Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường

Thực hiện nhiệm vụ của bộ giáo dục và đào tạo, ngành học Mầm non đã đưa ra nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ và chương trình chăm sóc giáo dục cho trẻ ở trường Mầm non. Việc đưa ra các nội dung giáo dục dinh dưỡng và giảng dạy là cần thiết, như vậy sẽ tạo ra sự liên thông từ lứa tuổi Mẫu giáo đến lứa tuổi học đường. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành nên những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền móng vững chắc để chuẩn bị đầy đủ cho điều kiện tốt giúp trẻ vào lớp 1 trường tiểu học.

* Xây dựng thực đơn theo mùa phù hợp với trẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế ở địa phương.

* Tính khẩu phần ăn khoa học đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ.

* Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh thực đơn để đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ.

* Tìm hiểu các biện pháp chế biến các món ăn cho trẻ phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ:

* Tích cực dự giờ các hoạt động của trẻ để tìm hiểu nhu cầu, sở thích và có kế hoạch điều chỉnh.

 * Cung cấp đủ nước uống cho trẻ.

* Tổ chức chế biến các món ăn cho trẻ đảm bảo theo đúng quy trình chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Tạo môi trường thoáng mát, đẹp mắt, an toàn, vui vẻ thoải mái trong khi ăn.

* Tăng cường công tác tuyên truyền và công tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao chất lượng các bữa ăn cho trẻ. Và một số biện pháp khác.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo dõi và điều chỉnh thực đơn để đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ chưa được quan tâm.
- Tìm hiểu các biện pháp trong chế biến các món ăn cho trẻ chưa phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ.
- Việc dự giờ của trẻ để tìm hiểu nhu cầu, sở thích và có kế hoạch điều chỉnh chưa sâu sát.
 - Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc cung cấp đủ nước uống cho trẻ.
 - Tổ chức chế biến các món ăn cho trẻ tương đối đảm bảo theo đúng quy trình chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Công tác tuyên truyền và công tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao chất lượng các bữa ăn cho trẻ chưa đi vào chiều sâu và rộng.
	- Một số trẻ rất sợ khi ăn, một số trẻ ăn nhiều nhưng cơ thể không hấp thụ tốt thức ăn. Do đó dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng còn cao.
Bảng cân đo lần 1 tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng rất cao.
Tổng số
 trẻ
Trẻ Cân nặng
BT
Cân nặng HT
Suy dinh dưỡng
Chiều cao BT
Chiều cao HT
Thấp còi
SDDV
SDDN
TC Đ1
TC Đ2
191
173
2
17
1
178
0
13
0
Tỷ lệ %
90.57
2
8.9
0.52
93.19 
0
6.8
0
	2. Nội dung cần giải quyết
*  Xây dựng thực đơn theo mùa phù hợp với trẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế ở địa phương:
* Tính khẩu phần ăn khoa học đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ:
* Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh thực đơn để đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ.
* Tìm hiểu các biện pháp chế biến các món ăn cho trẻ phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ:
* Tích cực dự giờ của trẻ để tìm hiểu nhu cầu, sở thích và có kế hoạch điều chỉnh.
 * Cung cấp đủ nước uống cho trẻ
 * Tổ chức chế biến các món ăn cho trẻ đảm bảo theo đúng quy trình chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm:
* Tạo môi trường thoáng mát, đẹp mắt, an toàn, vui vẻ và thoải mái trong khi ăn.
* Tăng cường công tác tuyên truyền và công tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao chất lượng các bữa ăn cho trẻ.
	3. Biện pháp giải quyết
*  Xây dựng thực đơn theo mùa phù hợp với trẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế ở địa phương:
Trường Mẫu giáo Tân lập là trường nằm ở cửa ngõ của huyện Mộc Hóa, phần lớn phụ huynh làm nông nghiệp vì thế bản thân tôi và giáo viên trong nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác tuyên truyền tới phụ huynh và nhân dân:
Thực đơn xây dựng theo từng mùa, tuần, ngày để dễ điều hoà thực phẩm và đưa trước cho nhà bếp chuẩn bị.  Bởi vì nếu ăn thực phẩm trái mùa thường có nhiều thuốc kích thích, giá cả lại đắt. Xây dựng thực đơn cho nhiều ngày cần thay đổi món ăn cho trẻ ăn ngon miệng, khi thay đổi đảm bảo thay thế các thực phẩm trong cùng một nhóm các thực phẩm ( VD: thay thịt bằng cá, trứng hoặc tôm....) hoặc phối hợp các thực phẩm thay thế để đạt giá trị dinh dưỡng tương đương. Thay đổi thực đơn không chỉ đơn thuần thay đổi thực phẩm mà còn có thể từ cùng một loại thực phẩm nhưng thay đổi dạng chế biến  (Luộc, hầm, chiên, kho, xào, hấp ....)
