Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp của nhân viên y tế nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non

Nhất là đối với trẻ em thì sức khỏe của trẻ rất quan trọng vì “ Trẻ em hôm nay , thế giới ngày mai’, là thế hệ tương lai. Vì vậy dành cho trẻ sự ưu tiên chăm sóc từ những năm đầu đời có một ý nghĩa sinh học, xã hội, nhân văn cực kỳ quan trọng mà 1 đứa trẻ có quyền đón nhận- quyền được chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhất.

Trong thời kỳ hiện nay với tốc độ phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho không khí, nguồn nước, thực phẩm đang dần bị ô nhiễm bởi những hóa chất, rác thải công nghiệp càng nhiều lại càng đe dọa đến sức khỏe của con người chúng ta, chính vì vậy mà trong những năm gần đây tỉ lệ người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh dịch mới ngày càng tăng cao và độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ.

Trong những năm gần đây, nước ta đã mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, trú trọng đầu tư phát triển các ngành dịch vụ du lịch, ăn uống. Hơn nữa, do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm và mật độ dân cư đông đúc, vi khuẩn biến đổi gen, sự nhận thức về dịch bệnh của mỗi người dân còn chưa cao. Tất cả những nguyên nhân trên, khiến cho các dịch bệnh ngày càng gia tăng.

 Với trẻ mầm non tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ. Trẻ tích cực hoạt động với các đồ dùng đồ chơi mầm non mẫu giáo, thích chơi với cát, với nước, thích trao đổi giao lưu với các bạn, với người lớn. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu. Môi trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung nhiều trẻ khác. Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch bệnh. Chính vì vậy, người lớn cần phải có sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ và hình thành cho trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Vì vậy làm thế nào, để phòng chống dịch bệnh xảy ra với trẻ trong trường mầm non?

 

docx12 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp của nhân viên y tế nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhân viên y tế chuyên trách có trình độ chuyên môn theo yêu cầu, có sự nhiệt tình, năng động , sáng tạo trong công việc.
- Ban Giám hiệu có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề, nhạy bén trong công tác, đã nhận thức đúng đắn và đánh giá việc chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ mầm non là rất quan trọng, xác định được nguy hại của các dịch bệnh.
          - Tập thể cán bộ - giáo viên – nhân viên (CBGVNV) có tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm cao trong công tác, yêu nghề, mến trẻ, luôn có ý thức học hỏi nâng cao tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ. 
 Trường có 741 học sinh, ngoan, khỏa mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên, có nề nếp, tích cực tham gia các hoạt động, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
          - Phụ huynh bước đầu đã cùng phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
          3. Khó khăn.
- Trường nằm rải rác ở 3 khu nên việc tổ chức mọi hoạt động gặp nhiều khó khăn, cũng như việc đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ còn có phần hạn chế.  
          - Giáo viên và phụ huynh tuy đã biết về một số bệnh dịch thường hay xảy ra với trẻ nhỏ qua các thông tin đại chúng nhưng còn chưa sâu, nhất là các bệnh mới, bệnh lạ gần đây, mới chỉ dừng lại biết tên bệnh dịch mà chưa nắm rõ được triệu chứng, nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh các bệnh.
          - Trẻ trong trường độ tuổi còn nhỏ từ 18 tháng đến 6 tuổi nên chưa có khả năng nhận biết và phòng tránh bệnh dịch
- Quan điểm về chương trình giáo dục mầm non của một bộ phận nhỏ cha mẹ học sinh không đồng đều nên sự phối kết hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh (CMHS) trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp khó khăn. 
III. Các biện pháp thực hiện
Đứng trước tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, xuất hiện nhiều bệnh mới, bệnh lạ, nhiều loại bệnh không có văc xin phòng bệnh và không có thuốc điều trị, nếu không phát hiện sớm, chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nặng thậm chí là tử vong, do vậy tôi đã thực hiện một số biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh xảy ra trong trường như sau:
1. Biện Pháp 1: Xây dựng kế hoạch phòng chống từng dịch bệnh.
- Chủ động tham mưu với ban giám hiệu nhà trường thành lập ban chỉ đạo phòng chống các dịch bệnh và cùng xây dựng kế hoạch còn gọi là lập kế hoạch, xác định các mục tiêu, các hoạt động và nguồn lực cần thiết để đạt tới mục tiêu một cách phù hợp với tình hình thực tiễn trong khoảng thời gian nhất định.
