SKKN Một số biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên về quan điểm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm trong khi thực hiện chương trình giáo dục Mầm non

Cơ sở lý luận của vấn đề:

Quan điểm sư phạm tiến bộ của thế giới ngày nay là “Dạy học lấy học sinh

làm trung tâm”. Yêu cầu người dạy phải quan tâm đặc biệt đến người học trên nhiều phương diện khác nhau trong quá trình dạy học, từ tâm sinh lý đến hoàn cảnh, sở trường của học sinh. Từ đó người giáo viên mới có thể chọn lọc được những phương pháp dạy học phù hợp, động viên được học sinh hứng thú.

Ở Việt Nam, chủ trương đổi mới nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học đã được đề ra theo quan điểm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, nhưng sự đổi mới ấy chỉ là bước đầu và còn dừng ở biện pháp tư tưởng là chủ yếu chưa tổ chức

đầy đủ và đồng bộ các điều kiện thực hiện. Hơn nữa, quan điểm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” chưa nêu bật được bản chất của phương pháp sư phạm hiện đại, không phải chỉ “lấy học sinh làm trung tâm” mà phải “dạy cá thể cho từng học sinh”.

 Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là dạy cho từng học sinh học. Dù trong lớp học có nhiều học sinh, nhưng người giáo viên luôn quan tâm đến từng học sinh một, có những biện pháp phù hợp tác động đến từng học sinh trong quá trình dạy học.

 

doc43 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên về quan điểm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm trong khi thực hiện chương trình giáo dục Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hích trẻ đặt câu hỏi.
* Một số lưu ý khi xây dựng kế hoạch:
- Khảo sát thực tế nhận thức của trẻ.Trẻ cần học gì tiếp theo, trẻ cần làm gì để đạt được mục tiêu yêu cầu này? Dự kiến các công việc/ hoạt động cụ thể cho trẻ trải nghiệm nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
- Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này? Chọn học liệu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô.
- Các hoạt động đã được lập và các học liệu đã chọn có phù hợp không?
- Trẻ có học được những điều cô dạy thông qua các hoạt động đã tổ chức không?
- Trẻ có đạt mục tiêu, yêu cầu đã đặt ra không? Đánh giá trẻ.
- Các hoạt động xây dựng phải đa dạng, phong phú, phối hợp nhiều phương pháp dạy học ( Quan sát, giảng giải, đàm thoại) các kỹ thuật dạy học ( Kỹ thuật đặt câu hỏi, sử dụng đồ dùng,) và cách thức dạy học linh hoạt ( Học cá nhân, học nhóm).
 ( Có giáo án minh họa phần sau )
4.4 Một số hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
* Học qua thực hành, trải nghiệm
Trẻ em không những chỉ cần nghe nói, quan sát những gì mà cô yêu cầu mà còn phải trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn để có thể phát hiện ra những tính chất đặc trưng, làm rõ vài mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau, trong một chừng mực nào đó có thể làm biến đổi chúng.
- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia trực tiếp vào hoạt động và từ đó giúp trẻ nhận thức sâu sắc hơn, độc lập hơn và phát huy được tính tích cực tư duy của trẻ.
*Học từ cuộc sống thực.
- Đưa trẻ đi tham quan, dạo chơi, tiếp xúc với các hoàn cảnh và tình huống có thực  để trẻ hình thành các khái niệm thực tế và học được nhiều điều bổ ích từ cuộc sống.
* Khai thác tiềm năng của trẻ bằng sự nỗ lực của chính bản thân trẻ:
- Trẻ em có một sự nhạy cảm đặc biệt kèm theo khả năng trí tuệ để tiếp thu và học hỏi từ môi trường bên ngoài mà không giống như người lớn cả về năng lực và cấp độ. Phương pháp giáo dục này chú trọng vào việc giúp trẻ khai thác những tiềm năng sẵn có, định hình những thói quen, tính cách tốt ngay từ khi còn nhỏ để tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này. Chính vì vậy chúng ta không áp đặt trẻ mà chỉ quan sát và đưa ra các gợi ý, trợ giúp trẻ khi cần thiết. 
 5. Kết quả đạt được:
Như vậy sau một năm thực hiện tôi thực sự bất ngờ khi kết quả đạt được là đáng khích lệ. 