* Tính khẩu phần ăn khoa học đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ:
Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng và cơ cấu khẩu phần của trẻ mà tính năng lượng. lượng prôtein và các chất dinh dưỡng khác của khẩu phần quy ra một bữa chính của trẻ theo từng độ tuổi tương ứng với mỗi chế độ ăn, hàng ngày tính ra lượng thực phẩm cần thiết cho tổng số trẻ cùng ăn một khẩu phần giống nhau. Đảm bảo cho khẩu phần đủ về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa năng lượng và các chất dinh dưỡng với nhau.
Xây dựng khẩu phần để có một bữa ăn cân đối hợp lý là bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu về năng lượng.
 	Khi xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ tại trường mầm non, ta phải cân đối số tiền của bố mẹ các cháu đóng góp. 
* Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh thực đơn để đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ.
Việc nấu ăn cho trẻ thực hiện đúng theo thực đơn là tốt nhất song cũng có thể thay thế thực phẩm bằng các thực phẩm khác tương đương mà bữa ăn vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Muốn vậy, người ta chỉ thay thế thực phẩm khi có giá  trị tương đương nhau.
Ví dụ: Có thể thay thế thịt bằng trứng, cá, tôm, cua các loại thức ăn này đều chứa nguồn protein có giá trị.
 - Tăng chất béo bằng cách: Cho dầu hoặc mỡ vào canh.
- Tăng canxi trong bữa ăn: Chọn đậu phụ, cá, đỗ, sữa đậu nành, trứng tôm cua trong khẩu phần ăn.
- Tăng lượng vitamim bằng cách: Phát động các nhóm lớp trồng các loại rau để bổ sung lượng rau xanh cho trẻ.
* Tìm hiểu các biện pháp chế biến các món ăn cho trẻ phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ:
Đây là khâu quyết định một bữa ăn ngon đạt độ cảm quan cao.
Để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất thì thức ăn phải có mùi vị thơm ngon hấp dẫn, thay đổi thường xuyên cách chế biến. Trong quá trình nấu nướng, biết cách phối hợp từng  mùi vị  riêng biệt tạo nên mùi vị đặc trưng.
- Thay đổi chế biến: Bằng cách tăng thêm mùi vị gây hấp dẫn cho trẻ.
- Tăng cường hầm bằng nồi áp xuất có chế biến xào, chiên, hầm
- Trong chế biến bổ xung thêm đậu khô, đậu nành, dầu, mèchế biến phù hợp chế độ ăn của trẻ .
* Tích cực dự giờ của trẻ để tìm hiểu nhu cầu, sở thích và có kế hoạch điều chỉnh.
Bản thân là một cán bộ quản lý tôi luôn cố gắng để lên thực đơn chế biến được những món ăn ngon, hấp dẫn để khi ăn trẻ cảm thấy ngon miệng và ăn hết suất.
Để làm được điều đó tôi luôn phối hợp chặt chẽ với cấp dưỡng và các giáo viên trên lớp để động viên trẻ ăn ngon hết suất, qua đó chúng tôi còn lồng ghép giáo dục về dinh dưỡng cho trẻ thông qua các món ăn.
Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng chăm sóc trẻ ăn các cô giáo chuẩn bị giờ ăn cho trẻ phải đảm bảo yều cầu sau:
Ví dụ: Ăn thịt thì trẻ biết được thịt cung cấp cho cơ thế chất gì?
- Kiểm tra sức khỏe cho  trẻ, để bổ sung chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng. Nhà trường đã rèn cho trẻ thói quen tự chăm sóc bản thân bằng cách tự tuyên truyền trong bữa ăn.