- Xây dựng kế hoạch giúp huy động mọi nguồn lực, giúp các nhân, đơn vị có phương hướng hoạt động trong từng giai đoạn, từng thời gian cụ thể, tạo điều kiện phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mọi người trong quá trình thực hiện công việc phòng dịch bệnh.
Xét thấy tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, tôi cũng đã chủ động tham mưu, góp ý cùng ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh chung và từng bệnh dịch cụ thể( mỗi loại bệnh dịch có một kế hoạch riêng như: Bệnh tay chân miệng có kế hoạch riêng, bệnh sốt xuất huyết có kế hoạch riêng, bệnh CoVid 19 có kế hoạch riêng...)dựa trên kế hoạch chỉ đạo của sở, phòng GD& ĐT Huyện Gia Lâm, của UBND huyện Gia lâm, của Trung tâm y tế huyện Gia lâm trong các đợt xảy ra bệnh dịch. Trong mỗi kế hoạch tôi luôn tham mưu xây dựng mục đích, yêu cầu của kế hoạch , phân công rõ trách nhiệm cho các thành viên, chủ động xây dựng hoạt động cụ thể nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường.
Cùng tham gia xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh giúp tôi có những biện pháp chủ động thực hiện hữu hiệu trong công tác phòng tránh bệnh dịch bùng phát và lây lan trong nhà trường.
2. Biện pháp 2: Tuyên truyền cho Cán bộ giáo viên- Nhân viên, phụ huynh và học sinh về 1 số bệnh dịch.
          Tục ngữ, ca dao xưa đã có câu:
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
          Ý thức được việc điều đó , để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch  trong trường đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của tất cả mọi người từ giáo viên, nhân viên, phụ huynh, bản thân trẻ và của cả cộng đồng. Chính vì vậy tôi đã làm những bài tuyên truyền, nâng cao kiến thức phòng bệnh cho CBGV-NV, phụ huynh và học sinh về một số dịch bệnh bằng các hình thức sau:
* Đối với giáo viên- nhân viên:
          Cùng giáo viên tham gia các buổi tập huấn công tác y tế, phòng chống dịch bệnh do Phòng GD&ĐT, trung tâm y tế Huyện Gia Lâm tổ chức.
          Thông qua các buổi họp hội đồng nhà trường tôi đã tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống một số bệnh dịch.
          Tôi đã làm các bài tuyên truyền dịch bệnh theo mùa, các dịch bệnh xảy ra đột xuất trong nước, pho to tài liệu, tờ rơi, tranh về 1 số bệnh dịch thường gặp ở trẻ và các dịch bệnh nguy hiểm để hướng dẫn giáo viên tuyên truyền tại các góc tuyên truyền của lớp.
          Với vị trí nhân viên y tế tôi thường xuyên kết hợp hướng với giáo viên theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ ở lớp, không  nhận trẻ bị ốm. Hướng dẫn giáo viên theo dõi sức khoẻ của trẻ như: sốt cao đột ngột liên tục, đau cơ, đau đầu, nổi ban trên da, xuất huyết, loét miệng, vết loét hay phỏng nước, lòng bàn tay, lòng bàn chân,thì phải thông báo ngay với CMHS và y tế trong nhà trường.
* Đối với phụ huynh học sinh:
          Tôi hướng dẫn giáo viên tạo góc tuyên truyền với cha mẹ học sinh: Gắn hình ảnh và thông tin về phòng chống dịch bệnh từ các công văn, tờ rơi, báo chí vào các bài tuyên truyền phát cho giáo viên treo tại góc tuyên truyền của lớp.
          Bản thân tôi cùng với giáo viên trực tiếp tham gia các hoạt động phát tờ rơi, tờ bướm hướng dẫn nhận biết triệu chứng và cách phòng một số bệnh dịch.
          Đọc tuyên truyền bệnh trên loa của trường vào giờ đón trả trẻ để phụ huynh nắm bắt thông tin về các bệnh dịch tốt hơn.