* Về giáo viên:
- 100% giáo viên của trường tôi hiểu và thực hiện tốt quan điểm “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” trong mọi hoạt động giáo dục. Từ khâu thiết kế môi trường, lập kế hoạch giáo dục, đến tổ chức hoạt động giáo dục rất thiết thực và hiệu quả cao.
- Môi trường giáo dục luôn được thay đổi theo từng chủ đề và sắp theo hướng mở, có nhiều nguyên vật liệu sẵn có được tận dụng tạo ra sản phẩm đạt hiệu quả cao.
- Giáo viên linh hoạt trong việc lập kế hoạch giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân trẻ.
Qua dự giờ đánh giá kết quả cụ thể:
Cuối năm học
Số tiết dự
Kết quả đánh giá
Tháng 3/2015
30
Tốt
%
Khá
%
ĐYC
%
12
40
14
47
4
13
* về phía trẻ:
- Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, lời nói mạch lạc, kỹ năng giao tiếp và hành vi ứng xử hàng ngày linh hoạt hiệu quả.
- Xuất hiện nhiều câu hỏi mang tính tích cực, sáng tạo trong cách chơi bắt chước người lớn.
- Trẻ tham gia tích cực, và tự giải quyết các tình huống mà cô đề ra.
- Trẻ hứng thú khám phá trải nghiệm trong các hoạt động hàng ngày.
* Kết quả khảo sát nhận thức của trẻ:
Cuối năm học
Tổng số trẻ
Kết quả đánh giá
Tháng 3/2015
200
Tốt
%
Khá
%
ĐYC
%
70
35
90
45
40
20
* Về phía phụ huynh:
 Có thể khẳng định rằng phụ huynh đã rất quan tâm đến con cháu của họ và có trách nhiệm cao về việc tự nguyện đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, các nguyên liệu cho nhà trường như: Ủng hộ các lớp về đồ dùng, đồ chơi, đầu video, tivi, băng... Ngoài ra phụ huynh còn ủng hộ các lớp về nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, phế thải và cùng với giáo viên làm đồ dùng đồ chơi mỗi chủ đề...
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
Qua kết quả trên cho thấy chúng ta khẳng định được giá trị của đề tài và đề tài này có thể áp dụng được cho tất cả các trường mầm non trong huyện:
- Với điều kiện cơ sở vật chất, môi trường cho trẻ trải nghiệm thường xuyên thay đổi kể cả trong nhóm, lớp và ngoài trời.
- Phụ huynh quan tâm ủng hộ.
- Giáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 1.Kết luận:
Thực tiễn cho chúng ta thấy giáo dục Mầm non của Việt nam hiện nay đòi hỏi các nhà quản lý phải đổi mới cách nghĩ cách làm, cần thực hiện đúng hiểu sâu sắc và vận dụng linh hoạt quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào thực tiễn trong công tác chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên. Việc hỗ trợ chuyên môn của các nhà quản lý cho giáo viên phải cụ thể, sát thực, linh hoạt, không áp đặt. Luôn khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, tôn trọng giáo viên, như vậy kết quả chỉ đạo mới thành công.
Như vậy giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt thống nhất trong mọi hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non để đảm bảo cho việc thực hiện chương trình giáo dục Mầm non có hiệu quả, có chất lượng và tất cả trẻ đều được quan tâm giáo dục tới vùng phát triển gần nhất.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện trong tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục. Từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho đến những hoạt động cụ thể của người giáo viên, như lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dụcMọi hoạt động đều hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ nhỏ và nhóm trẻ lớn để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực.
 2. Khuyến nghị:
 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Tiếp tục chỉ đạo xuyên suốt tới các huyện về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tất cả các trường Mầm non. Coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành học mầm non.
- Tiếp tục có nhiều tài liệu, chuyên san giúp các huyện, các trường mầm non tích lũy được nhiều kinh nghiệm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
- Động viên kịp thời những đơn vị có phong trào giáo dục tốt. 
 2.2. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo. 
- Tăng cường mở các lớp chuyên đề, hội thảo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên những kiến thức về xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
- Chỉ đạo theo dõi sát sao các nhà trường trong khi thực hiện chương trình giáo dục Mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
 2.3. Đối với giáo viên.