Ví dụ: Hôm nay lớp mình ăn cơm với những thức ăn nào? Thức ăn như thế nào? Bạn nào ăn giỏi? Từ những biện pháp nhỏ này đã giúp trẻ cố gắng ăn hết suất.
- Lồng giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động:
Chúng tôi lên kế hoạch cho các giáo viên đưa giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động, đây là vấn đề quan trọng bởi trẻ thường xuyên được chơi mà học.
Ví dụ: Hoạt động làm quen với chữ cái gây hứng thú cho trẻ giáo viên có thể đọc đồng dao, hò, vè về các loại rau, quả ở chủ đề thế giới thực vật.
Giáo viên có thể lồng ghép giáo dục dinh dưỡng:
Ví dụ: Trong giờ đón – trả trẻ là thời gian thuận lợi trong việc tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, cho phụ huynh đặc biệt là trẻ. Bằng hình thức các cô hỏi thăm các phụ huynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở nhà, hỏi trẻ ở nhà trẻ được ăn cơm với gì?
- Thông qua giờ ăn hàng ngày ở lớp, cô đặt ra các câu hỏi:
Ví dụ: Trước khi ăn chúng mình phải làm gì? Vì sao?
Từ đó rút ra kinh nghiệm kịp thời việc tổ chức cải tiến, chế biến, thay đổi món ăn trong toàn trường. Để cuối cùng ta được bữa ăn ngon, đủ về lượng, chất mà vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng, trẻ ăn ngon miệng hết suất.
  * Cung cấp đủ nước uống cho trẻ
Nước uống: Hằng ngày trẻ cần được uống đầy đủ khoảng 1,6-2 lít nước/ ngày (bao gồm nước uống và thức ăn). Nhu cầu nước của cơ thể phụ thuộc rất lớn vào thời tiết và hoạt động. Trẻ thường mãi chơi hay quên uống nước, nếu để trẻ bị thiếu nước sẽ gây những tác hại sau: bị táo bón, tim hoạt động khó vì tăng huyết áp, rối loạn thân nhiệt, rối loạn ở bộ não...Phó Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên cho trẻ uống theo nhu cầu và chia làm nhiều lần trong ngày: sau khi uống sữa sáng, sau khi học, sau khi chơi, sau các bữa ăn, khi ngủ dậy,... để hình thành cho trẻ thói quen uống nước. Không để trẻ quá khát nước vì lúc ấy cơ thể trẻ đã mất đi một lượng nước cần thiết để tham gia vào quá trình trao đổi chất, hô hấp, tuần hoàn trong cơ thể. Không những thế, khi khát trẻ sẽ uống quá nhiều nước khiến cơ thế từ chỗ mất nước đến quá tải nước cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Dạy trẻ cách lấy nước vừa phải khi uống, không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trong một lần uống hoặc quá nhiều trước bữa ăn vì sẽ làm cho trẻ cảm giác no giả và trẻ không chịu ăn.
* Tổ chức chế biến các món ăn cho trẻ đảm bảo theo đúng quy trình chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm:
Từ nhận thức công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định đến chất lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn có tác động đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tôi coi trọng việc vệ sinh an toàn thực phẩm là hàng đầu, tôi đã thực hiện một số yêu cầu sau:
 Để làm tốt việc này tôi yêu cầu nhà bếp lên lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng thực hiện đúng lịch.
Nhà bếp hàng ngày phải vệ sinh dụng cụ nấu ăn, chia thức ăn, dụng cụ ăn uống như: Bát, thìa, nồi hàng ngày phải được rửa sạch, phơi khô dưới ánh nắng, tráng nước sôi dụng cụ đựng thức ăn cho trẻ. Hàng tuần tổng vệ sinh nhà bếp, khơi thông cống rãnh.
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chúng tôi còn coi trọng đến khâu chế biến các món ăn cho trẻ, thực phẩm được chế biến theo một chiều, thức ăn sống không để gần thức ăn chín, đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi. Riêng thực phẩm phải đảm bảo số lượng, chất lượng có giá cả hợp lý.
* Tạo môi trường thoáng mát, đẹp mắt, an toàn, vui vẻ và thoải mái trong khi ăn
Phòng ăn: Cần thoáng mát, sạch sẽ, trang trí đẹp, tạo không khí thoải mái trong khi ăn.