          Tôi gặp gỡ, tư vấn cho phụ huynh, trao đổi khi cần thiết về sức khỏe của trẻ.
* Đối với học sinh:
Bác hồ kính yêu đã từng nói:
“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Nhất là trẻ trong trường mầm non có độ tuổi còn nhỏ, từ 18 tháng đến 6 tuổi. Lứa tuổi vẫn phải “ Học bằng chơi, chơi bằng học” thông qua các đồ dùng trực quan. Vì vậy muốn trẻ biết được các bệnh và cách phòng tránh tôi đã hướng dẫn giáo viên lồng ghép giáo dục trẻ những hiểu biết tối thiểu trong việc phòng chống bệnh dịch. Dạy trẻ biết vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể  (Ví dụ: Dạy trẻ biết cách rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi bẩn, lau mặt trước khi ăn và khi mặt bẩn, ăn xong biết lau mồm, súc miệng nước muối, đánh răng phòng sâu răngđối với trẻ mẫu giáo, còn đối với trẻ nhà trẻ cô giáo phải lau mặt, rửa tay cho trẻ), hướng dẫn phối hợp với giáo viên dạy trẻ biết cách nhận biết những côn trùng có hại gây bệnh nguy hiểm tưới cuộc sống.( như con muỗi, con ruồi, gián, chuột)
- Tôi đã  in ấn và nhờ giáo viên dán: 6 bước của quy trình rửa tay cơ bản trong nhà vệ sinh của trường để tuyên truyền việc rửa tay cho học sinh được tốt hơn.                                                                                                   
3. Biện pháp 3: Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm  
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội nhất là việc tổ chức ăn bán trú trong trường mầm non. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ, là trung gian truyền bệnh nhanh nhất. Do vậy muoonsnaang cao hiệu quả chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, không để xảy ra dịch bệnh thì đảm bảo an toàn thực phẩm phải thực hiện thật tốt, tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau:
- Tham mưu BGH thành lập ban chỉ đạo an toàn thực phẩm và lập kế hoạch vệ sinh an toàn thực phẩm  phù hợp với đặc điểm thực tế của trường. Ban chỉ đạo có trách nhiệm đẩy mạnh công tác an toàn thực phẩm để phòng tránh dịch bệnh trong nhà trường.
- Tôi trực tiếp tham gia các lớp tập huấn về VSATTP do Sở GD& ĐT Hà Nội, Phòng GD& ĐT huyện Gia Lâm, trung tâm y tế Gia Lâm tổ chức.
- Tư vấn BGH tổ chức, tạo điều kiện cho CBNV đi thi có giấy xác nhận kiến thức ATTP do Phòng Y tế  Huyện Gia Lâm cấp.
- Tư vấn BGH trường việc thực hiện ký kết thực phầm với các đơn vị cung ứng có uy tín, có đầy đủ tư cách pháp nhân, đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho trẻ và đã được phòng Giáo dục, Phòng Y tế Huyện Gia Lâm phê duyệt. Không để xảy ra ngộ độc thức ăn trong trường.
- Góp ý với kế toán nuôi dưỡng xây dựng thực đơn cho trẻ theo tuần, mùa, đảm bảo đúng định lượng, cân đối hợp lý các chất dinh dưỡng, tăng lượng rau xanh và củ quả trong khẩu phần ăn của trẻ. Tăng cường chế biến món ăn, không lạm dụng, sử dụng thức ăn chế biến sẵn.
Tôi tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh bếp ăn qua các buổi họp trường, buổi tập huấn... nhằm nâng cao ý thức trong công tác đảm bảo VSATTP cho CBGV-NV trong toàn trường.
Tôi thường xuyên cùng đồng chí hiệu phó phụ trách nuôi dưỡng kiểm tra, giám sát quá trình giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến, nấu, chia ăn của tổ nuôi. Yêu cầu tổ nuôi luôn thực hiện bếp 1 chiều hợp vệ sinh, đảm bảo các khu vực, thiết bị, dụng cụ chế biến luôn sạch sẽ và yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi lần kiểm tra đều có biên bản kiểm tra.