- Tích cực nâng cao hiểu biết về giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục. Từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho đến những hoạt động cụ thể như lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục
- Thường xuyên, tích cực và nghiêm túc tự bồi dưỡng cho bản thân về chuyên môn nghiệp vụ.
- Phối hợp cùng phụ huynh học sinh trong công tác xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trải nghiệm.
Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên về quan điểm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm trong khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non”. Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài của tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn. 
 Xin trân trọng cảm ơn!
 GIÁO ÁN 
 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức.
 Chủ đề: Nghề nghiệp
 Đề tài: So sánh chiều rộng của 2 đối tượng
 Đối tượng: 4 tuổi.
I. Mục đích :
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết mối quan hệ về chiều rộng của 2 đối tượng: rộng hơn, hẹp hơn, bằng nhau.
- Trẻ biết được các cách so sánh chiều rộng của 2 đối tượng.
2. Kỹ năng
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ toán học: rộng hơn, hẹp hơn, bằng nhau.
- Có kĩ năng so sánh giữa 2 đối tượng có chiều rộng không bằng nhau.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học tập. 
- Tham gia tích cực vào các trò chơi. 
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Một bức tranh nghề giáo viên và một bức tranh nghề bộ đội có chiều rộng bằng nhau, một bức tranh nghề bác sĩ và một bức tranh nghề nông nghiệp có chiều rộng hẹp hơn, một băng xốp màu đỏ và một băng xốp màu vàng có kích thước bằng nhau, một băng xốp màu xanh có chiều rộng hẹp hơn. ( đồ dùng của cô to hơn của trẻ)
- Đồ dùng của trẻ: Một băng xốp màu đỏ và một băng xốp màu vàng có kích thước bằng nhau, một băng xốp màu xanh có chiều rộng hẹp hơn.
 - Một số đồ dùng đồ chơi rộng hơn, hẹp hơn,...
III. Tiến hành
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Gây hứng thú
- Xin nhiệt liệt chào mừng các quý vị đại biểu cùng các bé 4 tuổi trường mầm non đến với chương trình “Bé tài năng” ngày hôm nay.
- Xin tự giới thiệu tôi ... là người dẫn chương trình “ Bé tài năng”. Mời quý vị và các bé cổ vũ cho tôi một tràng pháo tay.
- Đến với chương trình “Bé tài năng” hôm nay các bé sẽ trải qua 3 phần thi.
Phần thứ nhất: Thử tài cùng bé
Phần thứ 2: Ai thông minh
Phần thứ 3: Trò chơi của bé
HĐ2: Trọng tâm
*Phần thi thứ nhất: Thử tài cùngbé
- Bây giờ các bé đến với phần thi đầu tiên: “Thử tài của bé”
Trên đây ban tổ chức có 1 số bức tranh nhiệm vụ của các bé là phải đoán được chiều rộng của các bức tranh so với nhau?
- Bức tranh này vẽ về nghề nào? ( giáo viên, bộ đội)
- Ai cho cô biết đâu là chiều dài, chiều rộng của bức tranh? Con hãy chỉ cho cả lớp xem.
- Các con thử đoán xem 2 bức tranh có chiều rộng như thế nào với nhau?
- Muốn biết chính xác phải làm cách nào? Nếu cô không chồng khít thì điều gì xảy ra?
-À cô chồng 2 bức tranh lên nhau để cùng kiểm tra nhé.
- Các con thấy chiều rộng của 2 bức tranh này như thế nào với nhau? 
- Vì sao con biết 2 bức tranh có chiều rộng bằng nhau?
=> À đúng rồi vì 2 bức tranh chồng khít lên nhau không có phần thừa ra nên 2 bức tranh có chiều rộng bằng nhau.
+ Cất bức tranh bộ đội đi, giữ lại bức tranh nghề giáo viên. Lấy bức tranh bác sĩ ra.
- Bức tranh có hình ảnh về nghề gì? (bác sĩ)
- Các con thử đoán xem bác sĩ đang làm gì? 
- 2 bức tranh này có chiều rộng như thế nào với nhau?
- Muốn biết chính xác ai kiểm tra giúp cô. Còn cách kiểm tra nào khác không?
- 2 bức tranh này có chiều rộng như thế nào với nhau nhỉ?
- Vì sao con biết bức tranh nghề giáo viên rộng hơn?
=> À đúng rồi vì bức tranh nghề giáo viên rộng hơn có phần thừa ra nên 2 bức tranh có chiều rộng không bằng nhau đấy.