Bàn ăn: Cần có khăn trải bàn, bình hoa.
 Giáo viên cần động viên cho trẻ ăn hết suất, không tạo áp lực cho trẻ khi ăn. 
* Tăng cường công tác tuyên truyền và công tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao chất lượng các bữa ăn cho trẻ.
Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo xã Tân Lập, Lãnh đạo nhà trường phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, hội cha mẹ phụ huynh để phát động phong trào quyên góp ủng hộ mua sắp được trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng.
Nhà trường còn phát động phong trào ủng hộ thực phẩm của các gia đình: Như rau, trứng, đậu, đỗ.
Kết quả khẩu phần ăn của trẻ được tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Đầu năm nhà trường họp phụ huynh học sinh các điểm và tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về cách chăm con theo khoa học, thông báo sức khoẻ của từng trẻ qua bản tin tại các nhóm lớp để phụ huynh nắm được sức khoẻ của con em mình từ đó phối kết hợp với nhà trường để nuôi dưỡng chăm sóc trẻ tốt nhất.
Ban giám hiệu nhà trường cũng thường xuyên chỉ đạo các lớp trang trí thực hiện bảng tin ở lớp học bằng các hình thức phù hợp, nội dung phong phú về công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ: trang trí bản tin mới lạ thay đổi nội dung mới về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ.
Chỉ đạo giáo viên các lớp tuyên truyền đến phụ huynh mọi lúc, mọi nơi, đón trả trẻ về vấn đề sức khỏe bé ngày hôm đó yếu, ăn uống không hết suất, ít vận động và không chơi cùng các bạn nhờ phụ huynh theo dõi cháu và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cháu
* Các biện pháp khác 
 Tham gia góp ý: Nhà trường mời Ban đại diện cha mẹ học sinh và quý phụ huynh cùng tham gia góp ý về thực đơn của trường (thực đơn được công khai mỗi ngày tại bảng thực đơn ở sân trường), về mức tiền ăn của trẻ, về các nhà cung cấp thực phẩm, cách chế biến món ăn... mời phụ huynh tham quan giờ ăn của trẻ tại trường, tham quan bếp ăn - khâu chế biến của cấp dưỡng, tham gia tiếp phẩm cùng với cấp dưỡng...
Tổ chức giao lưu giữa bộ phận cấp dưỡng nhà trường, hội phụ nữ xã với các hướng dẫn các bà mẹ nấu ăn tại nhà cho trẻ kết hợp được 4 nhóm thực phẩm, các nhóm thực phẩm phong phú, không dùng một vài thực phẩm quen thuộc lâu dài sẽ làm cho trẻ chán ăn.
Chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vấn đề VSATTP là mục tiêu quan trọng hàng đầu của bếp ăn trường Mẫu giáo Tân Lập nhằm phòng ngừa ngộ độc gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng sức đề kháng rất yếu nên cực kỳ nguy hiểm hơn đến tính mạng trẻ. Vì thế, việc đảm bảo VSATTP trong bếp ăn nhà trường làm giảm đến mức thấp nhất sự rủi ro gặp phải. Để thực hiện điều này, Hiệu Trưởng chỉ đạo:
 Phó Hiệu Trưởng Bán Trú: phải tìm hiểu và ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp thực phẩm uy tín, chất lượng, đảm bảo thực phẩm luôn tươi, mới, sạch, an toàn.
Thành lập ban kiểm tra VSATTP trong trường mà để thường xuyên kiểm tra đảm bảo chất lượng thực phẩm khi đưa vào trường tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm ở sở y tế
Toàn thể cán bộ, giáo viên, cấp dưỡng, nhân viên nhà trường.
 Đội ngũ cấp dưỡng được kiểm tra sức khỏe 2 lần/ năm tại bệnh viện huyện để đảm bảo đủ sức khỏe, đủ điều kiện tham gia vào chế biến thực phẩm cho trẻ; được trang bị đồ bảo hộ lao động hằng năm đầy đủ, sạch sẽ; tuân thủ tốt nội quy nhà bếp;
Ban kiểm tra VSATTP giám sát nghiêm ngặt khâu tiếp phẩm, ghi - ký sổ giao nhận đầy đủ, thực hiện theo dõi lưu mẫu thực phẩm theo 3 bước, thực phẩm lưu mẫu được niêm phong, ghi rõ tên món ăn, ngày giờ lưu mẫu, ký tên của người lưu người xác nhận, đóng dấu và bảo quản trong tủ lạnh 5-6°C trong 24 giờ. 