- Thực hiện đầy đủ vai trò nhiệm vụ được phân công về các loại sổ sách, hồ sơ ghi chú hàng ngày trong sổ kiểm thực 3 bước và lưu nghiệm thức ăn 24/24h của trẻ hàng ngày theo đúng quy định.
- Tôi tham mưu đồng chí hiệu trưởng và hiệu phó phụ trách nuôi dưỡng bổ sung đầy đủ, kịp thời những thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Đảm bảo đủ nước uống cho trẻ hàng ngày, vệ sinh ca cốc, khăn mặt và phù hợp với thời tiết. Đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho trường và bếp ăn, có xét nghiệm nước theo định kỳ. Bố trí đủ số vòi nước cho học sinh rửa tay theo quy định. Bể chứa nước có nắp đậy  và khóa an toàn; tôi tham mưu hiệu trưởng nhà trường định kỳ 6 tháng  thau rửa vệ sinh bể và lấy mẫu xét nghiệm.
Bằng những biện pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như trên mà trường tôi năm học qua không xảy ra ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh. 
4. Biện pháp 4:  Đảm bảo vệ sinh trong nhà trường
Muốn phòng ngừa dịch bệnh lây lan, chữa bệnh mau khỏi thì khâu đầu tiên phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Bất cứ ở phương diện, lĩnh vực nào thì việc giữ vệ sinh sạch sẽ mới giúp chúng ta ngăn chặn bệnh dịch bùng phát.
Vì vậy ở trường tôi luôn nhắc nhở việc vệ sinh các phòng học, đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Tôi tham mưu với BGH lịch tổ chức tổng vệ sinh toàn trường vào thứ 6 hàng tuần.
          Tôi trực tiếp cùng đồng chí trưởng ban phòng chống dịch bệnh phân công nhiệm vụ vệ sinh cho từng khối lớp và người phụ trách để đảm bảo công tác vệ sinh tốt hơn nữa.
          Nhằm mục đích phòng bệnh dịch lây lan tôi đã đề nghị nhà trường thường xuyên phát các dung dịch vệ sinh diệt khuẩn phòng bệnh như: xà phòng rửa tay, nước lau nhà, cọ rửa nhà vệ sinh, hóa chất khử khuẩn Cloramin Bđể các lớp làm công tác vệ sinh hàng ngày, hàng tuần. Nếu có trẻ mắc bệnh tôi cách ly trẻ tại phòng y tế, báo cho phụ huynh biết mang trẻ đi khám và điều trị, sau khi trẻ đi tôi sẽ khử khuẩn để thanh toán mầm bệnh.
          Tham mưu với ban giám hiệu lập kế hoạch phun hóa chất diệt côn trùng theo định kỳ để đảm bảo vệ sinh môi trường trong nhà trường việc thực hiện phun thuốc muỗi 6 tháng/ lần nhờ trung tâm y tế Huyện phun thuốc. Trực tiếp cùng BGH giám sát việc phun thuốc muỗi và các đợt phun khử khuẩn tại trường. Tổ chức CBGV-NV tổng vệ sinh khử khuẩn định kì 2 lần/ 1 năm trong toàn trường.
          - Tôi cùng BGH nhà trường kiểm tra định kỳ, đột xuất lớp, bếp về vệ sinh môi trường (VSMT), về thực hiện quy chế chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, hàng tuần. Mỗi lần kiểm tra đều có biên bản cụ thể.
- Trực tiếp cùng GV-NV tổng vệ sinh đảm bảo khung cảnh sư phạm, môi trường  sáng, xanh, sạch, đẹp. duy trì chế độ tổng vệ sinh toàn trường hàng tuần và vệ sinh lớp học, đồ dùng và thu gom rác thải hàng ngày.
- Vào những đợt dịch cao điểm tôi trực tiếp làm các hoạt động hướng dẫn phụ huynh và học sinh giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng dung dịch rửa tay nhanh và đeo khẩu trang phòng bệnh
5.Biện pháp 5:  Nắm bắt thông tin kịp thời chính xác.