+ Bây giờ cô cất bức tranh bác sĩ đi. Chúng mình đoán xem bức tranh về nghề gì đây? ( nông nghiệp)
- 2 bức tranh này có chiều rộng như thế nào với nhau?
- Muốn biết chính xác ai kiểm tra giúp cô. 
- Con nhìn xem 2 bức tranh này có chiều rộng như thế nào với nhau?
- Vì sao con biết bức tranh nghề giáo viên rộng hơn?
=> À đúng rồi vì bức tranh nghề giáo viên rộng hơn có phần thừa ra nên 2 bức tranh có chiều rộng không bằng nhau đấy.
* Phần thi thứ hai: Ai thông minh hơn( so sánh chiều rộng của haiđối tượng)
+ Nhận biết chiều rộng bằng nhau
Vừa rồi các con hoàn thành xuất sắc phần thi thử tài xin chúng mừng các con.
 Sau đây chúng ta cùng đến với phần thi thứ 2: Ai thông minh hơn.
Trong phần thi này mỗi bé được tặng 1 rổ đồ chơi.
- Các con thấy trong rổ có gì?
- Con hãy lấy băng xốp màu đỏ và băng xốp màu vàng ra và đoán xem 2 băng xốp có chiều rộng như thế nào với nhau?
- Muốn biết chính xác bây giờ sẽ làm cách nào?
 - Các con thử chồng băng xốp màu vàng lên băng xốp màu đỏ sao cho chiều dài và đầu dưới của băng xốp trùng khít nhau xem thế nào nhé.
- Chiều rộng của 2 băng xốp như thế nào với nhau?
- Vì sao con biết 2 băng xốp có chiều rộng bằng nhau?
=>Cô củng cố: À đúng rồi vì 2 băng xốp không có phần thừa ra nên 2 băng xốp có chiều rộng bằng nhau đấy.
+ Hình thành biểu tượng rộng hơn, hẹp hơn:
- Cho trẻ cất băng xốp màu vàng đi. Lấy băng xốp màu xanh ra so sánh.
- Băng xốp màu đỏ và băng xốp màu xanh có chiều rộng như thế nào với nhau?
- Muốn biết chính xác chúng mình làm như nào?
- À chồng băng xốp màu xanh lên băng xốp màu đỏ sao cho chiều dài và đầu dưới trùng khít nhau để xem chiều rộng của 2 bức giấy nhé.
- Con nhìn xem 2 băng xốp này có chiều rộng như thế nào với nhau?
- Băng xốp nào rộng hơn?
- Băng xốp nào hẹp hơn?
- Vì sao con biết băng xốp màu đỏ rộng hơn?
=>Cô củng cố: À đúng rồi vì băng xốp màu đỏ rộng hơn có phần thừa ra nên băng xốp màu đỏ rộng hơn và băng xốp màu xanh thì sao?.
- Cô quan sát hỏi cách làm từng cá nhân trẻ về chiều rộng giữa 2 băng xốp.
+ Tìm xung quanh lớp các đồ dùng đồ chơi rộng hơn, hẹp hơn so với nhau.
* Phần thi thứ 3: Trò chơi của bé( Luyện tập)
Trò chơi 1: Làm theo yêu cầu
Cách chơi: Khi cô nói rộng hơn thì các con nhặt băng xốp màu đỏ và nói: Băng xốp màu đỏ rộng hơn”, khi cô nói hẹp hơn thì các con nhặt băng xốp màu xanh và nói: Băng xốp màu xanh hẹp hơn nhé. Đổi lại nếu cô nói màu xanh thì các con nhặt băng xốp màu xanh và nói “Băng xốp màu xanh hẹp hơn”. Cô nói màu đỏ thì các con nhặt băng xốp màu đỏ và nói: “Băng xốp màu đỏ hẹp hơn”
- Cô cho trẻ chơi.
Trò chơi 2: Tìm bạn
Cách chơi: Tổ thỏ nâu chọn băng xốp màu đỏ, tổ gà con chọn băng xốp màu vàng, tổ chim non chọn băng xốp màu xanh. Các con vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm bạn có băng xốp rộng bằng nhau thì các con tìm bạn có băng xốp có chiều rộng giống mình nhé. Khi cô nói tìm bạn có băng xốp rộng không băng nhau thì các con tìm bạn có băng xốp chiều rộng khác mình nhé.