Vệ sinh nhà bếp và dụng cụ ăn uống của trẻ:
Sàn, tường, trần nhà bếp được thực hiện vệ sinh theo đúng lịch quy định vệ sinh hằng ngày, tuần, tháng; các dụng cụ nấu nướng, đựng thức ăn được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô ráo, cất nơi an toàn, ngăn nắp sau mỗi lần sử dụng; có ký hiệu phân biệt đụng cụ sống chín rõ ràng.
Đối với dụng cụ ăn uống của trẻ: được tẩy rửa sạch sẽ hằng ngày, che đậy cẩn thận, phơi khô chén sau mỗi lần sử dụng.
Trong năm học vừa qua nhà trường đã thực hiện tốt các quy định về VSATTP, không xảy ra trường hợp nào bị ngộ độc thực phẩm đảm bảo tốt sức khỏe, tính mạng an toàn cho trẻ. Nhà trường tiếp tục phấn đấu, giữ vững thực hiện tốt nhiệm vụ này.
* Kiểm tra, đánh giá và khen thưởng
Kiểm tra đánh giá là 1 trong 4 chức năng của nhà quản lý. Bởi vì, mục đích của việc này là để nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng và phát hiện, chỉnh sửa, những biện pháp chưa tốt nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho trẻ. Ý thức được tầm quan trọng của việc này, nên Hiệu Trưởng chỉ đạo:
Phó Hiệu Trưởng phải xây dựng được kế hoạch kiểm tra đến từng bộ phận có liên quan: tổ cấp dưỡng + giáo viên + y tế = hoạt động tổ chức bữa ăn, chăm sóc giờ ăn + vệ sinh cá nhân trẻ, vệ sinh phòng lớp, hoạt động tuyên truyền, hoạt động cân đo chấm biểu đồ, hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ... Hình thức kiểm tra theo kế hoạch, thường xuyên và đột xuất.
Tự kiểm tra đánh giá về phương pháp áp dụng thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ: Muốn biết trẻ đã được ăn uống đúng và đủ chưa, cần theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển hàng tháng. Nếu trẻ lên cân đều đặn là trẻ được nuôi dưỡng tốt, còn không lên cân thì có thể trẻ bị bệnh hoặc nuôi dưỡng không đúng. Từ đó đánh giá được phương pháp áp dụng có đạt hiệu quả tốt hay chưa tốt. Khen thưởng kịp thời.
Rút kinh nghiệm những gì đã thực hiện tốt, những gì chưa thực hiện được: nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục nhằm chỉ đạo kịp thời hơn. Đồng thời biết được những thuận lợi và khó khăn gì trong công tác để có hướng khắc phục.
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng
Qua một năm thực hiện về cải tiến chế biến món ăn và xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ đã đạt được kết quả đáng cụ thể:
Bản thân tôi là một Phó hiệu trưởng trường, theo sự phân công điều động của Hiệu trưởng nhà trường tôi được phân công làm công tác quản lý bán trú với công việc này bản thân chưa có kinh nghiệm, chưa có nhiều kiến thức nên tôi đã phải học hỏi rất nhiều từ những lớp tập huấn do phòng tổ chức rồi đến học hỏi ở các trường bạn, tìm hiểu qua tài liệu do phòng cung cấp và mua thêm sách dạy về cách chế biến các món ăn cho trẻ dưới 6 tuổi và rồi vận dụng vào tình hình thực tế của nhà trường để đưa ra những biện pháp tốt nhất, chế biến được những món ăn hấp dẫn đối với trẻ đồng thời phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cung cấp cho trẻ hoạt động.