                   Vì sao phải nắm bắt thông tin kịp thời , chính xác? Vì khi nắm bắt được thông tin kịp thời mới có phương án thực hiện nhanh, đúng, từ đó tham mưu với nhà trường về công tác phòng chống dịch khi ngoài cộng động có dấu hiệu dịch bệnh xuất hiện. Đồng thời thực hiện tốt theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên đưa xuống, đặc biệt trong các đợt có dịch sốt xuất huyết, tả lợn, H5N1, Tay chân miệng, Viêm đường hô hấp cấp do virut nCoV và nộp báo cáo kịp thời. Cũng như  tránh đưa thông tin sai lệch về bệnh dịch.
        Vì vậy , tôi thường xuyên cập nhật thông tin qua văn bản của cấp trên và  các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, báo, mạng Internet, qua các buổi họp, tập huấn về tình hình dịch bệnh và cách xử trí, phòng dịch tốt nhất.
 6. Biện pháp 6: Phối hợp với các bộ phận trong và ngoài nhà trường.
          Phối hợp với Trung tâm y tế, trạm y tế,... có kế hoạch chủ động đối phó với dịch bệnh, và cùng tham gia trong các công tác phòng bệnh như: nhỏ vitamin A, tiêm chủng mở rộng và tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, tổ chức, tham gia các lớp tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh cho CBGVNV trong trường, tổ chức khám sức khỏe cho 100% trẻ với đầy đủ các chuyên khoa.
          Phối hợp cùng Trung tâm y tế, ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của UBND xã Đa Tốn làm tốt công tác phòng bệnh hàng năm và trong các đợt dịch bệnh đột xuất xảy ra.
          Phối hợp với các cô giáo lồng ghép giáo dục cho học sinh về những hiểu biết tối thiểu trong việc phòng chống dịch bệnh: Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể, vệ sinh chung cách nhận biết những con côn trùng có hại gây nguy hiểm tới cuộc sống...                                                                
          Ví dụ: Trong các hoạt động học về “bản thân” về lĩnh vực phát triển kĩ năng sống cho trẻ ở các lứa tuổi từ 24 tháng đến 5 tuổi, giáo viên lồng gép dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân như rửa sạch tay chân theo đúng cách, cách bảo vệ thân thể tránh bị tai nạn như khi tiếp xúc với các đồ dùng đồ chơi sắc nhọn, khi chơi tránh những nơi không an toàn như nơi có muỗi nhiều, những bụi cây rậm rạm....               
          Phối kết hợp với phụ huynh tuyên truyền giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân (thực hiện ăn sạch, uống sạch, ở sạch, hướng dẫn quy trình rửa tay); giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch; vận động học sinh tham gia tích cực công tác vệ sinh môi trường trong trường học và tại cộng đồng, giáo dục để mỗi học sinh là cầu nối tuyên truyền công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh với gia đình và cộng đồng.
          Phối hợp vận động các ban ngành đoàn thể về trang thiết bị dụng cụ( khẩu trang, nước sát khuẩn tay nhanh ) khi có các dịch bệnh lớn như dịch viêm đường hô hấp cấp do Virut COVID 19
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Từ việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh xảy ra trong trường như đã nêu ở trên, tôi đã thu được những kết quả đáng phấn khởi như sau:
1. Đối với nhà trường:
- Nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ và các quy định phòng tránh dịch bệnh.
- Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và bệnh dịch trong trường. Đảm bảo môi trường xanh, sạch , đẹp, an toàn.
- Bếp ăn kí cam kết an toàn thực phẩm với phòng y tế Huyện. Nhân viên được cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP.
- Được sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh.
- Được sự ủng hộ trang bị của một số ban ngành của xã.
2. Đối với nhân viên y tế:
- Nhận thức được trách nhiệm, vai trò của bản thân trong trường mầm non. Từ đó tôi có them nhiều hiểu biết và kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Có ý thức học hỏi để nâng cao chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.
3. Đối với giáo viên:
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm vững các kiến thức về nuôi dưỡng , đảm bảo vệ sinh ATTP, cách nhận biết, xử trí và phòng tránh một số bệnh dịch thường gặp ở trẻ.Có ý thức để chăm sóc trẻ tốt hơn.
- Kết hợp chặt chẽ với nhân viên y tế và CMHS để chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt hơn.
