cô giáo chủ nhiệm, giúp các em thực hiện tốt việc thực hành kĩ năng giao tiếp.
Trên đây là một số biện pháp dạy thực hành kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập làm văn mà tôi đã thực hiện trong giảng dạy phân môn Tập làm văn có hiệu quả. Rất mong các bạn đồng nghiệp cùng trao đổi để sáng kiến đạt được hiệu quả tốt hơn.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_thuc_hanh_ki_nang_giao_tiep_cho_ho.doc
Sáng Kiến Liên Quan