Việc đi thăm lớp dự giờ ăn bản thân tôi thấy tất cả các cháu đều rất thích ăn các món có trong thực đơn, trẻ ăn ngon miệng và ăn hết xuất, do đó phần cơm thừa không còn thừa nhiều như đầu năm học. Sau các kỳ cân đo khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ tôi gặp và trao đổi với giáo viên trên lớp, cán bộ y tế thì thấy có kết quả tốt số trẻ bị suy dinh dưỡng đã giảm dần cụ thể bảng cân đo lần 3:
Tổng số
trẻ
Trẻ Cân nặng
BT
Cân nặng HT
Suy dinh dưỡng
Chiều cao BT
Chiều cao HT
Thấp còi
SDDV
SDDN
TC Đ1
TC Đ2
191
183
2
8
0
183
0
8
0
Tỷ lệ %
95.81%
2
4.19%
0
95.81 %
0
4.19%
0
 	Như vậy trong quá trình thực hiện cải tiến một số món ăn cho trẻ ở trong trường Mẫu giáo Tân Lập đã đạt được một kết quả đáng kể làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi, trẻ ăn hết suất, đủ chất, đủ lượng.
Cô nuôi và giáo viên trên lớp thường xuyên theo dõi trẻ ăn để nắm được tình hình ăn uống của trẻ để còn điều chỉnh thực đơn và cách chế biến cho phù hợp.
Ngoài ra còn phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường làm công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học tới các bậc phụ huynh. Theo dõi chăm sóc trẻ thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi, phối hợp với cán bộ y tế cơ sở khám sức khoẻ định kỳ, cân đo chấm biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ có biện pháp chăm sóc kịp thời và phát hiện những bệnh thường gặp ở trẻ. Tiêm chủng đầy đủ đúng lịch.
Các hoạt động về chăm sóc và nuôi dưỡng phải thực hiện thường xuyên có nề nếp, coi trọng công tác chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo về hai mặt nhận thức và thực hành.
III. Kết luận
1. Tóm lược các giải pháp
Thực hiện nhiệm vụ của bộ giáo dục và đào tạo, ngành học Mầm non đã đưa ra nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ và chương trình chăm sóc giáo dục cho trẻ ở trường Mầm non. Việc đưa ra các nội dung giáo dục dinh dưỡng và giảng dạy là cần thiết, như vậy sẽ tạo ra sự liên thông từ lứa tuổi Mẫu giáo đến lứa tuổi học đường. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành nên những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền móng vững chắc để chuẩn bị đầy đủ cho điều kiện tốt giúp trẻ vào lớp 1 trường tiểu học.
*  Xây dựng thực đơn theo mùa phù hợp với trẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế ở địa phương.
* Tính khẩu phần ăn khoa học đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ.
* Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh thực đơn để đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ.
* Tìm hiểu các biện pháp chế biến các món ăn cho trẻ phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ:
* Tích cực dự giờ các hoạt động của trẻ để tìm hiểu nhu cầu, sở thích và có kế hoạch điều chỉnh.
 * Cung cấp đủ nước uống cho trẻ.
* Tổ chức chế biến các món ăn cho trẻ đảm bảo theo đúng quy trình chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Tạo môi trường thoáng mát, đẹp mắt, an toàn, vui vẻ thoải mái trong khi ăn.
* Tăng cường công tác tuyên truyền và công tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao chất lượng các bữa ăn cho trẻ. Và một số biện pháp khác.
2. Phạm vi đối tượng áp dụng:
Qua một năm thực hiện các biện pháp trên tại trường Mẫu giáo Tân Lập, kết quả đã thu được rất khả quan được triển khai và áp dụng tại nhà trường, đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trường Mẫu giáo Tân Lập và có thể áp dụng rộng rãi tại một số trường Mẫu giáo trong huyện.
 3. Kiến nghị:
Hàng năm vào dịp hè, phòng Giáo Dục - Đào Tạo tổ chức mở các lớp bồi dưỡng về giáo dục dinh dưỡng  và các phương pháp chế biến món ăn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên cấp dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Thường xuyên tổ chức cho giáo viên, nhân viên cấp dưỡng được đi tham quan các trường trọng điểm để học hỏi về kinh nghiệm nấu ăn.
Làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ nhất là tổ chức bữa ăn cho trẻ tại gia đình.
	Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường đã được thực hiện trong trường Mẫu giáo Tân lập. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và Ban giám hiệu nhà trường.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giam_ty_le_tre_suy_di.doc
Sáng Kiến Liên Quan