4. Đối với học sinh:
-Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh than thể, môi trường thong qua các giờ học, vui chơi, lao động,
- Biết được một số hoạt động giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, vệ sinhmooi trường như: Không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, vệ sinh lớp học hàng ngày, hàng tuần..
- Trẻ ngoan ngoãn, khỏe mạnh, hồn nhiên, không có trẻ bị mắc bệnh và ngộ độc thực phẩm.
- Trẻ đi học đều, đảm bảo chuyên cần cao.
5. Đối với cha mẹ học sinh:
- Cha mẹ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ và phòng bệnh thông qua quá trình phối hợp với giáo viên.
- CMHS có sự phối kết hợp với nhà trường đối với việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường cũng như tại nhà. Có sự chia sẻ thấu hiểu với cô giáo những khó khăn, vất vả trong việc chăm sóc dạy dỗ học sinh. Và nhận thức đứng đắn về công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ.
PHẦN III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 
I. Kết luận
Thời gian gần đây quá trình công nghiệp hóa, những biển đổi phức tạp của môi trường, các thảm học thiên nhiên làm cho không khí, nguồn nước, thực phẩm đang dần bị ô nhiễm bởi những hóa chất, rác thải công nghiệp càng nhiều là mối đe dọa đến sức khỏe chúng ta và là nguên nhân cho sự bùng phát của các dịch bệnh nguy hiểm như tả, cúm A, sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp cấpđã trở thành những thách thức trong hoạt động pong chống dịch bệnh. Trước những thách thức này, công tác phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non nói riêng và của ngành y tế nói chung đã triển khai theo hướng chủ động, tích cực.
Mục đích của công tác phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non là giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹntừ đó trẻ đi học đều góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.
Với một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non của tôi được thực hiện trong suốt năm học, tôi thấy đây là những biện pháp mang lại hiệu quả được trải nghiệm trong công tác chăm sóc trẻ tại trường của tôi. Tuy nhiên vì kinh nghiệm chưa nhiều tôi sẽ cố gắng trong thười gian tới tiếp tục đưa những kinh nghiệm nhỏ của mình áp dụng vào công tác thực hiện ở những năm tiếp theo. Trong quá trình làm việc, tôi sẽ tiếp tục học hỏi, tìm tòi sáng tạo để có nhiều biện pháp hơn nữa giúp công việc chăm sóc sức khỏe trẻ của nhà trường có hiệu quả cao hơn.
II. Kiến nghị- Đề xuất:
Đối với ngành giáo dục: 
Hàng năm phòng GD&Đt Huyện Gia Lâm cùng Trung tâm y tế Huyện tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán bậc học mầm non về vệ sinh an toàn tực phẩm và phòng ngừa các loại dịch bệnh, đặc biệt là những dịch bệnh mới.
Bổ sung hỗ trợ tài liệu, hóa chất liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh.
Đối với nhà trường; 
Tổ chức bồi dưỡng cho CBGV-NV những kiến thức cơ bản về cách nhận biết, phòng tránh một số bệnh dịch.
          Xây dựng các giờ hoạt động chung có lồng ghép các nội dung giáo dục vệ sinh phù hợp từng độ tuổi, từng chủ đề.
          Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục , phòng bệnh cho trẻ.
Đối với giáo viên:
Mỗi giáo viên có ý thức học hỏi kiến thức phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh chung cùng với nhân viên y tế và nhà trường làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. 
Kết hợp chặt chẽ, phối hợp với y tế nhà trường và phụ huynh để thực hiện tốt chăm sóc dạy dỗ trẻ và công tác phòng tránh dịch bệnh cho trẻ tại trường và tại nhà đạt kết quả tốt.               
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ để phòng chống dịch bệnh cho trẻ áp dụng tại trường mầm non Đa Tốn. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các đồng chí, các bạn đồng nghiệp để tôi rút ra kinh nghiệm góp phần thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe phòng bệnh cho trẻ ngày càng tốt hơn. Kính mong BGH nhà trường và các cấp lãnh đạo tạo điều kiện giúp đỡ để bản sáng kiến của tôi được phong phú hơn. 
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2020
Người viết
       Đồng Thị Mai

File đính kèm:

  • docxbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_cua_nhan_vien_y_te_nang_c.docx
Sáng Kiến Liên Quan