- Cô cho trẻ chơi
HĐ3: Kết thúc
- Tất cả các bé tham gia hội thi rất xuất sắc,. Sau đây là phần tặng quà của chương trình cho các bé.
(Tặng quà trong tiếng nhạc ) 
- Trẻ chú ý.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ nêu ý kiến.
- Trẻ chú ý lắng
 nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ kiểm tra.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ kiểm tra.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ tìm.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng 
nghe
- Trẻ tìm.
- Trẻ chú ýlắng 
nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ nhận quà
GIÁO ÁN
 Lĩnh vực: Phát triển thể chất.
 Chủ đề: Nghề nghiệp
Đề tài: Chúng em là vận động viên nhí “ Bò bằng bàn tay theo đường ngoằn nghèo dài 3- 4m”.
Trò chơi: Chạy tiếp sức
I. Mục đích: 
1. Kiến thức.
- Trẻ biết tên vận động và cách thực hiện vận động bò bằng bàn tay bàn chân.
- Biết tên và cách chơi trò chơi chạy tiếp sức.
2. Kỹ năng.
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi bò, bàn chân bàn tay luôn sát sàn, bò nhanh tới đích.
- Phát triển tố chất: Nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ.
- Rèn trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh.
3. Thái độ. 
- Giáo dục trẻ ý thức tập theo tập thể.
- Trẻ hứng thú thực hiện, chơi đúng luật và lấy đồ chơi theo đúng yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
- Loa máy, 2 lá cờ, hoa.
- Trẻ khỏe mạnh, sân tập sạch sẽ, trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
- Sơ đồ tập.
III. Tiến hành.
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Gây hứng thú
- Cô loa: 
Loa loa loa
Mầm non 
Mở hội đua tài
Vận động viên giỏi
Xin mời các bé
Hãy cùng tham gia
Loa loa loa
- Các con ơi! Hôm nay trường mình có mở hội thi “Bé là vận động viên nhí” các con cùng đi tham dự nào?
- Đến dự các con nhanh chóng xếp hàng và đi theo cô?	 
- Có ai đau chân đau tay không? Có ai mệt mỏi không?
- Các vận động viên đã sẵn sàng chưa?
HĐ 1: Khởi động
- Nào mời các vận động viên lên đường.
- Các vận động viên chạy nhanh - leo núi giống chú bộ đội - đi thường - xuống dốc đi - các vận động viên nghiêng bàn chân để luyện đôi chân - đi thường chuyển đội hình về hàng.
HĐ2: Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Sau đây là chương trình hội thi “Bé là vận động viên nhí” ngày hôm nay.
- Người dẫn chương trình hội thi hôm nay là cô  xin các bé hãy cổ vũ cho cô nào.
- Vâng không thể thiếu được trong hội thi đó là ban giám khảo, các cô giáo, các vị khán giả cổ vũ cho hội thi xin các bé cùng đón chào.
Đến với hội thi ngày hôm nay các vận động viên phải trải qua ba phần thi:
Phần thứ nhất: Sức khỏe.
Phần thứ 2: Tài năng.
Phần thứ 3: Trò chơi của bé.
- Phần thi thứ nhất: Sức khỏe qua màn đồng diễn thể dục “ Hòa bình cho bé”.
+ Tay: Tay đưa sang ngang gập khủyu tay
+ Bụng: Quay người sang bên phải 90
+ Chân: Đứng đưa từng chân 1 lên phía trước.
+ Bật: Chụm tách
* Vận động cơ bản:
 - Cho trẻ chuyển 2 đội hình 2 hàng dọc quay vào nhau.
Tiếp theo là phần thi: Tài năng.
 Các các vận động viên sẽ thể hiện hết mình với phần thi tài năng của mình qua vận động “ Bò bằng bàn tay theo đường ngoằn nghèo dài 3- 4m”.
Muốn thực hiện phần thi suất sắc các bé hãy nghe người dẫn chương trình phổ biến thể lệ thi.
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích: Khi thực hiện đứng trước vạch chuẩn. Có hiệu lệnh “chuẩn bị” cúi xuống chống bàn tay xuống sát vạch. Bàn tay và bàn chân sát sàn, mắt nhìn về phía trước. Khi bò phối hợp chân nọ tay kia và bò nhanh tới đích. Đến đích đứng lên về cuối hàng đứng.
- Cho 2 trẻ lên làm thử. Con nhận xét gì với phần thi này.
- Cho cả lớp làm lần 1( Cô quan sát đánh giá mức độ của từng trẻ).
- Lần 2 nâng cao yêu cầu: Để phân thắng bại 2 đội và tìm ra vận động viên suất sắc nhất, chương trình sẽ nâng cao yêu cầu với các đội thi. Lần này khi bò các vận động viên phải ngậm hoa vào miệng và chuyển về đích, thời gian trong một bản nhạc nếu đội nào chuyển được nhiều hoa thì đội đó dành chiến thắng nhé.
+ Đội bên tay phải của cô là đội “ Vận động viên áo đỏ”
+ Đội bên tay trái của cô là đội “Vận động viên áo xanh”
- Nhiệm vụ của 2 đội là bò nhanh tới đích và giúp bác nông dân mang hoa về nhà. Hết 1 bản nhạc đội nào mang nhiều hoa là đội đó chiến thắng.
- Cô cho trẻ thực hiện.
- Cô nhận xét và thông báo kết quả của 2 đội.
- Củng cố: Cô cho trẻ lên làm lại 1 lần.
Phần thứ 3: Trò chơi của bé
* Trò chơi vận động: Chạy tiếp sức
Cách chơi: Cô chia trẻ thành 2 đội đứng thành hàng dọc. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì bạn đầu hàng cầm cờ chạy vòng quanh đích rồi chạy nhanh về đưa cho bạn tiếp theo. Cứ như thế cho đến hết lượt trước thì đội đó sẽ chiến thắng.
- Luật chơi: Ai không chạy qua đích thì không được tính phải chạy lại.
- Cô cho trẻ chơi
- Qua hội thi hôm nay bé nào cũng thể hiện phần thi của mình rất xuất sắc và các bé rất xứng đáng đựơc nhận quà của chương trình. 
- Các con có cảm nghĩ gì sau hội thi? Mong muốn của các con là gì cho những hội thi sau tốt hơn?
HĐ3: Hồi tĩnh
Nào chúng mình cùng lên xe về nhà
Bật nhạc: “ Nào mình cùng lên xe buýt”
- Trẻ chú ý.
- Trẻ trả lời.
- Sẵn sàng.
- Trẻ đi theo yêu cầu.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ thực hiện mỗi động tác tập 1 lần, nhấn mạnh động tác tay và chân 2 lần.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chú
- Trẻ thi đua.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
TT
NỘI DUNG
TRANG
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1
Phần I
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
2
Phần II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
4
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
4
2. Cơ sở lý luận của vấn đề 
4
 3. Thực trạng của vấn đề
6
 3.1. Giáo viên
6
 3.2. Về phía trẻ
6
 3.3. Phụ huynh 
7
4. Các biện pháp thực hiện 
7
 4.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn
7
 4.2. Định hướng cho giáo viên thiết kế và sử dụng môi trường giáo dục 
12
 4.3. Bồi dưỡng giáo viên vận dụng quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” vào xây dựng kế hoạch giáo dục
17
 4.4. Một số hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
23
5. Kết quả đạt được
25
 * Về phía giáo viên
25
 * Về phía trẻ
25
 *Về phía phụ huynh
26
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
26
Phần III
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
27
 1. Kết luận
27
 2. Khuyến nghị
27
 2.1 Đối với Sở Giáo Dục và Đào Tạo
27
 2.2 Đối với Phòng Giáo Dục và Đào tạo
27
 2.3 Đối với giáo viên
28
Giáo án minh họa lĩnh vực phát triển nhận thức
29
Giáo án minh họa lĩnh vực phát triển thể chất
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn chương trình Giáo dục mầm non của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương.
2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non các độ tuổi. 
3. Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm
4.Môt số hình ảnh trên Mạng Internet.
5. Một số hình ảnh hoạt động của trẻ trong trường
6. Văn bản hướng dẫn của Sở Giáo Dục & Đào tạo Hải Dương, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Ninh Giang về kế hoạch nhiệm vụ năm học 2015 - 2016
7. Tạp chí, tập san Giáo dục mầm non 
-------------------------------

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_nhan_thuc_cho_giao_vien_ve_qu.doc
Sáng Kiến Liên Quan